Mục lục
Trang
Lời giớ thiệu . . 1
A.Mô hình NHTW 2
I. Mô hình NHTW độc lập với chính phủ 2
1.Khái niệm . 2
2.Ưu điểm . 2
3.Nhược điểm 3
4.Ví dụ thực tiễn 3
5.Lý do NHTW có thể hoạt động độc lập ở các nước trên . 3
6.Khó khăn của mô hình . 4
II.Mô hình ngân hàng trung ương thuộc chính phủ . 4
1.Khái niệm . 4
2.Ưu điểm . 5
3.Nhược điểm 5
4.Các nước đang sử dụng mô hình này . 6
B.Ngân hàng trung ương Việt Nam . 6
1.Lịch sử hình thành của ngân hàng nhà nước Việt Nam . 6
2.Mô hình hiện nay của NHTW Việt Nam . . 7
3.Nguyên nhân lựa chọn mô hình . 7
4.Ưu điểm của mô ghình Việt Nam áp dụng . 9
5.Nhược điểm của mô hình Việt Nam áp dụng . 9
6.Một số đề xuất tăng tính độc lập của NHTW VN . 10
C.Vấn đề đặt ra 11
Tài liệu tham khảo . 13
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 20430 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những ưu nhược điểm của Việt Nam khi áp dụng mô hình Ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI GIỚI THIỆU
Trong hơn một thập kỷ qua, nhiều nhà kinh tế tranh luận rằng liệu một ngân hàng
trung ương (NHTW) độc lập có giúp duy trì mức lạm phát thấp và đóng góp vào
tăng trưởng kinh tế cao hơn hay không? Hay các nước trên thế giớ nên đi theo mô
hình ngân hnagf trung ương nao là đạt hiệu quả cao nhất. từ thực trạng trên bài
phân tích này với mục đích phân tích những ưu nhược điểm của các mô hình ngân
hàng trung ương hiện nay trên thế giới qua đó liên hệ vào Việt Nam để tìm ra
những ưu nhược điểm của Việt Nam khi áp dụng mô hình NHTW trực thuộc
chính phủ.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn đề tài vẫn không tránh khỏi những thiếu
sót nhất định,rất mong được sự đóng góp của các bạn sinh viên và các độc giả để
hoàn thiện hơn
Nhóm phân tích
Tài chính nhà nước 03k35- Đại học Kinh Tế TP HCM
2
A.Mô hình ngân hàng trung ương:
I)Ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ:
1)Khái niệm
Mô hình NHTW độc lập với chính phủ là mô hình trong đó NHTW không chịu sự
chỉ đạo của chính phủ mà là quốc hội. Quan hệ giữa NHTW và chính phủ là quan
hệ hợp tác
2.Ưu điểm
-NHTW có toàn quyền quyết định việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ
mà không bị ảnh hưởng bởi các áp lực chi tiêu của ngân sách hoặc các áp lực chính
trị khác
-NHTW do có vai trò hết sức quan trọng tới đời sống kinh tế nên không thể đặt
dưới quyền chính phủ được mà phải do quốc hội kiểm soát.
- Tăng hiệu quả các mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế, giảm thâm
hụt ngân sách và ổn định hệ thống tài chính.
- Được trao quyền lựa chọn mục tiêu mà không chịu sự can thiệp, chỉ đạo từ Chính
phủ hay cơ quan liên quan khác: rõ ràng, cụ thể và thống nhất
- Quyết định trong việc thực thi các chính sách tiền tệ, nên: tăng tính chủ động và
giảm độ trễ của CSTT
- Có thể từ chối trong mục tiêu thâm hụt ngân sách
3
- Tự chủ về tổ chức và cơ chế tài chính, nhân sự
- Trách nhiệm giải trình đầy đủ và minh bạch
3.Nhược điểm
-Điểm bất lợi chủ yếu của mô hình này là khó có sự kết hợp hài hoà giữa chính
sách tiền tệ - do NHTW thực hiện và chính sách tài khoá - do chính phủ chi phối
để quản lý vĩ mô một cách hiệu quả.
-Có nguy cơ bị thâu tóm cũng như sự kiểm soát của tư nhân,các nhà tài phiệt ngân
hàng,tài chính nếu không có cơ chế phù hợp.
