Sự phát triển khoa học kỹ thuật và thương mại quốc tế đã tạo điều kiện để người tiêu dùng không chỉ đánh giá chung của hàng mà còn đánh giá được hệ thống bảo đảm chất lượng hàng háo của xí nghiệp sản xuất.Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đặt ra loại tiêu chuẩn Iso 9000(ISO-International Standard oOrrganization-Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá) là những tiêu chuẩn quản lý và bảo đảm chất lượng hàng đó nhằm thích ứng nhu cầu buôn bán quốc tế.áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO9000, có giấy chứng nhận của hệ thống chất lượng này là biện pháp nâng cao chất lượng hàng bằng nâng cao kỹ thuật và hiệu quả của kinh doanh xuất nhập khẩu.
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3788 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nội dung hợp đồng ngoại thương –Những vấn đề phát sinh trong thực tiễn soạn thảo văn bản và thực hiện hợp đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong công cuộc toàn cầu hoá , quốc tế hoá như hiện nay có nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức đối với mỗi một quốc gia trên con đường hội nhập và phát triển nền kinh tế.Bước đầu tham gia vào công cuộc tìm tòi nghiên cứu để tiếp cận vào nền văn minh kinh tế thị trường và vấn đề giao thương quốc tế thông qua việc hợp tác với nước ngoài dưới hình thức ký kết hợp đồng ngoại thương Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội cũng như rất nhiều khó khăn khi bắt tay vào ký kết hợp đồng với nước ngoài.
Với kiến thức đã học trong trường đại học em chọn đề tài: "Nội dung hợp đồng ngoại thương –Những vấn đề phát sinh trong thực tiễn soạn thảo văn bản và thực hiện hợp đồng" làm đề tài tiểu luận môn ngoại thương cho mình.Với tầm hiểu biết hạn chế chắc chắn em sẽ có nhiều thiếu sót .Em mong các thầy cô thông cảm và chiếu cố cho em .
Qua đây em cũng cảm ơn giảng viên thạc sỹ Nguyễn Thu Giang và các thầy cô bộ môn Ngoại Thương đã giúp em trong quá trình làm bài tiểu luận này.
PHẦN NỘI DUNG
I-Khái niệm về hợp đồng mua bán ngoại thương
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu hợp đồng mua bán ngoại thương là loại văn bản giao dịch chủ yếu quan trọng và phổ biến nhất.Kết quả kinh doanh hàng hoá chủ yếu phụ thuộc vào hợp đồng mua bán .Để các hợp đồng trao đổi hàng hoá được diễn ra thuận lợi đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý nhất định cho các bên thông qua một hình thức pháp lý nhất định trong đó hợp đồng mua bán ngoại thương là hình thức pháp lý cơ bản của trao đổi hàng hoá quốc tế.
Vậy thế nào là hợp đồng mua bán ngoại thương?
Hợp đồng mua bán ngoại thương là thoả thuận bằng văn bản được ký kết giữa một tổ chức ngoại thương hoặc thương nhân trong nước với một tổ chức hay thương nhân nước ngoài .Hợp đồng mua bán ngoại thương có đầy đủ những đặc điểm như mọi hợp đồng mua bán khác cũng như một hợp đồng kinh tế ở trong nước .Tuy nhiên có sự khác nhau cơ bản với các hợp đồng mua bán khác ở chỗ hợp đồng mua bán ngoại thương có yếu tố quốc tế được thể hiện qua:
Một :Chủ thể của hợp đồng (subject of contract) .
Một trong các bên ký kết hợp đồng là người nước ngoài có trụ sở hoạt động kinh doanh ở nước ngoài .Về phía Việt Nam theo nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 phải là doanh nghiệp đã có đăng ký kinh doanh và đã đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh thành phố .
Hai:Đối tượng của hợp đồng :Là hàng hoá phải qua biên giới hoặc không phải qua biên giới, những hàng được các tổ chức quốc tế dùng ở lãnh thổ Việt Nam .
Ba:Đồng tiền thanh toán phải là ngoại tệ hay có gốc ngoại tệ .
Hợp đồng mua bán ngoại thương có thể phải chịu cả sự điều chỉnh của luật pháp và tập quán quốc tế .Tập quán ở đây là những thói quen được hình thành trong thương mại và hàng hải , trong thanh toán quốc tế.Tập quán được lặp đi lặp lại nhiều lần và thường xuyên , trở thành thói quen duy nhất ở khu vực , có nội dung cụ thể, có tính hướng dẫn , khi áp dụng chúng không có sự giải thích khác nhau ,nên được công nhận như một quy tắc mặc nhiên phải tuân thủ .
Nếu luật pháp quốc gia điều chỉnh quan hệ mua bán trong nước thì luật điều chỉnh quan hệ ngoại thương có thể chọn từ các nguồn luật quốc gia và quốc tế sau:
-Luật nước bán hàng
-Luật nước mua hàng
-Luật nước thứ ba
-Luật nơi thực hiện nghĩa vụ
-Luật quốc tịch
-Luật lựa chọn
-Luật và điều ước quốc tế
Ngoài ra ,các bên ký kết phải tôn trọng các điều ước quốc tế .Giá trị pháp lý của các điều ước quốc tế thuộc về ba quy phạm :
-Quy phạm bắt buộc :khi ký hợp đồng các tổ chức hữu quan phải tuân thủ.
-Quy phạm tuỳ ý :cho vận dụng hoặc không vận dụng .
-Quy phạm hướng dẫn.
