Tiểu luận Nội dung của tư tưởng yêu nước và nhân nghĩa Việt Nam qua các thời đại

Trong hoạt động thực tiễn, Nguyễn Trãi đã chú trọng tới quan hệ nhân quả. Ông cho rằng mọi việc đều có nguyên nhân, có nhân ắt có quả, nhân nào quả ấy:“Phải cẩn thận lúc trước để tính lúc sau,Phải làm việc lớn từ việc nhỏ”.Mỗi hành động phải biết dụng thời và thế. Ông nói “xét biết thời cơ mà lượng sức mình là một con người có tri thức’. Ông xem mệnh trời và vận trời là yếu tố khách quan quyết định xu thế của thời đại vì lẽ trời, mệnh trời quy định lòng người. Còn sức người, tính năng động, tính quyết đoán, tính mục đích là yếu tố chủ quan đóng vai trò quan trọng. Trong bài phú núi Chí Linh ông viết: ‘Biết người, biết mình hay yếu hay mạnh”.

Chính vì phân tích mối quan hệ chủ quan và khách quan đúng đắn mà ông tìm ra, phát hiện ra “thời cơ” là lúc hoàn cảnh khách quan thuận lợi để hoạt động chủ quan của con người đạt được kết quả không ngờ. Ông kêu gọi: “Thời sao, thời sao! Thực không nên lỡ”. Từ hiểu thời, thời mới thông biến. Đó là điều đáng quý ở người quân tử. Mặt khác, ông không những sâu sắc về lý luận mà còn giỏi về thực tiễn, không thụ động chờ thời mà chủ động tạo thời, phải tạo dựng lực lượng chủ quan để đón thời, tức là tạo “thế”, vì có thời mà không có thế thì thời cơ bị bỏ lỡ mất. “Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời không thế thì mạnh hóa ra yếu, yếu lại thành nguy. Sự thay đổi đó chỉ trong khoảng bàn tay”. Cho nên, điều đáng quý ở người tuấn kiệt là biết thời thế hiểu sự biến mà thôi”.Từ sự phân tích thời thế, chủ quan và khách quan ông đưa ra phương pháp lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh và đã thành công. Điều này chứng tỏ tư duy luận của ông ở thời đó là hoàn toàn đúng đắn và nó vẫn còn có ý nghĩa lý luận về sau.

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10587 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nội dung của tư tưởng yêu nước và nhân nghĩa Việt Nam qua các thời đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an của con người anh hùng ấy!“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn.Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” Nguyễn Trãi vốn là con người trung thực, ngay thẳng, yêu lẽ phải và sự công bằng nên nỗi đau xót, buồn rầu, chua chát về thời thế đen bạc, lòng người đổi thay là điều hiển nhiên:“ …. Càng một ngày càng ngặt đến xương…. Ở thế nhiều phen thấy khóc cười…. Bui một lòng người cực hiểm thay”.Xã hội càng ngang trái, người anh hùng ấy lại càng ngời sáng phẩm chất cứng cỏi, khát khao tự do, thà chết chứ không chịu làm nô lệ của cường quyền bạo ngược:“Một tấm long son ngời lửa luyện,Mười năm thanh chức ngọc hồ băng,Ung dung cứ nói điều ta thích,Uốn gối theo đời không thể vâng”. Nhân nghĩa ở ông là một đường lối, chính sách cứu nước và dựng nước, trong kháng chiến chống giặc cũng như trong bảo vệ hoà bình.”Kẻ nhân giả lấy yếu chế mạnh, kẻ nghĩa giả lấy ít địch nhiều”,”Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy trí nhân làm thay đổi cường bạo”, cao hơn nữa, nhân nghĩa còn là cơ sở của đường lối, chuẩn mực cách ứng xử, giải quyết mọi việc, nó là phương pháp luận cho mọi suy nghĩ, hành động.” Đạo làm tướng lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm của”:”Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu” Nhân nghĩa còn được thể hiện ở việc tha cho hàng binh để tuyệt mối chiến tranh sau này, để tiếng thơm muôn thuở.Tư tưởng nhân nghĩa