Tiểu luận Những yêu cầu đối với các chủ thể trong việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các trung gian thanh toán và thực tế áp dụng các quy định về thanh toán thẻ

MỤC LỤC.

Đặt vấn đề .2

Nội dung .3

I. Những yêu cầu đối với các chủ thể trong việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các trung gian thanh toán .3

1.Một số vấn đề lý luận chung .3

2.Những yêu cấu đối với các chủ thể khi mở tài khoản thanh toán tại các trung gian thanh toán .4

2.1. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đơn vị vũ trang .4

2.2. Đối với khách hàng là cá nhân 5

3. Yêu cầu đối với các chủ thể khi sử dụng tài khoản qua trung gian thanh toán . .5

3.1. Với chủ tài khoản: . .5

3.2. Với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: . . 7

II. Thanh toán thẻ và thực tế áp dụng các quy định về thanh toán thẻ.

1.Thanh toán thẻ 7

2. Thực tế áp dụng quy định về thanh toán thẻ .9

2.1. Thành tựu 9

2.2. Hạn chế và nguyên nhân .10

3. Hoàn thiện trực tiếp các quy định điều chỉnh trực tiếp về thanh toán thẻ .14

Kết thúc vấn đề.

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2135 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những yêu cầu đối với các chủ thể trong việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các trung gian thanh toán và thực tế áp dụng các quy định về thanh toán thẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực hiện được việc thanh toán qua trung gian, các chủ thể phải mở tài khoản tại các trung gian thanh toán. Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán qua các trung gian thanh toán bao giờ cũng gắn liền với các rủi ro. Chính vì vậy, để tránh những rủi ro có thể xảy ra, pháp luật đã có những quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể tham gia quan hệ thanh toán qua trung gian thanh toán vừa để bảo vệ quyền lợi cho chính họ, vừa bảo đảm sự vận hành an toàn của nền kinh tế. Vậy trong quá trình mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các trung gian thanh toán thì các chủ thể cần phải đáp ứng những yêu cầu gì? Những yêu cầu này được pháp luật quy định ra sao? Thực tế áp dụng các quy định về thành toán thẻ hiện nay được thực hiện như thế nào? Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, nhóm em xin chọn đề tài : “ Những yêu cầu đối với các chủ thể trong việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các trung gian thanh toán và thực tế áp dụng các quy định về thanh toán thẻ”. NỘI DUNG I. Những yêu cầu đối với các chủ thể trong việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các trung gian thanh toán. 1.Một số vấn đề lý luận chung. - Theo từ điển từ ngữ Luật học (ĐH Luật HN): tài khoản là công cụ để ghi chép, phản ánh vốn tiền tệ của chủ tài khoản. Tài khoản được sử dụng trong thanh toán gọi là tài khoản thanh toán. Tài khoản thanh toán là tài khoản do người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để thực hiện các giao dịch thanh toán theo quy định của NHNN. - Thanh toán qua các trung gian thanh toán là việc chi trả không tiến hành trực tiếp giữa người chi trả với người thụ hưởng mà thông qua việc ủy nhiệm cho các tổ chức trung gian như ngân hàng, kho bạc nhà nước thực hiện. - Mở và sử dụng tài khoản thanh toán là một giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại. Giao dịch này được ngân hàng thương mại thực hiện thường xuyên như một nội dung chính mang tính chức