Tiểu luận Những vấn đề còn tồn tại xung quanh hệ thống thoát nước thành phố Hà Nội và biện pháp khắc phục

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

I, Cơ sở lý luận của đề tài 2

1, Hệ thống thoát nước là hàng hóa công cộng 2

2, Thất bại của hàng hóa công cộng 2

II, Nội dung đề tài 3

A, Thực trạng 3

1, Mô tả hệ thóng thoát nước Hà Nội 3

2, Ưu điểm của hàng hóa công cộng là hệ thống thoát nước 4

3, Nhược điềm của hàng hóa công cộng là hệ thống thoát nước 5

B, Giải pháp 7

1, Giải pháp của chính phủ 7

2, Đề xuất của nhóm 9

Lời kết 10

 

 

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4383 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những vấn đề còn tồn tại xung quanh hệ thống thoát nước thành phố Hà Nội và biện pháp khắc phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong vòng 1/4 thế kỷ, kéo dài suốt đêm 30, cả ngày 31-10 đến tận sáng 2-11 vẫn chưa dứt đã làm cả Hà Nội gần như ngập chìm trong nước. Hệ thống thoát nước của thành phố tê liệt. Đường thành sông, giao thông hỗn loạn. Hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, nhiều công sở không có người làm việc. Hàng chục ngàn héc-ta cây vụ đông, diện tích nuôi trồng thủy sản của thành phố có nguy cơ mất trắng...” Đó là những thông tin xuất hiện khá dày đặc trên nhiều tờ báo ra sáng ngày 1-11. Ti-vi liên tục đưa hình ảnh từng đoàn người, xe ngoi ngóp trong biển nước. Nhiều khu dân cư rơi vào cảnh không điện thắp sáng, không nước sạch. Sinh hoạt của người dân bị đảo lộn. Chưa kể đến như khó khăn phải khắc phục lâu dài, ngay trong hai ngày nghỉ cuối tuần này, người dân Hà Nội đã phải đối mặt với tình trạng khan hiếm thực phẩm khi tại các chợ thành phố, người ta tranh nhau mua từng mớ rau, con cá cùng các mặt hàng tươi sống mặc dù giá cả tăng chóng mặt. Thiệt hại chưa thể tính ngay nhưng cũng phải tới con số ngàn tỷ. Và đau xót hơn cả là đã có những tổn thất về sinh mạng con người. Với sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, với truyền thống vượt khó, “là lành đùm lá rách” của các tầng lớp nhân dân, những khó khăn thiệt hại do mưa úng gây ra chắc chắn sẽ được khắc phục. Tuy nhiên, điều đáng nói là dù cho đây là một cơn mưa lớn, với thời gian kéo dài chưa từng có suốt mấy chục năm qua, song cũng chỉ dừng ở mức độ một diễn biến bất thường của thời tiết. Mặt khác tình trạng cứ mưa là ngập, đường phố thành sông, giao thông tắc nghẽn... không phải là chuyện mới ở Hà Nội. Vậy mà tác động của nó đến nhịp sống của thành phố đã là không nhỏ, từ hoạt động sản xuất kinh doanh đến con cá, mớ rau cho bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình... Câu hỏi đặt ra là: Chúng ta đã có sự chuẩn bị thế nào về các phương án đối phó với những tình huống bất thường, trước những diễn biến bất lợi của thời tiết, thậm chí trước thiên tai, bão lụt. Chọn đề tài về Hệ thống thoát nước Hà Nội xem xét nó dưới góc nhìn của bộ môn Kinh tế công cộng nhóm 24 mong muốn đem toàn bộ trí lực của mình chung tay với các sở ban ngành liên quan giải quyết câu hỏi nhức nhối trên. I, CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1, Hệ thống cấp thoát nước là hàng hóa công cộng Hàng hóa công cộng là những loại hàng hóa mà việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó. Hệ thống thoát nước bao gồm hệ thống ống