Trong thực tiễn xét xử, có nhiều trường hợp người dân đã nhầm lẫn các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng với giấy tờ có giá. Họ có yêu cầu tòa án giải quyết các vấn đề liên quan đến các loại giấy tờ này. Tuy nhiên, ta phải xác định rõ: giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản như Giấy CNQSDĐ, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, Giấy đăng ký xe máy, mô tô, ô tô, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .không phải là giấy tờ có giá quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005. – Bởi vì về khả năng chuyển đổi thành tiền tệ hoặc sử dụng như tiền tệ, thì rõ ràng nó lệ thuộc vào mảnh đất được ghi trên nó. Vì giá trị tiền tệ của nó thực chất là giá trị quyền sử dụng của mảnh đất. Vì vậy ở khía cạnh này giấy chứng nhận quyền sở hữu đất không thể là tài sản. Ở đây nó chỉ mang tính đại diện hình thức thôi, vì người ta không thể đem theo cả mảnh đất khi đi giao dịch. Do đó, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiễm giữ trả lại các giấy tờ này thì Tòa án không thụ lý giải quyết. (Theo văn bản số 141/TANDTC-KHXX)
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8661 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những vấn đề lí luận và thực tiễn về khái niệm tài sản theo Điều 163 Bộ luật dân sự 2005, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của thế giới vật chất mà nó tồn tại phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Ví dụ như đất đai được coi là vật trong giao lưu dân sự vì nó là một bộ phận của thế giới vật chất, nó tồn tại không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người. Nhưng quyền sử dụng mảnh đất ấy lại không tồn tại khách quan, không phải là một bộ phận của thế giới vật chất nên đương nhiên nó không phải là vật trong giao lưu dân sự mà nó là một loại tài sản khác mang tên “quyền tài sản”. Vì thế mà “đất đai” thì thuộc quyền sở hữu của toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý nhưng “quyền sử dụng đất” lại thuộc về các cá nhân, tổ chức khác. Ở đây cả “đất đai” và “quyền sử dụng đất” đều được coi là tài sản nhưng đất đai là vật, còn quyền sử dụng đất là quyền tài sản.
Con người phải chiếm hữu được. Có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này thì được coi là vật nhưng ở dạng khác lại không được coi là vật. Chỉ khi con người chiếm hữu được nó thì nó mới được coi là vật. Ví dụ ô xi còn ở dạng không khí trong tự nhiên thì chưa thể được coi là vật, vì chưa thể đưa vào giao dịch dân sự. Chỉ khi được nén vào bình, tức là con người có thể nắm giữ, quản lý được thì mới có thể đưa vào giao lưu dân sự và được coi là vật.
Mang lại lợi ích cho chủ thể và phải có đặc trưng giá trị. Trong thực tiễn ta bắt gặp nhiều trường hợp một vật là bộ phận của thế giới vật chất, con người có thể chiếm hữu được nhưng nó vẫn không được coi là vật trong dân sự. Ví dụ như: một cọng rác, một viên đá, một hạt cát…rõ ràng nó là một bộ phận của thế giới vật chất và ta hoàn toàn có thể chiếm hữu nó nhưng vì nó không mang lại lợi ích gì cho chủ thể và không có đặc trưng giá trị nên không thể coi là vật trong giao lưu dân sự. Chỉ khi rác có thể tái chế mà người ta đi buôn đồng nát, hoặc đá, cát dùng làm vật liệu xây dựng để xây nhà thì lúc đó nó mới trở thành vật trong giao lưu dân sự. Tức là người ta có thể khai thác công dụng của nó, để nó trở thành vật có giá trị thì lúc đó nó mới được coi là vật trong giao lưu dân sự.