-Nguy cơ xảy ra tình trạng thất nghiệp cao
4.Ví dụ thực tiễn
Các NHTW theo mô hình này là Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ, NHTW Thụy sĩ,
Anh, Pháp, Đức, Nhật bản và gần đây là NHTW châu Âu (ECB). Xu hướng tổ
chức ngân hàng trung ương theo mô hình này đang càng ngày càng tăng lên ở các
nước phát triển.
5.Lý do NHTW độc lập có thể hoạt động ở các nước nêu trên
-Đầu tiên, một ngân hàng được xem là độc lập hơn nếu được bổ nhiệm giám đốc
điều hành của hội đồng quản trị ngân hàng trung ương chứ không phải do thủ
tướng hoặc bộ trưởng tài chính, không chịu sa thải, và có một lâu dài của văn
phòng. Những khía cạnh này giúp cách nhiệt các ngân hàng trung ương từ áp lực
chính trị.
-Thứ hai, độc lập cao lớn hơn mức độ mà quyết định chính sách được thực hiện
độc lập với sự tham gia của chính phủ.
-Thứ ba, một ngân hàng trung ương độc lập hơn nếu các trạng thái điều lệ của nó
mà giá cả ổn định là mục tiêu duy nhất hoặc chủ yếu của chính sách tiền tệ.
-Thứ tư, độc lập là lớn hơn nếu có những hạn chế về khả năng của chính phủ để
vay từ các ngân hàng trung ương.
Đầu tiên, các nghiên cứu của ngân hàng trung ương độc lập và lạm phát thường
không kiểm soát đầy đủ các yếu tố khác có thể tài khoản cho đất nước qua sự khác
biệt trong kinh nghiệm của lạm phát. Các nước với các ngân hàng trung ương độc
4
lập có thể khác nhau theo những cách mà hệ thống có liên quan đến lạm phát trung
bình. Sau khi kiểm soát các yếu tố quyết định tiềm năng khác của lạm phát,
Campillo và Miron (1997) thấy vai trò nhỏ cho NHTW độc lập.
Thứ hai, mức độ xử lý của một quốc gia độc lập của ngân hàng trung ương là ngoại
sinh có thể có vấn đề. Posen (1993) đã lập luận mạnh mẽ rằng cả lạm phát thấp và
độc lập của ngân hàng trung ương phản ánh sự hiện diện của một cử tri mạnh mẽ
đối với lạm phát thấp. Lạm phát trung bình và mức độ độc lập của ngân hàng trung
ương đang cùng nhau xác định bởi sức mạnh của cử tri chính trị trái ngược với lạm
phát, trong sự vắng mặt của các cử tri, chỉ cần tăng một ngân hàng trung ương độc
lập sẽ không gây ra lạm phát trung bình giảm.
6.Khó khăn cho mô hình nhtw độc lập:
-NHTW khó có thể tránh được sự chi phối chính trị
-Khó thực hiện hài hòa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ
II)Ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ:
1)Khái niệm: Mô hình NHTW trực thuộc chính phủ là mô hình trong đó
NHTW nằm trong nội các chính phủ và chịu sự chi phối trực tiếp của chính phủ về
nhân sự, về tài chính và đặc biệt về các quyết định liên quan đến việc xây dựng và
thực hiện chính sách tiền tệ.
Theo mô hình này, Ngân hàng trung ương là một bộ máy của Chính phủ, là một cơ
quan chức năng của Chính phủ, chịu sự kiểm soát toàn diện của Chính phủ và thực
hiện mọi chính sách thể chế của chính phủ.
5
Sự đề xuất ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ xuất phát từ quan điểm cho
rằng tiền tệ là
một bộ phận của chính sách cai trị về tài chính, tiền tệ là phương tiện của chính
quyền.
2)Ưu điểm:
- Theo mô hình này chính phủ có quyền can thiệp vào hoạt động của ngân hàng
trung ương, thực hiện các chức năng quản lý kinh tế vĩ mô.
- Ngân hàng trung ương là chủ ngân hàng, đại lý và cố vấn cho chính phủ. Chính
phủ nắm trong tay các công cụ kinh tế vĩ mô để sử dụng và phối hợp 1 cách đồng
bộ và hiệu quả các công cụ đó, đặc biệt là chính sách tiền tệ.
