Tiểu luận Những ưu điểm chủ yếu của Luật thuế thu nhập cá nhân so với pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

Trong những năm qua, việc thực thi pháp luật thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã đem lại những kết quả nhất định.

Một là, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao góp phần tạo nguồn thu ngày càng đáng kể cho ngân sách nhà nước. Theo số liệu dự toán ngân sách năm 2007, số thu từ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao nhiều gấp 3 lần tổng số thu các loại thuế về đất.

Hai là, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Quy định về ngưỡng chịu thuế suất dương (tức là mức thu nhập bắt đầu phải đóng thuế với mức thuế suất lớn hơn 0%) được đánh giá là phù hợp với sự gia tăng mức thu nhập bình quân, nên thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở khu vực thành thị. Bên cạnh đó, những khoản thu từ thuế, trong đó có thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, sẽ đảm bảo cho Nhà nước có khả năng cung cấp ngày càng tốt hơn các khoản chi phúc lợi xã hội, giúp cho những người nghèo cơ hội có được mức sống cải thiện hơn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2941 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những ưu điểm chủ yếu của Luật thuế thu nhập cá nhân so với pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 7: Phân tích và làm sang tỏ những ưu điểm chủ yếu của Luật thuế thu nhập cá nhân so với pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. 5- Một số ưu điểm khác ( Trà Linh) - Đưa thu nhập từ lợi tức cổ phần, lợi tức từ các hình thức góp vốn kinh doanh, thu nhập từ chuyển nhượng vốn (bao gồm cả mua bán chứng khoán) hiện tạm thời chưa thu vào diện chịu thuế. Vì những năm qua, số lượng các doanh nghiệp cổ phần chưa nhiều, thị trường vốn chưa phát triển nên để khuyến khích người dân đầu tư, chính sách thuế hiện hành chưa thu đối với khoản thu nhập này. Thời gian tới cùng với sự phát triển nhanh chóng của các thị trường và trong điều kiện hội nhập kinh tế - quốc tế, số lượng người đầu tư vào các thị trường bao gồm cả cá nhân trong nước và nước ngoài tăng, đồng thời số lượng người nắm giữ cổ phần của các doanh nghiệp cũng tăng lên. Vì vậy việc đưa vào thu thuế để kiểm soát thu nhập của cá nhân đối với loại thu nhập này là cần thiết và thông qua đó động viên một phần cho ngân sách Nhà nước và đảm bảo quyền đánh thuế của nước ta đối với các cá nhân nước ngoài có thu nhập này phát sinh tại Việt Nam. - Đưa thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm hiện tạm thời chưa thu vào diện chịu thuế. Tuy nhiên, những người có tiền gửi tiết kiệm thường là người không có cơ hội kinh doanh, đầu tư; Do vậy, Luật TTNCN điều tiết thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm có mức lãi từ trên 4-5 triệu đồng/tháng, tương đương với mức giảm trừ cho người nộp thuế. Với quy định này thì số tiết kiệm có tiền gửi khoảng 700-800 triệu đồng trở lên mới phải nộp thuế. - Luật TTNCN thu thuế đối với thu nhập từ thừa kế và quà tặng. Chính sách thuế hiện hành chưa thu đối với các khoản thu nhập này. Nhưng qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước cho thấy để vừa kiểm soát được sự chuyển dịch tài sản, vừa đảm bảo công bằng xã hội, khuyến khích mọi người lao động tự tạo ra thu nhập, không trông chờ, ỷ lại vào người khác, hầu hết các nước đều đánh thuế và thậm chí còn đánh thuế rất cao đối với loại thu nhập này. Từ kinh nghiệm trên, việc đưa thu nhập từ thừa kế, quà tặng vào thu nhập chịu thuế để kiểm soát là cần thiết. Nhưng, để phù hợp với điều kiện thực tiễn nước ta trong những năm tới đây, dự kiến chỉ đưa vào thu nhập chịu thuế đối với tài sản thừa kế, quà tặng là cổ phiếu, trái phiếu, quyền sở hữu công ty. Riêng đối với tài sản là nhà, đất chỉ đưa vào diện chịu thuế trong trường hợp người đã có nhà ở nhưng được nhận thừa kế quyền sử dụng đất và nhà. → Lưu ý đối với phần III: Với mỗi phần, các bạn cần nêu ra: Các quy định cụ thể của PL So sánh với các quy định trong pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao Phân tích và chỉ ra những ưu điểm Các quy định mới đó có ảnh hưởng tích cực như thế nào đối với các đối tượng nộp thuế. Nhận xét chung: (Nguyệt) Trong những năm qua, việc thực thi pháp luật thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã đem lại những kết quả nhất định.  