Nghị quyết 1373 ( năm 2001) đã đề ra một loạt các biện pháp nhằm ngăn ngừa và trừng trị việc tài trợ cho các hoạt động khủng bố cũng như việc thực hiện các hành động khủng bố. Nghị quyết yêu cầu các quốc gia phải hình sự hóa các hành vi cung cấp nguồn tài chính cho khủng bố, không dung túng, chứa chấp những kẻ khủng bố, tiến hành các bước cần thiết để ngăn ngừa việc thực hiện các hành động khủng bố và hỗ trợ các quốc gia khác trong việc điều tra hình sự cũng như việc thực hiện các thủ tục tố tụng hình sự liên quan đến hành vi tài trợ khủng bố.vv. Nghị quyết cũng kêu gọi các quốc gia tăng cường trao đổi thông tin , hợp tác quốc tế thông qua các thỏa thuận song phương và đa phương để ngăn ngừa và trừng trị bọn tội phạm khủng bố, gia nhập các điều ước quốc tế về khủng bố và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế này.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3155 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những vấn đề pháp lí và thực tiễn hoạt động chống khủng bố quốc tế hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng vấn đề pháp lí và thực tiễn hoạt động chống khủng bố quốc tế hiện nay:
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. CẤU THÀNH TỘI PHẠM TỘI KHỦNG BỐ QUỐC TẾ:
Trên thế giới hiện nay chưa có một định nghĩa chính xác về khủng bố. Tuy hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quốc tế về chống khủng bố quốc tế tương đối lớn nhưng chưa văn bản nào đưa ra được định nghĩa rõ ràng, toàn diện về khủng bố, hoặc có chăng cũng chỉ nêu được định nghĩa về một hành vi khủng bố cụ thể chính vì vậy để hiểu rõ hơn về tội khủng bố quốc tế chúng ta đi tìm hiểu cấu thành tội phạm của tội này:
1.1 Về hành vi của tội khủng bố quốc tế:
Hành vi khủng bố rất đa dạng, bao gồm các loại hành vi như xâm hại tính mạng, thân thể con người, tài sản hay tổng hợp các loại hành vi đó. Phần lớn hành vi khủng bố là các hành vi sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tuy nhiên hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, hành vi khủng bố đã lan sang cả các hình thức không mang tính vũ lực như chống phá bằng công nghệ thông tin, làm ô nhiễm nguồn nước, phát tán mầm bệnh..vv.
Hiện nay theo quy định của các công ước về chống khủng bố, hành vi khủng bố bao gồm: các hành vi chống lại an toàn hàng không dân dụng; chống lại an toàn hành trình hàng hải và những công trình cố định trên thềm lục địa; tài trợ khủng bố; xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người, tài sản bằng các thiết bị gây nổ; chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế bao gồm viên chức ngoại giao, bắt cóc cn tin, xâm phạm an toàn sức khỏe, tính mạng con người và tài sản bằng thiết bị hạt nhân.
1.2 Mục đích của hành vi khủng bố:
Mục đích là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội khủng bố vì nếu không có dấu hiệu mục đích thì tội khủng bố sẽ có cấu thành giống các tội phạm khác như tội giết người, cướp biển hay hủy hoại tài sản ... Hành vi khủng bố tuy xâm phạm tính mạng, tự do thân thể con người hoặc xâm phạm tài sản nhưng đó không phải là mục đích phạm tội. Người phạm tội muốn thông qua các hành vi đó gây hoảng loạn, khiếp đảm trong công chúng nhằm mục đích cuối cùng là chính trị.
Tính mục đích của hành vi trong cấu thành tội phạm cũng là tiêu chí để phân biệt tội khủng bố và các tội ác quốc tế thuộc thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế ( ICC)
1.3 Chủ thể của hành vi khủng bố:
Hiện nay có một số quan điểm cho rằng chủ thể thực hiện hành vi khủng bố bao gồm cả quốc gia – nhà nước khủng bố (1). Theo quan điểm của chúng tôi thì quốc gia không thể là chủ thể của tội phạm này.