Có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai. Đây là một nội dung rất mới mẻ của BLDS năm 2005 so với BLDS năm 1995. BLDS 1995 tại Điều 172 qui định: “Tài sản bao gồm: vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền và các quyền về tài sản”. Trong đó vật có thực được xác định bởi các điều kiện như: vật phải có hình dáng, kích thước cụ thể, con người có thể tri giác được và có giá cả tương ứng với giá trị của vật. Tuy nhiên BLDS 2005 xác định lại khái niệm tài sản tại Điều 163 như sau: “Tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền về tài sản”. Theo tinh thần Điều 163 thì phạm vi của “vật” rộng hơn so với khái niệm cũ trước đó, bao gồm cả những vật có thực và những vật sẽ có trong tương lai. Vật có thực là vật đã tồn tại vào thời điểm hiện tại và đã được xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu của vật đó. Ví dụ: nhà đã được xây, thuyền đã được đóng,… Còn vật hình thành trong tương lai được hiểu là vật chưa tồn tại hoặc chưa hình thành đồng bộ vào thời điểm xem xét nhưng chắc chắn sẽ có hoặc được hình thành trong tương lai. Ví dụ như: một dự án nhà cao tầng đang chuẩn bị khởi công xây, một cái cầu đang bắc…cả hai cái đó đều được đưa vào giao dịch dân sự như một vật sẽ hình thành trong tương lai.
Sự mở rộng khái niệm “vật” của BLDS 2005 so với khái niệm “vật có thực” của BLDS 1995 làm cho giá trị pháp lý của tài sản được xác định ở phạm vi rộng hơn, quan niệm về giao dịch dân sự hợp pháp cũng được mở rộng hơn theo hướng đa dạng hơn, phù hợp với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường nhiều thành phần hiện nay ở nước ta, làm cho thị trường mua bán hàng hóa sôi động hơn, nhất là thị trường bất động sản. Ví dụ như muốn xây dựng một khu chung cư nhưng nhà đầu tư không đủ vốn, họ muốn thế chấp khu chung cư sẽ hình thành trong tương lai đó tại ngân hàng để lấy vốn xây dựng khu chung cư thì lúc này phải coi khu chung cư sẽ hình thành trong tương lai ấy là tài sản, phải coi nó là tài sản thì mới được đem nó ra thế chấp trong giao dịch dân sự được.
Trong thực tế áp dụng pháp luật, những vật có thực thông thường bao giờ cũng dễ xác định hơn so với các vật chưa có thực, và quy định mở rộng nội hàm khái niệm “vật” ở BLDS 2005 cũng mang lại nhiều khó khăn trong việc giải quyết những tranh chấp liên quan đến vật hình thành trong tương lai.
Ví dụ như một công ty muốn thế chấp khu chung cư sẽ xây dựng của họ để lấy vốn nhưng lần thứ nhất, họ đến ngân hàng A thế chấp khu đất làm khu chung cư đó. Lần thứ hai, họ thế chấp cả khu chung cư đó. Lần thứ ba, họ thế chấp từng căn hộ trong khu chung cư đó…Như vậy chỉ là một dự án nhưng với qui định của pháp luật về vật sẽ hình thành trong tương lai, người vay vốn họ có thể thế chấp nhiều lần trên khu chung cư đó. Điều đó cho thấy những lỗ hổng trong pháp luật hiện hành. Nếu như công ty kia gặp trục trặc không thể hoàn thành khu chung cư đó hoặc không có khả năng trả nợ thì các ngân hàng sẽ bị thiệt hại rất lớn. Bởi vì đặc trưng của vật hình thành trong tương lai đã là mang tính rủi ro cao, theo dự kiến là nó sẽ hình thành nhưng vì một bất lợi nào đó mà nó không hoàn thành, vậy ai sẽ phải chịu rủi ro đó? Những trường hợp như thế trên thực tế rất nhiều và những tranh chấp về tài sản sẽ hình thành trong tương lai ngày càng gia tăng và phức tạp. Pháp luật cần quy định rõ ràng hơn nữa về loại tài sản này để tránh tình trạng “lách luật” gia tăng, gây thiệt hại cho các chủ thể tham gia giao dịch.
