Tiểu luận Nợ nước ngoài và xử lý nợ nước ngoài ở Việt Nam

Mục Lục

Chương I: Tổng Quan Về Nợ Nước Ngoài

1. Khái niệm

2. Phân loại

3. Các chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài

4. Đánh giá mức độ nợ nước ngoài của Việt Nam

Chương II : Thực Trạng Nợ Nước Ngoài ở Các Nước Đang Phát Triển Nói Chung Và Việt Nam Nói Riêng.

1. Nợ nước ngoài ở các khu vực

2. Thực trạng nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển

3. Thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam

Chương III : Một Số Bài Học Kinh Nghiệm

1. Thực trạng và các giải pháp trả nợ nước ngoài của Nga

2. Thực trạng và khủng hoảng nợ nước ngoài của Dubai

Chương IV : Một Số Giải Pháp Khắc Phục Khủng Hoảng Nợ Nước Ngoài ở Các Nước Đang Phát Triển Nói Chung Và Việt Nam Nói Riêng

Nhóm 1: Quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ

Nhóm 2: Quản lý nợ nước ngoài của các doanh nghiệp

Nhóm 3: Về hạn mức vay nợ:

Nhóm 4: Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý nợ nước ngoài

Nhóm 5: Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nợ nước ngoài

Nhóm 6: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp, đạo đức cho cán bộ quản lý

Nhóm 7: Tổ chức mạng lưới thông tin nợ nước ngoài

 