năng và đem lại nguồn doanh thu, lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. - Về chủ thể, một bên tham gia giao dịch mở và sử dụng tài khoản thanh toán bao giờ cũng là tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện được phép tiến hành hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán (chủ yếu là các ngân hàng thương mại); khách hàng có thể là tổ chức, cá nhân thỏa mãn các điều kiện do ngân hàng quy định phù hợp với pháp luật. Có thể nói, pháp luật chỉ cho phép một số tổ chức tín dụng có chức năng thích hợp được cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng là nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên giao dịch (ngân hàng và tổ chức, các nhân mở tài khoản) và rộng hơn là lợi ích của nền kinh tế. Bởi lẽ, mở và sử dụng tài khoản có liên quan đến vấn đề kiểm soát nguồn gốc của tài sản tiền gửi, cũng như vấn đề điều tiết lưu thông tiền tệ và vận hành an toàn hiệu quả của hệ thống ngân hàng trong kinh doanh. 2.Những yêu cấu đối với các chủ thể khi mở tài khoản thanh toán tại các trung gian thanh toán. Trước hết, chủ thể tham gia giao dịch mở tài khoản thanh toán phải có năng lực hành vi dân sự. Họ phải chứng minh năng lực pháp luật và năng lực hành vi của mình thông qua quyết định thành lập và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm chủ tài khoản và kế toán trưởng (đối với tổ chức) hoặc chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân)…Cụ thể là: 2.1. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đơn vị vũ trang phải gửi cho ngân hàng nơi mở tài khoản những giấy tờ sau: - Giấy đăng kí mở tài khoản do chủ tài khoản kí tên, đóng dấu trong đó ghi rõ các nội dung sau: + Tên đơn vị; +Họ và tên chủ tài khoản; +Địa chỉ giao dịch của đơn vị; + Số, ngày, tháng, năm, nơi cấp Chứng minh nhân dân của chủ tài khoản; + Tên ngân hàng nơi mở tài khoản. - Bản đăng kí mẫu dấu và chữ kí để giao dịch với ngân hàng nơi mở tài khoản gồm: + Chữ kí của chủ tài khoản và những người được ủy quyền kí thay chủ tài khoản trên các giấy tờ thanh toán giao dịch với ngân hàng ( chữ kí thứ nhất). + Chữ kí của kế toán trưởng và của những người được ủy quyền kí thay kế toán trưởng (chữ kí thứ 2). + Mẫu dấu của đơn vị. - Các văn bản chứng minh tư cách pháp nhân của đơn vị như quyết định thành lập đơn vị, giấy phép thành lập doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc, giám đốc, thủ trưởng đơn vị…( nếu là bản sao phải có chứng nhận của công chứng nhà nước). 2.2. Đối với khách hàng là cá nhân do người xin mở tài khoản lập và kí tên, trong đó ghi rõ: + Họ và tên chủ tài khoản; + Địa chỉ giao dịch của chủ tài khoản; + Số, ngày, tháng, năm, nơi cấp Chứng minh nhân dân của chủ tài khoản; + Tên ngân hàng nơi mở tài khoản; + Bản đăng kí mẫu chữ kí của chủ tài khoản để giao dịch với ngân hàng nơi mở tài khoản. Khi nhận được giấy tờ đăng kí, xác minh các điều kiện mở tài khoản, ngân hàng sẽ trả lời đồng ý hoặc từ chối mở tài khoản bằng văn bản. Trong trường hợp ngân hàng đồng ý mở tài khoản, hồ sơ đăng ký mở tài khoản của khách hàng sẽ được chuyển cho bộ phận chức năng của ngân hàng làm thủ tục mở tài khoản và thông báo số hiệu tài khoản cũng như thời gian bắt đầu có hiệu lực của tài khoản cho khách hàng biết để giao dịch. Kể từ thời điểm tài khoản bắt đầu có hiệu lực, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh. Trên cơ sở hợp đồng tài khoản tiền gửi thanh toán mà