Tiểu luận Những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia

Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của tỉnh. Tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bước đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi; lao động nông nghiệp còn dưới 60% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 40%.

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2379 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài:1.Bạn hãy liệt kê những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia và bạn chỉ liệt kê những văn bản chủ yếu và nêu tóm tắt nội dung. 2.Vì sao xóa đói giảm nghèo lại góp phần đảm bảo ASXH bền vững? Bài làm: Bài 1:.Chính phủ và nhà nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản pháp quy liên quan đến chương trình xóa đói giảm nghèo ,nhằm để hỗ trợ cho các hộ gia đình đang còn lâm vào cảnh khó khăn và bằng nhiều cách có thể thoát ra khỏi sự nghèo đói và tụt hậu.Có thể kể ra các văn bản điển hình như: _Quyết định số 07/2006/QD-Ttg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010.Đây là chương trình 135 của Nhà nước ta.Có nội dung chủ yếu như sau: _1. Mục tiêu:  a) Mục tiêu tổng quát: tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước.  Phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30% theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ. 2. Nguyên tắc chỉ đạo:  a) Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn là chính sách xóa đói, giảm nghèo đặc thù cho vùng trọng điểm đói nghèo của đất nước. Chương trình đầu tư tập trung, không dàn trải, xác định đúng đối tượng là các xã và thôn, bản khó khăn nhất.  b) Nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ bằng các chính sách cụ thể, bằng các nguồn lực có thể huy động được một cách hợp lý phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách.  c) Phát huy tối đa sự sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường của toàn thể cộng đồng và nội lực của các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo…   3. Phạm vi và đối tượng Chương trình:  a) Phạm vi Chương trình: thực hiện ở tất cả các tỉnh miền núi, vùng cao; vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Nam Bộ.  b) Đối tượng của Chương trình:  - Các xã đặc biệt khó khăn.  - Các xã biên giới, an toàn khu.  - Thôn, buôn, làng, bản, xóm ấp ... (gọi tắt là thôn,bản) đặc biệt khó khănở các xã khu vực II.. .  4. Nhiệm vụ chủ yếu:  a) Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc.  b) Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn;  c) Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng.  d) Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.  _Quyết định số 139/2002/QD-TTg ngày 15/10 /2002 của Chính phủ về việc “khám chữa bệnh cho người nghèo”: Điều 1. Các cơ sở khám, chữa bệnh nhà nước từ trạm y tế xã đến bệnh viện và viện có giường bệnh tuyến Trung ương thực hiện chế độ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo quy định tại Quyết định này.  Điều 2. Đối tượng được hưởng chế độ khám, chữa bệnh theo Quyết định này gồm: 1. Người nghèo theo quy định hiện hành về chuẩn hộ nghèo quy định tại Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01-11-2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 2. Nhân dân các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. 3. Nhân dân các dân tộc thiểu số vùng Tâu Nguyên theo Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên và nhân dân các dân tộc thiểu số tại 6 tỉnh đặc biệt khó khăn của miền núi phía Bắc theo Quyết định số 186/2001/QĐ-TTg ngày 07/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc thời kỳ 2001-2005.  Điều 3. 1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thành lập quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo với định mức tối thiểu là 70.000 đồng/người/năm. 2. Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo là quỹ của Nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc không vì lợi nhuận, bảo toàn và phát triển nguồn vốn. 3. Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo được hình thành từ các nguồn sau: a) Ngân sách nhà nước cấp đảm bảo tối thiểu bằng 75% tổng giá trị của Quỹ; ngoài ra, tùy điều kiện từng địa phương có thể tăng chi cho quỹ từ nguồn ngân sách địa phương. Điều 4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, quản lý và sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo quy định sau: 1. Mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo với mệnh giá 50.000 đồng/người/ năm hoặc thực thanh thực chi cho dịch vụ khám chữa bệnh tại tuyến xã và viện phí cho các đối tượng quy định tại Điều 2 của Quyết định này. 2. Hỗ trợ một phần viện phí cho các trường hợp gặp khó khăn đột xuất (không thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 của Quyết định này) do mắc các bệnh nặng, chi phí cao khi điều