MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU. 1
NỘI DUNG. 2
I. Khái niệm, đặc điểm, bản chất và ý nghĩa của nhượng quyền thương mại. 2
1. Khái niệm. 2
1.1. Một sốkhái niệm trên thếgiới. 2
1.2. Theo pháp luật Việt Nam. 3
2. Đặc điểm. 4
3. Bản chất. 5
4. Ý nghĩa của hoạt động nhượng quyền thương mại. 6
4.1. Đối với bên nhượng quyền. 6
4.2. Đối với bên nhận quyền. 7
II. Thực tiễn của hoạt động nhượng quyền thương mại trên thếgiới và Việt Nam. 8
1. Trên thếgiới. 8
2. Tại Việt Nam. 10
III. Những quy định pháp luật vềnhượng quyền thương mại. 11
1. Quy định của pháp luật vềnhượng quyền thương mại trong Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn.12
2. Quy định pháp luật vềnhượng quyền thương mại trong các văn bản khác. 20
3. Đánh giá chung vềcác quy định pháp luật. 20
KẾT LUẬN.22
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 23
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8449 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nhượng quyền thương mại (Franchising) ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyển giao công nghệ.
Dưới góc độ kinh doanh, nó là một hình thức tiếp thị và phân phối hàng
hóa, dịch vụ rất hiệu quả, theo đó, bên nhận quyền được cấp quyền kinh doanh
một loại sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với các tiêu chuẩn, hệ thống, phương
thức đã được bên nhượng quyền thiết lập với sự trợ giúp, huấn luyện và kiểm
soát của bêm nhượng quyền. Đổi lại, bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền
và phí bản quyền cho bên nhượng quyền.
4. Ý nghĩa của hoạt động nhượng quyền thương mại
4.1. Đối với bên nhượng quyền
+ Mở rộng được hệ thống kinh doanh mà không phải đầu tư nhiều và vẫn
nằm trong sự điều tiết, kiểm soát của mình. Do tính đặc thù của nhượng quyền
thương mại là bên nhận quyền thương mại luôn chịu sự kiểm soát của bên
nhượng quyền thương mại.
+ Thu được một khoản lợi nhuận không nhỏ từ việc nhượng quyền cho
bên nhận quyền vì khi nhượng quyền, bên nhận quyền phải trả tiền bản quyền
thuê thương hiệu và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống của bên
nhượng quyền. Đồng thời bên nhận quyền phải mua sản phẩm, nguyên liệu của
bên nhượng quyền nhờ đó mà bên nhượng quyền có thể tối đa hoá thu nhập của
mình.
+ Cải thiện được hệ thống phân phối.
+ Thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu. Khi sử dụng hình thức nhượng
quyền, bên nhượng quyền sẽ tạo được những lợi thế trong việc quảng cáo, quảng
bá thương hiệu của mình. Mở rộng kinh doanh và sự xuất hiện ở khắp nơi của
chuỗi cửa hàng sẽ đưa hình ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng một
cách dễ dàng hơn.Bên cạnh đó, vì chi phí quảng cáo sẽ được trải rộng cho rất
nhiều cửa hàng, cho nên, chi phí quảng cáo cho một đơn vị kinh doanh là rất
nhỏ. Điều này giúp bên nhượng quyền xây dựng được một ngân sách quảng cáo
lớn. Đây là một lợi thế cạnh tranh mà khó có đối thủ cạnh tranh nào có khả năng
7
vượt qua. Hoạt động quảng cáo càng hiệu quả, hình ảnh về sản phẩm, thương
hiệu càng được nâng cao, giá trị vô hình của công ty càng lớn sẽ mang lại nhiều
thuận lợi cho bên nhận quyền khi sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của bên
nhượng quyền. Và như thế cả bên nhượng quền và bên nhận quyền ngày càng
thu được nhiều lợi nhuận từ việc áp dụng hình thức kinh doanh nhượng quyền.
+ Hạn chế khả năng cạnh tranh của các đối thủ.
4.2. Đối với bên nhận quyền
+ Tận dụng được nguồn lực, tiết kiệm được chi phí và thời gian trong việc
xây dựng một mô hình kinh doanh đào tạo đội ngũ quản lý hay xây dựng một
thương hiệu trên thị trường.