cống dẫn trong lòng thành phố, hệ thống sông sông ngòi, các trạm bơm … Hệ thống thoát nước Hà Nội là do chính phủ cung cấp cho nên tất cả mọi người dân sống trên địa bàn thành phố đều có quyền sử dụng. Hệ thống thoát nước Hà Nội là hàng hóa công cộng vì nó mang đầy đủ thuộc tính của loại hàng hóa này. Hàng hóa công cộng không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng. Điều này có nghĩa là, khi có thêm một người sử dụng hàng hóa công cộng sẽ không làm giảm lợi ích tiêu dùng của những người tiêu dùng hiện có. Tất cả các hộ gia đình đều đổ nước thải sinh hoạt vào các ống cống.Việc có thêm ai đó đổ nước thải không ảnh hưởng đến việc sử dụng của người khác. Hàng hóa công cộng không có tính loại trừ trong tiêu dùng.Nói như vậy có nghĩa là không thể loại trừ hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân từ chối không chịu trả tiền cho việc tiêu dùng của mình .Ta thấy rất rõ khi dưới lòng toàn thành phố đã có hệ thống ống ngầm, có các con sông  mọi hộ gia đình đều có thể dẫn đường ống nước thải của họ tới đó. Vậy hệ thống thoát nước Hà Nội là hàng hóa công cộng. Nhưng có một thực tế xảy ra, dân số Hà Nội ngày càng tăng mạnh nên lượng nước thải thải ra càng nhiều. Hệ thống thoát nước có thể được xem như là hàng hóa công cộng có thể tắc nghẽn.Vì càng nhiều nhà máy, nhiều hộ gia dình xả thải sông ngòi ô nhiễm …Đặc biệt như qua trận mưa lịch sử vừa rồi toàn thành phố Hà Nội đều bị ngập úng. 2, Thất bại của hàng hóa công cộng Vấn đề với hàng hoá công cộng là không cá nhân nào có động lực để chi trả cho hàng hoá công cộng. Do nó không có hiệu quả và luôn không khả thi, để ngăn chặn mọi người không tiêu dùng một hàng hoá công cộng, mọi người có thể tiếp tục sử dụng nó thậm chí cho dù họ không trả tiền. Trong một tình huống như vậy, mỗi người có động cơ trở thành "kẻ ăn không" (free rider) và để những người khác trả tiền cho hàng hoá công cộng. Hiện tượng này xảy ra còn do bất cứ ai cũng muốn tối thiểu hóa chi tiêu  cho một mức độ thỏa dụng cho trước thế nên có cơ hội không phải trả người ta đương nhiên sẽ không chi trả. Hậu quả dẫn đến là rất nghiêm trọng. Hàng hóa công cộng có thể không được cung cấp đầy đủ và đây là tài sản chung nên ý thức bảo vệ rất kém. Thực tế cho thấy tất cả mọi con sông chảy trong thành phố đều có màu đen, rác thải …ô nhiễm.Đặc biệt như là sông Tô Lịch, Kim Ngưu...Hơn thế nữa hệ thống thoát nước rất chậm. Chỉ cần Hà Nội có mưa lượng nhỏ cũng đã có mốt số điểm ngập. Điển hình như trận mưa lịch sử vừa qua cả Hà Nội chìm trong biển nước, hệ thống cống, mương thoát nước bị quá tải.Trận mưa lịch sử, gây ngập lụt ở Hà Nội vừa qua đã bộc lộ rõ nét nhược điểm của hệ thống thoát nước thành phố. “Đó chính là do quy hoạch manh mún, vụn vặt, không chú trọng đến cốt nền... khiến cho hệ thống thoát nước không được liền mạch và thông suốt”.