còn thể hiện ở viêc lên án chiến tranh, yêu hoà bình:” Đồ binh khí là thứ hung bạo, đánh nhau là việc guy hiểm, thánh nhân bất đắc dĩ mới dùng đến”.Tư tưởng nhân nghĩa ở ông còn thể hiện ở tư tưởng lấy dân làm gốc: “chở thuyền và lật thuyền cũng là dân”, “Dân như là nước”, “Theo ý mình mà ức lòng người, tất đến trăm năm oán giận”. Từ đó “Dân tâm” (lòng dân) dã trở thành chủ nghĩa nhân đạo của ông. Như vậy, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã đạt đến tư tưởng nhân đạo cao cả. Chủ nghĩa nhân đạo này dựa trên một sổ tư tưởng có tính chất duy vật ở ông, chẳn hạn “Đío rét thiết thân thì không đoái gì đến lễ nghĩa”(Tấu cầu phong), “Một buổi không có ăn, cha con hết tình nghĩa”(Lại thư cho Vương Thông), khiến cho nó mang tính hiện thực, tích cực, toàn diện.Chính vì vậy, ông chủ trương dẹp xong quân giặc, chia nữa số quân về làm ruộng.Đạo làm người ở ông là phải vươn tới mẫu người quân tử, hào kiệt, đại trượng phu , phải có ba đức tính: nhân, trí, dũng. Đạo làm người của ông được phát triển từ đạo làm người của Nho, nhưng lại khác Nho ở chổ trung không phải là trung với một triều đại, một ông vua mà là trung với nước, nhân không phải là lòng thương người chung chung, mà là hướng vào người nghèo khổ, là yêu dân, cứu dân. Như vậy, ông đã phát triển đạo làm người của Nho giáo trong điều kiện giữ nước và dựng nước lúc bấy giờ. Tư tưởng thiên mệnh ( nho giáo)Ông đã tìm thấy mối quan hệ nhân quả giửa các sự vật hiên tượng, đặc biệt khi phân tích nguyên nhân của chúng . “ Phúc hay hoạ đểu có manh mối từ lâu, không phải gây nên bởi 1 ngày”. Ông nói: “ xem việc làm như thế nào, xét duyên do vì sao lại như thế, sự vui vẻ do đâu mà có. Thế thì nhân tình thực dối thế nào, mảnh mai cũng ko thể che dấu được” (lại thư cho vương , thông, sơn thọ) Nguyễn Trãi kết hợp mệnh trời với tư tưởng nhân quả Ông đã nhìn thấy và giái quyết tốt mối liên hệ chằng chịt giữa cái nhỏ và cái lớn, giữa việc gần và việc xa, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, khi ông nói: “ không thấy việc nhỏ mà hại việc lớn, ko lấy nhìn gần mà lãng nhìn xa” ( lam sơn thực lục). Sự vật, hiên tượng con người luôn biến đổi( mệnh ko thường, việc đời phức tạp(trời khó khăn) nên phải nghĩ chỗ khó mà mưu việc dễ. Công khó thành mà việc dễ hỏng nên phải cẩn thận lúc đầu mà tỉnh về sau” phải coi chừng mối hoạ loạn có khi do yên ổn mà nên. phải đón ngăn ý kiêu sa có khi do sung sướng mà đến.” Nếu cần phải “ nghĩ giữ nước từ khi chưa nguy”, “ phải cẩn thận lúc trước để tính lúc sau, phải làm nên việc lớn từ việc nhỏ. Nguyễn Trãi đã giải thích khái niệm mệnh trời trên tinh thần biện chứng Giửa chủ quan ( lòng người, ý người, ý dân, sức người, sức dân), khách quan ( lẽ trời, vận trời, sức trời, lòng trời, bằng xu thế lịch sử khách quan, xu thế thời đại,) có mối liên hệ biện chứng. “ Trên hợp lòng trời dưới hợp lòng ngừơi” trong hai cái đó mặc dù dưới dạng thần bí nhưng ông đã thấy ra. Cái thứ hai là cơ sở để quỵ định cái thứ nhất. “Phải thuận được lòng trời mới hợp được lòng ngừơi”. Khi đã hiểu ra cái thứ hai thì phải lượng sức mình hiểu đúng thực lực của mình, tự do nâng cao tính năng động để đạt đến mục đích. Chẳng hạn như lê lợi dựng cơ nghiệp” biết nguoi biết mình, hay yếu hay mạnh”, đã do trơì mà biet thôi, lại có trí để công thành ( phú núi chí linh). Chính cái này đã chống lại chủ nghĩa duy tâm về mệnh trời thần bí trong nho giáo. Quan niệm của nguyễn trãi về thời cơ, thời thế Chính vì phân tích