+ Giảm thiểu rủi ro: Mục đích chủ yếu của nhượng quyền chính là giảm
thiểu rủi ro. Việc mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh mới có rất nhiều rủi ro và tỷ lệ
thất bại cao. Lý do chính của tỷ lệ thất bại cao là do người quản lý là những
người mới bước vào nghề, không có kinh nghiệm và phải mất nhiều thời gian
cho việc học hỏi các đặc trưng riêng của từng loại hình kinh doanh. Khi tham
gia vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được huấn luyện, đào tạo và
truyền đạt các kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành công của các loại hình kinh
doanh đặc thù mà bên nhượng quyền đã tích luỹ được từ những lần trải nghiệm
trên thị trường tức là họ kinh doanh theo một mô hình quản lý có sẵn. Bên nhận
quyền không phải trải qua giai đoạn xây dựng và phát triển ban đầu. Bên
nhượng quyền sẽ hướng dẫn bên nhận quyền các nguyên tắc chung.
+ Được mua nguyên liệu, sản phẩm với giá ưu đãi: bên nhượng quyền
luôn có những ưu đãi đặc biệt về cung cấp sản phẩm, nguyên liệu cho bên bên
nhận quyền. Do đó, bên nhận quyền được mua sản phẩm hoặc nguyên liệu với
khối lượng lớn theo một tỷ lệ khấu hao đầy hấp dẫn. Giá của các sản phẩm,
nguyên liệu đầu vào thấp sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn. Nếu trên
thị trường có những biến động lớn như việc khan hiếm nguồn hàng thì bên
nhượng quyền sẽ ưu tiên phân phối cho bên nhận quyền trước. Điều này giúp
cho bên nhận quyền ổn định đầu vào, tránh được những tổn thất từ biến động thị
trường.
8
+ Rất phù hợp với những thương nhân có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ
vì mức cạnh tranh của các thương nhân này nếu tự mình xây dựng các thương
hiệu cho riêng mình thì sẽ rất khó khăn.
II. Thực tiễn của hoạt động nhượng quyền thương mại trên thế giới và Việt
Nam
1. Trên thế giới
Nhượng quyền thương mại được thế giới nhìn nhận là khởi nguồn tại Mỹ
nhưng thực tế đã hình thành trước đó tại Trung Quốc với hình thức có 2 – 3
điểm bán lẻ cùng hình thức tại một số địa điểm khác nhau cùng kinh doanh.
Năm 1840, các nhà sản xuất bia của Đức cho phép một vài quán bia quyền bán
sản phẩm của họ. Năm 1851, lần đầu tiên trên thế giới nhà sản xuất máy khâu
Singer của Mỹ ký cho thực hiện hợp đồng nhượng quyền kinh doanh. Singer đã
ký hợp đồng nhượng quyền và trở thành người tiên phong trong việc thoả thuận
hình thức nhượng quyền. Năm 1880 bắt đầu nhượng quyền bán sản phẩm cho
các đại lý độc quyền trong lĩnh vực xe hơi, dầu lửa, gas. Trong thời gian này,
phạm vi hoạt động nhượng quyền chỉ là chuyển quyền phân phối và bán sản
phẩm của các nhà sản xuất. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hình thức này đã thực
sự phát triển rất mạnh mẽ. Sự bùng nổ dân số sau chiến tranh đã kéo theo sự
tăng vọt nhu cầu về các loại sản phẩm và dịch vụ và lúc này, nhượng quyền đã
trở thành mô hình kinh doanh thích hợp để phát triển nhanh chóng trong ngành
công nghiệp thức ăn nhanh và khách sạn. Vào thập niên 60-70, nhượng quyền
bùng nổ và phát triển mạnh ở Mỹ, Anh và một số nước khác.
Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá trên thế giới diễn ra rất nhanh, mạnh
trong tất cả các lĩnh vực. Hình thức nhượng quyền càng phát huy vai trò của nó
trên toàn thế giới. Theo các nghiên cứu mới nhất, cứ 12 phút lại có 1 hệ thống
nhượng quyền mới ra đời. Ở Mỹ, 90% công ty kinh doanh theo hình thức
nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt động sau 10 năm trong khi 82% công ty
độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có 5% công ty theo hợp đồng thương hiệu
thất bại trong năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập. Điều đó cho thấy sự
bùng nổ hình thức này trên thế giới là điều tất yếu.