Dưới góc độ pháp luật quốc tế, cần phân biệt giữa hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể luật quốc tế với hành vi vi phạm được xác định là tội phạm có tính chất quốc tế. Tội phạm có tính chất quốc tế là tội phạm hình sự do các cá nhân thực hiện xâm phạm tới trật tự pháp lí quốc tế hoặc quốc gia và có tính nguy hiểm trên phạm vi quốc tế mà tội khủng bố nằm trong nhóm này. Các hành vi xâm phạm luật quốc tế của quốc gia sẽ được giải quyết theo chế định trách nhiệm pháp lí quốc tế bao gồm hai loại là tội ác quốc tế và các vi phạm pháp lí thông thường khác. Chính vì vậy mà chủ thể của các tội phạm khủng bố chỉ có thể là cá nhân và các tổ chức tội phạm ( các băng nhóm phạm tội).
1.4 Khách thể của tội khủng bố:
Khách thể của tội khủng bố là các quan hệ xã hội bị tội phạm này xâm hại. Tội khủng bố xâm hại tới nhiều quan hệ xã hội do vậy khách thể của tội phạm này rất đa dạng, bao gồm: quyền, tự do cơ bản của con người, trật tự an toàn công cộng, hòa bình và an ninh quốc tế, mối quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia..vv. Tuy xâm phạm tới nhiều quan hệ xã hội nhưng khách thể trực tiếp, thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi khủng bố quốc tế chính là hòa bình và an ninh quốc tế. Để xâm hại quan hệ xã hội này thì hành vi khủng bố phải thông qua những đối tượng tác động nhất định.
Đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp này có thể là con người, tài sản. Tuy nhiên không phải trường hợp tấn công vào con người, tài sản nào cũng bị coi là khủng bố, các công ước quốc tế đều loại trừ các đối tượng bị tấn công là tàu bay, tàu tàu biển được sử dụng phục vụ quân đội, hải quan, cảnh sát ra khỏi phạm vi điều khủng bố chỉnh của công ước hay quy định cụ thể đối tượng tác động của hành vi cấu thành tội.
2. CƠ SỞ PHÁP LÍ CỦA HOẠT ĐỘNG CHỐNG KHỦNG BỐ QUỐC TẾ:
* Hiện nay, khủng bố quốc tế là một thách thức lớn đối với hòa bình, an ninh quốc tế. Chính vì vậy, họp tác đấu tranh chống khủng bố đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, của tất cả các quốc gia. Cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng để tăng cường hợp tác trong cuộc đấu tranh này là hệ thống các điều ước quốc tế đa phương về chống khủng bố quốc tế được thông qua trong khuôn khổ liên hợp quốc và tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc như Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) và Tổ chức Năng lượng quốc tế (IAEA).
Vào năm 1937, tại Giơnevơ (khi đó còn là Hội quốc liên), đã thông qua công ước về ngăn ngừa và trừng phạt khủng bố. Công ước đã liệt kê các hành vi được coi là hành vi khủng bố và phải bị trừng trị, như là hành vi phá hoại; hành vi gây nguy hiểm cho nhiều người; việc vận chuyển, chuyển giao, sử dụng cố ý giấy tờ giả mạo; các hành vi ám sát nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo quốc gia khác...
Ngay từ những năm 60 đến đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, các hoạt động khủng bố quốc tế đã xảy ra đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực hàng không dân dụng và đã gây nên nhiều thiệt hại cả về vật chất, tinh thần và uy tín cho giao lưu hàng không quốc tế. Để đối phó với tình hình này, các nước thành viên Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế đã thông qua 3 Công ước quốc tế có tính chất phổ cập đầu tiên về chống khủng bố quốc tế; đó là Công ước Tokyo năm 1963 về các tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay, Công ước Lahaye năm 1970 về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay; Công ước Môngtơrêan năm 1971 về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng. Sau đó, cũng trong khuôn khổ của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, các nước đã thông qua tiếp Nghị định thư năm 1988 về trừng trị các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế, bổ sung cho Công ước Môngtơrêan năm 1971 nêu trên và Công ước năm 1991 về đánh dấu vật liệu nổ dẻo để nhận biết.
