Tiểu luận Những yếu tố hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng yêu nước và thương dân . vào thời kỳ đó, trên quê hương Nghệ Tĩnh, Nguyễn Tất Thành được sinh ra trong một gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước và trưởng thành trong phong trào quần chúng giàu truyền thống cách mạng. Người đã kế thừa được từ các bậc tiền bối tư tưởng yêu nước, thương dân, gắp bó với dân và lấy dân làm hậu thuẫn cho mõi hoạt động chính trị xã hội của mình

Nguyễn Tất Thành đã tận mắt chứng kiến một cảnh ngộ đối lập giữa cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột, đọa đầy của nhân dân mình đông bào mình với cuốc sống xa hoa đồi trụy, nhưng tội ác dã man của nhưng tên thực dân và thái độ ươn hèn, bạc nhược của bè lũ quan lại Nam Triều . Những bài học thất bại của nhưng nhà yêu nước tiềm bối, đương thời cũng có tác động không nhỏ tới Nguyễn Tất Thành

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11009 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những yếu tố hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I . Mở Đầu Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là sản phẩm chủ quan, phản ánh tâm lý nguyện vọng của nhân dân Việt Nam đối với lãnh tụ kính yêu của mình. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam, ra đời do yêu cầu khách quan và là sự giải đáp những nhu cầu bức thiết do cách mạng Việt Nam đặt ra từ đầu thế kỷ XX đến nay Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dưới tác động, ảnh hưởng của những tác động lịch sử - xã hội cụ thể của dân tộc và thời đại mà Người đã sống và hoạt động. Thiên tài Hồ Chí Minh là ở chỗ Người đã nắm bắt chính xác xu hướng phát triển của thời đại để tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc mình II. Điều Kiện Lịch sử - Xã hội 1 . Xã hội Việt Nam từ thế XIX và đầu thề kỷ XX Suốt thế kỷ XIX, xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội phong kiến, bảo thủ, vẫn thi hành chính sách áp bức, bóc lộ. phản động ở bên trong và bế quan tỏa cảng đối với bên ngoài, không tạo ra cơ hội để dân tộc tiếp xúc với thế giới văn minh; vẫn duy trì nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trì trệ là chủ yếu, không mở trường đào tạo khoa học kỹ thuật , kinh tế và cự tuyệt mọi đề án cải cách , canh tân của nhiều nhà tư tương đương thời . Vì vậy, đã không phát huy được những thế mạnh của dân tộc và đất nước ( về địa lý – chính trị, tài nguyên , con người thông minh, cần cù dũng cảm …) không tạo ra được tiềm lực vật chất và tinh thần đủ sức mạnh để bảo vệ tổ quốc, chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương tây. Từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX, thực dân pháp xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn đã từng bước nhượng bộ đi từ quan điểm chủ chiến đến quan điểm chủ hòa, rồi cuối cùng cam chịu đầu hàng để mưu giữ lấy ngai vàng và lợi ích riêng của chúng . Nói như vậy để khẳng định ,việc chúng ta mất nước vào cuối thế kỷ XIX không phải là một định mệnh lịch sử. Dân tộc Việt Nam, trong quá khứ đã từng đọ sức với nhiều kẻ thù hung mạnh hơn mình gấp bội mà vẫn chiến thắng oanh liệt.Tri thức đánh giạc, giữ nước vốn là một trong nhưng đỉnh cao của trí tuệ Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước là sức mạnh thần kỳ của nhân dân Việt Nam. Nếu những người cầm quyền sáng suốt, biết nhìn xa trông rộng, trong dựa vào nhân dân ngoài cải thiện bang giao, chuẩn bị thực, quyết tâm lãnh đạo nhân dân kháng chiến bảo vệ đất nước thì 10 nghìn quân Pháp lúc bấy giờ không phải là một lực lượng bất khả chiến thắng Cũng vào năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX, phong trào vũ trang kháng chiến chống pháp rầm rộ bùng lên,rang cao và lan rộng trong cả nước; từ Trương Định, Nguyễn Trung Trục, …ở Nam Bộ ; Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng... ở miền Trung đến Nguyễn Thiện Thuận, Nguyễn Quang Bích…ở miền Bắc. Các cuộc nổi dậy đều được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nhiệt thành và chí căm thù giạc sục sôi, song trước sau đều lần lượt thất bại vì chưa có một đường lối kháng chiến rõ ràng. Lạnh đạo họ là các sĩ phu văn thân mang ý thức hệ phong kiến, còn nặng tư tưởng tôn quân, chưa thật tin vào lượng của nhân dân nên cũng chưa thật tin vào thắng lợi cuối cùng.