- Có 1 bộ máy hành chính, 1 cơ quan nhà nước đầy quyền lực, tạo được uy tín, độ
tin cậy vào nhà nước của các cá nhân, tổ chức vào bộ máy nhà nước.
- Giảm thất nghiệp, tạo công ăn việc làm.tạo sự công bằng xã hội thông qua việc
cung cấp hàng hóa công (nguồn vốn)
- Chính phủ có thể lợi dụng chính sách tiền tệ để bù đắp bội chi ngân sách nhà
nước.
-Mô hình này được xem là phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực để khai
thác tiềm năng xây dựng kinh tế trong thời kỳ tiền phát triển.
3)Nhược điểm
- Chính phủ đã lợi dụng công cụ phát hành để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước,
từ đó gây ra lạm phát.
- Mô hình này làm cho ngân hàng trung ương mất hẳn tính độc lập và chủ động
trong việc xây dựng và thực hiện chính sách trên.
- Khả năng kiểm soát lạm phát và thực hiện chính sách hiệu quả thấp.Uy tín của
ngân hàng nhà nước không cao.
- Khi muốn thay đổi mục tiêu chính sách tiền tệ thì phải thay đổi cả luật ngân hàng
trung ương.
- Do một tổ chức thuộc chính phủ và nhất là khi chính phủ còn “chủ quản “ nhiều
doanh nghiệp nhà nước nên đôi khi Ngân hàng nhà nước rất khó xử khi có mệnh
lệnh trái ngược với sứ mệnh và các chính sách tiền tệ và các quy chế điều tiết hệ
thống ngân hàng thương mại của mình
6
4)Các nước đang sử dụng mô hình này: phần lớn là các nước Đông Á (Hàn
quốc, Đài loan, Singapore, Indonesia, Việt nam ...) hoặc các nước thuộc khối
XHCN trước đây. ở Việt Nam cũng được áp dụng mô hình tổ chức Ngân hàng
trung ương như trên. Điều 1 của pháp lệnh Nhà nước đã khẳng định: “Ngân hàng
nhà nước Việt Nam là cơ quan của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính Phủ)…”. Sự
lớn mạnh nhanh chóng của các nước thuộc nhóm NIEs như Singapore, Hàn quốc,
Đài loan...nơi NHTW là một bộ phận trong guồng máy chính phủ là một bằng
chứng có sức thuyết phục về sự phù hợp của mô hình tổ chức này đối với truyền
thống văn hoá Á đông.
B.Ngân hàng trung ương Việt Nam:
Nếu hệ thống ngân hàng được ví là huyết mạch thì Ngân hàng Trung
ương (NHTW) chính là trái tim của nền kinh tế. Một nền kinh tế chỉ có thể phát
triển lành mạnh khi có một NHTW thực hiện tốt chức năng điều tiết hệ thống tiền
tệ. Ngược lại, những trục trặc trong hoạt động của NHTW cũng có thể gây ra
những cú “đột quỵ” đối với cả nền kinh tế. Vì vậy, ở bất kỳ quốc gia nào, NHTW
cũng đều đóng vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội.
1)Lịch sử hình thành ngân hàng nhà nước Việt Nam:
1951 – 1954: Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc lập
tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên: Phát hành giấy
bạc Ngân hàng, thu hồi giấy bạc Tài chính, Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước,
Phát triển tín dụng ngân hàng.
1955-1975: cả nước kháng chiến chống Mỹ, Ngân hàng Quốc gia thực hiện những
nhiệm vụ cơ bản sau: Củng cố thị trường tiền tệ, Phát triển công tác tín dụng
1875 -1985: Ngân hàng Quốc gia của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã được
quốc hữu hóa và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. hoạt
động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền
tệ theo nguyên tắc thị trường.
1986 đến nay: Tháng 5/1990: Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố 2 Pháp
lệnh về ngân hàng ( Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân
hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính). Sự ra đời của 2 Pháp lệnh Ngân
hàng đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ
7
một cấp sang hai cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một
Ngân hàng trung ương; các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng kinh doanh
tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp
luật.