các bên đã giao kết, các bên có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quyền và nghĩa vụ của mình như đã cam kết. 3. Yêu cầu đối với các chủ thể khi sử dụng tài khoản qua trung gian thanh toán. 3.1. Với chủ tài khoản: - Bảo đảm có đủ tiền trên tài khoản để thực hiện các lệnh thanh toán đã lập, chịu trách nhiệm về việc chi trả vượt quá số dư hoặc hạn mức thấu chi của tài khoản (trừ trường hợp đã có thỏa thuận thấu chi với ngân hàng) - Tự tổ chức hạch toán, theo dõi số dư trên tài khoản, đối chiếu số dư với giấy báo có, giấy báo nợ hoặc thông báo số dư trên tài khoản do ngân hàng nơi mở tài khoản gửi đến. - Chịu trách nhiệm về những sai sót và hành vi lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình. Trường hợp có sai sót về chứng từ thanh toán, chủ tài khoản phải có văn bản giải trình chi tiết để ngân hàng xem xét giải quyết. - Tuân thủ hướng dẫn của ngân hàng về quy trình nghiệp vụ và mẫu biểu trong việc lập và thực hiện các giao dịch thanh toán qua tài khoản; sử dụn phương tiện thanh toán; sử dụng, luân chuyển, lưu trữ chứng từ giao dịch; các biện pháp bảo đảm an toàn trong thanh toán… - Thông báo kịp thời với ngân hàng khi phát hiện thấy sai sót, nhầm lẫn trên tài khoản của mình hoặc tài khoản của mình bị lợi dụng. Cung cấp thông tin chính xác khi yêu cầu sử dụng và khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. - Không được cho thuê, cho mượn tài khoản hoặc sử dụng tài khoản của mình trong các giao dịch thanh toán đối với những khoản tiền đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp. - Hoàn trả cho ngân hàng trong trường hợp thụ hưởng số tiền không có căn cứ pháp luật thông qua giao dịch thanh toán do ngân hàng thực hiện. - Chấp nhận việc ngân hàng trích tài khoản để thu các khoản nợ đến hạn, quá hạn, các khoản lãi và các khoản chi phí hợp lệ khác phát sinh trong quá trình quản lý tài khoản và cung ứng các dịch vụ thanh toán theo quy định. - Chủ tài khoản có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng tài khoản thanh toán. - Đối với trường hợp nhiều người cùng là chủ tài khoản( đồng chủ tài khoản), mọi giao dịch thanh toán chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận của tất cả những người có là đồng chủ tài khoản. Đồng chủ tài khoản được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp một đồng chủ tài khoản bị chết, bị tuyên bố mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì quyền sử dụng tài khoản và nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài khoản của người đó được thực hiện theo quy định của pháp luật. 3.2. Với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: - Thực hiện đầy đủ, kịp thời các lệnh thanh toán, các yêu cầu sử dụng tài khoản của khách hàng phù hợp với quy định hoặc thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Điều chỉnh các khoản mục bị hạch toán sai, hạch toán không đúng bản chất hoặc không phù hợp với nội dung của tài khoản theo quy định. - Gửi kịp thời, đầy đủ Giấy báo Nợ, Giấy báo Có, Bản sao sổ tài khoản, Giấy báo số dư tài khoản theo yêu cầu của người sử dụng tài khoản. - Bảo mật các thông tin liên quan đến tài khoản và giao dịch trên tài khoản của khách hàng theo quy định, trừ các trường hợp được pháp luật quy định. - Chịu trách nhiệm về những thiệt hại, vi phạm, lợi dụng trên tài khoản của khách hàng do lỗi của mình. Khi phát sinh các nghiệp vụ giao dịch trên tài khoản, ngân hàng phải thông