Năm 1972, các nước đã chính thức đưa vấn đề chống khủng bố quốc tế vào chương trình Nghị sự Đại hội đồng khóa 27 của Liên hợp quốc. Từ đó đến nay, hàng năm Ủy ban về các vấn đề pháp lý của Đại hội đồng Liên hợp quốc đều thảo luận vấn đề này. Nhờ các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong khuôn khổ Liên hợp quốc, hàng loạt các điều ước đa phương về chống khủng bố quốc tế đã được thông qua, đó là Công ước năm 1973 về ngăn chặn và trừng trị các hành vi tội phạm chống lại những cá nhân được hưởng quyền bảo hộ quốc tế, trong đó bao gồm cả viên chức ngoại giao; Công ước năm 1979 về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân; Công ước quốc tế năm 1979 về chống bắt con tin; Công ước năm 1988 về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hành trình hàng hải; Nghị định thư năm 1988 về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn của những công trình cố định trên thềm lục địa; Công ước năm 1997 về ngăn ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế bằng bom; và gần đây nhất là Công ước quốc tế 1999 về ngăn ngừa và trừng trị hành vi tài trợ cho khủng bố. Đến nay đã có 12 Điều ước có tính chất phổ cập về chống khủng bố quốc tế.
Là những văn bản pháp lý quốc tế quan trọng về tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia để ngăn ngừa và trừng trị tội phạm khủng bố quốc tế, các điều ước nêu trên đều thể hiện những nội dung cơ bản sau đây:
- Lên án mạnh mẽ các hoạt động khủng bố quốc tế, coi khủng bố quốc tế, bất kể được tiến hành ở đâu và do ai tiến hành, đều đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế; đều là tội phạm và phải bị nghiêm trị.
- Khẳng định sự cần thiết phải đấu tranh chống lại các hành vi khủng bố quốc tế dưới mọi hình thức.
- Quy định các quốc gia thành viện cần tiến hành các biện pháp đấu tranh chống khủng bố quốc tế phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên hợp quốc và các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người.
- Nêu rõ những nghĩa vụ của các quốc gia thành viên cần hợp tác với nhau để ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm khủng bố quốc tế thông qua các biện pháp thích hợp, bao gồm hợp tác song phương, khu vực và hợp tác toàn cầu.
- Nghiêm cấm việc khuyến khích, dung túng và tài trợ cho khủng bố quốc tế.
- Yêu cầu các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm ngăn ngừa, xét xử và trừng trị các loại tội phạm khủng bố quốc tế theo thủ tục và trình tự đã được quy định trong từng điều ước cụ thể.
Bên cạnh việc kêu gọi các nước gia nhập và nghiêm chỉnh thực hiện các Điều ước nêu trên, năm 1996, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết A/RES/51/210 thành lập một ủy ban Ad hoc về chống khủng bố quốc tế. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban là tập trung soạn thảo để có thể thông qua một công ước toàn diện về chống khủng bố quốc tế. Ngoài ra, Ủy ban đang tích cực triển khai giải quyết các vấn đề tồn đọng liên quan đến dự thảo công ước quốc tế về trừng trị các hành vi khủng bố hạt nhân, cũng như chuẩn bị triệu tập một Hội nghị cấp cao về chống khủng bố.
* Sau sự kiện khủng bố tại Mỹ ngày 11/9/2001, Đại hội đồng LHQ khóa 56 (2001) đã dành ưu tiên cho việc thảo luận đề mục “chống khủng bố quốc tế” và tại diễn đàn này, từ 1-5/10/2001 đã có đại diện của 168 nước phát biểu, khẳng định quyết tâm của cộng đồng quốc tế cùng nhau đấu tranh chống khủng bố quốc tế. Hội đồng bảo an LHQ đã chính thức tuyên bố coi khủng bố quốc tế là nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế và trực tiếp tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố. Kể từ đó đến nay, Hội đồng bảo an đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng về chống khủng bố cũng như thành lập một số ủy ban, cơ chế chuyên trách về chống khủng bố như các nghị quyết 1373, 1267, 1455, 1566… các ủy ban 1267, ủy ban chống khủng bố…vv
- Nghị quyết 1373 ( năm 2001) đã đề ra một loạt các biện pháp nhằm ngăn ngừa và trừng trị việc tài trợ cho các hoạt động khủng bố cũng như việc thực hiện các hành động khủng bố. Nghị quyết yêu cầu các quốc gia phải hình sự hóa các hành vi cung cấp nguồn tài chính cho khủng bố, không dung túng, chứa chấp những kẻ khủng bố, tiến hành các bước cần thiết để ngăn ngừa việc thực hiện các hành động khủng bố và hỗ trợ các quốc gia khác trong việc điều tra hình sự cũng như việc thực hiện các thủ tục tố tụng hình sự liên quan đến hành vi tài trợ khủng bố..vv. Nghị quyết cũng kêu gọi các quốc gia tăng cường trao đổi thông tin , hợp tác quốc tế thông qua các thỏa thuận song phương và đa phương để ngăn ngừa và trừng trị bọn tội phạm khủng bố, gia nhập các điều ước quốc tế về khủng bố và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế này.