2)Mô hình hiện nay của NHTW:
Ngày 16/6/2010 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng
được Quốc hội khóa XII chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2011. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của
Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt
động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương về phát
hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho
Chính phủ. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền;
bảo đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo
đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3)Nguyên nhân lựa chọn mô hình:
-Xét về bản chất của NHTW: NHTW vừa thực hiện chức năng độc quyền phát
hành giấy bạc Ngân hàng vào lưu thông, vừa thực hiện quản lý nhà nước trên lĩnh
vực tiền tệ - tính dụng – ngân hàng. Tức mục đích hoạt động của ngân hàng trung
ương là cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế, điều hòa lưu thông tiền tệ và quản lý hệ
thống ngân hàng, nhàm đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định, tạo điều kiện tăng
trưởng kinh tế, tăng việc làm và kiểm soát lạm phát.
-Dựa vào chức năng của NHTW ta thấy ở bất cứ mô hình nào NHTW cũng có
chức năng độc quyền phát hành tiền giấy, nên tiêu thức phát hành độc quyền giấy
bạc Ngân hàng bị loại trừ..
8
-Việc lựa chọn mô hình nào, NHTW độc lập như thế thào không những chỉ dựa
vào những tiêu thức trên mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế
xã hội và thể chế chính trị của từng nước.
Nước ta có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. “Kinh tế thụi
trường” mang tính khách quan, “định hướng xã hội chủ nghĩa” mang tính chủ
quan, để đưa một sự việc khách quan thành chủ quan cần có sự tác động của một
chủ thể bên ngoài và đó không ai khác chính là chính phủ, điều này càng xác định
rõ hơn việc lựa chọn mô hình NHTW của nước ta. Để đạt được mục tiêu chiến
lược của quốc gia thì việc NHTW trực thuộc chính phủ là … hợp lý! Tuy nhiên
không vì lựa chọn mô hình này ma ta làm lơ với sự độc lập của NHTW, nếu không
chúng ta sẽ phải chịu hậu quả nặng nề trước sự biến động không ngừng của thị
trường tài chính nói riêng hay cả nền kinh tế toàn cầu nói chung. Để tồn tại trước
những chấn động không ngừng này bắt buộc NHTW phải có phản ứng nhanh nhạy
trước những biến động đó, mà sự nhanh nhạy, linh hoạt này lại gắn liền với sự độc
lập của NHTW. Do đó dù lựa chọn mô hình NHTW trực thuộc chính phủ thì cũng
rất cần thiết nâng cao tối đa tính độc lập của NHTW, bởi có thế NHTW mới đảm
bảo ổn định kinh tế vĩ mô hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn kiềm chế lạm phát
hiện nay. Thực sự đề tài chỉ giới hạn ở việc liên hệ với VIệt Nam nên nhóm không
đi sâu vào phân tích sự độc lập của Ngân hàng trung ương nhưng nhóm cũng cung
cấp một số thông tin nhỏ về vấn đề này. Theo một nghiên cứu được Quỹ Tiền tệ
quốc tế (IMF) công bố vào tháng 12/2004, về cơ bản, các NHTW trên thế giới
được phân thành 4 cấp độ độc lập tự chủ gồm: (i) Độc lập tự chủ trong thiết lập
mục tiêu hoạt động; (ii) Độc lập tự chủ trong thiết lập chỉ tiêu hoạt động; (iii) Độc
lập tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành; và (iv) Độc lập tự chủ hạn chế.
-Chính phủ có thể dễ dàng phối hợp chính sách tiền tệ của NHTW đồng bộ với các
chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo mức độ và liều lượng tác động hiệu
quả của tổng thể các chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô trong từng thời kỳ. Mô
hình này được xem là phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực để khai thác
tiềm năng xây dựng kinh tế trong thời kỳ tiền phát triển.(như Việt Nam hiện nay)
-Nếu độc lập với chính phủ thì NHTW phải độc lập trong mục tiêu hoạt động do
vậy nó đòi hỏi NHTW phải có uy tín cao và năng lực thực thi rất tốt thì mới có thể
biến mục tiêu hành hiện thực, nhất là trong giai đoạn thực thi CSTT thắt chặt.,mà
NHTW VN thì vẫn rất hạn chế về mặt này
9
-Bên cạnh đó, cấp độ độc lập tự chủ này cũng đòi hỏi NHTW có khả năng dự báo
chuẩn xác trên cơ sở các thống kê kinh tế- tài chính, vì chỉ có như vậy thì NHTW
mới có thể thực hiện được mục tiêu đề ra. Ngoài các lý do về trình độ phát trien
kinh tế, tính đặc thù về thể chế chính trị và hệ thống pháp luật, trong bối cảnh nền
kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống tài chính nói riêng đang trong quá trình
chuyển đổi mạnh mẽ, việc dự báo dựa trên các biến số kinh tế- tài chính là rất khó
khăn.