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4173 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nợ nước ngoài và xử lý nợ nước ngoài ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá trị dịch vụ nợ phải thanh toán theo hợp đồng (tính bằng giá trị hiện tại với suất chiết khấu theo thống lệ là 10%) và ngược lại là khoản vay không ưu đãi. - Phân loại theo thời hạn vay: ngắn hạn và dài hạn. Nợ ngắn hạn từ 1 năm trở xuống và nợ dài hạn trên 1 năm. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thanh khoản của quốc gia và có khả năng gây ra khủng hoảng kinh tế như kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng ở Châu Á năm 1997 vừa qua. Do vậy, cần phải điều chỉnh đến mức thấp nhất những khoản nợ ngắn hạn để giảm bớt áp lực thanh toán và những tác động tiêu cực lên nền kinh tế khi có sự rút lui đột ngột các luồng vốn ngắn hạn. - Phân loại theo chủ thể đi vay: nợ chính thức (khu vực công) và nợ tư nhân (khu vực tư). Nợ chính thức hay nợ Chính phủ bao gồm nợ của các tổ chức Nhà nước (đối với một liên bang thì gồm cả nợ của các bang trong liên bang) và nợ của cơ quan hành chính, tỉnh, thành phố. Ngoài ra, các khoản nợ của khu vực tư nhân do Nhà nước hoặc tổ chức chính thức bảo lãnh cũng được coi là nợ chính thức vì chính phủ của nước đi vay sẽ chịu trách nhiệm trả vốn và lãi cho nước cho vay trong trường hợp tổ chức đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo cam kết trong hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp chính quyền địa phương hoặc doanh nghiệp vỡ nợ thì nghĩa vụ nợ bất thường có thể đè lên vai chính phủ trung ương, tùy thuộc vào điều khoản được quy định trong luật lệ về vay mượn hoặc trong bối cảnh khủng hoảng. Trong khi đó các khoản nợ do doanh nghiệp trực tiếp vay mượn hoặc do chính quyền địa phương mượn không được bảo lãnh của Chính phủ trung ương là nợ tư nhân. Nợ tư nhân thường là nợ trên thị trường trái phiếu, nợ ngân hàng thương mại và các tư nhân khác. Chính vì vậy, nợ chính thức và nợ tư nhân phải được phân tích riêng vì có những yếu tố ảnh hưởng khác nhau và Chính phủ cũng phải tính đến các khoản nợ dự phòng cho các nghĩa vụ nợ bất thường. Phân loại theo chủ thể cho vay: nợ đa phương và nợ song phương. Nợ đa phương đến chủ yếu từ các cơ quan của Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, các ngân hàng phát triển khu vực, các cơ quan đa phương như OPEC và liên Chính phủ. Trong khi đó, nợ song phương đến từ Chính phủ một nước như các nước thuộc OECD và các nước khác hoặc đến từ một tổ chức quốc tế nhân danh một Chính phủ duy nhất dưới các dạng hỗ trợ tài chính, viện trợ nhân đạo bằng hiện vật. 3- Các chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài: Khác với nợ trong nước, nợ nước ngoài của Chính phủ nói riêng, nợ quốc gia nói chung rất được các nhà quản lý quan tâm vì nợ nước ngoài không chỉ liên quan đến thực trạng nền kinh tế, khả năng trả nợ mà còn liên quan đến khả năng thu hút các nguồn lực tài chính từ bên ngoài phục vụ cho các mục tiêu vĩ mô của nhà nước. Các chỉ số đánh giá nợ nước ngoài được xây dựng thành hệ thống nhằm xác định mức độ nghiêm trọng của nợ nước ngoài đối với an ninh tài chính quốc gia. Cũng cần phải xác định lại là các chỉ tiêu đánh giá chung về nợ nước ngoài, trong đó nợ nước ngoài của Chính phủ là chủ yếu, còn nợ của khu vực tư nhân hầu như không đáng kể. 3.1. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ nước ngoài Để xếp loại các con nợ theo mức độ nợ, Ngân hàng thế giới sử dụng các chỉ số đánh giá mức độ nợ nần của các quốc gia vay nợ như ở bảng 1.1: Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài Chỉ số Mức độ trầm trọng Mức độ khó khăn Mức độ bình thường 1. Tỷ lệ % tổng nợ nước ngoài so với GDP ≥ 50% 30 – 50% ≤ 30% 2. Tỷ lệ % tổng nợ nước ngoài so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ≥ 200% 165 – 200% ≤ 165% 3. Tỷ lệ % nghĩa vụ trả nợ so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ≥ 30% 18 – 30% ≤ 18% 4. Tỷ lệ % nghĩa vụ trả nợ so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP ≥ 4% 2 – 4% ≤ 2% 5. Tỷ lệ % nghĩa vụ trả lãi so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ≥ 20% 12 – 20% ≤ 12% Dựa vào các chỉ số trên, các tổ chức tài chính quốc tế có thể đánh giá mức độ nợ nần và khả năng tài trợ cho các nước thành viên. Các chỉ số này cũng là căn cứ để các quốc gia vay nợ tham khảo, xác định tình trạng nợ để hoạch định chiến lược vay nợ cho quốc gia. Quy mô nợ và trả nợ, trả lãi so với nguồn thu trực tiếp và gián tiếp để trả nợ thường được dùng để đánh giá mức độ nợ. Mức độ nợ cũng ngầm cho biết khả năng trả nợ của các quốc gia trong trung và dài hạn. Các chỉ tiêu thường dùng: * Khả năng hòan trả nợ vay nước ngoài (EDT/XGS) - Tổng nợ / Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa dịch vụ: Chỉ tiêu này biểu diễn tỷ lệ nợ nước ngoài bao gồm nợ tư nhân, nợ được chính phủ bảo lãnh trên thu nhập xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Ý tưởng sử dụng chỉ tiêu này là nhằm phản ánh nguồn thu xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là phương tiện mà một quốc gia có thể sử dụng để trả nợ nước ngoài. Những vấn đề khi sử dụng chỉ tiêu này là: Nguồn thu xuất khẩu dễ biến động từ năm này sang năm khác, ngoài ra cũng có những phương án khác để nước con nợ có thể sử dụng để trả nợ nước ngoài mà không nhất thiết phải tăng xuất khẩu. Ví dụ cắt giảm nhu cầu nhập khẩu hay giảm nguồn dự trữ ngoại hối. Chỉ tiêu này ở các nước Đông Á Thái Bình Dương ngày càng giảm dần cho thấy khả năng trả nợ bằng thu nhập xuất khẩu đang trở nên khó khăn, cần phải có những nguồn thu khác để bù đắp. * Tỷ lệ nợ nước ngoài so với thu nhập quốc gia (EDT/GNI ) - Nợ/GNI: Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ thông qua thu nhập quốc dân được tạo ra. Hay nói cách khác, nó phản ánh khả năng hấp thụ vốn vay nướcngoài. Thông thường các nước đang phát triển thường đánh giá cao giá trị đồng nội tệ hoặc sử dụng chế độ đa tỷ giá dẫn tới làm giảm tình trạng trầm trọng của nợ. Do vậy, tình trạng nợ có thể không được đánh giá đúng mức. *Tỷ lệ trả nợ ( TDS/XGS ) - Tổng nợ phải trả hàng năm / Kim ngạch thu xuất khẩu: Còn gọi là tỷ lệ dịch vụ nợ (nợ gốc và lãi phải thanh toán so với giá trị xuất khẩu). Đây là một tiêu chí quan trọng, phản ánh quan hệ giữa nghĩa vụ nợ phải trả so với năng lực xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đi vay. Tháng 9 năm 2000, Hiệp định cơ cấu lại nợ cho các quốc gia có đồng tiền không khả năng chuyển đổi đã làm cho mức nợ của các nước này giảm đi đáng kể do đó chỉ số TDS/XGS đang tăng từ sau cuộc khủng khoảng Châu Á thì giảm xuống từ năm 2000. *Tỷ lệ trả lãi (INT / XGS ) - Tổng lãi phải trả hàng năm/Kim ngạch thu xuất khẩu: Còn gọi là tỷ lệ dịch vụ lãi hay tỷ lệ giữa tổng lãi phải trả so với kim ngạch xuất khẩu. Một quốc gia phải thanh toán lãi với mức lãi suất được quy định trong cam kết cho vay, thông thường lãi này được trích từ thu nhập xuất khẩu. Quốc gia mắc nợ trong quá khứ thì hiện tại và tương lai họ sẽ trích thu nhập từ xuất khẩu càng nhiều, hạn chế khối lượng ngoại tệ dành cho nhập khẩu. Đây là chỉ tiêu tốt nhất để đánh giá nợ vì không chỉ đề cập đến gánh nặng nợ mà còn chỉ ra chi phí vay nợ, điều này ngầm hiểu như hiệu quả sử dụng vốn vay có cao hơn chi phí lãi vay hay không. * Tiềm năng trả lãi (INP/GNI ) - Lãi/GNI: Tổng lãi phải trả so với GNI, phản ánh tiềm năng trả lãi của nước đi vay. Ở các nước khu vực Châu Á, trong đó có Việt