9
Một số kết quả thực sự ấn tượng của hệ thống này mang lại trên thế giới :
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền trên toàn thế giới năm 2000
đạt 1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 DN từ 75 ngành khác nhau. Nếu so sánh
với GDP của Việt Nam cùng năm thì hệ thống này gấp trên 28 lần và còn có dấu
hiệu vượt hơn nữa trong những năm gần đây. Tại Mỹ, hoạt động nhượng quyền
chiếm trên 40% tổng mức bán lẻ, thu hút được trên 8 triệu người lao động tứ là
1/7 tổng lao động ở Mỹ và có hơn 550.000 cửa hàng nhượng quyền và cứ 8 phút
lại có một cửa hàng nhượng quyền mới ra đời.
Ở Châu Âu, tổng cộng có hơn 4.000 hệ thống nhượng quyền thương mại;
với 167.500 cửa hàng nhượng quyền thương mại, doanh thu đạt khoảng 100 tỉ
Euro. Tạo ra hơn 1.5 triệu việc làm. Ở Anh, nhượng quyền thương mại là một
trong những hoạt động tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế với khoảng
32.000 DN nhượng quyền, doanh thu mỗi năm 8,9 tỷ bảng Anh. Khu vực
nhượng quyền thương mại cũng thu hút một lượng lao động lớn với khoảng
317.000 lao động và chiếm trên 29% thị phần bán lẻ.
IFA cho hay, nhượng quyền kinh doanh thương hiệu riêng ở khu vực châu
Á đã tạo doanh thu hơn 50 tỷ USD mỗi năm.
Ở Thái Lan số hợp đồng nhượng quyền đang tăng rất nhanh, trong đó có
tới 67% thuộc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn ban đầu cho mỗi
hợp đồng 20.000-65.000 USD. Bộ thương mại công bố chương trình khuyến
khích và quảng bá thương hiệu nội địa ra thị trường quốc tế qua nhượng quyền
thương mại. Được hỗ trợ đào tạo trung và ngắn hạn về công nghệ nhượng quyền
thương mại. Bước đầu: năm 2004 đạt 25 triệu Baht, năm 2005 tăng 10% tương
tự các năm tiếp theo.
Tại Nhật Bản, nhượng quyền thương mại phát triển mạnh từ năm 1996,
đến năm 2004 đã có 1.074 hệ thống nhượng quyền thương mại và 220.710 cửa
hàng nhận quyền thương mại, doanh thu từ công nghệ nhượng quyền thương
mại là khoảng 150 tỉ USD, tăng trưởng hàng năm 7%.
Từ năm 1980, nhượng quyền thương mại vào Trung Quốc. Đến năm
2004, nước này đã có 2.100 hệ thống nhượng quyền (nhiều nhất thế giới), với
10
120.000 cửa hàng nhượng quyền trong 60 lĩnh vực khác nhau. Biểu đồ tăng
trưởng hoạt động nhượng quyền của Trung Quốc dựng đứng kể từ khi nước này
gia nhập WTO. Từ năm 2000, tại Trung Quốc, bình quân mỗi năm hệ thống
nhượng quyền tăng 38% vượt xa mức tăng trưởng 10%/năm của hàng tiêu dùng,
các cửa hàng nhận nhượng quyền tăng 55%. Đặc biệt, hệ thống nhượng quyền
thương mại của doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh ngang hàng với thương
hiệu nhượng quyền nổi tiếng của nước ngoài.
Ở Malaysia, nhìn thấy lợi ích của nhượng quyền thương mại từ 1992,
Chính phủ thành lập chương trình quốc gia về chuyển nhượng (Franchise
Development Programe - FDP) với 2 mục tiêu: Gia tăng số doanh nghiệp bán /
mua nhượng quyền thương mại; Thúc đẩy phát triển những sản phẩm / dịch vụ
đặc thù nội địa thông qua nhượng quyền thương mại.
Ở Úc, tổng cửa hàng nhượng quyền thương mại khoảng 54.000, đóng góp
12% vào GDP và tạo hàng trăm ngàn việc làm cho người lao động.