Một là, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao góp phần tạo nguồn thu ngày càng đáng kể cho ngân sách nhà nước. Theo số liệu dự toán ngân sách năm 2007, số thu từ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao nhiều gấp 3 lần tổng số thu các loại thuế về đất. Hai là, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Quy định về ngưỡng chịu thuế suất dương (tức là mức thu nhập bắt đầu phải đóng thuế với mức thuế suất lớn hơn 0%) được đánh giá là phù hợp với sự gia tăng mức thu nhập bình quân, nên thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở khu vực thành thị. Bên cạnh đó, những khoản thu từ thuế, trong đó có thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, sẽ đảm bảo cho Nhà nước có khả năng cung cấp ngày càng tốt hơn các khoản chi phúc lợi xã hội, giúp cho những người nghèo cơ hội có được mức sống cải thiện hơn.  Ba là, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là sự chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thuế TNCN một cách toàn diện. Việc áp dụng thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao trong nhiều năm qua đã làm cho người dân “quen” dần với loại thuế này. Tâm lí quen thuộc cùng với những hiểu biết ngày càng nhiều hơn về thuế TNCN cũng như trách nhiệm công dân trong việc thực thi nghĩa vụ thuế sẽ góp phần đáng kể cho quá trình triển khai hiệu quả Luật thuế TNCN trong tương lai không xa. Bên cạnh đó, những kinh nghiệm quý trong việc thực thi thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao sẽ giúp cho các cơ quan quản lí nhà nước trong việc quản lí thu nhập và quản lý quy trình thu nộp thuế, đảm bảo hạn chế phát sinh tiêu cực khi Luật thuế TNCN được triển khai thực hiện (khi đó, sẽ có số lượng chủ thể nộp thuế đông đảo hơn hiện nay, do vậy việc quản lý thuế sẽ phức tạp hơn). Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong thời gian qua việc thực hiện pháp luật thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao còn bộc lộ nhiều bất cập. Trong nội dung bài viết này, xin được đề cập những hạn chế chủ yếu sau đây: - Thứ nhất, những quy định pháp luật hiện hành về thuế TNCN còn nhiều bất cập. - Thứ hai, việc quản lí thu nhập của cá nhân hiện nay còn nhiều hạn chế, do đó cơ quan thuế không có khả năng kiểm soát tốt TNCN, dẫn đến có nhiều trường hợp trốn, lậu thuế. Một trong những nguyên nhân cơ bản là hiện nay nước ta chưa có hệ thống các quy định pháp lí cần thiết để minh bạch thu nhập. Với những cố gắng rất lớn của cơ quan lập pháp, Luật phòng, chống tham nhũng ngày 9/12/2005 đã ra đời và có hiệu lực ngày 01/6/2006, gần đây được cụ thể hoá bằng Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 9/3/2007. Những văn bản này đã tạo cơ sở pháp lí để một số chủ thể phải có nghĩa vụ kê khai tài sản, góp phần kiểm soát thu nhập. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, các văn bản này nhằm kiểm soát và ngăn chặn những thu nhập không hợp pháp chứ không phải nhằm quản lí nguồn thu nhập hợp pháp để xác định nghĩa vụ nộp thuế. Do đó, những chủ thể có nghĩa vụ kê khai thu nhập rất hẹp, chỉ bao gồm những chức danh quan trọng trong bộ máy nhà nước. Từ đó có thể khẳng định, hệ thống những quy định nhằm quản lí thu nhập chịu thuế thu nhập hiện còn rất sơ sài. - Thứ ba, ý thức của nhân dân về thuế TNCN vẫn còn thấp. Ở những quốc gia phát triển, thuế TNCN đã có lịch sử hàng trăm năm và do đó người dân cảm thấy quen với nghĩa vụ đóng thuế. Ở Việt Nam, mặc dù thuế lợi tức cá nhân đã từng được chính quyền Bảo Đại và sau đó là chính quyền Việt Nam cộng hoà áp dụng (đối với khu vực phía nam) nhưng sau đó bị bãi bỏ nên hiện nay người dân chưa quen với tâm lí là người nộp thuế. Chính vì vậy, trừ những trường hợp khấu trừ thuế tại nguồn được các tổ chức chi trả thu nhập thực hiện đối với thu nhập của những người làm công ăn lương hoặc người cung cấp dịch vụ, còn lại những cá nhân hành nghề tự do thường không thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người Việt Nam được coi là một trở ngại đáng kể cho công tác hành thu thuế nói chung và đối với thuế TNCN nói riêng. Việc sử dụng tiền mặt phổ biến làm cho công tác giám sát thu nhập của cơ quan chức năng bị hạn chế, đồng thời tạo cơ hội cho các chủ thể che giấu nguồn thu nhập hoặc dịch chuyển tài sản, từ đó không khai báo để nộp thuế theo quy định. Tài liệu tham khảo . Thực trạng pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay và phương hướng hoàn thiện – ThS Trần Vũ Hải – GV ĐH Luật Hà Nội. Tạp chí Luật Học số 10/ 2007.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThuế thu nhập cá nhân.doc
Tài liệu liên quan