N am, chỉ số này rất thấp, chỉ chưa đến 1,5%, điều này cho thấy tính khả quan trong việc trả nợ của các nước này. *Tỷ lệ % dự trữ ngoại hối so với tổng nợ (RES/EDT ) -Tổng dự trữ ngoại hối / Tổng nợ (%): Chỉ số này thể hiện khả năng của nước con nợ có thể dùng dự trữ ngoại hối để trả nợ nước ngoài. Dựa vào các chỉ số trên, các tổ chức tài chính quốc tế có thể đánh giá mức độ nợ nần và khả năng tài trợ cho các nước thành viên. Các chỉ số này cũng là căn cứ để các quốc gia vay nợ tham khảo, xác định tình trạng nợ để hoạch định chiến lược vay nợ cho quốc gia. 3.2. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài Cơ cấu nợ hàm chứa những thông tin quan trọng về mức độ rủi ro của việc vay nợ. Thông thường rủi ro sẽ cao khi tỷ trọng nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ thương mại và tỷ lệ nợ song phương cao. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu gồm: - Nợ ngắn hạn / Tổng nợ: Phản ánh tỷ trọng các khoản nợ cần thanh toán trong thời gian nhỏ hơn một năm trong tổng nợ. Tỷ lệ này càng cao, áp lực trả nợ càng lớn. - Nợ ưu đãi / Tổng nợ: Tỷ lệ này càng cao, gánh nặng nợ nước ngoài càng nhẹ. - Nợ đa phương / Tổng nợ: Các khoản nợ đa phương thường nhằm mục đích hỗ trợ, ít mưu cầu về lợi nhuận, do đó việc tăng tỳ trọng nợ đa phương trong tổng nợ phản ánh tình hình nợ nước ngoài của một nước thay đổi theo chiều hướng tốt. 4- Đánh giá mức độ nợ nước ngoài của Việt Nam Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế, xã hội năm 2010 và nhiệm vụ năm 2011 tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XII, cho biết: “Đến hết năm 2010, dư nợ Chính phủ tương đương khoảng 44,5% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 42,2% GDP và dư nợ công bằng 56,7% GDP, nằm trong giới hạn an toàn”.   Theo quan điểm của IMF thì tiêu chí đánh giá an toàn nợ nước ngoài đối với các quốc gia có thu nhập thấp dựa vào hiện giá thuần của nợ và dịch vụ nợ (nghĩa vụ trả nợ), một chính sách nợ yếu đồng nghĩa an toàn về nợ và một chính sách nợ mạnh đồng nghĩa với kém an toàn về nợ. Tiêu chí đánh giá an toàn nợ theo quan điểm IMF. Nguồn: IMF Nếu dựa vào tiêu chí của IMF, nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn còn trong mức độ an toàn. Các chỉ tiêu về giám sát nợ nước ngoài. Nguồn: Bản tin nợ nước ngoài số 5 (Bộ Tài chính). Đối với Việt Nam, việc vay mượn vốn nước ngoài để đáp ứng yêu cầu tăng mức đầu tư trong nước nhằm nâng cao năng lực sản xuất trong tương lai là một giải pháp hợp lý. Bởi vì Việt Nam cần nguồn lực con người và vốn cao hơn nữa để cạnh tranh trên thị trường thế giới với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, ví dụ như sản phẩm điện tử. Mặt khác, Việt Nam vẫn là nền kinh tế đang phát triển nên có thu nhập tương đối thấp cần phải đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng và con người để nâng tỷ lệ giá trị gia tăng trong dài hạn với dự kiến chỉ tiêu tăng trưởng GDP bình quân 7,5%-8,5%/năm trong giai đoạn 2011-2015. Bên cạnh đó, Việt Nam đang cần đầu tư vào các lĩnh vực như bệnh viện, trường học, dạy nghề, phát triển hạ tầng giao thông, giảm bớt chi phí dịch vụ tiện ích và viễn thông, củng cố môi trường kinh doanh và tăng cường trình độ các trung tâm nghiên cứu phát triển. Nếu quan sát diễn biến nợ nước ngoài trong một thời gian dài sẽ dễ dàng nhận thấy xu hướng gia tăng nợ đã diễn ra trong những năm gần đây, từ mức 14,208 tỷ USD năm 2005 lên 27,928 tỷ USD năm 2010. Nếu tiếp tục xu hướng này và không có các biện pháp kiểm soát và quản lý nợ có thể khiến nợ nước ngoài trở nên không an toàn. Nếu đặt nợ nước ngoài trong quan hệ đầu tư và tiết kiệm, ta thấy nợ nước ngoài là nguồn bổ sung cho khoảng chênh lệch tiết kiệm trong nước thấp và mức đầu tư tăng cao. Như