mối liên hệ chủ quan va khách quan đúng đắn mà ông tìm ra phát hiện thời cơ là lúc hoàn cảnh khách quan thuận lợi để hoạt động chủ quan con ngươì dạt được đến kết quả không ngờ. Ông kêu gọi :”thời sao, thời sao! Thực không nên lở. Từ hiểu thời, thời mới thông biến. Đó là điều đáng quý ở người quân tử. Mặt khác, phải tạo dựng lực lượng chủ quan để đón thời, tức tạo “thế”, vì có thời mà không có thế thì thời cơ bị bõ lỡ mất. “Được thời có thế thì mất biến thành còn , nhỏ hoá ra lớn; mất thời không thế thì mạnh hoá ra yếu, yếu lại thành nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảng trở bàn tay. Cho nên “Điều đáng quý ở người tuấn kiệt là biết thời thế hiểu sự biến mà thôi”. Từ sự phân tích thời thế, chủ quan khách quan ông đã đưa ra phương pháp lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, và đã thành công. Điều đó chứng tỏ tư duy lý luận của ông ở thời đó là hoàn toàn đúng đắn và nó vẫn còn có ý nghỉa lý luận về sau. Tuy nhiên, cũng như nhiều nhà Nho chân chính, ông cũng gặp nhiều hoạn nạn khi ra làm quan. Và khi đó, Phật và Lão chính là nẻo về của ông hài hòa với niềm ưu thời mẫn thế của Nho gia trong thơ Nôm của ông. Côn Sơn ca đậm đà màu sắc tiêu dao, và Hoa dâm bụt cho thấy Nguyễn Trãi cũng hiểu biết rất sâu sắc về đạo Phật khi tả một đóa hoa không trực tiếp , à tả qua bóng hoa soi xuống nước (Ánh nước hoa in một đóa hồng, vẫn nhơ không bén bụt là lòng, chiều mai nở, chiều hôm rụng, sự lạ cho hay tuyệt sắc không). ôThời kỳ đầu thế kỷ XX: (Từ 1900 đến những năm đầu của thế kỷ XX) Bước vào nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhiều nước Châu Á như Trung Hoa,Nhật Bản,Việt Nam…Đứng trước hoạ thực dân từ đó trổi dậy ý thức về dân tộc mình, đã lần lượt đi vào một cuộc vận động làm biến chuyển mạnh bộ mặt phẳng lặng của châu Á từ mấy ngàn năm mà tiên phong là Nhật Bản. Nhưng cũng chính ngay từ thời điểm đó, các vua Việt Nam triều Nguyễn còn bị trói buộc cùng với cả một triều đình lạc hậu, bảo thủ với chính sách “ toàn quốc đóng cửa” hậu qủa là dẫn đến sự suy sụp, lạc hậu và cụ thể nhất là hoạ nô lệ thực dân, với 3 thể ch( bảo hộ ở miền Bắc, khâm sai cố vấn ở miền Trung va thuộc địa ở miền Nam). Các nhà tri thức ở cả 3 miền đã nhiệt tình đi vào cuộc canh tân cứu nước. Điều ấy thể hiện rỏ nét trong mảng thơ văn có nội dung yêu nước, duy tân bằng chử quốc ngữ xuất hiện ở Nam Bộ và sau đó la cả nước từ những năm tháng sớm nhất của đầu thế kỷ XX, thong qua các phương tiện quan trọng là báo chí và sau đó là in ấn thành tập sách.Bắt đầu từ những năm tháng đầu tiên của thế kỉ XX và kéo dài cho đến 1945, văn chương yêu nước, duy tân ở Việt Nam chịu( trực tiếp và gián tiếp) của tư tưởng Ánh sáng Pháp (xuất vào đầu thế kỉ XVIII ở Pháp: Đả phá chế độ phong kiến độc quyền xây dựng nền cộng hòa tư sản; Đả phá triết học kinh viện,chống lại sự thống trị của xã hội, cổ vũ tinh thần tự do tư tưởng; Cổ vũ sự phát triển tri thức khoa học, tri thức hiện đại, đề cao con người, cá nhân), đã dành rất nhiều dung lượng và thời lương hoạt động văn chương cho sự hình thành một nền văn chương bao gồm thơ ca, văn chương chính luận và bút kí khi xã hội cần nhiều hình thức đâu tranh để tồn tại, phát triển và khẳng dịnh mình. Tính tư tưởng của thơ văn quốc ngữ duy tân, yêu nước thời kỳ này không đặt trên nền tảng của ý thức hệ phong kiến, mà nó là sự kết hợp giũa những yếu tố tích cực của tư tưởng Ánh sáng phương tây kết hợp với truyền thống yêu nước, nhân đạo của