-Năng lực thống kê và dự báo của chúng ta hiện vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy, mức
độ tự chủ này là không phù hợp với NHNN ít nhất là trong thời gian trung hạn.
-Nếu NHTW độc lập tự chủ trong thiết lập chỉ tiêu hoạt động thì kèm theo đó sẽ
phải nâng cao cấp độ độc lập tự chủ cao hơn nữa của NHTW, việc thay đổi mục
tiêu duy nhất đòi hỏi phải sửa đổi Luật NHTW. Vả lại, cấp độ độc lập tự chủ này
cũng tỏ ra không phù hợp với NHNN trong giai đoạn trước mắt. Tuy nhiên, trong
tương lai, cấp độ độc lập này có thể được cân nhắc, xem xét khi điều kiện cho phép
(các biến số kinh tế- tài chính …)
4)Lợi ích từ việc sử dụng mô hình NHTW trực thuộc chính phủ của Việt
Nam:
-Tạo được sự đồng bộ trong mục tiêu phát triển kinh tế với chính phủ
-Tương lai để tăng cường hiệu quả hoạt động của NHNN với tư cách là một
NHTW trong nền kinh tế thị trường, việc nâng cao tính độc lập của NHNN là hết
sức cần thiết do đó việc sử dụng mô hình này chính là nền tảng cho những thay đổi
mang tính độc lập hơn của NHTW sau này.
-Giúp chính phủ thuận lợi trong việc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, giảm thâm
hụt ngân sách cho chính phủ.
-Tạo niềm tin vào hệ thống ngân hàng
5)Hạn chế từ việc sử dụng mô hình:
-Điểm hạn chế chủ yếu của mô hình là NHTW sẽ mất đi sự chủ động trong việc
thực hiện chính sách tiền tệ. Sự phụ thuộc vào chính phủ có thể làm cho NHTW xa
10
rời mục tiêu dài hạn của mình là ổn định giá trị tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh
tế. thẩm quyền của NHNN trong xây dựng và điều hành CSTT còn hạn chế,
NHNN có mức độ độc lập thấp và chịu sự can thiệp hành chính toàn diện của
Chính phủ.
-Về lí thuyết khi áp dụng mô hình NHTW trực thuộc chính phủ thì tỷ lệ lạm pháp
khó duy trì ở tỷ lệ thấp hơn là mô hình độc lập với chính phủ vì chính phủ có thể
lợi dụng NHTW để bù đắp thâm hụt ngân sách.
-Chính phủ là nơi quyết định chính sách (cả về mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động)
cũng như can thiệp vào quá trình triển khai thực thi CSTT. Đây là một trong những
nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của NHTW, nhất là trong việc thực
hiện mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền. Đây chính là trường hợp của NHNN Việt
Nam hiện nay và trên thực tế thì mức độ độc lập tự chủ này đã bắt đầu bộc lộ
những mặt hạn chế, bất cập. Làm giảm tính linh hoạt trong việc điều hành thực
hiện CSTT quốc gia, thậm chí đôi khi gây ra sự chậm trễ trong chính sách phản
ứng trước các diễn biến khó lường trên thị trường tài chính tiền tệ ảnh hưởng đến
sự ổn định của đồng tiền
-Vì là cơ quan của Chính phủ nên có khi NHNN phải thực hiện những nhiệm vụ
không phù hợp với mục tiêu của CSTT, chẳng hạn như tái cấp vốn để khoanh, xoá
nợ các khoản vay của NHTM Nhà nước... như vậy NHNN Việt Nam chỉ được coi
là cơ quan quản lý hành chính nhà nươc, giống như các bộ khác chứ không phải là
thiết chế đặc biệt dù tổ chức, hoạt động của NHNN ảnh hưởng rất lớn đến tính an
toàn của hệ thống ngân hàng, sự ổn định của giá trị đồng tiền, an ninh tiền tệ của 1
quốc gia.