báo đầy đủ cho chủ tài khoản. - Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đóng tài khoản thanh toán khi: + chủ tài khoản yêu cầu; + Cá nhân có tài khoản bị chết, bị mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự; + Tổ chức có tài khoản chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật. -Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có quyền quyết định việc đóng tài khoản khi chủ tài khoản vi phạm pháp luật trong thanh toán hoặc vi phạm thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc khi tài khoản có số dư thấp và không hoạt động trong một thời hạn nhất định theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. II. Thanh toán thẻ và thực tế áp dụng các quy định về thanh toán thẻ. 1. Thanh toán thẻ. Thanh toán thẻ là hoạt động của các chủ thẻ sử dụng thẻ thanh toán trong hoạt động chi trả các hàng hóa, dịch vụ trong quá trình tham gia vào hoạt động mua bán, thương mại phục vụ cho những nhu cầu nhất định trong cuộc sống. Hoạt động thanh toán thẻ bao gồm các chủ thể sau: - Ngân hàng thanh toán thẻ: là ngân hàng được ngân hàng phát hành thẻ ủy quyền thực hiện thanh toán theo hợp đồng hoặc là thành viên liên kết của một tổ chức thẻ quốc tế thực hiện dịch vụ thanh toán theo thỏa ước ký kết với tổ chức đó. Ngân hàng thanh toán thẻ sẽ trực tiếp kí các hợp đồng với các đơn vị chứng nhận thẻ để tiếp nhận và xử lý các giao dịch tại các đơn vị chấp nhận thẻ, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị chứng nhận thẻ nghiệp vụ để thực hiện xử lý, truyền tải thông tin cần thiết trong quá trình giao dịch. Ngân hàng thanh toán thẻ có thể đồng thời là ngân hàng phát hành thẻ. - Đơn vị chấp nhận thẻ ( ĐVCNT): Là tổ chức, đơn vị, cá nhân chấp nhận việc thanh toán tiền hàng hóa, phí dịch vụ bằng thẻ theo hợp đồng ký kết với ngân hàng phát hành thẻ hoặc ngân hàng thanh toán thẻ. - Trung tâm chuyển mạch: Là khối kết nối hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng thanh toán thẻ, các tổ chức thanh toán thẻ khác nhau để các ngân hàng thanh toán thẻ có thể thực hiện được các giao dịch với nhau mặc dù mỗi hệ thống có một đặc thù riêng. Trung tâm chuyển mạch được hình thành nhằm kết nối giữa các đơn vị chứng nhận thẻ, các ngân hàng thanh toán thẻ, tổ chức thẻ quốc tế thành một mạng lưới thanh toán rộng khắp, giúp các chủ thể có thể sử dụng thẻ trên phạm vi rộng hơn, không bị bó hẹp trong phạm vi đơn vị chứng nhận thẻ thuộc hệ thống thanh toán của mình. Trung tâm chuyển mạch còn góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ do tận dụng được đầu tư của ngân hàng khác. Pháp luật Việt Nam nhìn chung chưa có quy định cụ thể về hoạt động thanh toán qua thẻ ngân hàng. Chủ yếu chỉ quy định trên các phương diện cơ bản, các quy định mang tính chất chung chung, định hướng chứ không đi vào chi tiết cụ thể. Cụ thể về việc phát hành, sử dụng thẻ đều theo thông lệ quốc tế và các quy định của từng tổ chức phát hành thẻ đề ra. Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 5 năm 2007 ban hành quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung ứng các dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng quy định về thanh toán thẻ bao gồm: - Điều kiện thực hiện dịch vụ thanh toán; - Tổ chức thực hiện thanh toán; -Từ chối thanh toán. Vấn đề thanh toán thẻ được quy định tại chương IV cụ thể tại các Điều 14, Điều 15, Điều 16. Điều 14 quy định về các điều kiện thanh toán thẻ. Khoản 1 quy định về điều kiện có thể thực hiện hoạt động thanh toán, khoản 2 quy định các điều kiện về thanh toán mà tổ chức thanh toán thẻ phải chấp hành, khoản 3 quy định về việc quản lý của Ngân hàng Nhà nước, chế tài đối với các tổ chức thanh toán thẻ không chấp hành quy định về thanh toán. Điều 15 quy định về tổ chức thực hiện thanh toán thẻ. Điều 16 quy chế nhấn mạnh về vấn đề từ chối thanh toán. Khoản 1 Điều 16 quy định các trường hợp từ chối thanh toán, khoản 2 quy định các trách nhiệm thông báo của tổ chức phát hành thẻ đối với các trường hợp từ chối thanh toán cho tổ chức thanh toán thẻ, đơn vị chấp hành thẻ vẫn cố tình thực hiện thanh toán thẻ. 2. Thực tế áp dụng quy định về thanh toán thẻ. 2.1. Thành tựu. Trong những năm gần đây, hoạt động thanh toán thẻ ở các ngân hàng thương mại Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả đáng kể, bước đầu đã hình thành một thị trường thanh toán đầy đủ. Các ngân hàng Việt Nam xuất phát từ việc chỉ làm đại lý thanh toán cho các ngân hàng nước ngoài sau một thời gian tiếp cận công nghệ hiện đại đã tiến đến trực tiếp phát hành cho khách hàng, đặc biệt là thẻ tín dụng quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế về mặt chất lượng thẻ , dịch vụ cung cấp thẻ cho khách hàng đôi khi còn chưa thông suốt . Các ngân hàng trong nước (đặc biệt là VCB và ACB) đóng vai trò chính trong thị trường: Hiện nay các ngân hàng trong nước đã chủ động đầu tư công nghệ, mạnh dạn đưa ra nhiều loại hình thanh toán thẻ trên thị trường. ACB tuy là một ngân hàng cổ phần, có rất nhiều hạn chế về công nghệ nhưng tham gia tích cực vào thị trường phát hành thẻ, VCB luôn đi đầu trong việc đưa ra các giải pháp về thẻ . Thẻ thanh toán nội địa phát triển khá mạnh về chủng loại, thủ tục đăng ký dễ dàng: Với nhiều sản phẩm thẻ khác nhau, các ngân hàng đã khá năng động trong việc mở rộng lựa chọn cho khách hàng. So với sản phẩm của các ngân hàng nước ngoài, mức ký quỹ đối với thẻ tín dụng hay số dư tối thiểu khi đăng ký một thẻ ghi nợ nội địa cũng tương đối phù hợp với thu nhập của người Việt Nam. Việc đưa ra sản phẩm thẻ phụ cũng như thẻ công ty là rất phù hợp với thị trường Việt Nam. Cơ sở hệ thống kỹ thuật của một số ngân hàng thương mại đã bước đầu được cải thiện: Cơ sở hệ thống kỹ thuật của một số ngân hang thương mại đã bước đầu cải thiện: Trong số các ngân hàng tham gia giao dịch thẻ, các ngân hàng thương mại quốc doanh đang tiến hành việc nâng cấp hệ thống kỹ thuật, làm nền tảng mở đầu và phát triển hoạt động thanh toán nói chung và hoạt động thẻ nói riêng. Bên cạnh đó một số ngân hàng còn đầu tư chương trình quản lý phát hành và thanh toán thẻ với chuẩn quốc tế như chương trình Semacard của VCB, hay hệ thống online mà đi đầu là VCB. Với những ưu điểm mà hệ thống này mang lại VBC- online chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến mở tài khoản hơn . 2.2. Hạn chế và nguyên nhân. 2.2.1. Những hạn chế . Đầu tiên là việc tỷ lệ thanh toán thẻ chưa cao trong tổng thanh toán của toàn xã hội: Theo báo cáo của ngân hàng nhà nước, tốc độ tăng trưởng của phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong năm 2004 có thể đạt khoảng 28%, với tổng giá trị thanh toán khoảng hơn 900.000 tỷ đồng. Tuy nhiên theo đánh giá chung của các ngân hàng, sự gia tăng sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mới tập chung ở khu vực các tổ chức kinh tế, còn ở khu vực dân cư diễn