trị ở bệnh viện nhà nước, người nghèo, lang thang, cơ nhỡ. Điều 5. Các đối tượng quy định tại Điều 2 được quyền khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh và không phải đóng tiền tạm ứng khi nhập viện. Trường hợp người tự lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh (trái tuyến, vượt tuyến) hoặc khám, chữa bệnh theo yêu cầu thì phải thực hiện việc thanh toán viện phí theo quy định của Bộ Y tế…  _Quyết định của thủ tướng chính phủ số 134/2004/QD-TTg Về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiêủ đời sống khó khăn.Với nội dung chủ yếu sau:       Điều 1.Thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nnà ở và nước sinh họat cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn nằm mục đích cùng với việc thực hiện các chương trình kinh tế-xã hội, Nhà nước trực tiếp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo để có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo.       1.Đối tượng:      Hộ đồng bào dân tộc thiểu số  tại chỗ, định cư thường trú tại địa phương; là hộ nghèo sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất, đất ở và khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt. 2. Nguyên tắc: . a. Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nhà ở, nước sinh hoạt trực tiếp đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo;       b. Bảo đảm công khai, công bằng đến từng hộ, buôn, làng trên cơ sở pháp luật và chính sách cuả Nhà nước:       c. Phù hợp với phong tục, tập quán cuả mỗi dân tộc, vùng, miền, bảo tồn bản sắc văn hóa của từng dân tộc; phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của từng  địa phương;       d. Các hộ được hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nhà ở, nước sinh hoạt phải trực tiếp quản lý và sử dụng để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo…       Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không theo quy định này, Nhà nước sẽ thu hồi không bồi hoàn để giao cho hội đồng bào dân tộc chưa có đất hoặc thiếu đất.       Điều 2. Về chính sách:       1.Đối với sản xuất:       Mức giao đất sản xuất tối thiểu một hộ là 0,5ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước 2 vụ. Căn cứ quỹ đất cụ thể của từng địa phương, khả năng lao động và số nhân khẩu của từng hộ và khả năng của ngân sách địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét, quyết định giao đất sản xuất cho hộ đồng bào với mức cao hơn.       Việc hỗ trợ đất sản xuất và đất ở đối với hộ đồng bào dân tộc Khơme nghèo do đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nhà nước sẽ có chính sách riêng.       3. Về nhà ở: Đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại chỗ (kể cả đồng bào dân tộc Khơme) hiện chưa có nhà ở hoặc nhà ở quá tạm bợ và đã hư hỏng, dột nát thì thực hiện phương châm: Nhân dân tự làm, Nhà nước hỗ trợ và cộng đồng giúp đỡ.       a. Ngân sách Trung ương hỗ trợ với mức 5 triệu đồng/hộ để làm nhà ở. Căn cứ tình hình và khả năng ngân sách, các địa phương hỗ trợ thêm và huy động sự giúp đỡ của cộng đồng.       b. Đối với các địa phương có rừng, có huy hoạch, kế hoạch khai thác gỗ theo quy định để hỗ trợ đồng bào làm nhà ở. Mức gỗ hỗ trợ cụ thể cho mỗi hộ làm nhà ở do Ủy ban cấp tỉnh quyết định. Nghiêm cấm việc lợi dụng khai thác gỗ hỗ trợ làm nhà ở để chặt phá rừng.       4. Về hỗ trợ giải quyết nước sinh hoạt:       a. Đối với các hộ đồng bào dân tộc ở phân tán vùng cao, núi đá, khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt ngân sách Trung ương hỗ trợ 0,5 tấn xi măng/hộ để xây dựng bể chứa nước mưa hoặc hỗ trợ 300.000 đồng /hộ để đào giếng hoặc tạo nguồn nước sinh hoạt.       b. Đối với công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 100% cho các thôn, bản có từ 50% số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số trở lên; hỗ trợ 50% đối với các thôn, bản có từ 20% đến dưới 50% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Các địa phương khi xây dựng các công trình cấp thoát nước sinh hoạt tập trung cho các đồng bào phải bảo đảm tính bền vững và hiệu quả.        Điều 3. Quỹ đất để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chưa có hoặc chưa đủ sản xuất , đất ở bao gồm:       1. Đất công Nhà nước thu hồi theo quy hoạch. Đất điều chỉnh giao khoán trong các nông trường, lâm trường;       2. Đất thu hồi từ các nông trường, lâm trường hiện đang quản lý nhưng sử dụng kém hiệu quả; đất cho thuê, mướn hoặc cho mượn;       3. Khai hoang đất trống đồi núi trọc, đất chưa sử dụng… Điều 4. Hỗ trợ để tạo quỹ đất sản xuất và đất ở.       1. Ngân sách Trung ương hỗ trợ để tạo quỹ đất sản xuất và đất ở, bao gồm: Khai hoang, đền bù khi thu hồi đất, nhận chuyển lại cuả hộ có nhiều đất với mức bình quân 5 triệu đồng/ha. Các tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương của mình mà có quy định cụ thể.       