6)Một số đề xuất:
- NHNN phải được quyền quyết định các định hướng, giải pháp trong xây dựng và
điều hành CSTT quốc gia cũng như trong việc thực hiện các chức năng khác của
NHTW. Tất nhiên, song song với các thẩm quyền được trao, NHNN phải chịu
trách nhiệm trước Quốc hội về kết quả điều hành CSTT và thực hiện các chức năng
của NHTW.
- Cần tránh khuynh hướng cho rằng, nâng cao vai trò độc lập của NHTW nghĩa là
NHTW thoát ly hoàn toàn khỏi Chính phủ. Mục tiêu cuối cùng của CSTT và cũng
11
là mục tiêu hoạt động của NHTW là ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Vì vậy, cần thiết lập các quy định pháp lý về mối quan hệ giữa NHTW với Chính
phủ nhằm bảo đảm hoạt động của NHTW hỗ trợ tốt cho các chương trình kinh tế
của Chính phủ:
-NHTW tham gia vào việc soạn thảo các chương trình, chính sách kinh tế của
Chính phủ và đề đạt ý kiến của mình về các quyết định của Chính phủ; tư vấn cho
Chính phủ về những vấn đề quan trọng liên quan đến nhiệm vụ và thẩm quyền của
NHTW.
-NHTW và các Bộ, Ngành thuộc Chính phủ duy trì cơ chế trao đổi, cung cấp thông
tin để theo dõi, nắm bắt kịp thời các diễn biến vĩ mô của nền kinh tế.
-Tiến tới thực hiện Chính sách lạm phát mục tiêu. Lạm phát mục tiêu là một trong
những khuôn khổ CSTT mà theo đó, NHTW hoặc Chính phủ thông báo một số
mục tiêu trung dài hạn về lạm phát và NHTW cam kết đạt được những mục tiêu
này. Để làm được điều này, NHNN phải có quyền đặc biệt để theo đuổi mục tiêu
lạm phát và tự mình đặt ra các công cụ của CSTT. Bên cạnh đó, dân chúng cũng
phải được thông báo về khuôn khổ CSTT và việc thực hiện CSTT.
-Tăng cường tính độc lập về mặt tổ chức nhân sự của NHNN. Theo đó, nhiệm kỳ
của Ban lãnh đạo NHTW có thể dài hơn nhiệm kỳ của Chính phủ và Quốc hội,
hoặc xen kẽ giữa các nhiệm kỳ của Chính phủ. Như vậy, quá trình ra quyết định
của NHTW sẽ không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ thành lập Chính phủ, chu kỳ lập kế
hoạch kinh tế. Thống đốc sẽ bị ảnh hưởng một khi Chính phủ thay đổi nhân sự do
hết nhiệm kỳ.
-Để đảm bảo tính độc lập về hoạt động, cần có qui định cụ thể về chức năng “Là
ngân hàng của Chính phủ” theo hướng NHNN sẽ không cho ngân sách vay trực
tiếp. NHNN chỉ cấp tín dụng gián tiếp cho Chính phủ thông qua việc cho ngân
sách vay trên thị trường thứ cấp có hạn mức, và lấy trái phiếu Chính phủ làm tài
sản đảm bảo khi cho các ngân hàng thương mại vay.
C.Vấn đề đặt ra:.
Tại sao hầu hết các nước trên trên thế giới lại chọn mô hình trực thuộc chính
phủ thay vì chọn mô hình độc lập với chính phủ?
12
Trước hết phải nói rằng không có mô hình nào là ưu điểm vượt trội và không có
điểm hạn chế do vậy lựa chọn mô hình nào là tùy thuộc vào vị trí,khả năng,cũng
như chế độ chính trị,nền kinh tế xã hội của mỗi nước.Không thể áp dụng một cách
nhất quán được.Tuy nhiên ngoài những ưu nhược điểm của mỗi mô hình đã nêu ở
phần trên, nhiều nước vẫn chọn mô hình trực thuộc chính phủ là vì một số nguyên
nhân sau:
-Sẽ rất là mạo hiểm khi để một cơ quan tổ chức có ảnh hưởng lớn đến an toàn
của hệ thống ngân hàng cũng như an ninh tiền tệ quốc gia như NHTW được tổ
chức một cách độc lập ,không chịu sự chi phối đáng kể nào từ nhà nước.