(tiến sỹ Phạm Sỹ Liên). II, NỘI DUNG ĐỀ TÀI A. THỰC TRẠNG 1, Mô tả hệ thống thoát nước Hà Nội Hệ thống thoát nước thành phố Hà Nội ra đời từ ngay trong những thập niên 60- 70 của thế kỉ trước. Sau nhiều lần cải tạo và nâng cấp hệ thống này cũng chỉ đáp ứng tiêu thụ cho các trận mưa khoảng 170mm nước/ 2 ngày. Toàn bộ quy hoạch tổng thể thoát nước và xử lý nước thải Hà Nội có tổng mức đầu tư hơn 1,1 tỉ USD, được phân kỳ đầu tư phù hợp với điều kiện kinh tế. Giai đoạn 1của dự án được phê duyệt và thực hiện từ năm 1998 đã tạo cho hệ thống thoát nước Hà Nội tương đối hòan chỉnh với gần 40 hồ lớn nhỏ, cùng 4 con sông chảy vuông góc theo hướng Bắc- Nam đổ ra sông Hồng. Với tổng kinh phí thực hiện dự án I là 2700 tỷ đồng/3100 tỷ đồng tổng mức đầu tư được duyệt, dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư các công trình bao gồm cụm công trình đầu mối Yên Sở, hồ điều hòa Yên Sở, cải tạo nạo vét 4 sông thoát nước chính Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu, cải tạo cầu cống gây co thắt dòng chảy trên mương thoát nước( 10 điểm) và xây dựng các cửa xả và 7 cửa điều tiết, cải tạo nạo vét nạo vét kè, tách nước thải các hồ Giảng Võ, Thiền Quang, Thành Công, Thanh Nhàn 1,2a,2b, cải tạo và xây dựng 23,9km cống thoát nước, cung cấp dây chuyền thiết bị nạo vét hệ thống thoát nước, xây dựng 2 trạm xử lý nước thải thí điểm Kim Liên, Trúc Bạch, xây dựng đường và hạ tầng kỹ thuật ven bờ trái sông Tô Lịch. Giai đoạn 2 của dự án thoát nước đã được khởi công ngày 13/11/2008. Dự án nâng công suất trạm bơm Yên Sở lên 90m3/s (gấp đôi giai đoạn 1). Công suất của trạm bơm này sẽ đạt khoảng 8 triệu m3 nước thải/ngày đêm, nhiều điểm úng ngập trên địa bàn sẽ được giải quyết, trong đó các điểm ngập nặng trong đợt mưa vừa qua như khu vực phường Định Công và Tân Mai sẽ được cải thiện. Cùng với việc nâng công suất trạm bơm, Ban quản lý dự án cũng yêu cầu đơn vị tư vấn nghiên cứu giải pháp đảm bảo an toàn cho trạm bơm Yên Sở không bị ngập lụt( cả giai đoạn 1 và 2), khắc phục nhược điểm bộc lộ trong trận mưa vừa qua. Ngoài nâng công suất trạm bơm Yên Sở, dự án tập trung cải tạo kênh thoát nước, trong đó cải tạo thay thế cầu trên sông Tô Lịch, hạ lưu Kim Ngưu, Lừ, Sét, hồ nội thành Hào Nam, Đống Đa, Phương Liệt, Khương Trung 1,2, Hố Mẻ và Tân Mai, các hồ điều hòa Linh Đàm, Định Công, Đầm Chuối, Hạ Đình, xây dựng trạm xử lý nước thải hồ Bảy Mẫu, cải tạo, xây dựng cống tiểu lưu vực sông Tô Lịch, Trúc Bạch, Kim Ngưu, Lừ và tiểu lưu vực sông Sét, xây dựng đường công vụ dọc sông Tô Lịch, Lừ, Sét,chuẩn bị bãi đổ bùn, mua sắm thiết bị nạo vét. Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn này lên tới trên 6300 tỷ đồng, trong đó 76,42% là vốn vay của JIBIC( Nhật Bản) và 23,58% là vốn đối ứng trong nước và cũng mới chỉ tập trung giải quyết úng ngập và cải thiện môi trường cho lưu vực sông Tô Lịch, chưa tính đến lưu vực sông Nhuệ. 2, Ưu điểm của hàng hóa công cộng là hệ thống thoát nước Một đất nước hiện đại,một thủ đô văn minh thì tất yếu phải có một hệ thống thoát nước hiện đại…Trong những năm qua hệ thống tiêu thoát nước Hà Nội đã gặt hái nhiều thành tựu đáng kể như sau: - Tiêu thoát nước thành công với lượng mưa vừa phải,chưa xảy ra ngập úng lớn(trừ đợt mưa lớn vừa rồi) - Nạọ vét các con sông,xây dựng lại chúng  (như sông Tô Lịch đã được xây dựng lại làm cho kiên cố,máy bơm Yên Sở luôn hoạt động hoạt động hiệu quả với lượng mưa vừa phải trong khả năng cho phép) - Những năm qua,những vấn đề bức xúc về nước sạch, điện chiếu sáng, xử lý úng ngập, rác thải... được thành phố coi trọng chỉ đạo giải quyết, có nhiều chuyển biến tích cực. Diện mạo thủ đô ngày càng khang trang, sạch đẹp. Đến nay, quy mô thành phố diện tích tăng 6 lần, dân số tăng 8 lần so với trước giải phóng. Công tác xây lắp