2. Tại Việt Nam
Giữa thập niên 90, ở nước ta đã có một vài doanh nghiệp kinh doanh thiết
bị lọc nước do Việt kiều về đầu tư đã đưa ra hình thức nhượng quyền thương
mại, nhưng thị trường lúc bấy giờ chưa thực sự sôi động và bản thân thương
hiệu của các doanh nghiệp đó cũng chưa mấy nổi tiếng nên đã không thành
công. Mãi đến 3 - 4 năm trở lại đây, hình thức nhượng quyền thương mại mới
rục rịch trở lại với các thương hiệu tên tuổi như Kinh Đô, Trung Nguyên,
Lotteria, Phở 24... Theo ông Patrick Ho Lock Yin - Phó tổng giám đốc Công ty
cổ phần Kinh Đô, đến nay Kinh Đô có mạng lưới 150 nhà phân phối và trên
30.000 điểm bán lẻ rộng khắp trên cả nước với nhiều chủng loại sản phẩm bánh,
kẹo. Trong đó, có nhiều cửa hàng Kinh Đô đã áp dụng phương thức nhượng
quyền thương mại. Còn đối với Công ty cà phê Trung Nguyên, đây là thương
hiệu cà phê số 1 và cũng là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên áp dụng mô hình
kinh doanh nhượng quyền thương mại. Hiện Trung Nguyên đã có 1.000 quán cà
phê ở Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc và đang tiếp tục
phát triển tại Mỹ, Đức, Australia thông qua phương thức nhượng quyền thương
11
mại này. Theo phân tích của chương trình dự báo bán lẻ tại TP.HCM, cơ hội
kinh doanh nhượng quyền thương mại ở Việt Nam rất lớn do có các yếu tố: kinh
tế vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt; các trung tâm mua sắm, đô thị, khu
thương mại dịch vụ... còn phân bố rải rác, thích hợp để các thương hiệu mạnh
phát triển chuỗi - hệ thống bán hàng; với thị trường tiềm năng hơn 84 triệu dân,
hạ tầng dịch vụ ngày càng hoàn thiện và tâm lý kinh doanh thích làm chủ của
người Việt Nam trong điều kiện vốn và kinh nghiệm đều có giới hạn thì kinh
doanh nhượng quyền là phương pháp thích hợp nhất. Tóm lại đến nay, ở Việt
Nam có một số hệ thống nhượng quyền rất thành công và một số đang trên đà
phát tiển nhưng nhìn chung là còn rất khiêm tốn. Những hệ thống nhượng quyền
thương mại nước ngoài đã vào Việt Nam, theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có
khoảng gần 100 thương hiệu: Trà Dilmah, tập đoàn bán lẻ Bourbon Group (
BigC), KFC, Jollibee, Qualitea, khách sạn Sofitel, Hilton, Sharaton, Metro Cash
& Carry, Bourbon, Parkson (Malaysia), v.v … Trong thời gian tới đây khi Việt
Nam đã gia nhập WTO, sẽ có nhiều nhân tố làm phát triển thị trường nhượng
quyền thương mại hơn nữa, đặc biệt khi Việt Nam lại được đánh giá là thị
trường bán lẻ có tiềm năng cao.
III. Những quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại
Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại, nhà nước
ta đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại.
Quan hệ nhượng quyền thương mại rất phức tạp, phụ thuộc vào đối tượng “
quyền thương mại” được chuyển giao đến mức độ như thế nào mà mỗi hợp đồng
nhượng quyền thương mại có thể có những đặc trưng riêng và đặt ra những yêu
cầu riêng cho việc áp dụng pháp luật. Vì vậy pháp luật điều chỉnh hoạt động
nhượng quyền thương mại cũng rất đa dạng và phong phú. Có thể tìm thấy
những quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại trong
nhiều văn bản như tại:
+ Bộ luật dân sự 2005
12
+ Luật thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành là Nghị định
35/2006/NĐ_CP, Thông tư Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) số
09/2006/TT_BTM ngày 25-05-2006
+ Luật sở hữu trí tuệ 2005
+ Luật chuyển giao công nghệ 2006
+ Luật cạnh tranh 2004
1. Quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại trong Luật thương
mại và các văn bản hướng dẫn
- Trong Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn thì điều chỉnh trực
tiếp hoạt động nhượng quyền thương mại và vấn đề nhượng quyền thương mại
được ghi nhận từ Điều 284 đến Điều 291 trong Luật thương mại. Luật Thương
mại mới chỉ đề cập những vấn đề chung nhất về nhượng quyền thương mại, đó
là các quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền và thương nhân nhận
quyền; nhượng quyền lại cho bên thứ 3; đăng ký nhượng quyền thương mại.
Khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại thì tại điều 286 và
điều 287 có quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền như
sau:
*“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các
quyền sau đây:
1. Nhận tiền nhượng quyền;
2. Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng
lưới nhượng quyền thương mại;
3. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm
bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về
chất lượng hàng hoá, dịch vụ.” (Điều 286)
*“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các
nghĩa vụ sau đây:
1. Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại
cho bên nhận quyền;
13
2. Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho
thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng
quyền thương mại
3. Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí
của thương nhân nhận quyền
4. Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp
đồng nhượng quyền;
5. Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống
nhượng quyền thương mại.” (Điều 287)
*Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền được quy định như sau:
“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các
quyền sau đây:
1. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật
có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
2. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương
nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.” (Điều288)
*“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các
nghĩa vụ sau đây:
1. Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng
nhượng quyền thương mại;
2. Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các
quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng
quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng
dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
4. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi
hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh
doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ
14
thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng
quyền thương mại;
6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
7. Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp
thuận của bên nhượng quyền.” (Điều 289)
Những quyền và nghĩa vụ trên chỉ là những quyền và nghĩa vụ cơ bản
trong hoạt động nhượng quyền thương mại, nó mới chỉ dừng lại bên nhận quyền,
bên nhượng quyền và bên thứ ba như quy định tại điều 290 “1. Bên nhận quyền
có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận lại quyền) nếu được
sự chấp thuận của bên nhượng quyền. 2. Bên nhận lại quyền có các quyền và
nghĩa vụ của bên nhận quyền quy định tại Điều 288 và Điều 289 của Luật này.”
Chứ nó chưa đề cập một cách chi tiết các vấn đề như nhượng quyền thương mại
trong nước và nhượng quyền thương mại ở nước ngoài, các điều kiện nhượng
quyền thương mại đối với các bên…
Ngày 31 tháng 3 năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền
thương mại. Nghị định này là văn bản pháp luật đầu tiên cụ thể hoá các quy định
về nhượng quyền thương mại trong Luật Thương mại năm 2005.
Nghị định áp dụng với thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài
tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Để đảm bảo
thực thi tốt các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực phân phối, Nghị
định cũng quy định đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyên hoạt
động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng
hoá, ngoài việc tuân thủ Nghị định, chỉ được thực hiện hoạt động nhượng quyền
thương mại đối với những mặt hàng mà doanh nghiệp đó được kinh doanh dịch
vụ phân phối theo cam kết quốc tế của Việt Nam.
Nghị định cũng đưa ra quy định về điều kiện đối với bên nhượng quyền
và bên nhận quyền, trong đó điều kiện quan trọng nhất là hệ thống kinh doanh
mà bên nhượng quyền dự kiến dùng để nhượng quyền phải hoạt động ở Việt
Nam tối thiểu là 01 năm.
15
*“Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các
điều kiện sau đây:
1. Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt
động ít nhất 01 năm.
Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên
nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo
phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi
tiến hành cấp lại quyền thương mại.
2. Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm
quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.
3. Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại
không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định này” (Điều 5: Điều kiện với
bên nhượng quyền)
“Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh
doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại” (Điều 6: Điều
kiện với bên nhận quyền)
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định chi tiết về cơ chế cung cấp thông tin,
theo đó bên dự kiến nhận quyền sẽ có ít nhất là 15 ngày, nếu các bên không có
thoả thuận khác, để xem xét toàn bộ tài liệu về hoạt động nhượng quyền (bao
gồm bản sao hợp đồng mẫu, bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại) trước
khi ký hợp đồng nhượng quyền thương mại:
“Điều 8. Trách nhiệm cung cấp thông tin của Bên nhượng quyền
1. Bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp đồng nhượng
quyền thương mại mẫu và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại của mình
cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp
đồng nhượng quyền thương mại nếu các bên không có thỏa thuận khác. Các nội
dung bắt buộc của bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại do Bộ Thương
mại quy định và công bố.