Việt Nam, tạo nên một thứ tình cảm công văn mang màu sắc dân tộc và hiện đại thể hiện qua mảng văn chương này. Nó là một hiện hữu, một thành tựu đáng kể cuả văn chương yêu nước chống thưc dân trong một giai đoạn lịch sử đặt biệt trứoc khi Đảng Cộng sản ra đời và thưc sự lảnh đạo thắng lợi cuộc cách mạng giành độc lập tự do của toàn dân tộc. Thời kỳ đầu là giai đoạn mà văn chương yêu nước được dấy lên trong toàn xã hội bằng phương thức báo chí với sự khơi mào của Đông kinh nghĩa thục ở miền Bắc,Nông cổ mín đàm, Lục tỉnh tân văn và Đông Pháp thời báo, là thời kỳ tương đối còn in đậm dấu ấn gián tiếp của tưởng khai sáng phương tây ảnh hưởng qua các tân thư Trung Hoa và Nhật Bản.Giai đoạn sau là thời kỳ của văn chương bút chiến trên báo chí cùng với các tác phẩm dài hơi của tác giả như Trần Hữu Độ, Nguyễn An Ninh, Phan Ngọc Hiển. Đây là giai đoạn của tư tưởng khai sáng không còn là độc quyền, mà cồn nhiều luồng tư tưởng khác được những trí thức yêu nước du nhập vào cũng với mục đích đổi mới để cứu nước. à là một nét hiện đại của tư tưởng yêu nước Việt Nam so với những thời kì trước đó. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC VN ĐẦU THẾ KỶ XX THỜI KỲ DUY TÂN-ĐÔNG DU : (MANG TINH MỞ RỘNG VÀ HIÊN ĐẠI) Kêu gọi đổi mới kinh tế làm tiền đề cho đổi mới hoàn cảnh dân tộc là nội dung chính của những bài viết thuộc chủ đề “thương luận”, mà ngay từ đầu thế kỷ còn được gọi một cách cụ thể là “thương cổ luận”.Theo cách gọi hiện nay, đó là ý thức “chuyển dịch cơ cấu kinh tế”,từ thuần nông thụ động sang cơ cấu thương mại dich vụ, là một nhu cầu bức thiết của giai đoạn phát triển thành thị ở miền Nam đầu thế kỷ XX. Hàng năm bài thương luận liên tiếp xuất hiện trong 52 số đầu của Lục Tỉnh Tân Văn đã có cùng nội dung hoặc nêu các ý nghĩa,nguyên nhân của tình trạng kinh tế yếu kém của phương thức làm ăn cũ (không có chữ tín,làm ăn nhỏ lẻ cá thể,không huy động dược sức của sức người,thói quen thủ phận…như các bài “Vật còn biết lỗi”của Hồ Lương Cang,”Cấp báo lợi quyền”của Nguyễn Tử Thức);tranh luận,hô hào,hoặc vạch ra phương án và kêu gọi hợp tác (“Hiệp bổn tranh lợi”của Tước Nguyên Hạ Sĩ,”Thương xảo kế”của Tước Nguyên Hạ Sĩ).Đặc biệt , đây là thời gian các nhà Minh Tân ở miền Nam luôn luôn muốn biến các ý tưởng trong các bài thương luận thành hiện thực. Ở thập kỷ 30 đến 1945, nếu còn, thì chỉ có những bài viết ngắn vạch rõ tội ác của mại bản, thực dân trong việc chèn ép kinh tế người Việt Nam..Chẳng hạn như Xung quanh vấn đề độc quyền của Nguyễn An Ninh đăng trên báo Tiếng Chuông Rè, Mến dân thương nước đồng bào không nên do dự nữa mau tán thành công ty xe điển An Nam, Vấn đề độc quyền nước mắm của Phan Ngọc Hiển đăng trên báo Tân Tiến ở Sa Đéc trong các năm 1936-1937. Văn chương chính luận chỉ còn tồn tại trong cuộc đấu tranh trên 2 bình diện văn hoá, xã hội và chính trị.Kêu gọi đổi mới về xã hội, nâng cao trình độ dân trí cũng là một nội dung quan trọng của văn chương yêu nước thời kỳ này. Trước hết các bài văn hoá xã hội luận thời kỳ này đã thể hiện nhận thức về thực trạng văn hoá, xã hội bảo thủ lạc hậu, và đó cũng là một sức ì làm trì trệ con đường tiến hoá. Về nguyên nhân nội tại, ngay từ những năm tháng đầu tiên của phong trào Minh Tân, đã có nhiều bài viết nói về những tiêu cực trong những tính cách, lê lối phong tục tập quán nhưng hạn chế trong các quan hệ gia đình va ngoài xã hội của người Việt Nam. Làm nên mọi sự trì trệ tự thân trước khi nhưng tác hại từ bên ngoài đem đến.à Tính nội quang. Những nội dung này còn xuất hiện trở lại nhiều lần trong Đông Pháp thời báo của thập niên 20 với các bài viết của Nam Kiều như Tây giả, Phong trao đi tây của người mình, Tánh khiếp nhựơc, Người mình có biết cách dùng tiền đồng không ?... Trong mấy thập niên đầu thế kỷ, văn chương chính luận but chiến trên báo chí ơ Nam kỳ đã thể hiện nội tâm bức xúc của nhiều tác giả ve tình trạng nhân tâm siêu lạc, đạo lý gia đình rạng nứt, phong hoa tốt đẹp bị suy đồi. nhưng cũng từ đó, cũng khong ít bài viết về việt xây dựng gia đình tiến bộ, cổ vũ đạo đức mới và đáng chú ý hơn cả là một vị trí khá thích đáng dành cho vấn đề phụ nữ và sự phát triển bình đẳng của phụ nữ trong văn chương chính luận ở nam bộ.Đó là những dấu hiệu đầu tiên của cảm thức nội quan,một xu hướng tư tưởng đặt biệt xuất hiện trong văn chương của các nước Châu Á thời kỳ đổi mới khi phải đối mặt với sứ mạnh phương tây.Cảm thức nội quan là sự tự quay lại xem xét, đánh giá chính mình.Hiểu được những yếu kém cững như những lợi thế của chính mình một cách thấu đáo cũng là một thứ khả năng , một thứ bản lỉnh quan trongj trên con đường đổi mới.à nét mới của tư tưởng yêu nước VN. Trong suốt chặng đường hơn 40 năm phát triển của mảng văn chương yêu nước duy tân trong văn học quốc ngữ Nam Bộ, cảm thức nội quan luôn tồn tại trong ý hướng yha thiết muốn tìm ra và khắc phục cái hạn chế trong xã hội và con người Việt Nam,từ đố nâng cao phẩm chất dân tộc, tạo nên một tiền đề lý tưởng cho việc đổi mới đất nước và cứu nước.Trong hai thập kỷ đầu thế kỷ XX,mảng văn hoá xã hội luận trên báo chí đả cho thấy những bước đi đầu tiên trong cuộc hành trình tư tưởng của người Nam Bộ trong một giai đoạn lịch sử đầy thách thức đối với bản lỉnh văn hoá dân tộc khi nhìn lại nền cựu học và đạo đức nho giáo, rồi tiếp xúc với những yếu tố rất thu hút nhưng củng đầy cạm bẩy của văn hoá phương tây. Đấu tranh chính trị là mục tiêu sâu xa nhất trong văn chương yêu nước bằng quốc ngữ ở Nam bộ thời kỳ đầu.à Tính chất sâu sắc của tư tưởng yêu nước đầu TK XX. Ở giai đoạn từ 1900 đến những năm đầu của thập niên 20,nội dung nổi bật là phê phán sự xâm lấn và can thiệp của Pháp vào nội bộ Việt Nam, gây nên hậu quả là người Việt Nam lâm vào cảnh quốc phá gia vong, trôi dạt lạc loài, bất lực trước sức mạnh thực dân và phải làm tôi mọi ngoại bang kiếm sống. Kêu gọi ý thức về chủ quyền đất nước, khơi dậy tình tự dân tộc, tình cảm với cội nguồn, với đồng bào ruột thịt để cùng nhau hợp sức đấu tranh giành lại độc lập tự do là một nội dung quan trọng của tư tưởng yêu nước thể hiện trong văn chương yêu nước bằng quốc ngữ thời kỳ này.à Tình cảm độc đáo của tư tưởng yêu nước trong thời kì hiện đại.Trong mảng văn chương yêu nước duy tân, văn vần với hình thức thơ ca tuy không chiếm ưu thế như văn xuôi nhưng nó xuất hiện cũng không phải là ít trong quá trình tồn tại hơn 4 thập kỷ của mảng văn chương yêu nước này,từ Khóc tố đồng bào, Tân diển ca trên Lục Tỉnh Tân Văn năm đầu tiên, và nó còn rải rác xuất hiện trên Đông Pháp thời báo như Gian nhà rách, Một bức thư em gửi cho chị, Đồng bạc Tây và đông bạc Pháp..Trong văn học quốc ngữ Nam bộ thời kỳ này đả có hiện tượng xuất hiện nhiều lần, nhiều chổ, nhiều thời điểm của các từ ngữ như đồng bào tương hệ, con nhà nước Nam,Hồng Bàng Lạc Long, đồng bào, đồng bang, đồng chủng, con nhà An Nam…Ý thức về sự gìn giữ cội nguồn dân tộc chính là một thành luỹ quan trọng mà người Nam bộ hết sức gìn giữ.Tinh