vậy, để nợ nước ngoài không mất an toàn thì cần phải nâng cao hiệu quả đầu tư trong nước, khuyến khích tiết kiệm toàn dân. Nếu xem xét nợ nước ngoài trong quan hệ cán cán cân thương mại dưới góc độ xuất nhập khẩu thì đây là một khoản vay mà các nhà đầu tư nước ngoài cho Chính phủ và người tiêu dùng trong nước vay để thanh toán cho việc tiêu dùng quá mức, khi đó để giảm nợ nước ngoài cần cải thiện cán cân thương mại, thực hiện các giải pháp gia tăng xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu. Quan hệ giữa thâm hụt thương mại và nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2005-2009. Nguồn: Thống kê tài chính của IMF(IFS) và Bộ Tài Chính Tóm lại, nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay vẫn còn trong giới hạn an toàn nhưng xu hướng nợ nước ngoài đang gia tăng cho thấy, nếu không có những giải pháp hợp lý kèm theo, thì nợ nước ngoài có thể mất an toàn và gây ra các bất ổn kinh tế vĩ mô. Chương II : Thực trạng nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng 1- Nợ nước ngoài ở các khu vực Số liệu nợ nước ngoài phân theo khu vực và thu nhập trên thế giới năm 2007 Nợ nước ngoài ( Triệu USD) GDP ( Triệu USD) Nợ / GDP (%) Kim ngạch xuất khẩu ( Triệu USD) Nợ / Kim ngạch xuất khẩu (%) 1./ Phân theo khu vực Đông Á và Thái Bình Dương 741.471 4.438.135 16,71 1.783.695 41,56 Châu Âu và Trung Á 1.214.038 3.155.221 38,47 874.122 138,88 Mỹ Latinh và Caribe 825.697 3.444.374 23,97 750.092 110,07 Trung Đông và Bắc Phi 136.448 828.691 16,46 297.678 45,83 Nam Á 304.713 1.438.594 21,18 184.991 164,71 Châu Phi khu vực Nam Sahara 195.094 842.914 23,14 261.373 74,64 2./ Phân theo thu nhập Thu nhập thấp 156.551 810.300 19,32 230.215 68 Thu nhập trung bình: + Thu nhập trung bình thấp + Thu nhập trung bình cao 3.260.910 1.228.986 2.031.924 13.342.194 6.888.343 6.450.429 24,44 17,84 31,5 3.919.104 2.179.289 1.738.728 83,2 56,39 116,86 Nguồn: World Bank (2010), World Development Indicator 2010 2- Thực trạng nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển Trong những năm 50, 60 của thế kỷ XX. Quan hệ giữa đế quốc và thuộc địa chuyển từ kiểm soát về quân sự sang kiểm soát và thống trị về kinh tế. Các cường quốc đã “trợ cấp” cho các thuộc địa cũ khoản vay 59 tỉ USD với lãi suất 14%. Trong giai đoạn thập niên 80 thế kỷ XX, sự tăng vọt lãi suất và giá trị đồng USD, các biện pháp bảo hộ ở các nước công nghiệp và sự biến động giá cả các hàng hóa chính đã dẫn đến sự suy giảm thu nhập và xuất khẩu ở các nước đang phát triển. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, sự đầu tư rất thiếu cân nhắc, sử dụng vốn vay kém hiệu quả, dẫn đến việc nhiều nước hết hy vọng trả được nợ. Đó là những nguyên nhân cơ bản của khủng hoảng nợ. Trong thời kỳ 20 năm, từ 1970 đến 1989, nợ nước ngoài của các nước đang phát triển tăng từ 68,4 tỷ USD lên đến 1.283 tỷ USD. Khoản trả nợ tăng 1.400% và vượt quá 160 tỷ USD vào cuối những năm 1980. Theo Ngân hàng thế giới, tổng số nợ nước ngoài của các nước đang phát triển tăng từ 785 tỉ USD năm 1982 lên 1.300 tỉ USD năm 1992, năm 1996 là 2.177 tỷ USD đã tăng lên 2.320 tỷ USD vào năm 1997, rồi leo lên 2.470 tỷ năm 1998 và đến cuối năm 2007 tổng số nợ nước ngoài đã tăng đến hơn 3.417 tỷ USD. 3/ Thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam Tổng số nợ nước ngoài năm 2009 là 37 tỷ USD, trong đó 27.8 tỷ là nợ của chính phủ (gồm cả nợ do nhà nước bảo lãnh) và 9.2 tỷ là nợ doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân không được nhà nước bảo lãnh. Như vậy nợ của Vinashin, 700 triệu USD bán trái phiếu là nằm trong nợ chính phủ và 600 triệu nợ ngân hàng Thụy Sĩ không nằm trong nợ chính phủ. Cần để ý là số nợ 9.2 tỷ không được bảo lãnh có lãi suất rất cao so với