của trạm bơm Yên Sở là gói thầu đầu tiên được thực hiện trong giai đoạn 2. Đây là đầu mối quan trọng nhất để xả nước mưa ra sông Hồng. Công tác xây dựng do Liên danh Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (HCC) và Tổng Công ty Cơ điện – Xây dựng Nông nghiệp và Thủy lợi (AGRIMECO) thực hiện dưới sự giám sát của Tư vấn Nippon Koei - VIWASE. Khi Giai đoạn 2 hoàn thành, dự kiến hiện tượng ngập lụt sẽ giảm tối thiểu và nếu có xảy ra thì cũng chỉ giới hạn trong vài giờ, nếu cường độ mưa nằm trong giới hạn thiết kế. - Thông qua Dự án thoát nước Hà Nội qua giai đoạn 1, nhiều hệ thống sông hồ lớn của Hà Nội đã hoạt động tốt trở lại. Một số hồ, sông đã được nạo vét, kè bảo vệ, tạo cảnh quan như hồ Thuyền Quang, Định Công. Các sông Sét, Lừ, Kim Ngưu đã được khơi thông… Tuy nhiên, như đã nói, để nói chính xác hiệu quả của dự án phải đối chiếu với mục tiêu giai đoạn 1 mà dự án đề ra. Thực hiện các dự án thoát nước của Hà Nội, sông Kim Ngưu, sông Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ đã được nạo vét và xây kè 2 bên bờ sông làm cho dòng chảy thanh thoát hơn. Việc phủ xanh 2 bên bờ những dòng sông thoát nước và chống lần chiếm 2 bên bờ sông đã được tiến hành. Công tác tuyên truyền giáo dục vận động nhân dân không ném rác thải xuống các sông mương thoát nước được phổ biến Hệ thống cấp thoát nước dưới sự phụ trách của nhà nước là tối ưu hơn so với khi để tư nhân cung cấp bởi những lý do cơ bản sau: - Số vốn đầu tư vô cùng lớn: Giai đoạn2 với tổng mức đầu tư Dự án do Ban quản lý dự án công trình giao thông công chính Hà Nội làm chủ đầu tư;5.100 tỷ đồng, gấp hai lần tổng mức đầu tư giai đoạn 1 (2.500 tỷ đồng), trong đó 75% là vốn vay ODA của Nhật Bản thông qua JBIC, số còn lại là vốn đối ứng trong nước. Với nguồn vốn đầu tư ban đầu quá lớn như trên,việc thu hồi vốn phải mất 1 khoảng thời gian rất dài( trên 10 năm) , độ rủi ro cao,xuất hiện nhiều kẻ ăn không (những người không đóng một khoản phí nào vẫn được hưởng lợi từ công trình đó)…Tư nhân nước mình ko đủ tiềm lực về tài chính,sự mạo hiểm,trình độ công nghệ.. để đảm nhận. - Hệ thống thoát nước hỗ trợ các hoạt động kinh tế cũng như  chất lượng đời sống cảu nhân dân,nó liên quan đến kết cấu cơ sở hạ tầng,môi trường của thủ đô cũng như tác động quan trọng đến nền kinh tế,xã hội.Quy hoạch vùng luôn gắn liền với quy hoạch hệ thống tiêu thoát nước nên việc nhà nước phụ trách sẽ thuận lợi hơn cho việc xác định những kế hoạch dài hạn như quy hoạch đô thị,xây dựng các công trình công cộng trọng điểm của thủ đô…một cách đồng bộ,dễ dàng. - Hà Nội là khu vực trọng yếu của đất nước,là thủ đô của một nước, điều hành kinh tế chính trị,xã hội của cả quốc gia. Đề phòng mọi rủi ro,cũng như các thế lực thù địch luôn là việc vô cùng quan trọng.Một công trình cấp thoát nước mang tính quốc gia,có ảnh hưởng rất nhiều mặt mà do tư nhân đảm trách nếu bị các thế lực phản cách mạng hẫu thuẫn đứng sau e gây ra những hậu quả khó lường…Việc nhà nước đảm trách là tối ưu. Hệ thống thoát nước có mối liên hệ mật thiết với môi trường, sức khoẻ của người dân ,hê thống cung cấp điện nước,giao thông vận tải,thông tin liên lạc,giá cả tiêu dùng,mùa màng… (nếu xảy ra ngậy úng,mất điện,tai nạn giao thông, đi lại khó khăn,thiệt hại về vật chất, ô nhiễm môi trường,bệnh dịch tái phát như sốt xuất huyết,nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề,giá cả lương thực thực phẩm tăng cao…dẫn đến lạm phát... đời sống nhân dân càng trở nên khó khăn) Hệ thống thoát nước nắm một vị trí vô cùng quan trọng,tác động gián tiếp đến sự phát triển của một nền kinh tế …Việc nhà nước phụ trách sẽ đảm bảo sự an toàn cũng như chất lượng. 