- Nghị quyết 1267 ( năm 1999) đã thành lập Ủy ban giám sát và cơ chế trừng phạt Taliban và Al Qaeda gồm những nội dung chính như sau: Phát hiện và cung cấp thông tin về các cá nhân, nhóm khủng bố, và trình lên Hội Đồng bảo an xem xét đưa vào danh sách phần tử khủng bố của LHQ; áp dụng các biện pháp ngăn ngừa chuyển tiền, phong tỏa tài sản; áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa các phần tử khủng bố xuất nhập cảnh…
- Nghị quyết 1445( năm 2003) đã quyết định tăng cường các biện pháp được nêu tại Nghị quyết 1267; yêu cầu các nước thành viên LHQ thực hiện các nội dung đã được nghị quyết 1267 đề ra đồng thời nộp báo cáo về việc thực hiện những biện pháp nêu trên.
- Nghị quyết 1566 ( năm 2004) thành lập nhóm làm việc để xem xét, khuyến nghị lên Hội đồng bảo an các biện pháp thực tế áp đặt đối với các cá nhân, nhóm thực thể dính líu đến hoạt động khủng bố.
* Ngoài các văn bản pháp lý được thông qua trong khuôn khổ LHQ và các tổ chức chuyên môn của LHQ như đã nêu ở trên thì các điều ước đa phương được thông qua trong khuôn khổ của một tổ chức quốc tế ở khu vực về chống khủng bố quốc tế cũng là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng điển hình như công ước năm 2007 của ASEAN ( hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) về chống khủng bố.
3) THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CHỐNG KHỦNG BỐ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY:
3.1 Các hoạt động của LHQ
- Ngày 8/9/2006 Đại hội đồng liên hợp quốc đã thông qua chiến lược chống khủng bố toàn cầu. Chiến lược này dưới hình thức một nghị quyết và sát nhập một kế hoạch hành động ( A/RES/60/288) là một công cụ toàn cầu làm tăng cường các nỗ lực quốc tế và quốc gia để chống khủng bố. Chiến lược không chỉ gửi một thông điệp rõ ràng rằng chủ nghĩa khủng bố là không thể chấp nhận được dưới mọi hình thức và biểu hiện mà còn giải quyết các bước thực tế để phòng, chống nó.
- Trong thực tiễn quá trình hoạt động của mình, LHQ đã xây dựng được một hệ thống khuôn khổ pháp lý quốc tế khá vững chắc về chống khủng bố bao gồm các nghị quyết được thông qua bởi Đại hội đồng và các tổ chức chuyên môn. Xây dựng cơ chế, bảo đảm thực thi các biện pháp chống khủng bố và hỗ trợ các quốc gia thông qua các nghị quyết của Hội đồng Bảo an ( các nghị quyết 1373,1455…) và hoạt động của các ủy ban chống khủng bố, ủy ban 1267…
- Hội đồng Bảo an đã áp dụng các lệnh trừng phạt và cấm vận đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi tài trợ khủng bố hoặc thực hiện hành vi khủng bố ví dụ như thông qua nghị quyết 1267 năm 1999 về việc cấm vận đối với Osama Bilađen, tổ chức Taliban và mạng lưới khủng bố Al Qaeda, theo nghị quyết này, một ủy ban trừng phạt liên quan đến các cá nhân và tổ chức nêu trên cũng đã được thành lập ( còn gọi là ủy ban 1267).