phần nợ của chính phủ.Tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP của nền kinh tế là 39.0%, còn tỷ lệ nợ của chính phủ là 29.3% vào năm 2009. Nói chung như thế là nó đã vượt qua ngưỡng an toàn. Biểu 2. Nợ nước ngoài của chính phủ (kể cả được chính phủ bảo lãnh) Đơn vị:Tỷ đồng/USD 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng nợ nước ngoài (tỷ USD) 16.4 18.3 22.1 25.9 37.0 Nợ doanh nghiệp không có bảo lãnh 2.2 2.7 2.9 4.1 9.2 Nợ của chính phủ (tỷ USD) 14.2 15.6 19.2 21.8 27.8 Nợ chính thức 12.6 13.9 16.6 18.8 24.0 Song phương 7.1 7.8 9.0 10.7 13.2 Đa phương 5.5 6.1 7.6 8.1 10.8 Nợ tư nhân 1.6 1.7 2.6 3.0 3.8 Tổng nợ nước ngoài của chính phủ/GDP 27.8% 26.7% 28.2% 25.1% 29.3% Tổng nợ nước ngoài của nền kinh tế/GDP 32.2% 31.4% 32.5% 29.8% 39.0% Nợ phải trả hàng năm (tỷ USD) 0.698 0.764 0.886 1.104 1.291 Nguồn: Bản tin số 5. Ghi chú: Nợ không có bảo lãnh là do tác giả tự tính trên cơ sở tính từ tổng số nợ nước ngoài dựa trên tỷ lệ nợ trên GDP ở bản tin (coi biểu số 4). -Nhưng điều này chưa đáng lo ngại vì thường thì nợ của chính phủ từ các nguồn vay chính thức, như từ các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước phát triển cao đều có lãi suất rất thấp và thời gian chưa phải trả nợ có thể kéo dài đến 10 năm hay dài hơn nhiều. Tỷ lệ nợ này cao thì áp lực chi trả thấp và nước vay mượn có thể tính toán trước về khả năng trả vì lãi suất cố định. Trường hợp Việt Nam là rất thuận lợi. Vào năm 2009, tỷ lệ vay chính thức lên tới 86% và phần vay tư nhân là 14%. Hơn nữa, 72% tổng số nợ này chịu lãi suất thấp dưới 6%, trong đó 60% số nợ có lãi suất dưới 3%. Với lãi suất thấp như thế, năm 2009, tổng số lãi và vốn gốc phải trả là 1.3 tỷ USD. Và như thế, vào năm 2009 khi nhà nước vay thêm được 5.1 tỷ USD thì sau khi trả nợ và phí còn đem về được 3.3 tỷ USD. Trong việc trả nợ số nợ hiện nay trong thời gian sau này thì năm phải trả cao nhất là 2.1 tỷ USD vào năm 2016. Như vậy, việc trả nợ sẽ không phải là mối quan ngại nếu như nợ không tiếp tục tăng mạnh như hiện nay, và nếu như thiếu hụt thương mại với nước ngoài lớn như hiện nay được giải quyết. -Rõ ràng là Việt Nam nếu tiếp tục với cách điều hành kinh tế như hiện nay thì có thể sẽ nhanh chóng mất khả năng chi trả nợ nước ngoài. Ta có thể suy ra điều này khi thấy là tổng số nợ nước ngoài tăng rất nhanh (trung bình 22% một năm), cao hơn nhiều so với mức tăng danh nghĩa của GDP (trung bình 16% một năm). Nhưng quan trọng hơn là nợ nước ngoài đang tăng tốc, vào năm 2009 tăng ở mức khủng 49% (coi biểu 4). Và đặc biệt quan trọng là nợ doanh nghiệp không có bảo lãnh là nợ có lãi suất thị trường còn tăng mạnh hơn nhiều, ở mức 125%. Chính việc tăng loại nợ của doanh nghiệp kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh, có bảo lãnh hay không bảo lãnh của chính phủ hiện nay đã tới mức 12 tỷ (9.2+3.8, coi biểu 2) và đang tăng nhanh là điều đáng lo ngại. Số nợ này có thể nói gần như toàn bộ là nợ của doanh nghiệp quốc doanh vì chỉ có doanh nghiệp quốc doanh mới có thể vay mượn được, dù chính phủ chính thức đứng ra bảo lãnh hay không; lý do là các nhà ngân hàng và các đầu tư nước ngoài cho vay hay mua trái khoán doanh nghiệp chỉ vì họ biết rằng chúng là doanh nghiệp nhà nước do đó chính phủ Việt Nam có trách nhiệm chi trả. Chương III : Một số bài học kinh nghiệm 1/ Thực trạng và các giải pháp trả nợ nước ngoài của Nga: Tình hình kinh tế, chính trị XH ở Nga vào những năm cuối thế kỷ XX: • Sự sụp đổ hệ thống chính trị cũ; hệ thống chính trị mới chưa hình thành; Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo đất nước; nhiều đảng phái chính trị mọc lên. • Quyền lực nhà nước hoàn toàn bị tê liệt. Các nhóm tài phiệt kiểm soát toàn bộ nền kinh tế và bộ máy chính