2. Các Nông trường, Lâm trường được giao nhiệm vụ tổ chức cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất thì cũng được ngân sách Trung ương hỗ trợ khai hoang bình quân 5 triệu đồng/ha; đồng thời hỗ trợ vốn làm đường giao thông, đầu tư lưới điện và xây dựng công trình thuỷ lợi nhỏ… _Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP Về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo của nước ta.Nội dung chủ yếu là: 1. Mục tiêu tổng quát Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng. 2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 40% (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005); cơ bản không còn hộ dân ở nhà tạm; cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng; trợ cấp lương thực cho người dân ở những nơi không có điều kiện tổ chức sản xuất, khu vực giáp biên giới để bảo đảm đời sống. Tạo sự chuyển biến bước đầu; tăng cường nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật; triển khai một bước chương trình xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 25%. 3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của tỉnh. Tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bước đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi; lao động nông nghiệp còn dưới 60% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 40%. 4. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của khu vực. Giải quyết cơ bản vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống của dân cư ở các huyện nghèo gấp 5 - 6 lần so với hiện nay. Lao động nông nghiệp còn khoảng 50% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%... _Quyết định của thủ tướng chinh phủ số 20/2007 QD-TTg về việc quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2010: I. Mục tiêu của Chương trình 1. Mục tiêu tổng quát: đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo; củng cố thành quả giảm nghèo, tạo cơ hội cho hộ đã thoát nghèo vươn lên khá giả; cải thiện một bước điều kiện sống và sản xuất ở các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhóm hộ nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo.  2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010: a) Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 22% năm 2005 xuống còn 10 - 11% năm 2010 (trong 5 năm giảm 50% số hộ nghèo); b) Thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng 1,45 lần so với năm 2005. c) Phấn đấu 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.  II. Đối tượng của Chương trình  Đối tượng là người nghèo, hộ nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo; ưu tiên đối tượng hộ nghèo mà chủ hộ là phụ nữ, hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có đối tượng bảo trợ xã hội (người già, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt).  III. Thời gian thực hiện Chương trình: từ nay đến năm 2010.  IV. Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2010  1. Đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo cơ bản xây dựng đủ các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu theo quy định.    2. Có 6 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi.  3.  Thực hiện khuyến nông - lâm - ngư, chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn cho  4,2 triệu lượt người nghèo.  4. Miễn, giảm học phí học nghề cho 150 nghìn người nghèo.  5. 100% nguời nghèo được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế, khi ốm đau đi khám, chữa bệnh được Quỹ bảo hiểm  y tế thanh toán theo quy định.  6. Miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường cho 19 triệu lượt học sinh nghèo, trong đó có 9 triệu học sinh tiểu học.  7. Tập huấn nâng cao năng lực cho 170 nghìn cán bộ tham gia công tác giảm nghèo ở các cấp, trong đó 95% là cán bộ cấp cơ sở.  8. Hỗ trợ để  xoá nhà tạm cho 500 nghìn hộ nghèo.  9. Phấn đấu 98% người nghèo có nhu cầu được trợ giúp pháp lý miễn phí. V. Các chính sách, dự án và hoạt động chủ yếu của Chương trình 1. Nhóm chính sách, dự án để tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, bao gồm: a) Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo; b) Chính sách để hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số; c) Dự án khuyến nông - lâm - ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề; d) Dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; đ) Dự án dạy nghề cho người nghèo; e) Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo. 2. Nhóm chính sách tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội: a) Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo; b) Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo; c) Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và nước sinh hoạt; d) Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo. 3. Nhóm dự án nâng cao năng lực và nhận thức: a) Dự án nâng cao năng lực giảm nghèo (bao