Ở một khía cạnh khác của khái niệm vật, hiện nay có một loại vật đang gây ra nhiều ý kiến tranh luận có nên xác định nó là tài sản hay không, đó là các vật ảo được mua bán trên mạng giữa những người tham gia một trò chơi cụ thể nào đó. Những vật này có giá hẳn hoi và người sở hữu có quyền bán nó cho người khác để nhận tiền, tương tự như việc quy các phỉnh trong các sòng bạc thành một số tiền tương ứng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh cờ bạc. Thực tế, những tranh chấp về loại tài sản này ngày càng gia tăng. Những món đồ trên các game online có giá trị hàng trăm, thậm chí hàng triệu, đến hàng chục triệu đồng, người chơi vô tư trao đổi mua bán với nhau bằng tiền thật. Chính vì nó có tính chất như một loại tài sản nên người ta đưa nó vào giao dịch dân sự như bình thường thậm chí là ăn cắp, trộm đồ,…rồi đưa nhau ra tòa đòi giải quyết, nhưng họ lại không biết rằng nó không được coi là tài sản theo pháp luật hiện hành. Câu hỏi đặt ra là ta có nên coi tài sản ảo trên mạng là tài sản trong giao lưu dân sự không? Nếu ta coi nó là tài sản thì dựa vào bản chất của loại tài sản này ta rất khó có thể kiểm soát vì người chơi không đồng thời là chủ sở hữu tuyệt đối với tài sản đó , hơn nữa nếu coi nó là tài sản thì sẽ dẫn đến tình trạng nghiện game online ngày càng gia tăng, vì lúc này chơi game đã trở thành một cách kiếm tiền nhanh chóng và được hợp pháp hóa, không còn mang tính chất giải trí nữa. Nhưng nếu không công nhận nó là tài sản thì quyền lợi của những người chơi không được bảo vệ, có tranh chấp xảy ra thì sẽ lấy những điều luật nào để giải quyết? Có người đưa ra quan điểm vật ảo thì lấy tiền ảo ra để trả, tòa án ảo ra để giải quyết…nhưng thực sự đó không phải là ý kiến hay. Vì để tạo được những món đồ ảo ấy người chơi phải bỏ ra những cái có thực như: công sức, tiền bạc, tức là tài sản ấy có giá trị, mà đã có giá trị thì sẽ có giá cả, giao lưu dân sự xảy ra là điều khó tránh khỏi. Theo ý kiến cá nhân, em nghĩ nên coi nó là tài sản vì đây là một loại tài sản tất yếu khách quan sẽ hình thành trong thế giới hiện đại, phủ nhận nó tức là luật pháp đã đi ngược lại với quy luật vận động, không bắt kịp xu thế của khoa học kỹ thuật, điều quan trọng là phải xây dựng luật pháp như thế nào để vừa bảo hộ được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, vừa hạn chế được những tiêu cực mà “thế giới ảo” mang lại.
Thực tế, ngoài vấn đề về tài sản ảo ra thì còn một vấn đề nhức nhối nữa đó là: các vụ án buôn bán nội tạng người càng ngày càng gia tăng. Vậy các bộ phận cơ thể con người có được coi là tài sản không?. Nếu coi nó là tài sản thì rất mâu thuẫn vì những hành vi xâm phạm đến thân thể con người là những hành vi xâm hại đến quyền nhân thân, là một quyền năng khác hoàn toàn với quyền tài sản. Không thể ai đó cầm dao đâm bạn, bạn lại bảo đó là hành vi xâm phạm đến tài sản của bạn được. Nhưng nếu nó không phải là tài sản thì tại sao nó vẫn được buôn bán, trao đổi, vẫn có giá cả trên thị trường, thậm chí là giá rất cao? Đây cũng là một vấn đề cần có sự quan tâm của luật dân sự.