thần đó thể hiện ở khá nhiều bài viết về tình trạng dân tộc bị chia rẻ dân tộc, về thân phận lạc loài nước mất nhà tan dưới ách ngoại bang như:Sanh tử tương lân, Đồng bào tương hệ, Đông chưởng bất khả tưưong tàn, Đông bào giải nghĩa…trên báo Lục Tỉnh Tân Văn của thập niên 10. Sang thập niên 20, trên Đông Pháp thời báo xuất hiện nhiều bài báo viết về người Việt Nam mà các tác giả là người mình hay là con người Việt Nam trong các bài kêu gọi chấn chỉnh các mối quan hệ tốt đẹp giữa ngươi Việt nam với nhau như Đồng tiên và đồng bàn ( Nam Kiều), hơn bao giờ hết, văn chương yêu nước ơ nam bộ bất chấp hình thức nghệ thuât củ hay mới không câu nệ văn vần hay văn xuôi, lên tiếng cảnh báo về hiểm hoạ dân tộc tan tác giống nòi do thiếu ý thức chổ nào gọi là đồng bào, chua hiểu rằng đồng bào thời phải thương nhau, phải hoà nhã với nhau, đừng ghét nhau, đừng phá nhau. Tuy vân trăm họ, nhưng mà chung cùng một Việt Nam, trời đát sinh trưởng ra đây, đồng loại, đồng bang, đồng văn, đồng tục, dầu mà chia ra phương nam bắc, bực tôn ti thời mặc lòng, không nhớ rằng đồng bào đối với ta là chung máu mủ, cùng chung đất nước, cùng một gia phổ tiên nhơn, cùng một vận mệnh tương lai, hạnh phúc cùng hưởng với nhau, hoạ hoạn cùng chịu với nhau, vậy nên cứu giúp nhau trong cơn nguy cấp, tinh vực nhau trong lúc hiểm nghèo. Trên nền tảng của ý thức về sự tồn tại của dân tộc, văn chương yêu nước còn có nội dung thể hiện ý thức gắn bó sự phát triển của dân tộc với tình hình thế giới, đặt bịêt là trong mối quan hệ với châu lục và khu vực. Trong các bài viết hô hào cải cách, duy tân, đã xuất hiện các khái niệm “ năm châu bốn bể”, “liệt quốc liệt cường”, “ cuộc doanh hoàn”…àNét hiện đại của tư tưởng yêu nước Việt Nam đầu TK XX. QUAN ĐIỂM NHÂN SINH ,BẢN THỂ THỜI KỲ BẮC THUỘC : Từ thế kỉ I đến thế kỉ X là thời kỳ hinh thành và phát triển quan hệ sản xuất phong kiến. Nền kinh tế, cơ bản vẫn là nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp. Công cụ sắt được sử dụng khá phổ biến trong nông nghiệp năng suất không ngừng nâng cao.Chế độ lien minh bộ lạc bị phá vỡ, chế độ lạc hầu lạc tướng bị suy sụp, chế độ châu, huyện, lệ thuộc được hình thành. Trong xã hội có sự phân chia giai cấp: sĩ nông công thương.Trong suốt thời kỳ bắc thuộc các tập đoàn phong kiến trung quốc kế tiếp nhau thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc việt. Thời kỳ này cũng là thời kỳ truyền bá các học thuyết nho, đạo và phật giáo vào Việt nam.Người Việt tiếp thu tam giáo có chọn lọc, kết hợp với tín ngưỡng dân gian bản địa từ đó hình thành quan niệm mới về vũ trụ, nhân sinh.Về vũ trụ, họ thường thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên. Tư tưởng thờ trời còn khá phổ biến. trong tâm thức của người Việt trời là đấng tối cao. Tiếp thu dịch học Trung quốc người Việt gắn cho trời tính dương, còn đất mang tính âm, âm dương hòa hợp, chuyển hóa tạo ra vạn vật. Trời tuy cao, xa nhưng vẫn gần gũi với con người, cứu giúp con người lúc nguy lan. Giữa trời và đất, trời và người có sự giao cảm linh ứng. Do ảnh hưởng của nho giáo người Việt tin vào mệnh trời. quan niệm về trời tuy mang tính duy tâm, thần bí song cũng là dễ hiểu bởi nó phản ánh cuộc sống còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên của cư dân nông nghiệp và trình độ nhận thức còn hạn chế của người việt thời kỳ này.