gồm đào tạo cán bộ giảm  nghèo và hoạt động truyền thông); b) Hoạt động giám sát, đánh giá. Bài 2: Đói nghèo không chỉ là vấn đề riêng của những người rơi vào cảnh đói nghèo,mà còn là một vấn đề xã hội lớn,cần tới sự quan tâm của toàn xã hội.Bởi vì đói nghèo có thể gây ra những tác động tiêu cực cả về mặt kinh tế lẫn xã hội sâu sắc:đói nghèo gây suy thoái kinh tế;gia tăng tội phạm xã hội ;tăng dịch bệnh do không đủ sức khỏe chống choị với bệnh tật;gây bất ổn chính trị thậm chí dẫn tới nội chiến,chiến tranh;làm tăng phân biệt đối xử giữa người giàu và người nghèo…Những hậu quả này có tính chất xoáy vòng ốc,làm cho người nghèo đã nghèo lại nghèo thêm.Chính vì vậy ,xóa đói giảm nghèo là mục tiêu quan trọng của bất kì quốc gia nào nhằm hướng tới phát triển một xã hội công bằng,dân chủ,văn minh. Với mục đích của ASXH là tạo ra một hệ thống các tấm lưới bảo vệ cho các thành viên xã hội, vai trò của xóa đói giảm nghèo đối với an sinh xã hội được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây: -Xóa đói giảm nghèo là một phần quan trọng nằm trong chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Cùng với BHXH, cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội, các chương trình xóa đói giảm nghèo tạo ra một tấm lưới toàn diện bảo vệ cho các thành viên trong xã hội. Nếu như BHXH hướng tới đối tượng là người lao động, cứu trợ xã hội hướng tới những người khó khăn và bị tổn thương trong cuộc sống, ưu đãi xã hội hướng tới những người có công với nước, thì xóa đói giảm nghèo hướng tới một diện bảo vệ quan trọng dễ bị tổn thương nhất trong cuộc sống đó là những người nghèo. -Xóa đói giảm nghèo góp phần bảo đảm ASXH một cách lâu dài và bền vững. Mặc dù BHXH là một chính sách ASXH lớn, nhưng thực tế cho thấy đối tượng được hưởng lợi từ BHXH chủ yếu là các tầng lớp dân cư có thu nhập bậc trung, chứ không phải là người nghèo. Còn với chính sách cứu trợ xã hội, mặc dù người nghèo là một trong những diện được hưởng nhiều, nhưng các trợ giúp này( trừ một số trợ cấp dài hạn) thường có tính tức thì và ngắn hạn. Vì vậy xóa đói giảm nghèo được coi là giải pháp có tính lâu dài và bền vững, giúp người nghèo thoát nghèo, tự đảm bảo cuộc sống cho mình, góp phần tạo ra mạng lưới an sinh toàn diện cho mối quốc gia. -Xóa đói giảm nghèo, xét về lâu dài, góp phần làm giảm gánh nặng cho hệ thống ASXH thông qua việc thu hẹp đối tượng cần trợ cấp ASXH. Khi tỷ lệ người nghèo giảm xuống tất yếu sẽ có ít người hơn cần tới sự trợ giúp của chính sách ASXH. Vì vậy, gánh nặng chi tiêu cho các trợ cấp ASXH sẽ được giảm xuống. -Xóa đói giảm nghèo tạo điều kiện cho chính sách ASXH tăng chất lượng hoạt động thông qua việc tăng mức trợ cấp ASXH. Khi đói nghèo giảm và xã hội giàu có hơn, các quỹ ASXH sẽ dồi dào hơn trong khi các đối tượng cần trợ cấp ASXH cũng giảm. Vì vậy, người nghèo nói riêng và những người gặp khó khăn nói chung có điều kiện để nhận mức trợ cấp ASXH tốt hơn. -Hiện nay ,vấn đề xóa đói giảm nghèo đã là một công tác quan trọng của mỗi quốc gia, nó góp phần làm giảm khoảng cách phân biệt giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư,từ đó góp phần làm giảm các xung đột sắc tộc,chiến tranh,mâu thuẫn giữa các tầng lớp dân cư,cũng như giảm các tệ nạn xã hội do đói nghèo gây ra,giảm các tỷ lệ chết do dịch bệnh,do không có đủ điều kiện chữa trị…Làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn,nhân dân ngày càng lạc quan vui sống khi thoát khỏi cảnh nghèo. - Người dân được quan tâm thoát khỏi cảnh nghèo sẽ tin tưởng hơn vào chế độ Nhà nước của họ nói chung và đối với nước ta là tin tưởng vào Đảng và Nhà nước Việt Nam nói riêng.Họ cảm thấy được mình không bị bỏ rơi,vẫn luôn được các cấp chính quyền quan tâm chăm lo thoát nghèo,cải thiện cuộc sống. -Công tác xóa đói giảm nghèo không chỉ thực hiện ở phạm vi nhà nước mà đối với nước ta nó đã được nhân rộng trong phạm vi nhân dân cả nước .Tát cả moị người dân đều được kêu gọi đóng góp một phần thu nhập của mình để giúp đỡ người nghèo với các chương trình như “vì người nghèo” đã được tổ chức hàng năm,chương trình “trái tim cho em”kêu gọi sự đóng góp cho các em nhỏ không may bi măc bệnh tim nhưng gia đình không có điều kiện chữa trị…Các chương trình đó đã góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo trên toàn quốc.Việc ủng hộ người nghèo giúp cho tinh thần dân tộc của nước ta ngày càng khăng khit hơn,đoàn kết hơn,tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách ngày càng được nhân rộng. -Xóa đói giảm nghèo không chỉ góp phần giúp một đất nước phát triển bền vững mà còn giúp cho toàn thể nhân loại và toàn thế giới phát triển bền vững. Chính ví những lý do chính trên mà xóa đói giảm nghèo đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội bền vững.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26092.doc
Tài liệu liên quan