2. Tiền
Tiền theo kinh tế chính trị học là vật ngang giá chung được sử dụng làm thước đo giá trị của các loại tài sản khác. Một tài sản được coi là tiền hiện nay khi nó đang có giá trị lưu hành trên thực tế. Tiền được coi là một dạng đặc biệt của tài sản và cũng là thước đo để xác định toàn bộ khối tài sản của một chủ thể nào đó trong quan hệ pháp luật dân sự. Loại tài sản này có những đặc điểm pháp lý khác với vật, được thể hiện ở những mặt sau:
Đối với vật thì ta có thể khai thác công dụng hữu ích từ chính vật đó (nhà dùng để ở, xe để đi lại…). Còn đối với tiền thì không thể khai thác công dụng hữu ích từ chính tờ tiền hay đồng tiền xu đó. Tiền thực hiện ba chức năng chính đó là: công cụ thanh toán đa năng, công cụ tích lũy tài sản và công cụ định giá các loại tài sản khác. Khái niệm “quyền sử dụng chỉ được áp dụng một cách trọn vẹn cho vật chứ không áp dụng cho tiền.
Các vật thông thường có thể do rất nhiều chủ thể khác tạo ra, còn tiền thì do nhà nước độc quyền phát hành. Việc phát hành tiền được coi là một trong những biểu hiện của chủ quyền của mỗi quốc gia.
Vật được xác định bằng những đơn vị đo lường thông dụng còn tiền lại được xác định số lượng thông qua mệnh giá của nó.
Chủ sở hữu vật được toàn quyền tiêu hủy vật thuộc sở hữu của mình, còn chủ sở hữu tiền lại không được phép tiêu hủy tiền (không được xé, đốt, sửa chữa, làm giả…).
Tiền nhìn dưới nhiều góc độ lại có một công dụng khác nhau. Nếu dưới góc độ kinh tế thì việc sử dụng tiền được hiểu thông qua hành vi đầu tư tiền vào các hoạt động kinh doanh (mua bán, cho vay, góp vốn…) hay tiêu dùng nhưng dưới góc độ luật dân sự thì các hành vi đầu tư hay tiêu dùng đó lại phải được hiểu là hành vi thực hiện quyền định đoạt tiền ( chuyển giao quyền sở hữu tiền cho người khác) chứ không phải là thực hiện quyền sử dụng. Dưới góc độ kinh tế việc gửi tiền vào các tổ chức tín dụng (gửi tiền vào tài khoản của mình trong ngân hàng) thường được coi là hành vi cất giữ tiền còn dưới góc độ luật dân sự thì việc gửi tiền đó phải luôn được hiểu là hợp đồng cho vay tài sản. Bởi lẽ sau khi gửi tiền vào ngân hàng thì chính ngân hàng sẽ trở thành chủ sở hữu của khoản tiền đó và phải chịu rủi ro đối với nó. Người gửi khi đó chấm dứt quyền sở hữu đối với số tiền vừa gửi, trở thành bên cho vay, có quyền yêu cầu ngân hàng thanh toán khoản tiền khác tương đương theo thời hạn thỏa thuận. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà hợp đồng vay đó có thể có thời hạn hoặc không thời hạn, có thể có lãi hoặc không có lãi. Nói tóm lại dưới góc độ kinh tế thì không có sự khác biệt cơ bản giữa tiền mặt và tiền trong tài khoản nhưng dưới góc độ luật dân sự thì “tiền trong tài khoản” lại được hiểu là quyền tài sản (quyền yêu cầu)- một loại tài sản khác chứ không phải là tiền. Trong pháp luật dân sự, tiền có tính năng đặc biệt là khi chuyển giao tiền thì bao giờ cũng kèm theo quyển giao quyền sở hữu, trừ trường hợp khi chuyển giao ta đặc định hóa gói tiền thông qua việc niêm phong gói tiền lại.