trị. • Một bộ máy lãnh đạo không có uy tín ở trong nước cũng như ở nước ngoài; nội chiến tái bùng phát dữ dội ở Che-xnhi-a. • Nợ nước ngoài ở thời điểm cuối năm 1998 là 183,6 tỉ USD. Báo chí phương Tây lúc đó nói rằng “với số nợ nước ngoài khổng lồ như vậy, ngay đến lãi suất của các khoản nợ này Nga cũng khó có thể trả nổi”, hàng chục triệu người dân Nga bị đẩy vào cảnh khốn cùng. • Từng là bộ phận trụ cột của siêu cường thế giới trước đây - đã bị trượt xuống hạng các quốc gia đang phát triển, với một vị thế yếu kém và mờ nhạt trên trường quốc tế. Sự thần kỳ của Nga trong việc rũ bỏ nợ nần • Cuối năm 1999 tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP là 90%. • Năm 2003 Nga trả hết khoản nợ nước ngoài đến hạn cả gốc lẫn lãi là 17 tỉ USD, tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP giảm xuống còn 26%. • Năm 2005, nợ nước ngoài của Nga là 215,3 tỷ USD. • Đến ngày 21-8-2006, Nga đã trả trước thời hạn 22,5 tỷ USD hầu như toàn bộ số nợ tồn đọng từ thời Liên Xô cũ cho Câu lạc bộ Paris (đến hạn 2012), nợ nước ngoài còn lại khoảng 50 tỷ USD, tức là 9% GDP. • Đến 2007 nợ nước ngoài chỉ còn dưới 3% GDP thuộc loại chỉ số thấp nhất thế giới. Những nguyên nhân chính dẫn đến sự thành công của Nga trong việc vay và trả nợ nước ngoài thời gian qua: - Lợi nhuận từ dầu lửa giúp Nga thanh toán nợ từ thời Xô Viết: • Hiện nay, Nga là nước xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới và là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới (chiếm tới 13% tổng trữ lượng dầu mỏ và 34% trữ lượng khí đốt thế giới). • Dưới thời Putin, nước Nga đã thu được khoảng 1.000 tỉ USD từ nguồn dầu mỏ và khí đốt. Năm 2007, đã xuất khẩu khoảng 400 tỷ USD dầu mỏ, vượt cả Ả-rập Xê-út. - Nền kinh tế Nga đã phục hồi vừa phải và phát triển nhanh từ năm 1999, giai đoạn 1999-2005 GDP tăng trưởng trung bình hàng năm 6,2%, tổng vốn đầu tư nước ngoài đã chảy vào Nga đạt tới 82,3 tỷ USD, thị trường vốn vào thời điểm cuối năm 2007 đã lên đến 1.330 tỷ USD, kim ngạch ngoại thương năm 2007 hơn 550 tỷ USD. Thặng dư ngân sách là 776 tỷ rúp (tương đương 27 tỷ USD). - Sự cố gắng cải tổ của chính quyền trong các năm 2000-2001 đã làm tăng sự tin cậy của các nhà kinh doanh và đầu tư về triển vọng của nền kinh tế Nga trong thập niên thứ hai của thời kỳ chuyển đổi. Nga vẫn dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hóa, cụ thể là dầu mỏ, khí đốt, kim loại và gỗ, các mặt hàng này chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu. - Trong những năm gần đây, nền kinh tế Nga đã nhắm nhiều hơn vào nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng trong nước, là lĩnh vực có mức tăng trưởng trên 12% mỗi năm trong giai đoạn 2000-2004, chỉ ra sự lớn mạnh dần lên của thị trường nội địa. - Dưới thời Pu-tin, phương thức cải cách nền chính trị - xã hội phù hợp với đặc điểm và điều kiện phát triển mới của mình trong bối cảnh mới của thế giới là cạnh tranh gay gắt cùng song hành với hợp tác, hội nhập để phát triển. - Nga đã thành công trong việc thiết lập hệ thống kinh tế thị trường ổn định và phù hợp, thiết lập lại trật tự kinh tế trong nước, nghiêm trị các hành vi tham nhũng, chấn chỉnh các tập đoàn và cá nhân từng thao túng nền kinh tế trong thời kỳ En-xin còn cầm quyền. - Đồng thời Nga đã tăng cường sức sống cho khu vực kinh tế nhà nước. Về chính trị, Nga đã thành công trong việc củng cố quyền lực trung ương và thiết lập hệ thống chính quyền theo chiều dọc khá ổn định. - Quan tâm phục hưng nền khoa học - công nghệ, với chính sách và các chương trình phát triển khoa học - công nghệ, ông đã đưa nước Nga, từ chỗ một quốc gia dựa trên cơ sở sản xuất nguyên liệu, thành quốc gia có nền kinh tế công nghệ cao mà trước hết là: công nghiệp chế tạo máy