biến này khá chậm chạp. Trong bốn phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đang được dùng chủ yếu là ủy nhiệm chi, séc và thẻ thanh toán thì ủy nhiệm chi có tốc độ phát triển nhanh nhất và được dùng nhiều nhất. Đối với thẻ, mặc dù trong mấy năm gần đây một số ngân hàng ồ ạt phát hành các loại thẻ tung ra thị trường gây cảm nhận thẻ thanh toán đang được đón nhận tích cực với mật độ sử dụng cao, nhưng theo thống kê của NHNN thì giá trị thanh toán của loại thẻ này chiếm phần trăm khá nhỏ trong tổng giá trị thanh toán . Người tiêu dùng chưa thấy thẻ ngân hàng thực sự mang lại nhiều tiện ích cho mình, mà phần lớn sử dụng như một tài khoản tiết kiệm. Đứng trên quan điểm người tiêu dùng, khi nghiên cứu tiện ích của một số loại thẻ ngân hàng ta nhận thấy các sản phẩm thẻ Việt Nam có chung một đặc điểm hoặc là tiện ích kém, hoặc là phí cao so với thu nhập của người dân. Một số chương trình du học trọn gói do các ngân hàng cung cấp có đưa ra hình thức cấp thẻ tín dụng cho học sinh chi tiêu, thanh toán học phí nước ngoài. Theo đó mọi cho phí du học sinh cần thanh toán đã được ngân hàng ứng trước, hoặc ngân hàng phát hàng một thẻ ghi nợ, phụ huynh không phải lo chuyển tiền cho con mà chỉ việc thanh toán số dư ngân hàng. Xét trên khía cạnh tiện lợi thì loại hình này rất phù hợp, khách hàng chỉ phàn nàn về lệ phí. Với một khoản phí rút tiền 6% trên tổng số tiền rút nếu tiền mặt tại nước ngoài với các sản phẩm thẻ tín dụng VBC và ACB, hoặc 75.000 đối với thẻ ghi nợ ANZ là không hề nhỏ với sinh viên . Bên cạnh đó , khi thanh toán thẻ tại nước ngoài, có rất nhiều phí ẩn mà chủ thẻ phải chịu như tỷ giá thay đổi từ đồng tiền nước sở tại sang đồng đô la Mỹ và tổ chức thẻ quốc tế sẽ tính phí chuyển đổi (thong thường là 1,1%). Khi về nước thanh toán lại với ngân hàng phát hành thẻ trong nước , chủ thẻ lại chịu thêm một lần quy đổi nữa, từ USD sang VND với phí chuyển đổi thường là 1%. Như vậy khi mua một món hàng, chủ thẻ phải chịu một khoản tiền bằng 2 lần chênh lệch tỷ giá và 2 lần chuyển đổi . Đối với các loại thẻ tín dụng hay ghi nợ trong nước, tuy phí hoạt động có giảm hơn, nhưng kháchh hàng lại gặp hạn chế về điểm rút tiền hoặc thanh toán hàng hóa dịch vụ . Khi thanh toán tại các đại lý trong nước, theo thông lệ, các diểm mua sắm sẽ phải trả cho ngân hàng một khoản phí chiết khấu tính trên giá trị hàng hóa, dịch vụ thanh toán bằng thẻ. Thế nhưng, nhiều đại lý thấy tiếc vì bị giảm bớt tiền lời khi bị trích lại phí chiết khấu nên đã nâng giá bán đối với khách hàng dùng thẻ. Tuy bị ngân hàng khuyến cáo nhưng hiện nay tình trạng đó vẫn xảy ra. 2.2.2. Nguyên nhân những hạn chế: Thứ nhất, do thói quen dùng tiền mặt của người dân. Một trong những nguyên nhân gây cản trở sự phát triển hoạt động thẻ là phải nói tới thói quen dung tiền mặt đã bén rễ quá lâu trong tư duy tiêu dùng của người dân. Người Việt Nam gần như vẫn coi tiền mặt là phương tiện không thể thay thế trong thanh toán tiêu dùng và cảm nhận việc thuận tiện, yên tâm khi thanh toán và nhận thanh toán bằng tiền mặt. Khách hàng cá nhân chưa thực sự tham gia nhiều vào sử dụng các dịch vụ ngân hàng ngoài việc gửi tiền tiêt kiệm. Vì vậy rất khó tạo ra một bước thay đổi lớn nào nếu người dân chưa quen với môt phương tiện thanh toán mới cho dù nó có tiện ích đến đâu. Mặc dù vấn đề này không thể khắc phục một sớm một chiều nhưng hoàn toàn có thể cải thiện được bằng chính sách