-Dù nói hay không nói thì thực tế các nước vẫn lo sợ rằng nếu ngân hàng đứng
ra một cách độc lập thì tạo cơ hội cho các nhà tài phiệt cũng như các ông trùm tài
chính.. trên thế giới dễ dàng kiểm soát hoặc chi phối từ đó ảnh hưởng lớn đến đất
nước do đó các nước phần lớn là xây dựng NHTW theo hướng độc lập rùi dần dần
đi lên tương đối độc lập(có kiểm soát của chính phủ) chứ hiếm quốc gia nào lại để
NHTW của mình độc lập.Mà dẫn chứng cụ thể nhất ở đây là fed(một tổ chức người
ta gọi ví von là tư nhân)
-Có sự kết hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền từ đó tạo tính ổn
định về kinh tế xã hội.
-Với phần lớn các quốc gia là các nước đang phát triển thì nền kinh tế chưa đạt đến
mức toàn dụng do đó mô hình này được coi là mô hình phù hợp để sử dụng quyền
lực trong việc khai thác tối đa tiềm năng phát triển kt-xh của đất nước
-Vì mục tiêu của mỗi quốc gia đặt ra là ổn định , phát triển của nền kinh tế quốc
gia nên hầu hết các quốc gia chọn mô hình này. Và câu hỏi đặt ra với mỗi quốc gia
là : quản lí như thế nào ? làm sao đạt mục tiêu đề ra? Chứ không phải đề cao vai
trò hay làm sao để quản lí tiền tệ…
- Qua việc sử dụng chi tiêu công thì các nước sẽ tạo được sự công bằng xã hội
hơn, hàng hóa công được cung cấp nhiều hơn cho người dân (nguồn vốn ).Đây là
điểm tương đối khó làm đối với mô hình độc lập với chính phủ.
13
Tài liệu tham khảo
-Giáo trình nhập môn tài chính tiền tệ-Trường ĐH kinh tế TPHCM
chủ biên:PGS-TS Sử Đình Thành
-Nghiệp vụ ngân hàng trung ương - PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
-Luật ngân hàng nhà nước VN
14
Mục lục
Trang
Lời giớ thiệu……………........…….. 1
A.Mô hình NHTW ……………………………………………… 2
I. Mô hình NHTW độc lập với chính phủ……………………… 2
1.Khái niệm…………………………………………………….. 2
2.Ưu điểm………………………………………………………. 2
3.Nhược điểm…………………………………………………… 3
4.Ví dụ thực tiễn…………………………………………… 3
5.Lý do NHTW có thể hoạt động độc lập ở các nước trên…….. 3
6.Khó khăn của mô hình……………………………………….. 4
II.Mô hình ngân hàng trung ương thuộc chính phủ……………. 4
1.Khái niệm…………………………………………………….. 4
2.Ưu điểm………………………………………………………. 5
3.Nhược điểm…………………………………………………… 5
4.Các nước đang sử dụng mô hình này…………………………. 6
B.Ngân hàng trung ương Việt Nam……………………………. 6
1..Lịch sử hình thành của ngân hàng nhà nước Việt Nam……..... 6
2.Mô hình hiện nay của NHTW Việt Nam…………………….. . 7
3.Nguyên nhân lựa chọn mô hình………………………………. 7
4.Ưu điểm của mô ghình Việt Nam áp dụng…………………….. 9
5.Nhược điểm của mô hình Việt Nam áp dụng…………………. 9
6.Một số đề xuất tăng tính độc lập của NHTW VN…………….. 10
C.Vấn đề đặt ra…………………………………………………… 11
Tài liệu tham khảo………………………………………………. 13
15
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mô hình ngân hàng trung ương-liên hệ với Việt Nam-ưu nhược điểm của mô hình NHTW Việt Nam.pdf