2. Bên nhượng quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho tất cả các Bên
nhận quyền về mọi thay đổi quan trọng trong hệ thống nhượng quyền thương
16
mại làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền
thương mại của Bên nhận quyền.
3. Nếu quyền thương mại là quyền thương mại chung thì ngoài việc cung
cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bên nhượng quyền thứ cấp còn
phải cung cấp cho bên dự kiến nhận quyền bằng văn bản các nội dung sau đây:
a) Thông tin về Bên nhượng quyền đã cấp quyền thương mại cho mình;
b) Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;
c) Cách xử lý các hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp trong
trường hợp chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại chung.”
“Điều 9. Trách nhiệm cung cấp thông tin của bên dự kiến nhận quyền
Bên dự kiến nhận quyền phải cung cấp cho Bên nhượng quyền các thông
tin mà Bên nhượng quyền yêu cầu một cách hợp lý để quyết định việc trao quyền
thương mại cho Bên dự kiến nhận quyền.”
Với mục đích đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo sự
quản lý của Nhà nước, Nghị định đưa ra cơ chế đăng ký hoạt động nhượng
quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền
thương mại. “Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động nhượng quyền thương
mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương
nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng
văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó” (khoản 2 Điều 17). Bên dự kiến
nhượng quyền, trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền, chỉ cần đăng ký
với cơ quan có thẩm quyền theo một trình tự thủ tục đơn giản, minh bạch. Theo
Nghị định, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) là cơ quan đăng ký đối với
các hoạt động nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt
động nhượng quyền từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc khu vực hải quan
riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam và ngược lại.
Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch là cơ quan đăng ký đối với các hoạt
động nhượng quyền còn lại trong lãnh thổ Việt Nam.
“1. Bộ Thương mại thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương
mại sau đây:
17
a) Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt
động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam;
b) Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài, bao gồm cả
hoạt động nhượng quyền thương mại từ lãnh thổ Việt Nam vào Khu chế xuất,
Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
2. Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương nơi thương nhân dự kiến nhượng quyền đăng ký kinh doanh thực
hiện đăng ký đối với hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước trừ hoạt
động chuyển giao qua ranh giới Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam” (Điều 18)
Bên cạnh đó từ Điều 24 đến Điều 26 của Nghị định đã đưa ra vấn đề vi
phạm pháp luật trong nhượng quyền thương mại và thẩm quyền xử lý trong đó
liệt kê 9 hành vi vi phạm là:
“a) Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện quy định;
b) Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh
doanh;
c) Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền
thương mại quy định tại Nghị định này;
d) Thông tin trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại có nội
dung không trung thực;
đ) Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
e) Vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động nhượng quyền thương mại;
g) Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy
cứu trách nhiệm hình sự;
h) Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khi tiến hành kiểm tra, thanh tra;
i) Vi phạm các quy định khác của Nghị định này”
18
Nghị định cũng quy định về thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền
thương mại và được cụ thể hóa trong Thông tư 09/2006/TT_BTM. Theo đó
thương nhân dự kiến nhượng quyền thương mại phải lập hố sơ đề nghị nhượng
quyền thương mại bao gồm:
a) Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu
b) Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu
c) Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc
Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ Việt
Nam ra nước ngoài; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ
có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm
quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng
quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam;
d) Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại
Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng
các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
đ) Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại
của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt
động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;
Nếu các giấy tờ nói trên được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải
được dịch ra tiếng Việt và được công chứng bởi cơ quan công chứng trong nước
hoặc phải được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng
nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt
Nam.
Sau khi lập xong hồ sơ đề nghị đăng ký nhượng quyền thương mại,
thương nhân dự kiến nhượng quyền thương mại phải gửi hồ sơ đố đến cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận đầy
đủ hồ sơ hợp lệ, cơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhượng quyền thương mại (Franchising) ở Việt Nam.pdf