Để nhanh chóng giảm dần các tệ nạn xã hội trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Các cấp, các ngành và toàn xã hội cần đề ra những biện pháp nhất định để công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội tại địa phương đạt hiệu quả cao. Trong công tác đấu tranh và phòng chống tệ nạn xã hội cần đặt ra hai biện pháp đấu tranh và phòng chống chung và biện pháp phòng chống cụ thể.
I.Biện pháp chung:
Đảng và Nhà nước cần có những chính sách pháp triển kinh tế văn hoá xã hội đúng đắn. Tạo kỷ cương trong đồi sống nhân dân, các cấp các ngành không ngừng tuyên truyền phổ biến Luật để nhân dân am hiểu pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Chính quyền địa phương không ngừng đề ra những chính sách đường lối để đảy mạnh kinh tế địa phương ngày càng phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
II. Các biện pháp đấu tranh cụ thể:
Ngoài những biện pháp đấu tranh phòng chống chung cần có các biện pháp đấu tranh cụ thể như vậy công tác phòng chống tệ nạn xã hội mới đạt hiệu quả cao.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4209 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những ưu điểm của Luật thuế thu nhập cá nhân so với pháp lệnh thuế thu nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ:
Thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế trực thu có tác động lớn nhất, trực tiếp nhất đến đời sống kinh tế xã hội. Nó là loại thuế thể hiện sâu sắc, rõ nét mối quan hệ trách nhiệm hai chiều giữa nhà nước và công dân trong quá trình xây dựng và duy trì sự tồn tại của xã hội công cộng. Do đó, hơn bao giờ hết, đây được đánh giá là loại thuế quan trọng trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia, cần được chú trọng cả về mặt lập qui và thực thi.
Theo dòng lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống thuế trên thế giới, chúng ta có thể thấy : thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng từ rất lâu trên thế giới như : ở Anh vào năm 1841, Nhật ( 1887 ), Đức ( 1899 ), Mỹ (1903 ), Pháp ( 1916 ), Liên Xô cũ ( 1922 )… Giáo trình thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam, Trường Đại học Ngoại thương, NXB giáo dục, Hà Nội, 2003, Tr.205
Ở Việt Nam, loại thuế này cũng xuất hiện khá sớm trong chế độ cũ của miền Nam nước ta ngay từ năm 1962 và được gọi xem xét là thuế thu nhập dân cư, với tên gọi là thuế lợi tức lương bổng, sau đó, nó được cải cách vào năm 1972.
Song, khi chúng ta thống nhất nước nhà hai miền Nam Bắc và thực hiện chính sách kinh tế bao cấp, áp dụng hình thức bình quân thu nhập, nên loại thuế thu nhập không được đặt ra.
Nhưng khi chúng ta thay đổi cơ chế kinh tế sang hạch toán, định hướng thị trường thì vấn đề điểu tiết thu nhập cá nhân lại được đặt ra, dù chỉ mới áp dụng đối với những người có thu nhập cao. Chính vì vậy, đến ngày 27/12/1990, Hội đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Pháp lệnh này được sửa đổi nhiều lần qua những năm 1993, 1994, 1997, 1999 và được thay thế bằng Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 2001, sửa đổi bổ sung năm 2004. Hiện nay, Pháp lệnh này đang có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, đến ngày 1/1/2009, Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sẽ có hiệu lực thay thế cho pháp lệnh trên trong vấn đề điều tiết thu nhập cá nhân. Đây là lần đầu tiên chính thức có văn bản luật qui định về thuế thu nhập cá nhân, chứng tỏ tầm quan trọng, cần thiết của loại thuế này trong chính sách thuế của Việt Nam.
Việc chúng ta cho ra đời Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, có hiệu lực từ ngày 1/1/2009 trong giai đoạn này là xuất phát từ sự đòi hỏi của thực tiễn. Sự đòi hỏi này bắt nguồn từ chính sự thay đổi trong bối cảnh, bản chất của đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam khi chúng ta ngày càng hội nhập sâu với khu vực, quốc tế. Hiện thực này đã làm cho nội dung các qui định của pháp lệnh thuế thu nhập đối với người thu nhập cao hiện hành không còn phù hợp với thực tiễn và nhu cầu cần điều tiết thu nhập cá nhân từ phía Nhà nước, xã hội. Do đó, có thể xem, sự ra đời của văn bản luật này là sự tất yếu của quá trình phát triển chính sách thuế thu nhập cá nhân của Nhà nước.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Việc xác định đối tượng chịu thuế :
Chúng ta thấy, việc xác định đối tượng chịu thuế theo qui định của Luật thuế thu nhập cá nhân ( sau đây gọi tắt là Luật thuế TNCN ) so với cách xác định của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh ) đảm bảo tính hợp lí hơn rất nhiều và về cơ bản là xác định đúng, đầy đủ đối tượng cần điểu tiết thu nhập. Sở dĩ là bởi lí do sau :
1. Nguyên tắc đánh thuế :
Như chúng ta đã biết, tại Điều 1 của Pháp lệnh và nghị định số 147/2004/NĐ – CP ngày 23/7/2004 qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao có xác định đối tượng chịu thuế thu nhập là :
“ - Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động nước ngoài có thu nhập;
- Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam có thu nhập;
- Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam kể cả người nước ngoài không sinh sống ở Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.”
Theo tinh thần của điều luật trên, có thể thấy, nguyên tắc đánh thuế đối với người có thu nhập cao của Việt Nam hiện hành dựa trên tiêu chí quốc tịch phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài, đồng thời, cũng kết hợp với tiêu chí cư trú của đối tượng nộp thuế để phân biệ giữa những người không mang quốc tịch Việt Nam với nhau. Theo đó, người nước ngoài (bao hàm cả người không quốc tịch) được chia làm ba loại để áp dụng những cách tính thuế khác nhau như sau :
Người nước ngoài định cư không thời hạn ở Việt Nam thì chịu sự điều tiết thu nhập như người Việt Nam ở trong nước;
Người nước ngoài cư trú có thời hạn ở Việt Nam hưởng thuế suất theo qui định như người Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài và chịu sự điều tiết phần thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam;
Người nước ngoài không cư trú ở Việt Nam chịu sự điều tiết đối với toàn bộ những thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.
Cách xác định như trên thể hiên sự phức tạp trong cách tư duy của người làm luật, đồng thời tạo tâm lý, ấn tượng không tốt cho người nước ngoài khi vào Việt Nam. Vì rõ ràng ở đây có sự phân biệt giữa người công dân Việt Nam và người nước ngoài, sự phân biệt không cần thiết giữa người nước ngoài cư trú không thời hạn và người nước ngoài cư trú có thời hạn. Chính vì vậy, ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của nhà nước.
Chính vì hạn chế trên mà đến Luật thuế TNCN 2007, nguyên tắc đánh thuế thu nhập đã được thay đổi. Trong việc xác định đối tượng chịu thuế, Nhà nước chỉ dựa trên tiêu chí là yếu tố cư trú của đối tượng nộp thuế. Cụ thể : tại điều 2 của văn bản luật này có qui định :
“Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam; và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.”
Điều này có nghĩa là dù là người Việt Nam hay nước ngoài nếu thỏa mãn điều kiện xác định là cư trú trên lãnh thổ Việt Nam thì đều chịu chính sách thuế như nhau.
Việc qui định như vậy tạo sự bình đẳng giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, đồng thời cũng tránh được sự phức tạp trong việc xác định đối tượng chịu thuế. Hơn nữa, nó còn thể hiện thiện chí của nước ta trong việc nỗ lực thực hiện chế độ đãi ngộ quốc gia ( National Treatment ), tạo môi trường rộng mở và tâm lí yên tâm cho nhà đầu tư, người nước ngoài khi vào làm việc và sinh sống tại Việt Nam.
2. Căn cứ xác định yếu tố cư trú :
Như chúng ta đã biết, cách xác định đối tượng cư trú ở các nước cũng khác nhau:
Một số nước quy định cá nhân cư trú là người sống thường xuyên ở quốc gia đó từ 183 ngày trở lên trong một năm.
Một số nước khác lại quy định cụ thể hơn. Chẳng hạn ở Pháp một người được coi là cư trú tại Pháp nếu coi Pháp là nơi hành nghề chính hay có trung tâm quyền lợi đặt tại Pháp hoặc thường xuyên có mặt tại Pháp trên 6 tháng trên một năm hoặc Pháp là nơi mang lại phần lớn thu nhập.