Đất trong tư duy của người Việt bao giờ cũng dày và tối được xem là một thế giới riêng. Đất còn được xem là người mẹ sinh ra, nuôi lớn con người. khi chết người ta lại trở về với đất mẹ. Do ảnh hưởng của nho giáo nên người việt tin rằng “tử tất quy tổ”, do đó khi chon cất thường tìm nơi đắc địa để đặt mồ mả.Ngoài trời, đất thì nước cũng là một yếu tố quan trọng trong tư duy người Việt. nước cũng mang tính âm, nước là nguồn gốc của mọi sự sinh sôi, nảy nở của các loại cây trồng. Tín ngưỡng thờ Tứ pháp nói lên vai trò quan trọng của nước trong sản xuất nông nghiệp. Ở nhiều làng xã việt nam, do ảnh hưởng của Phật giáo trong các lễ hội dân gian có tục rước nước tắm tượng.Theo quan niêm của người Việt không gian có ba vùng chính là Trời, đất và nước. Đó chính là không gian sinh tồn của con người, là hệ thống sinh thái nhân văn giữa con người với môi trường tự nhiên. Quan niệm về không gian như trên mang tính thần bí, duy tâm thể hiện sự nhận thức chủ quan của cư dân nông nghiệp kém phát triển. Cùng với không gian, thời gian cũng là yếu tố quan trọng đối với cuộc sống của người Việt. Coi trọng hiện tại song không bao giờ quên quá khứ và luôn lạc quan tin tưởng ở tương lai là một đặc điểm trong tư duy của người Việt. Là cư dân nông nghiệp người việt chú trọng tới thời tiết và đã biết tiếp thu âm lịch của người trung quốc vào sản xuất và sinh hoạt. Họ cho rằng có ngày tốt và ngày xấu, giờ tốt và giờ xấu. ngày sóc và ngày vọng hàng tháng các gia đình thường làm lễ cúng thần phật cầu may.Về nhân sinh, nếu người phương Tây thiên về tư duy hướng ngoại thì người Việt lại thiên về tư duy hướng nội, thế giới nội tâm được chú trọng, chiêm nghiệm, khám phá. Để tồn tại và phát triển một mặt người Việt phải tiếp tục di dưỡng những giá trị văn hóa truyền thống mặt khác phải tiếp biến những giá trị văn hóa bên ngoài bản địa chúng bổ sung vào bảng giá trị truyền thống. Do ảnh hưởng của nho giáo người Việt đã rất chú trọng tới việc xây dựng gia đinh, dòng họ. Trong gia đình, dòng họ điều cốt lõi là con người phải có đức hiếu. Hiếu là biểu hiện của nhân, là nguồn gốc của trung. Với người Việt hiếu kính với cha mẹ là giá trị tinh thần, là nội dung đạo đức trong gia đình, ăn sâu vào nếp nghĩ, lối sống. Hiếu kính với cha mẹ không phải chỉ là sự thể hiện tình cảm, lòng biết ơn còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của người con.Đạo hiếu nhắc nhở con cháu không những chỉ hiếu thảo với ông bà cha mẹ mà còn phải hiếu đễ với anh chị em trong gia tộc. Như vậy, có thể nói thời kỳ Bắc thuộc là thời kỳ hình thành và phát triển những quan niệm về bản thể, nhân sinh của cộng đồng người Việt. Những quan niệm ấy là sự tiếp nối tư tưởng thời kỳ Hùng Vương, có sự tiếp biến tư tưởng Tam giáo, phản ánh cuộc sống xã hội của một thời kỳ đấu tranh oanh liệt chống thiên tai và địch họa. TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN TRÃI : 1. Tiểu sử:Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu là Ức Trai, cha là Nguyễn Ứng Long (Nguyễn Phi Khanh), mẹ là Trần Thị Thái con gái qua Tư đồ Trần Nguyên Đán. Quê gốc vốn ở làng Chi Ngại huyện Phương Nhỡn (nay là Chí Linh, Hải Dương) nhưng đã di cư sang làng Ngọc Ổi (sau đổi là làng Nhị Khê) Thường Tín, Hà Tây.Năm 20 tuổi ông thi đậu Thái học sinh (Tiến sĩ) triều Hồ, được sung chức Ngự sử đài chánh chưởng. Khi quân Minh xâm lược nước ta, ông đã tham gia phong trào Lam Sơn, phò giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, giành lại độc lập cho đất nước. Trong thời gian kháng Minh, ông là quân sư của Lê Lợi. Trong thời kỳ đầu của triều Lê, ông giữ chức Nhập nội hành khiển, kiêm Thượng thư bộ Lại và chức Giám nghị Đại phu, kiêm Tri tam quán sự, chức Hàn lâm viện thừa chỉ kiêm Quốc tử giám. Chính hoàn cảnh lịch sử, hoạt động thực tiễn, thiên tài trí tuệ và nhân cách vĩ đại của ông đã làm cho tư tưởng của ông có nhiều giá trị không chỉ đối với đương thời mà còn có ý nghĩa mãi về sau. Sách lịch sử tư tưởng Việt Nam viết: "Tên tuổi của ông sáng chói trên cuốn sử vàng của dân tộc. Có được vị trí đó, không những do cuộc đời, đức độ và ý thức vì dân, vì nước của ông, mà quan trọng hơn là do tư tưởng của ông đã đạt tới tầm cao của thời đại, ông đã khái quát được những vấn đề có tính quy luật của công cuộc cứu nước và dựng nước, chỉ ra được tầm quan trọng của nhận thức lý luận trong hoạt động thực tiễn, từ đó nâng tư duy của dân tộc lên một trình độ mới". 2. Cuộc đời và sự nghiệp: Quan điểm tư tưởng: Tư tưởng yêu nước đã được phát triển lên một tầm cao mới. Với ông yêu nước là thương dân, căm thù giặc. về chữ Trung Tư tưởng về quốc gia và quốc gia độc lập đã đạt tới mức hoàn thiện được thể hiện rõ trong bài Bình Ngô đại cáo.Chân lý về sự tồn tai độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt là có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử.Như nước Đại Việt ta từ trướcVốn. xưng nền văn hiến đã lâu.Núi sông bờ cõi đã chia.Phong tục Bắc Nam cũng khác.Ông đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập chủ quyền của dân tộc: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời.Đầu tiên, Nguyễn Trãi đã chú ý đến lãnh thổ, nhấn mạnh tính xác định của lãnh thổ. Trước kia, lãnh thổ nước ta chỉ được hiểu một cách chung chung như: nằm ở phương Nam, phía nam Ngũ Lĩnh… nhưng Nguyễn Trãi cho rằng từ xưa Giao Chỉ không phải là đất của Trung Quốc, vì “đất cõi Giao Nam thực là nơi ngoài cương giới” , hoăc “An Nam xưa bị Trung Quốc chiếm từ thời Tần, Hán trở đi. Phương chi trời đã phân cách Nam Bắc, có núi cao sông lớn, bờ cõi rành rành”. Tiếp đến, Nguyễn Trãi nhắc đến yếu tố phong tục tập quán, nền văn hiến để khẳng định ý thức, tư tưởng về quốc gia độc lập. Theo ông, một nước có văn hiến phải có đạo, có người quân tử, có hành động có việc làm vừa hợp lòng người vừa thuận mệnh trời.Và thêm nữa ông khẳng định về quốc gia Đại Việt độc lập là có lịch sử riêng, chế độ riêng với “hào kiệt không bao giờ thiếu”: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập.Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.Song hào kiệt đời nào cũng có.Những yếu tố về lãnh thổ, về văn hóa, lịch sử được Nguyễn Trãi đưa ra là căn cứ đầy sức thuyết phục để chứng minh quyền độc lập tự chủ của Đại Việt. Một lần nữa khẳng định tư tưởng về quốc gia và chủ quyền quococs gia của ông. Tư tưởng đạo đức: Của Nguyễn Trãi được xây dựng và phát triển trên cơ sở tư tưởng của Nho giáo nhưng có những giá trị tích cực, nó bao chứa tư tưởng nhân văn sâu sắc – tư tưởng vì người lao động. Trong ngũ luân,Nguyễn Trãi đặc biệt chú ý đến quan hệ vua tôi, bạn bè. Về chữ Trung: Ông không quan niệm trung quân một cách máy móc giáo điều khô cứng như quan niệm của Tống Nho là: Quân xử thần tử thần bất tử bất trung. Mà ông biết đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết. Khi nhà Hồ không còn đại diện cho quyền lợi của quốc gia dân tộc thì ông đã phò Lê Lợi cứu nước. Trung không còn là Trung với một triều đại mà còn là Trung với nước, b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclich_su_tuong_triet_hoc_viet_nam__0863.doc