3, Nhược điểm của hàng hóa công cộng là hệ thống thoát nước Trận mưa lịch sử vừa qua cho thấy hệ thống thoát nước Hà Nội đã bộc lộ những yếu kém: - Hệ thống thoát nước đều còn nhỏ bé, cũ kĩ, hoặc nếu có xây mới nâng cấp thì chưa hòan chính và đáp ứng với yêu cầu thoát nước của Hà Nội. - Hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh: Thiếu các tuyến cống, thiếu công trình đầu mối, các tuyến cống cũ năng lực thoát kém (các tuyến cũ đều tập trung tại các trung tâm cũ của các đô thị). Hệ thống cống mới chỉ phủ được 70% chiều dài các đường phố ở Hà Nội có cống thoát nước, trong đó nhiều tuyến cống xây dựng cách đây 50 năm, đã quá tải và xuống cấp từ lâu. Tuyến cống phố Lò Ðúc, Quán Sứ được xây dựng từ trước năm 1945, nay đã xập xệ, hư hỏng, thoát nước kém, là nguyên nhân gây tình trạng ngập úng ở các phố: Hàng Chuối, Phạm Ðình Hổ, Trần Hưng Ðạo, Lý Thường Kiệt, Phan Bội Châu... khi mưa to. - Hệ thống thoát nước chung (thoát chung cho cả nước mưa và nước thải, chưa tách nước thải để xử lý). - Tại các đô thị cũ, mạng thoát nước đã quá cũ, khẩu độ nhỏ không đáp ứng khả năng theo sự phát triển của đô thị. Kết cấu của các hệ thống thoát nước tại các đô thị là hỗn hợp: Cống ngầm, mương nắp đan, mương hở kết hợp với hệ thống hố điều hòa và các trạm bơm. - Tại các khu công nghiệp và các khu đô thị mới đều đã xây dựng hệ thống thoát nước riêng, tuy vậy vẫn chưa triệt để. Năng lực thoát nước tại các đô thị mới chỉ đạt 50 – 70%. Chỉ tiêu thoát nước cục bộ chứ chưa thể giải quyết úng ngập cho TP Nguyên nhân * Nguyên nhân khách quan Ðó là do lượng mưa lớn, dồn dập trong một thời gian ngắn, cho nên hệ thống thoát nước bị quá tải, nước không tiêu thoát kịp, gây ứ nước. Theo thiết kế, dự án thoát nước Hà Nội khi hoàn thành bảo đảm thoát nước với cường độ 36 mm nước trong vòng một giờ. Vì vậy, với những trận mưa lớn, vượt quá thiết kế của dự án thì úng ngập là bất khả kháng. Các dự án thoát nước và xử lý nước thải đang thực hiện tiến độ thi công chậm, các quy trình, cơ chế còn phức tạp nên hiệu quả đầu tư chưa cao, các công nghệ xử lý nước thải của các dự án rất đa dạng do nhiều quốc gia đưa vào. Các khu công nghiệp đã có trạm xử lý nước thải nhưng chưa vận hành. Đầu tư còn dàn trải và châm trễ do sử dụng vốn nước ngoài nên phải tuân thủ hàng loạt báo cáo. hệ thống quan trắc chất lượng môi trường nước chưa được xây dựng đầy đủ, các cơ sở dữ liệu về môi trường chưa đáp ứng được công tác thiết kế, quản lý về thoát nước và xử lý nước thải các đô thị . Công tác giải phóng mặt bằng chậm trễ đã ảnh hưởng tiến độ dự án (giải phóng mặt bằng luôn là công tác khó khăn và phức tạp nhất vì diện tích đất cần thu hồi lớn và ảnh hưởng quyền lợi của nhiều hộ dân) - Do sự phát triển mở rộng đô thị nhanh hơn sự đầu tư về hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thoát nước - Việc thi công các công trình lớn cũng là nguyên nhân gây úng ngập cục bộ. Người dân phường Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai) phản