điều đó đã cho thấy sự bất lực của hệ tưởng phong kiến trước nhiệm vụ lịch sử . Đầu thể kỷ XX, thực dân pháp tiến hành khai thác thuộc đia và xã hội Việt Nam bắt đầu có sự phân hóa. Giai cấp công nhân, giai cấp tư sản xuất hiện . bên cạnh đó “ Tân thư”, “Tân văn” …, cùng với các cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu từ Trung Quốc… đã ảnh hưởng trực tiếp vào Việt Nam. Dưới tác động của những nhân tố mới, các phong trào yêu nước Việt Nam chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản, như phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt Nam Quang Phục Hội,…nhưng phong trào ấy đã ghi them nhưng trang sử vẻ vang của đan tộc, song cuối cùng bị thất bại, vì còn gắn với hệ tưởng tư sản.Hệ tư tưởng tư sản lúc này đã chở nên lỗi thời và lạc hậu ở phương Tây, hơn nữa lại dược các sĩ phu phong kiến truyền bá nên còn nhiều hạn chế và bất lực trước những nhiệm vụ lịch sử của đất nước. Có thể nói rằng phong trào cứu nước đầu thế kỷ XX đã rơi vào tình trạng khó khăn, bế tắc nhất, tưởng chừng như không có đường gia. Trường Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa (2 – 1907) ;cuộc biểu tình chống thuế ở Huế và Miền Trung bị đàn áp đẫm máu ( 4- 1908 ); vũ Hà Thành đầu độc bị thất bại (6 -1908) Yên Thế bị bao vây đánh phá ( 1 -1909); Phong trào Đông Du tan rã, Phan Bội Châu và cá đồng chí của ông bị trục xuất khỏi nước Nhật( 2- 1909); các lãnh tụ Duy Tân bị bắt, người bị giết, người thì bị đầy ra Côn Đảo 2 . Quê Hương Gia Đình Tư tưởng yêu nước và thương dân . vào thời kỳ đó, trên quê hương Nghệ Tĩnh, Nguyễn Tất Thành được sinh ra trong một gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước và trưởng thành trong phong trào quần chúng giàu truyền thống cách mạng. Người đã kế thừa được từ các bậc tiền bối tư tưởng yêu nước, thương dân, gắp bó với dân và lấy dân làm hậu thuẫn cho mõi hoạt động chính trị xã hội của mình Nguyễn Tất Thành đã tận mắt chứng kiến một cảnh ngộ đối lập giữa cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột, đọa đầy của nhân dân mình đông bào mình với cuốc sống xa hoa đồi trụy, nhưng tội ác dã man của nhưng tên thực dân và thái độ ươn hèn, bạc nhược của bè lũ quan lại Nam Triều . Những bài học thất bại của nhưng nhà yêu nước tiềm bối, đương thời cũng có tác động không nhỏ tới Nguyễn Tất Thành Chính những điều đó đã ảnh hưởng và nuôi dưỡng lý tưởng yêu nước cách mạng của Nguyễn Tất Thành ngay từ đầu và theo suốt quá trình cách mạng. bởi vì ở Người tư tưởng yêu nước, thương dân , cảm thông với mọi nỗi đau khổ của nhân dân, của đồng bào luôn luôn có sự gắp bó chặt chẽ không thể tách rời. chính điều đó đã thôi thúc Người ra đi tìm đường cức nước, giả phóng dân tộc Bằng trực giác, Nguyễn Tất Thành nhận thấy rằng muốn cứu nước , giải phóng dân tộc thì không thể đi theo con đường các bậc tiềm bối đã đi, mà cần phải tìm ra một con đường mới. và Người đã quyết định đi Pháp và từ Pháp đến các nước khác xem họ làm như thế nào, học tập và chở về giúp đồng bào mình 3. Yếu tố Thời Đại Trên phạm vi thế giới, từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản đã chuyển thành chủ đế quốc và có tính chất quốc tế. Chúng tranh giành thuộc địa và nô dịch các dân tọc nhỏ yếu. Lúc này mỗi thuộc địa là một mắt khâu của hệ thống của đế quốc chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc không còn là hành động riêng lẻ của từng nước mà đã chở thành cuộc đấu tranh chung của cả đân tộc thuộc địa chống lại chủ nghĩa đế quốc gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới Khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở về Pháp hoạt động nhờ lặn lội với phong trào quần chúng, sát cánh với nhưng người yêu nước Việt Nam và nhưng người cách mạng từ các thuộc địa của Pháp , Người đã nhanh chóng tiếp cận với phái tả và gia nhập Đảng Xã Hội pháp năm 1919 một chính Đảng duy nhất ở pháp lúc bấy giờ bảo vệ, tỏ sự đồng tình với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp búc, bóc lột bà theo đuổi những lý tưởng cao đẹp của cách mạng Pháp; tự do, bình đẳng, bác ái. Cùng năm đó, nhân dịp hội nghị hòa bình được tổ chức tại Véc xây, nhân danh những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc ký tên và gửi tới hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam với mong muốn được giúp để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Nhưng bản yêu sách này đã không được chấp nhận. Qua sự thật này , Nguyễn Ái Quốc đã nhận rõ bản chất giả dối của chủ nghĩa đế quốc và rút ra được bài học là muốn được giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào bản thân mình vào lượng của mình. Không thể tin theo nhưng tuyên bố bằng lời nói của chủ nghĩa đế quốc mà cần phải nhận rõ những hành động của họ đằng sau nhưng lời tuyên bố ấy gọi là “ Hội Nghị Hòa Bình”, song trên thực tế là để thỏa thuận giữa các nước đế quốc với nhau trong việc phân chia lại thị trường thế giới. Vào thời gian đó, cách mạng Tháng Mười năm 1917 ở Nga thành công, tháng 3 1919 V.I. LêNin thành lập quốc tế III thay thế quốc tế II và việc nhà nước Xô-Viết non trẻ đánh bại cuộc chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc vào nước Nga, đồng thời giải quyết xong vấn đề nội chiến là những sự kiện vĩ đại làm thay đổi cục diện chính trị của tình hình thế giới với lợi thế nghiêng về nước Nga, về phong trào vô sản và làm cho bầu không khí chính trị của các nước châu Âu trở nên sôi động, nhất là trong Đảng xã hội Pháp. Chính những sự kiện đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình nhận thức và chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc. Trong một cuộc họp Nguyễn Ái Quốc được một đồng chí đưa cho đọc Sơ thảo lần thứ nhất nhưng luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo. Khi đó bản luận cương này Người nói : “ Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo ; “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ !Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta!””. Người đã tiến hành biểu quyết tán thành quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản pháp. Bản sơ thảo lần thứ nhất nhưng luận cương về vấn dề dân tộc và thuộc đia của Lênin đã giúp Người tìm thấy con đường chân chính cho sự nhiệp cứu nước, giải phóng dân tộc và đánh dấu bước chuyển căn bản trong tư tưởng của Người – từ lập trường dân tộc sang lập trường giai cấp, từ người yêu nước thành người cộng sản. KẾT LUẬN Tóm lại, Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự gặp gỡ giữa trí tuệ lớn của Hồ Chí Minh với trí tuệ của dân tộc và trí tuệ của thời đại. chính sự vận động, phát triển của tư tưởng yên nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đến những năm 20 của thế kỷ XX, khi bắt gặp chủ nghĩa Mác- Lênin đac hình thành nên tư tuongr Hồ Chí Minh. Từ tiếp thu, vận dụng sáng tạo, Hồ Chí Minh từng bước góp phần bổ sung, phát triển làm phong phú chủ nghĩa Mác- Lênin bằng những luận điểm mới ,được rút ra từ thực tiễn của đất nước và dân tộc mình. Đó là bối cảnh và điều kiện hình thành nên Tư tưởng Hồ Chí Minh . DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Hội đồng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2003 2. Nguyễn Mạnh Tường (chủ biên) Tư tưởng Hồ chí Minh. Một số nội dung cơ bản, Nxb CTQG, Hà Nội, 2009 3. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005, 2009 4. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb, Sự thật, Hà Nội,1976 5.Nguyễn Bá Linh, Tư tưởng Hồ Chí Minh – Một số nội dung cơ bản, Nxb, CTQG, Hà Nội , 1995. 6.Nguyễn Mạnh Tường, “ vị trí cỉa Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa trong tiến trình tư tưởng Hồ Chí Minh” Tạp chí Triết Học , số 3/1997,tr35 – 38. 7. 8. http:/ www.dangcongsan.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai tap lon Tu tuong.doc
Tài liệu liên quan