Trong BLDS 1995 có quy định tiền đem thanh toán phải là tiền nội tệ nhưng ở BLDS 2005 đã bỏ quy định này. Sở dĩ BLDS 1995 không coi ngoại tệ là tiền vì nó không được coi là công cụ thanh toán đa năng- một tính năng quan trọng nhất của tiền. Ngoại tệ phải được coi là một loại tài sản đặc biệt, thuộc nhóm hàng hóa hạn chế lưu thông. Chỉ những chủ thể nhất định (ngân hàng hay tổ chức tín dụng, các tổ chức có chức năng hoạt động ngoại thương…) mới được phép xác lập giao dịch đối với nó. Nhưng nếu ngoại tệ không phải là tiền thì liệu ta sẽ xếp ngoại tệ vào loại tài sản nào trong số các loại tài sản được qui định tại Điều 172 BLDS 1995. Không thể là vật vì ta không thể khai thác công dụng hữu ích từ chính tờ ngoại tệ được, cũng không thể coi là giấy tờ trị giá được bằng tiền hay quyền tài sản vì ta không xác định được ai là chủ thể nghĩa vụ trong đó. Do đó sự mở rộng khái niệm tiền trong BLDS 2005 là nhằm khắc phục cho những thiếu sót của BLDS 1995. Như vậy, theo luật mới, về mặt pháp lý tiền có thể được hiểu là nội tệ hoặc ngoại tệ. Cách phân tiền thành nội tệ và ngoại tệ hoàn toàn phụ thuộc vào góc độ nhìn nhận của từng quốc gia: một loại tiền có thể được coi là nội tệ với quốc gia này nhưng lại là ngoại tệ với quốc gia khác. Tuy nhiên ngoại tệ là loại tài sản hạn chế lưu thông chứ không được lưu hành rộng rãi như tiền Việt Nam.
Nhìn chung về thực tiễn, cách hiểu và vận dụng tiền tương đối thống nhất. Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng các kim loại quý, đá quý như vàng, bạc, kim cương có giá trị tương ứng với tiền tại một thời điểm xác định và có thể đưa vào giao lưu thay thế cho tiền nên cũng có thể coi đó là tiền. Nhưng trên thực tế thì các kim loại quý, đá quý chỉ được coi là vật đặc biệt vì nó thường xuyên biến động theo thị trường và nó tồn tại dưới dạng là vật. Vì vậy chỉ khi nào người ta dùng kim khí quý để đúc thành tiền thì mới được coi là tiền. Việc xác định tiền chỉ có thể là tiền giấy (hiện tại ở Việt Nam) còn kim khí quý là vật có ý nghĩa quan trọng đối với các ngành luật khác. Ví dụ như luật hình sự, khi vận dụng để xác định hành vi chiếm đoạt vẫn phải tách riêng tiền và các loại tài sản khác vì thời điểm chiếm đoạt đôi khi lại rất có ý nghĩa trong việc xác định có hay không có tội phạm xảy ra. Ví dụ đối với hành vi trộm cắp mà đối tượng tác động là một chỉ vàng 9,999 chằng hạn có thời điểm nó đủ yếu tố định lượng để xác định tội danh, nhưng ở thời điểm khác lại không đủ điều kiện về định lượng.
3. Giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá là loại tài sản rất phổ biến trong giao lưu dân sự hiện nay đặc biệt là giao dịch trong các hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành thì giấy tờ có giá bao gồm: Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005; Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005; tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và các công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16, Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2009; các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Chứng khoán; trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 52/2006/NĐ-CP của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Trong BLDS 1995, ta thấy các nhà làm luật sử dụng thuật ngữ: “giấy tờ trị giá được bằng tiền” chứ không phải là thuật ngữ: “giấy tờ có giá” như BLDS 2005. Thực ra cách hiểu về hai thuật ngữ này cũng không có gì khác biệt, song các loại giấy tờ được coi là tài sản đã được chuẩn hóa về tên gọi cũng như về tính chất.