3.2) Các hoạt động của một số quốc gia trên thế giới:
- Sau sự kiện ngày 11/9/2001 nhiều quốc gia trên thế giới đã thành lập trung tâm chống khủng bố và xây dựng một lực lượng chống khủng bố chuyên nghiệp (Đội chống khủng bố). Các quốc gia có Đội chống khủng bố tinh nhuệ nhất hiện nay phải kể đến như Mỹ, Na Uy, Áo, Hà Lan…
- Ngày 10/10/2001, chính quyền Mỹ cho quân vào Afghanistan, với sự đồng tình của Tổ chức liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO với mục tiêu là tiêu diệt lực lượng khủng bố Al-Qaeda, phá vỡ khả năng yểm trợ khủng bố của Taliban và lập ra một chính quyền thân Mỹ tại Kabul. Từ 2001 đến nay, sau tám năm triển khai tuy chưa tiêu diệt được lực lượng Al-Qaeda và Taliban nhưng cũng khiến lực lượng của chúng bị thiệt hại đáng kể, ngăn chặn được các kế hoạch khủng bố của chúng. Mỹ cũng đã thành lập một số nhà tù nhằm giam giữ các tội phạm khủng bố hoặc bị nghi ngờ là tội phạm khủng bố như nhà tù Guantanamo,…
- Trên cơ sở pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, các quốc gia thường xuyên hoặc có nguy cơ là mục tiêu của hành vi khủng bố đã tiến hành các hoạt động tình báo nhằm phát hiện và ngăn chặn các hành vi và kế hoạch khủng bố . Cuối tháng 9 vừa qua, tình báo Mỹ và Châu Âu đã phát hiện và ngăn chặn thành công âm mưu khủng bố hàng loạt nước châu Âu như Pháp, Đức, Đan Mạch…. Ngày 19/10/2010, Bộ nội vụ Đức thông báo thành lập một đội gồm 200 cảnh sát và nhân viên tình báo có nhiệm vụ hợp tác với tình báo Mỹ điều tra về thông tin khủng bố…
- Các quốc gia tăng cường an ninh, duy trì cảnh báo an ninh ở mức độ cao, tăng cường các hoạt động kiểm tra kiểm soát tại các khu vực nhạy cảm, xiết chặt các hoạt động xuất nhập cảnh. Thường xuyên tổ chức các cuộc diễn tập quy mô quốc gia về phòng chống khủng bố và tham gia các cuộc diễn tập quy mô khu vực nhằm phản ứng kịp thời và hạn chế thiệt hại khi có sự kiện khủng bố xảy ra.
- Các quốc gia trên thế giới ngày càng chú trọng hơn đến đầu tư cho quốc phòng an ninh và đặc biệt là hoạt động chống khủng bố, đầu tư công nghệ kĩ thuật hiện đại nhằm phát hiện sớm và ngăn ngừa hành vi khủng bố….
4) NHỮNG HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN CỦA HOẠT ĐỘNG CHỐNG KHỦNG BỐ QUỐC TẾ:
- Tuy hệ thống các công ước quốc tế làm cơ sở cho hoạt động chống khủng bố rất nhiều nhưng hiện nay chưa có một công ước toàn diện về chống khủng bố cũng như chưa có một định nghĩa pháp lý chính xác về khủng bố quốc tế. Vì vậy theo chúng tôi trong thời gian tới cộng đồng quốc tế cần sớm hoàn thiện và thông qua công ước toàn diện về chống khủng bố, trong đó xây dựng thành công định nghĩa pháp lí về khủng bố quốc tế; từng bước hoàn thiện cơ chế riêng, thống nhất về chống khủng bố, bảo đảm sự phối hợp tốt giữa các cơ quan của LHQ ( như Đại hội đồng, Hội đồng bảo an….)
- Hoạt động chống khủng bố quốc tế còn thiếu sự liên kết giữa các cuộc gia: sau hàng loạt vụ khủg bố đẫm máu tại New York (sự kiện 11/9), nổ bom tại các nhà ga ở Madrid (Tây Ban Nha), các nước trên thế giới đã nhanh chóng bắt tay vào việc củng cố vị thế quốc phòng của nước mình. Nước nào cũng sợ mình sẽ là mục tiêu tấn công tiếp theo của bọn khủng bố nên đã đề ra những biện pháp phòng chống khủng bố rất thiết thực. Tuy nhiên, khủng bố quốc tế lại là một loại tội phạm vô cùng nguy hiểm bởi sự đông đảo về lực lượng và phân tán về mục tiêu. Do đó, muốn chống khủng bố triệt để và tòan diện đòi hỏi các nước trên thế giới phải cùng liên kết lại với nhau. Tuy nhiên, cho đến nay khi nhắc đến cuộc chiến chống khủng bố, đa phần người dân đều nghĩ đến vai trò của Mĩ và các nước đồng minh. Điều này phản ánh cuộc chiến đấu chống khủng bố vẫn chỉ là nhiệm vụ của các quốc gia bị đe dọa nhiều và có tiềm lực quân sự mạnh. Điều này đã hạn chế rất nhiều đến kết quả của cuộc chiến chống khủng bố, cho nên cần phải kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác chia sẻ thông tin và giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động chống khủng bố và thực hiện đầy đủ các công ước về chống khủng bố quốc tế.