ánh: Trước đây đường Lĩnh Nam chỉ là đường liên xã, từ khi đường Lĩnh Nam được phân luồng trở thành đường dẫn lên cầu Thanh Trì, hạ tầng tuyến đường bị quá  tải, xuống cấp nghiêm trọng. Các xe ô-tô tải, xe công-ten-nơ từ cầu Thanh Trì xuống, cùng với xe tải ra vào khu công nghiệp Vĩnh Tuy đã làm hỏng, sập hết hệ thống thoát nước trên đường. Các điểm úng ngập trên phố Mạc Thị Bưởi, Vĩnh Tuy xuất hiện từ khi bắt đầu thi công công trình cầu Vĩnh Tuy phía bờ nam. * Nguyên nhân chủ quan - Công tác duy tu bảo dưỡng chưa tốt gây bồi lắng và làm cho hệ thống chuyển nước ách tắc. - Hệ thống ao hồ trong đô thị (nơi điều hòa nước tự nhiên) bị san lấp không theo quy hoạch cũng là nguyên nhân gây úng ngập cho các đô thị. - Sự buông lỏng quản lý xây dựng.Tại các tuyến phố: Khâm Thiên, Ðội Cấn, Tôn Ðức Thắng, đặc biệt là các quận mới như Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, hệ thống cấp thoát nước chưa được quy hoạch trong khi tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, các ao hồ có nhiệm vụ điều hòa nước mưa bị san lấp để làm nhà, nước không có đường thoát, vì vậy  úng ngập cũng là điều dễ hiểu. - Vấn đề đào tạo nâng cao năng lực quản lý vận hành HTTN còn yếu kém. - Công tác giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường còn yếu. Công tác xã hội hóa về thoát nước và bảo vệ môi trường đô thị còn hạn chế. B. GIẢI PHÁP 1, Giải pháp của chính phủ Với những thực trạng không mấy sáng sủa của hệ thống thoát nước Hà Nội trong thời gian qua, chính phủ đã đưa ra nhưng biện pháp nhằm hạn chế và khắc phục những yếu kém trên: *Triển khai dự án thoát nước Hà Nội Với tổng kinh phí thực hiện dự án I là 2700 tỷ đồng/3100 tỷ đồng tổng mức đầu tư được duyệt, dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1 đã hoàn thành vào năm 2005 với năng lưc tiêu cơn mưa 172 mm trong 2 ngày. và đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư các công trình bao gồm cụm công trình đầu mối Yên Sở, hồ điều hòa Yên Sở, cải tạo nạo vét 4 sông thoát nước chính Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu, cải tạo cầu cống gây co thắt dòng chảy trên mương thoát nước (10 điểm) và xây dựng các cửa xả và 7 cửa điều tiết; cải tạo nạo vét nạo vét kè, tách nước thải các hồ Giảng Võ, Thiền Quang, Thành Công, Thanh Nhàn 1, 2a, 2b; cải tạo và xây dựng 23,9km cống thoát nước, cung cấp dây chuyền thiết bị nạo vét hệ thống thoát nước; xây dựng 2 trạm xử lý nước thải thí điểm Kim Liên, Trúc Bạch; xây dựng đường và hạ tầng kỹ thuật ven bờ trái sông Tô Lịch. Dự án thoát nước giai đoạn 2 chính thức được khởi công ngày 13/22 , tại Yên Sở, quận Hoàng Mai. Tổng mức đầu tư cho dự án này lên tới 6314 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2011. Dự án được thiết kế chống úng ngập cho TP Hà Nộ trong lưu vực sông Tô Lịch với chu kỳ bảo vệ 10 năm đối với sông và mương thoát nước ứng với lượng nước mưa 310 mm/2 ngày, nâng cao công suất của Trạm bơm Yên Sở lên tới 90m3/s (gấp đôi giai đoạn 1) * Sử dụng một lượng vốn lớn cho các công trình và dự án Chính phủ đã sử dụng một lượng lớn nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn nước ngoài để đầu tư và cải tạo cho các công trình thoát nước ( dự án thoat nước giai đoạn 1 là 2700 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 6314 tỷ đồng) * Chính phủ dã đưa ra các qui chuẩn về hệ thống thoát nước nói riêng và cấp thoát nước nói chung. -Quy chuẩn này là tập hợp những quy định thống nhất về thiết kế, xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị cấp thoát nước trong nhà và công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu và tiêu chuẩn tối thiểu cho sức khoẻ, sự an toàn và lợi ích người sử dụng hệ thống cấp thoát nước. -Quy chuẩn này áp dụng cho việc lắp đặt mới, cải tạo, sửa chữa, thay thế, di chuyển, vận hành, bảo dưỡng hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình, kể cả phần ngoài nhà cho đến hệ thống cấp thoát nước chung của khu vực. Ngày 28/5/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp. Nghị định gồm 9 Chương, 65 điều và là văn bản pháp lý rất quan trọng nhằm quản lý tốt hơn các hoạt động thoát nước tại khu vực đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao (sau đây gọi tắt là khu công nghiệp). Theo đó, Chính phủ sẽ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước trên lãnh thổ Việt Nam; ban hành và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, định hướng phát triển thoát nước ở cấp quốc gia. Đối với các KCN, đô thị mới hình thành phải quy hoạch, xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải riêng. Các đô thị đã có hệ thống thoát nước thì tùy điều kiện cụ thể của từng đô thị để nghiên cứu tổ chức quy hoạch hệ thống thoát nước chung, riêng hoặc nửa riêng. * CP đã có biện pháp quản lý chặt chẽ các dự án từ trung ương đến địa phương. Thành lập ban thanh tra kiểm tra các dự án * CP đã và đang xây dựng nhiều công trình có cơ sở hạ tầng tốt nhằm phục vụ cho việc thoát nước thuận tiện hơn. Những giải pháp trên của chính phủ đã đạt được một số thành tựu nhất định - Xây dựng đựơc một hệ thống thoát nước khá quy mô - Cải tạo khá tốt tình trạng ô nhiễm môi trường tại các con sông như sông trong thành phố. Tuy nhiên các giải pháp trên còn mắc phải nhiều hạn chế bộc lộ những yếu kém của hệ thống thoát nước Hà Nội. - Các công trình không kịp tiến độ của chủ dự án đưa ra: Nếu theo đúng quy hoạch tổng thể thoát nước và xử lý nước thải Hà Nội do Tổ chức JICA (Nhật Bản) thiết lập (năm 1995) và được Thủ tướng phê duyệt thì sau mười năm, hai giai đoạn đầu của dự án đã hoàn thành vào năm 2005 và có thể tiêu thoát được lượng nước mưa 310mm/hai ngày. Như vậy, Hà Nội lẽ ra không rơi vào tình trạng úng ngập và thiệt hại nặng nề trong trận mưa vừa qua. Tuy nhiên cho đến nay, giai đoạn hai của dự án (còn gọi là dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội - dự án 2 ) mới được khởi công. - Chưa giải quyết tổng thể: Hệ thống thoát nước Hà Nội đã bộc lộ rõ những yếu kém qua những trận mưa lớn vừa qua, khi các dự án cải tạo và xây dựng chưa giải quyết một cách tổng thể hệ thống này. Theo dự kiến, giai đoạn 1 được thực hiện từ năm 1995-2000, giai đoạn 2 từ năm 2000-2005 nhưng đến nay Hà Nội mới đang trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật, do vậy không theo kịp tốc độ phát triển của đô thị. Tới đây, Bộ Xây dựng sẽ cùng TP Hà Nội rà soát toàn bộ hệ thống thoát nước của Hà Nội. Bộ Xây dựng đã đề nghị TP Hà Nội cần tổ chức triển khai lập quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước TP Hà Nội theo địa giới hành chính mới, trong đó cần cập nhật, đánh giá