Nói đến giấy tờ có giá, ta cũng cần phải phân biệt nó với tiền- một loại tài sản khác theo Điều 163- BLDS 2005.
Tiền là một loại tài sản riêng biệt, nó thực hiện ba chức năng chính: công cụ thanh toán đa năng, công cụ tích lũy tài sản, công cụ định giá các loại tài sản khác. Còn giấy tờ có giá bao gồm nhiều loại, mỗi loại có một chức năng khác nhau, có loại là công cụ thanh toán nhưng không bao giờ là công cụ thanh toán đa năng, có loại là công cụ đầu tư nhưng nó không phải là công cụ tích lũy theo nghĩa rộng, vì giá trị của nó không phải là vô thời hạn và nó cũng không phải là công cụ để định giá các loại tài sản khác như tiền.
Nếu như giấy tờ có giá được phát hành bởi một số chủ thể có thể là nhà nước, có thể là một số chủ thể khác do pháp luật quy định thì tiền lại do nhà nước độc quyền phát hành. Việc phát hành tiền được coi là một trong những biểu hiện chủ quyền mỗi quốc gia còn việc phát hành giấy tờ có giá là biểu hiện của quan hệ tín dụng thương mại.
Tiền được sử dụng để đầu tư vào kinh doanh hoặc tiêu dùng, còn việc sử dụng giấy tờ có giá không bao giờ được coi là hành vi đầu tư trực tiếp cho nhu cầu tiêu dung
Về việc thực hiện quyền định đoạt số phận thực tế đối với giấy tờ có giá cũng không bị hạn chế như việc định đoạt tiền.
Trong thực tiễn xét xử, có nhiều trường hợp người dân đã nhầm lẫn các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng với giấy tờ có giá. Họ có yêu cầu tòa án giải quyết các vấn đề liên quan đến các loại giấy tờ này. Tuy nhiên, ta phải xác định rõ: giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản như Giấy CNQSDĐ, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, Giấy đăng ký xe máy, mô tô, ô tô, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất….không phải là giấy tờ có giá quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005. – Bởi vì về khả năng chuyển đổi thành tiền tệ hoặc sử dụng như tiền tệ, thì rõ ràng nó lệ thuộc vào mảnh đất được ghi trên nó. Vì giá trị tiền tệ của nó thực chất là giá trị quyền sử dụng của mảnh đất. Vì vậy ở khía cạnh này giấy chứng nhận quyền sở hữu đất không thể là tài sản. Ở đây nó chỉ mang tính đại diện hình thức thôi, vì người ta không thể đem theo cả mảnh đất khi đi giao dịch. Do đó, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiễm giữ trả lại các giấy tờ này thì Tòa án không thụ lý giải quyết. (Theo văn bản số 141/TANDTC-KHXX)Như vậy, nếu như Tòa án không giải quyết thụ lý thì người bị chiếm giữ trái phép bìa đỏ cần làm gì để lấy lại giấy tờ này. Theo tôi, cần xác định việc chiếm giữ trái phép bìa đỏ đó xuất phát từ quan hệ gì, cho mượn để làm thủ tục vay ngân hàng, rồi không vay được và không trả lại; cầm cố bìa đỏ để vay tiền hoặc bị mất… để có các thức giải quyết cho phù hợp.Trường hợp xuất phát từ Hợp đồng vay mượn có cầm giữ giấy tờ này, nếu Hợp đồng ghi rõ việc các bên thỏa thuận đồng ý giữ bìa đỏ thì đó là quan hệ vay nợ có biện pháp là giữ giấy tờ bìa đỏ, như vậy các bên phải giải quyết rõ ràng việc vay nợ, nếu không thỏa thuận giải quyết thì sẽ yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp vay nợ;Trong trường hợp bị mất bìa đỏ một cách ngay thẳng thì người có tên trong bìa đỏ làm các thủ tục thông qua Văn phòng đăng ký nhà đất để xin cấp lại, trình tự và thủ tục xin cấp lại theo quy định tại Nghị định 88/2009 NĐ-CP của Chính phủ. Trong trường hợp người có tên trong bìa đỏ cho mượn bìa đỏ, hoặc gửi bìa đỏ để làm thủ tục vay ngân hàng không được thì làm thủ tục trình báo tới cơ quan công an để yêu cầu người chiếm giữ trái phép bìa đỏ trả lại cho người có tên trong bìa đỏ.