marketing của các ngân hàng. Thứ hai, thu nhập bình quân thấp. Hiện nay thu nhập bình quân của người Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực là một trở ngại cho việc phát triển sử dụng thẻ. Việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT cũng làm ảnh hưởng đến thu nhập có thể sử dụng của người dân. Thứ ba, hệ thống tài khoản cá nhân chưa phát triển. Môi trường kinh tế xã hội của nước ta hiện nay còn chưa thuận tiện cho việc phát triển thẻ tín dụng theo đúng tích chất của nó. Do thiếu thông tin và cơ sở đánh giá khách hàng, nên hầu hết thẻ hiện nay phát hành trên cơ sở ký quỹ, thế chấp, cầm cố. Pháp luật và cơ chế pháp lý bảo vệ ngân hàng trong dịch vụ phát hành thẻ tín chấp còn sơ sài, kém hiệu quả làm cho nguy cơ rủi ro với ngân hàng gia tăng. Như vậy, đã gây khó khăn cho khách hàng cũng như ngân hàng trong việc mở rộng quy mô khách hàng . Thứ tư, nhận thức của cơ sở chấp nhận thẻ còn hạn chế. Dịch vụ máy giao dịch tự động chưa thuận tiện. Vấn đề mở rộng các cư sở chấp nhận thẻ còn gặp nhiều khó khăn do họ không nhận thức hết được rằng việc chấp nhận thanh toán thẻ là để thu hút khách hàng, tăng nguồn thu qua bán hàng. Còn thông thường đối với dịch vụ ATM, các máy ATM cần được đặt ở các trung tâm thương mại hoặc các địa điểm gần đường đi lại hoạt động 24/24 để tiện lợi cho người dân rút tiền. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, do ý thức người dân chưa cao và pháp luật chưa nghiêm nên độ an toàn của các máy ATM đặt tại các điểm công cộng là rất thấp. Thường các máy này được đặt vào chính ngân hàng hoặc khách sạn, siêu thị. Do đó, một số máy ATM chỉ phục vụ được theo giờ làm việc nhất định. Thứ năm, công tác maketing tiếp thị sản phẩm còn nhiều hạn chế. Các ngân hàng Việt Nam chưa tích cực chủ động trong việc đưa sản phẩm thẻ tới tay người tiêu dùng. Công tác quảng cáo, quảng bá sản phẩm chưa mạnh mẽ. Vì vậy nhiều khách hàng chưa biết vầ sản phẩm thẻ và cũng chưa có cái nhìn đúng về chúng. Ngoài ra, các ngân hàng cũng chưa có chính sách tiếp thị và phát triển thị trường hữu hiệu. Thứ sáu, về góc độ quản lý còn nhiều khe hở cần được khắc phục. Ví dụ như hiện nay khi phát hành thẻ tín dụng quốc tế là chấp nhận việc chuyển đối tự do giữa Việt Nam đồng và USD không cần xin phép, nhất là khi sử dụng ở nước ngoài. Điều này đã có ảnh hưởng lớn tới việc kiểm soát và khống chế lượng ngoại tệ mang ra nước ngoài. Mặc dù vẫn còn có những sơ hở như vậy trong khâu thanh toán, nhưng đối với khâu phát hành thì vấn đề quản lý ngoại hối đôi khi còn quá chặt chẽ và thiếu linh hoạt. Đó là theo chế độ quản lí ngoại hối, hạn mức tối đa của thẻ tín dụng quốc tế là 90 triệu VNĐ. Trong khi đó, có những khách hàng lại có nhu cầu sử dụng lớn hơn 90 triệu VNĐ (tương ứng với 6000 USD) và khả năng tài chính của họ là hoàn toàn đáp ứng được thì lại không được chấp nhận. Thứ bảy, hệ thống thanh toán liên ngành ngân hàng chưa đồng bộ và thiếu sự thống nhất. Dịch vụ thẻ là loại hình phát triển dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại. Trong khi đó, trình độ phát triển trong lĩnh vực này của Việt Nam còn thấp. Hệ thống công nghệ tin học của ngân hàng chưa đạt tới tình độ chuẩn của thế giới, còn thiếu sự đồng bộ và thống nhất trong cùng hệ thống. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng cũng chưa phát tiển mà mới trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động. 3. Hoàn thiện trực tiếp các quy định điều chỉnh trực tiếp về thanh toán thẻ. Về đối tượng điều chỉnh: pháp luật cần mở rộng đối tượng điều chỉnh không chỉ là các loại thẻ do ngân hàng phát hành mà nên bao gồm cả các loại thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành, các loại thẻ liên kết…hiện nay trên thực tế tồn tại rất nhiều loại thẻ là loại thẻ liên kết, thẻ do các tổ chức tín dụng phát hành. Nếu không quy định cụ thể với các loại thẻ này sẽ rất khó khăn trong việc thực hiện và áp dụng pháp luật. Vấn đề về chủ thẻ, pháp luật hiện hành chủ yếu có quy định với chủ thẻ là cá nhân trong khi các quy định về chủ thẻ là pháp nhân mới chỉ được đề cập tới một cách mờ nhạt. nên có các quy định riêng để đảm bảo kiểm soát đối với các giao dịch thẻ của loại đối tượng này. Quy định về việc phát hành, giới hạn số thẻ phát hành đối với một chủ thể là tổ chức, pháp nhân, số lượng thẻ phát hành này nên được giới hạn để tránh việc phát hành tràn lan dẫn đến không kiểm soát được giao dịch, gây thiệt hại cho tổ chức đó. Quy định vấn đề sử dụng thẻ đối với chủ thể là pháp nhân, tổ chức cũng cần phải được chú trọng, người được sử dụng thẻ là người có tên trên thẻ hoặc người đại diện theo pháp luật. Về xử lý vi phạm trong thanh toán thẻ, các quy định của pháp luật về vấn đề này hiện nay rất chung chung, chủ yếu dừng lại ở việc nêu ra các hành vi bị cấm mà chưa có các chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm đó. Điều này dẫn đến khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý vi phạm. Mặc dù các cơ quan có thẩm quyền có thể vận dụng các quy định khác của pháp luật để xử lý, tuy nhiên các quy định này không thể hiện đúng mức độ nghiêm trọng của hành vi, do đó không đảm bảo tính giáo dục răn đe đối với các hành vi vi phạm đó. Vì vậy cần có các quy định cụ thể về việc xử lý vi phạm trong thanh toán thẻ, nên chú trọng đến các chế tài xử lý cho tương xứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi. Về vấn đề tích hợp hệ thống thanh toán thẻ cũng cần được quan tâm. Đây là một vấn đề cần được quan tâm đặc biệt bởi sự phát triển của thị trường thẻ là sự phát triển chung chứ không chỉ dừng lại ở một vài tổ chức phát hành thẻ, một vài ngân hàng. Nếu vấn đề tích hợp hệ thống thanh toán thẻ không được chú trọng, quan tâm sẽ dẫn đến sự rắc rối trong việc sử dụng thẻ của người sử dụng thẻ, việc thanh toán thẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Các ngân hàng tham gia và mạng lưới thẻ thanh toán toàn cần có mối liên hệ chặt với nhau, đặc biệt là việc tích hợp qua các trung tâm chuyển mạch. Việc tích hợp hệ thống thanh toán này nhằm thực hiện chuyển lệnh thanh toán giữa các ngân hàng với nhau, đảm bảo các loại thẻ thanh toán do các ngân hàng phát hành có thể được thanh toán tại bất kì thành viên nào trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên pháp luật quy định về vấn đề tích hợp hệ thống thanh toán thẻ vẫn chưa được rõ ràng và cần có những quy định cụ thể hơn như xác định rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia liên minh thẻ, quy định cụ thể cơ chế truyền lệnh thanh toán giữa các thành viên trên cơ sở đảm bảo an toàn, bí mật thông tin. KẾT THÚC VẤN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNgân hàng nhóm Những yêu cầu đối với các chủ thể trong việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các trung gian thanh toán và thực tế áp dụng các qu.doc
Tài liệu liên quan