tình hình phát triển đô thị, mối quan hệ giữa khu vực nội thành và ngoại thành cũng như mối quan hệ vùng trong hệ thống thoát nước. Các dự án thoát nước của Hà Nội không hiệu quả, gây ngập úng trên diện rộng, đầu tư nhiều tỷ đồng nhưng chỉ thoát được lượng mưa dưới 170ml nước , còn trên 200ml thì chịu. - Các qui chuẩn được đề ra nhưng thực hiện còn chưa đúng qui định, chưa đáp ứng được yêu cầu. - Các bộ phận thanh tra kiểm tra còn chưa chặt chẽ. Bỏ qua nhiều sai sót trong việc thực hiện, thất thoát vốn đầu tư của nhà nước.Còn có tình trạng rút vốn gây thất thoát và lãng phí nguồn vốn cua nhà nước. 2, Đề xuất của nhóm - Rà soát lại các công trình xây dựng, bắt buộc các công trình xây dựng phải có hệ thống thoát nước to rộng đạt tiêu chuẩn Châu Âu - Tăng cường nạo vét ao hồ, đặt nhiều thùng rác trên các tuyến phố để tránh xả rác bừa bãi (như bên Trung Quốc cứ 500m lại có một thùng rác).Đề nghị khơi thông 3 hệ thống sông theo trình tự: Sông Tô Lịch rồi đến sông Nhuệ (vì 2 sông này sẽ thoát nước chính khu vực nội thành) sông Hồng. Khi triển khai phải từ hạ lưu (Chính phủ hỗ trợ kinh phí cho các tỉnh (vùng) hạ lưu như Hà Nam, Nam Định, Thái Bình để nạo vét).  Trong nội thành các sông Lừ, sông Sét ... sẽ quy hoạch để thoát nước khu vực trung tâm ra các sông và hồ lớn - Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, tránh xả rác bừa bãi gây tắc cống… - Thành phố cần quy hoạch lại khu đô thị một cách hợp lý: Đối với hệ thống tổng thể cho toàn đô thị, muốn thoát nước tốt đương nhiên phải có quy hoạch. Quy hoạch này không thể tách rời với quy hoạch chung TP Hà Nội, nhất là trong khâu thực hiện. Cái Hà Nội cần hiện nay là trong khi nghiên cứu quy hoạch xây dựng chung cần có quy hoạch kết cấu hạ tầng, mà quy hoạch thoát nước là một thành phần của quy hoạch kết cấu hạ tầng đó. - Nên có kế hoạch trồng nhiều cây xanh trong nội thành vừa làm đẹp cảnh quan thành phố, bảo vệ môi trường, đồng thời tăng khả năng thấm hút nước cho những cơn mưa lớn. - Mọi người dân cũng như các tổ chức xã hội cần có ý thức trong việc cấm xả thải rắn vào ống thoát nước tránh tình trạng tắc nghẽn. - Bên cạnh việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng, chúng ta còn cần phát triển khả năng quản lý những cơ sở hạ tầng này. - Đặt những trạm bơm công suất lớn hơn, thậm chí có thể bố trí trạm bơm cưỡng bức ngay sát Hà Nội để bơm thẳng nước đổ ra sông Hồng bởi cự ly bơm cưỡng bức ngắn như vậy sẽ nhanh hơn nhiều so với việc thoát nước từ phía Bắc xuống Nam thành phố, đến tận hồ Yên Sở rồi mới chảy ra sông Hồng như hiện nay. Hơn nữa, tất cả nước của thành phố đều đổ dồn vào hồ Yên Sở như hiện nay sẽ nguy hiểm hơn so với phương án phân tải trên các địa phương khác. Cần nhanh chóng phân tải trạm bơm Yên Sở và mở thêm những lưu vực thoát nước khác. Đồng thời bổ sung mạng lưới bơm cưỡng bức trực tiếp ngay trong nội đô để có thể giảm bớt khoảng cách nước chảy từ phía Bắc xuống phía Nam , từ phía Tây sang phía Đông thành phố như hiện nay. - Hệ thống cấp thoát nước hiện nay đã lỗi thời do địa bàn Hà Nội đã mở rộng ra rất nhiều,cần có một kế hoạch một dự án có quy m ô lớn,hiện đại hơn LỜI KẾT Khi đặt toàn bộ vấn đề trên quan điểm bộ môn kinh tế công cộng,nhóm 24 đã có thê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA9017.DOC
Tài liệu liên quan