Vậy cũng có một thực tế nữa được đặt ra đó là: tờ vé số có phải là giấy tờ có giá hay không? Ta cũng dựa vào các đặc điểm của giấy tờ có giá để giải thích.
Giấy tờ có giá có thể "có giá" ở hai mặt:1 - Ở chức năng sử dụng về mặt vật chất là một tờ giấy; và 2 - Ở khả năng "chuyển đổi thành tiền tệ hoặc sử dụng như tiền tệ"
Tờ vé số có phải là tài sản không:
1 - Về mặt chức năng sử dụng như là một tờ giấy thì chắc chắn là có. ( lúc này nó là tài sản ở dạng “vật”…)2 - Ở khả năng chuyển đổi thành tiền tệ hoặc sử dụng thay thế tiền tệ thì chỉ khi nó phát sinh ra khả năng này nó mới được xem là tài sản. Đó là khi trúng số. Còn không thì nó chỉ có giá trị là tài sản ở điểm 1 thôi.
Việc xác định tờ vé số có khi nào là “vật” khi nào là “giấy tờ có giá” có ý nghĩa khi áp dụng để kết tội một người về hành vi chiếm đoạt, trộm cắp tài sản. Nếu như một tờ vé số 5000 đồng khi trúng thưởng giải đặc biệt sẽ lên đến hàng trăm triệu đồng. Nếu người ăn trộm chưa biết tờ vé số trúng giải mà lấy trộm thì chỉ là hành vi trộm cắp vặt (vì lúc này tờ vé số chỉ là một vật có giá trị 5000 đồng) nhưng nếu đã biết nó trúng giải mà lấy trộm thì đã đủ yếu tố về định lượng để xác định tội phạm (vì lúc này nó có giá trị hàng trăm triệu đồng).
4. Quyền tài sản
Quyền tài sản theo định nghĩa tại Điều 181 BLDS 2005 là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó thì quyền tài sản trước tiên phải được hiểu là sử xự được phép của chủ thể mang quyền. Quyền ở đây chính là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Quyền này phải trị giá được bằng tiền hay nói cách khác là phải tương đương với một đại lượng vật chất nhất định. Quyền tài sản thì có rất nhiều nhưng chỉ những quyền tài sản nào có thể trở thành đối tượng trong các giao dịch dân sự thì mới được coi là tài sản theo Điều 163 BLDS 2005. Hiện nay pháp luật Việt Nam công nhận một số quyền tài sản là tài sản như: quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản bị xâm phạm, quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng (Điều 332 BLDS 2005).
II. Những đánh giá và đề xuất phương hướng hoàn thiện.
Nhìn lại quan niệm về tài sản của BLDS 2005, ta có thể rút ra mấy nhận xé cơ bản như sau:
Thứ nhất, giải nghĩa được đưa ra theo kiểu liệt kê khép kín các loại tài sản chứ không xác định phạm vi dứt khoát hay nói một cách khác là không có một khái niệm chung về tài sản.
Thứ hai, các quy định tiếp đó tại “Chương XI- Phân loại tài sản” (Các Điều từ 174 đến 181) diễn giải cụ thể các loại tài sản được nêu ra trong giải nghĩa này không đề cập gì đến tiền và giấy tờ có giá- đây có thể là một thiếu sót lớn khi ngay cả định nghĩa cũng không có.
Thứ ba, Điều 173, Điều 181 và toàn bộ các quy định của BLDS 2005 không diễn giải một cách có thể hiểu được phạm vi của quyền tài sản.