bay; đóng tàu; năng lượng nguyên tử; tổ hợp công nghiệp quân sự. 2/ Thực trạng và khủng hoảng nợ nước ngoài của Dubai: Dubai đã đi từ chỗ là một ví dụ tiêu biểu về sự phát triển kinh tế bùng nổ tới bờ vực vỡ nợ như thế nào? Tình hình kinh tế, chính trị XH ở Dubai - Dubai là một quốc gia thành viên, đồng thời cũng là thành phố cùng tên, thuộc Tiểu vương quốc Arab thống nhất UAE). UAE bao gồm 7 tiểu vương quốc thành viên là Abu Dhabi, Dubai, Sharjah, Ajman, Umm al-Quwain, Ras al-Khaimah và Fujairah. - Trong số 7 tiểu vương quốc này, chỉ có Abu Dhabi sở hữu trữ lượng dầu lửa dồi dào. Dữ liệu do Economist công bố cho thấy, 90% trữ lượng dầu lửa của UAE tập trung ở Abu Dhabi.   - Ngoài ra, Abu Dhabi vừa là thành phố lớn thứ hai, vừa là trung tâm văn hóa-chính trị của UAE. Tiểu vương quốc này nắm giữ những lĩnh vực quan trọng nhất trong nền chính trị của UAE như ngoại giao và quốc phòng. Trật tự này đã tồn tại kể từ khi UAE được thành lập năm sau khi người Anh rút quân khỏi vùng Vịnh vào năm 1971. - Tuy nằm trong UAE nhưng Dubai đã luôn duy trì được quyền tự trị của họ. Khi hiến pháp của UAE được soạn thảo, sự độc lập tương đối này của Dubai được công nhận, vì theo hiến pháp này, mỗi tiểu vương quốc của UAE được phép nắm quyền kiểm soát đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên và đường lối phát triển kinh tế của mình. - Theo thời gian, Dubai dần có sự sáp nhập chặt chẽ hơn vào UAE. Vào năm 1996, tiểu vương quốc này đã sáp nhập lực lượng quân đội của mình vào quân đội của UAE. Tuy nhiên, động thái này khi đó được xem là nhằm mục đích để UAE gánh giúp những khoản chi phí tốn kém, nhờ đó cho phép Dubai “nhẹ gánh” để theo đuổi những tham vọng kinh tế của riêng họ. Khủng hoảng nợ của Dubai - Gần như không có dầu lửa, niềm hy vọng duy nhất của Dubai để tạo vị thế bên cạnh tiểu vương quốc láng giềng giàu có Abu Dhabi là phát triển mạnh mẽ những lĩnh vực như du lịch cao cấp và bất động sản. Và Dubai cũng đã gặt hái được không ít thành công với chiến lược này. Tới năm 2008, 95% GDP của Dubai là do du lịch và bất động sản đóng góp. - Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính bùng nổ đã làm tất cả đảo lộn. Các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Dubai đã đóng băng, còn tiểu vương quốc này thì mắc kẹt với những khoản nợ khổng lồ đã vay trước đó để đầu tư vào những siêu dự án, trong đó có hòn đảo nhân tạo hình lá cọ lừng danh. - Do có nghĩa vụ phải sớm thanh toán nhiều khoản nợ trong số này, từ đầu năm tới nay, Chính phủ Dubai đã liên tục nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn vay mới nhưng hầu như không thành công. May thay, Abu Dhabi đã có hai lần hỗ trợ vốn, tuy nhỏ giọt, cho Dubai vào tháng 2 và cách đây ít ngày. - Mặc dù vậy, thái độ của Abu Dhabi đối với vấn đề nợ của Dubai hiện đã rõ ràng. Các nhà chức trách Abu Dhabi ngày 29/11 đã khẳng định, họ sẽ không giúp Dubai trả hết nợ, mà sẽ chỉ lựa chọn hỗ trợ một số doanh nghiệp của Dubai trong trường hợp cần thiết. Như vậy, khả năng vỡ nợ cấp quốc gia của Dubai hiện đang là rất lớn. - Trong số 80 tỷ USD tiền nợ hiện nay mà Dubai đang gánh, có 59 tỷ USD tiền nợ của Dubai World. Ước tính, các ngân hàng nước ngoài là chủ nợ của 12 tỷ USD trong số này. Những nguyên nhân chính dẫn đến sự khủng hoảng nợ của Dubai trong việc vay và trả nợ nước ngoài thời gian qua: - Vấn đề của Dubai bắt nguồn từ tham vọng quá lớn và có phần kiêu ngạo của vương quốc này. Tiểu vương quốc thuộc vùng Vịnh, khác với các thành viên khác của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, không có nhiều nguồn khai thác dầu khí, và vì vậy phải tự xây dựng để

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTieu luan NO NUOC NGOAI.doc
Tài liệu liên quan