- Hoạt động chống khủng bố quốc tế còn bị động, mang tính đối phó, chưa đi vào thực chất: tuy đã có nhiều tổ chức chống khủng bố quốc tế lẫn khu vực được thành lập nhưng việc thành lập này còn mang tính chất đối phó bị động theo kiểu “đau ở đâu chữa ở đó”. Ở hầu hết các cuộc gia việc chống khủng bố chỉ được đặt ra khi có vụ việc nghiêm trọng xảy ra. Ví dụ như sau cuộc đánh bom đẫm máu trên các nhà ga ở Madrit Tây Ban Nha, một loạt các nước như Anh, Ba Lan, Úc, Nhật…mới tiến hành siết chặt an ninh tại những nơi đông người như nhà ga, cảng, biển…Vụ khủng bố bằng cách giấu thuốc nổ vào kiện hàng diễn ra cuối tháng 10/2010 đã khiến các quốc gia đối phó bằng cách hạn chế người Yemen nhập cảnh (Mĩ, Anh) hoặc cấm máy bay trực tiếp hoặc gián tiếp từ Yemen hạ cánh (Đức, Dubai…). Nguyên nhân chính của tồn tại này chính là hạn chế trong việc thành lập hệ thống phòng chống khủng bố của các quốc gia. Cách đối phó rời rạc và bị động này vô tình tạo điều kiện cho các lực lượng khủng bố dễ dàng lựa chọn những thời điểm lơ là của chính quyền các nước để tấn công. Do vậy vấn đề cần thiết ở đây chính là tìm ra một chính sách chống khủng bố toàn cầu có sự trao đổi thông tin và phối hợp quốc tế và chú ý thích đáng đến việc giải quyết nguyên nhân sâu xa của khủng bố quốc tế như chênh lệch phát triển, bất công, đói nghèo, chiếm đóng của nước ngoài…vv. Đồng thời chú trọng tổ chức, xây dựng các hoạt động chống khủng bố mang tính chất phòng ngừa.
- Hoạt động chống khủng bố bị đánh đồng với hoạt động chính trị và tôn giáo: khủng bố là vấn đề của thời đại, từ thuở xa xưa con người đã biết sử dụng những biện pháp phá hoại, đe dọa nhằm gây lo sợ cho cộng đồng vì mục đích tôn giáo hoặc chính trị. Tuy nhiên quá trình chống khủng bố không đồng nghĩa với việc đàn áp tôn giáo hoặc sử dụng danh nghĩa chống khủng bố để giải quyết mâu thuẫn chính trị. Hiện tượng này đang diễn ra ở Thái Lan, khi mà các vụ khủng bố diễn ra và cách đáp trả của chính phủ đều mang màu sắc chính trị. Sau sự kiện lực lượng nổi dậy miền Nam đánh bom vào đêm 16/9/2006, Chính phủ Thái Lan đã dùng lực lượng quân sự đàn áp với mục tiêu “chống khủng bố”, thực sự là để tấn công và tiêu diệt các lực lượng đảo chính muốn lên nắm quyền. Điều tương tự diễn ra ở các nước Hồi giáo khi Al qaeda và các nhóm khủng bố Hồi giáo phát động cuộc “thánh chiến” nhằm chống lại sự chiếm đóng và mở rộng của quân đội phương Tây trên lãnh thổ nước mình. Chính phủ các nước này đối phó bằng cách hạn chế tự do tôn giáo, truy đuổi các thành phần tôn giáo nhằm ngăn ngừa nguy cơ khủng bố. Chính các động thái này đã gây ra sự bất mãn trong nhân dân, đặc biệt là các cộng đồng dân cư tôn giáo. Mặt khác, việc đánh đồng chống khủng bố quốc tế với giải quyết các mâu thuẫn trong nước vô hình chung làm giảm hiệu quả và ý nghĩa của cuộc chiến chống khủng bố quốc tế. Nó không còn là cuộc chiến vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, mà là công cụ để giải quyết các mâu thuẫn của dân tộc.
5) CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN CHỐNG KHỦNG BỐ TẠI VIỆT NAM:
5.1 Cơ sở pháp lý:
Việt Nam nhận thức sâu sắc mối nguy cơ và thảm họa tiềm tàng của các hành động khủng bố đối với mọi lĩnh vực, mọi mặt đời sống của tất cả các quốc gia. Chúng ta đã tích cực hợp tác với cộng đồng quốc tế trong cuộc đấu tranh chống khủng bố. Đến tháng 8/2002, nước ta đã gia nhập 8 điều ước quốc tế về chống khủng bố. Chúng ta cũng đang nghiên cứu khả năng gia nhập các điều ước quốc tế còn lại trong 12 điều ước nói trên, đồng thời tích cực tham gia các nỗ lực khu vực và trong khuôn khổ các nước ASEAN về phòng chống và trừng trị tội phạm khủng bố quốc tế.
Thể chế các công ước quốc tế trên, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có các quy định về chống khủng bố được quy định trong Bộ luật hình sự; bộ luật tố tụng hình sự; Luật ngân hàng nhà nước; Luật tổ chức tín dụng… Và Việt Nam cũng đã ký kết nhiều hiệp định tương trợ tư pháp và dẫn độ với nước ngoài.
- Bộ luật hình sự hiện hành của Việt Nam có một loạt những quy định liên quan đến chống khủng bố, có thể chia ra làm hai loại:
+ Thứ nhất là các điều liên quan trức tiếp đến chống khủng bố như Điều 84: “ Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân, thì bị phạt tù mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình; Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khoẻ, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm; Phạm tội trong trường hợp đe doạ xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm; Khủng bố người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo điều này.”
+ Thứ hai là những hành vi tuy không nhằm mục đích chống khủng bố nhưng có thể vận động để truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi thực hiện tội khủng bố theo pháp luật Việt Nam và theo các công ước quốc tế về chống khủng bố đó là một loạt các điều như: Điều 221 “Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ”; Điều 230 “ tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng phương tiện kỹ thuật quân sự”; Điều 232 “ tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ”; Điều 233 “ tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ”; Điều 238 “ chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất cháy, chất độc”; điều 251 “ tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có”; Điều 266 “ tội làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức”; Điều 274 “ tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép”. Bên cạnh đó Bộ luật hình sự còn quy định về các trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và đồng phạm có thể được áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội nói chung và phạm tội khủng bố nói riêng.
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 của Việt Nam đã dành một phần riềng (phần tám) để quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tố tụng hình sự trong đó có hai chương: chương 36 quy định về vấn đề tương trợ tư pháp và chương 37 quy định về vấn đề dẫn độ tội phạm. Trong phần này pháp luật đã đưa ra những quy định mang tính nguyên tắc chung về hợp tác quôc tế trong tố tụng hình sự, thực hiện tương trợ tư pháp, dẫn độ tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án, các trường hợp từ chối dẫn độ, việc chuyển giao hồ sơ, vật chứng của vụ án, việc giao nhận, chuyển giao đồ vật, tiền liên quan đến vụ án.
5. 2 Thực tiễn chống khủng bố của Việt Nam
Về thực tiễn chống khủng bố ở Việt Nam. Nước ta là một nước ổn định về chính trị vì vậy trên thực tế ở nước ta chưa có hoạt động khủng bố nào xẩy ra. Tuy nhiên chưa xảy ra không có nghĩa là nước ta lơ là trong các hành động chống khủng bố. Nước ta có một phận quân đội chống khủng bố riêng, thường xuyên luyện tập và luôn trong tình thế sãn sàng khi có sự cố xảy ra. Gần đây nhất ngày 10/11/2010 gần 900 cán bộ chiến sỹ công an, quân đội và thành phố Hà Nội đã có buổi diễn tập chống khủng bố đường thủy nội địa khu vực bến tàu du lịch sông Hồng, Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm Hà Nội.
Trước các kỳ Đại hội, kỳ họp của quốc tế, của khu vực được tổ chức ở nước ta, chúng ta đã có những cuộc tập dượt về an ninh mà chủ yếu là tập dượt về chống khủng bố để đảm bảo các kỳ Đại hội, kỳ họp diễn ra trong không khí hoà bình.
III) KẾT LUẬN
Hành vi khủng bố là một hành vi đáng bị lên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- q23.doc