Thứ tư, quyền sở hữu được qui định dường như tách biệt với tài sản tại Điều 164 và Điều 174, BLDS 2005, có nghĩa là khái niệm tài sản dường như không bao trùm quyền sở hữu, trong khi vẫn quy định những vấn đề chuyển dịch tài sản gắn với quyền sở hữu tại rất nhiều các quy định.
Thứ năm, tại sao “tài sản”- một khái niệm được cho là cốt lõi, xuyên suốt toàn bộ nội dung của BLDS lại không được cho vào phần những quy định chung của BLDS 2005? Phải chăng đây không phải là một khái niệm quan trọng?
Để phân tích những điểm phù hợp và bất cập trong quan niệm của các nhà làm luật hiện nay về tài sản và lí giải cho các nhận xét trên, ta đi khảo sát quan niệm về tài sản của pháp luật các nước khác.
Tuy nhiên, cũng giống như Bộ luật dân sự 1995, Bộ luật dân sự 2005 cũng đưa ra khái niệm tài sản theo hình thức liệt kê khép kín, điều này đã không đáp ứng sự phát triển của thực tiễn cuộc sống và gây ra sự tranh cãi về một số đối tượng như: tài sản ảo trong game online, khoảng không, hệ thống khách hàng… có được coi là tài sản trong pháp luật dân sự hay không? Chính điều này đòi hỏi cơ quan lập pháp phải tiến hành sửa đổi quy định về khái niệm tài sản trong Bộ luật dân sự theo hướng khái quát hơn và đưa ra những tiêu chí để phân biệt đâu là tài sản, đâu không phải là tài sản.
Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Sau đây là một số quan điểm chủ yếu:
1. Quan điểm thứ nhất cho rằng, tài sản là đối tượng của quyền sở hữu. Như vậy, theo quan điểm này muốn hiểu tài sản là gì thì trước tiên chúng ta phải hiểu Quyền sở hữu là gì. Tuy nhiên, tại Điều 164 Bộ luật dân sự 2005 khái niệm quyền sở hữu cũng chỉ được dưa ra theo hướng liệt kê, theo đó, ″Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật″. Do đó, nếu áp dụng khái niệm này thì chúng ta lại bị rơi vào vòng luẩn quẩn định nghĩa tài sản thông qua một khái niệm quyền sở hữu trong khi đó bản thân khái niệm quyền sở hữu cũng chưa giải quyết được một cách triệt để, thậm chí còn là phái sinh từ khái niệm tài sản.
2. Quan điểm thứ hai cho rằng, tài sản là của cải vật chất tồn tại dướidạng cụ thể, được con người sử dụng và được nhận biết bằng giác quan tiếp xúc như giường, tủ, bàn ghế, xe mô tô, tờ tiền…. Như vậy, theo quan điểm này thì chỉ những gì thuộc về thế giới vật chất, hiện đang tồn tại và chúng ta có thể cầm, lắm … được thì mới được coi là tài sản. Do đó, quyền tài sản không được coi là tài sản.
3. Quan điểm thứ ba cho rằng,tài sản bao gồm động sản và bất động sản. Đây thực chất là một cách phân loại tài sản dựa trên tính chất vật lý không di dời được về mặt cơ học và nó cũng rơi vào vòng luẩn quẩn như quan điểm thứ nhất khi định nghĩa tài sản thông qua khái niệm bất động sản và động sản trong khi đó khái niệm bất động sản và động sản cũng chưa được làm sang tỏ và thậm chí muốn hiểu thế nào là bất động sản và động sản thì phải hiểu thế nào là động sản trước. Hơn nữa, nếu theo quan điểm này thì quyền tài sản không biết được xếp vào bất động sản hay động sản?
4. Quan điểm thứ tư cho rằng, tài sản là những gì định giá được. Theo chúng tôi, quan điểm trên vẫn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích khái niệm tài sản theo điều 163 bộ luật dân sự 2005.doc