Ở Nhật còn quy định cụ thể 3 trường hợp: cư trú thường xuyên(là người định cư thường xuyên ở Nhật bị đánh thuế đối với mọi nguồn thu nhập nhưng phải thường trú ở Nhật từ 5 năm trở lên); cư trú không thường xuyên(là người không có ý định cư trú thường xuyên tại Nhật nhưng có thường trú ở Nhật từ 1-5 năm thuế sẽ đánh vào nguồn thu nhập phát sinh tại Nhật); đối tưọng không cư trú(là người không có định cư hoặc sống ở Nhật dưới một năm và phải có hợp đồng lao động hoặc giấy tờ tuỳ thân khác chứng minh) thì không phải nộp thuế thu nhập.
Ở Mỹ cá nhân cư trú là công dân Mỹ và những người sinh sống tại Mỹ tối thiểu là 330 ngày đêm.
Ở Hồng Kông thì không phân biệt theo yếu tố cư trú mọi người sống ở Hồng Kông đều phải nộp thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập phát sinh ở Hồng Kông.
Ở Việt Nam, việc xác định yếu tố cư trú trong Luật thuế TNCN về cơ bản là đảm bảo bao quát hết những đối tượng có ý định cư trú ở Việt Nam. Nó dựa trên hai căn cứ để xác định. Đó là nơi ở và thời gian có mặt ở Việt Nam, chỉ cần thỏa mãn một trong hai điều kiện. Cụ thể như sau: tại khoản 2 điều 2 của Nghị định số 100/2008/NĐ – CP qui định chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN có xác định :
“Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo quy định tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
- Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú;
- Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế.”
Việc qui định này khắc phục được thực tế là có rất nhiều người nước ngoài đến công tác tại Việt Nam, rõ ràng là có ý định cư trú nhưng vẫn không thuộc diện chịu thuế. Bởi lẽ, có thể là do nhu cầu công tác nên họ không thường xuyên có mặt tại Việt Nam, không thỏa mãn điều kiện cư trú là “ở tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính cho 12 tháng kể từ khi đến Việt Nam” theo qui định tại điểm b khoản 1 điều 6 của nghị định số 147/2004/NĐ – CP ngày 23/7/2004 qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Nhưng chắc chắn rằng khi họ đến cư trú làm việc ở Việt Nam thì đều phải thuê nhà và đăng kí thường trú. Chúng ta hoàn toàn có cơ sở đế xác định điều kiện cư trú dựa trên các yếu tố này.
Do đó, có thể nói, việc đặt ra tiêu chí xác định yếu tố cư trú như trên đảm bảo xác định tối đa đối tượng cư trú cần điều tiết thu nhập để tạo công bằng xã hội, đồng thời, cũng tạo điều kiện dễ dàng cho cơ quan quản lí thuế trong việc xác định đối tượng cần nộp thuế, diện chịu thuế.
C. Nói tóm lại:
Như chúng ta đã biết : sau hơn ba năm chuẩn bị kỹ lưỡng với hàng trăm cuộc hội thảo và sau gần một năm công bố rộng rãi để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, ngày 20/11/2007, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội nước Cộng hoà XHCH Việt nam khoá XII đã thông qua Luật thuế Thu nhập cá nhân. Luật này sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2009. Mặc dù còn những ý kiến khác nhau về Luật thuế TNCN, song có thể nói, đây là một văn bản luật được soạn thảo công phu nhất từ trước đến nay, phản ánh khá đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân với nhiều điểm mới so với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và phù hợp hơn với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay. Nó ra đời xuất phát từ sự đòi hỏi cần thiết của thực tế, góp phần tạo điều kiện cho chúng ta triển khai tốt việc thực hiện chủ trương công khai, minh bạch thu nhập và tài sản của cá nhân vì việc thực hiện Luật thuế này buộc cá nhân có thu nhập chịu thuế phải kê khai thu nhập tiến tới quản lý, kiểm soát thu nhập dân cư.
Trong khuôn khổ bài viết nhỏ trên đã đưa ra những ưu điểm chủ yếu của Luật thuế TNCN so với pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao như một sự minh chứng cho sự phát triển và nỗ lực hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam trong thời kì hội nhập.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bình luận các quy định về đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân.doc