Khi lựa chọn luật quốc gia khác để điều chỉnh quan hệ ngoại thương cần chú ý các nguyên tắc :
-Hoàn toàn tự nguyện .
-Không trái luật pháp của nước bán , nước mua hàng , luật quốc tế .
-Không hạn chế năng lực pháp lý và năng lực hành vi của các chủ thể.
-Không làm phương hại đến lợi ích của nhà nước bên bán bên mua.
Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán ngoại thương(Điều 50 và 81 Luật Thương mại Việt Nam được quốc hội thông qua ngày 10-5-1997)
Muốn hợp đồng ngoại thương có hiệu lực phải có ba điều kiện sau đây:
1-Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý.Chủ thể bên nước ngoài là thương nhân thì tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch.
Chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài.
2-Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa , hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật của nước bên mua và nước bên bán.
3-Hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương phải có các nội dung điều kiện chủ yếu sau đây:
-Tên hàng
-Số lượng
-Quy cách , phẩm chất
-Giá cả
-Phương thức thanh toán
-Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng
Ngoài các nội dung chủ yếu quy định trên đây , các bên có thể thoả thuận các nội dung khác trong hợp đồng .
Hợp đồng mua bán hàng hoá của Việt Nam với thương nhân nước ngoài phải được lập thành văn bản.Thư từ , điện báo , telex , fax , thư điện tử , và các hình thức thông tin điện tử khác được coi là hình thức văn bản .Mọi thoả thuận bằng miệng kể cả sửa đổi bổ sung đều không có hiệu lực.
Nếu vi phạm một trong các điều kiện nêu trên hợp đồng thành trái pháp luật , là hợp đồng vô hiệu toàn bộ hay vô hiệu từng phần.
-Vô hiệu toàn bộ (phải huỷ cả hợp đồng) :Do vi phạm điều cấm của pháp luật như mua bán hàng cấm (thí dụ như ma tuý) người ký không đủ thẩm quyền (không đăng ký kinh doanh, không được phép xuất nhập khẩu).
-Vô hiệu từng phần :Có một hoặc một vài điều khoản vi phạm luật , nhưng vẫn thi hành được hợp đồng , trừ các điều khoản vô hiệu ấy .
Các loại hợp đồng mua bán ngoại thương có thể chia ra :
-Hợp đồng giao hàng một lần (loại phổ biến nhất trong ngoại thương )
-Hợp đồng giao hàng định kỳ (thường là hàng tháng hay nửa năm , giao đều đặn )
-Hợp đồng thanh toán bằng tiền .
-Hợp đồng thanh toán bán hàng(đổi hàng)
-Hợp đồng giao hàng chậm .
-Hợp đồng mẫu
II- Nội dung của hợp đồng mua bán ngoại thương
Để thực hiện ký kết được một hợp đồng ngoại thương thì đỏi hỏi các doanh nghiệp phải nắm rõ các phương thức soạn thảo và nội dung của hợp đồng ngoại thương .Việc nắm vững cách thức soạn thảo nội dung của hợp đồng ngoại thương là nền tảng vững chắc cho sự thành công sau này của mỗi một doanh nghiệp.
Nội dung của hợp đồng mua bán ngoại thương có các nội dung sau:
1-Phần mở đầu
Thường có các nội dung sau
-Tên và số hợp đồng
-Ngày và nơi ký hợp đồng
-Các bên ký hợp đồng bao gồm bên bán và bên mua (tên đơn vị , địa chỉ thư, tên điện thoại , tên điện tín , số điện thoại , số fax , tên và chức vụ của người ký hợp đồng)
-Cam kết ký hợp đồng.
2-Các điều khoản của hợp đồng
Có 2 loại điều khoản
Điều khoản chủ yếu(condition):Là những điều khoản nếu một bên trong hợp đồng không thực hiện bên kia có quyền huỷ hợp đồng và bắt phạt bên gây thiệt hại.Các điều khoản chủ yếu là:
1-Tên hàng
Tên hàng là điều khoản quan trọng của mọi đơn chào hàng thư hỏi hàng , hợp đồng …Nó nói lên chính xác đối tượng mua bán , trao đổi ..
Có các cách sau đây để biểu đạt tên hàng :
-Người ta ghi tên thương mại của hàng hoá nhưng còn ghi kèm theo tên thông thường và tên khoa học của nó.
-Ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra hàng đó .Ví dụ :rượu vang Bordeaux
-Ghi tên hàng kèm theo tên hãng sản xuất ra hàng đó .Ví dụ :xe máy Honda, xe hơi Ford.
-Ghi tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng hóa đó .Ví dụ:Ti vi màn ảnh màu 14 inches.
-Ghi tên hàng cùng với công dụng của hàng hoá , ghi tên hàng cùng với mã số của hàng đó trong danh mục hàng hoá thống nhất.
2-Điều khoản về số lượng
Nhằm nói lên mặt lượng của hàng hoá được giao dịch , điều kiện này bao gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng hoặc trọng lượng của hàng hóa.Xác định bằng các đơn vị tính số lượng , trọng lượng , khối lượng , chiều dài , diện tích .Nếu hàng hoá mua bán được tính bằng cái , chiếc, hòm , kiện thì rất dễ .Những hàng tính theo chiều dài , trọng lượng , thể tích , dung tích thì đơn vị phức tạp .Nếu đơn vị tính không được quy định rõ ràng thì các bên giao dịch dễ có sự hiểu lầm nhau .Nguyên nhân là do trong buôn bán quốc tế nhiều đơn vị đo lường có cùng một tên gọi nhưng ở các nước lại có một nội dung khác nhau.
Ví dụ :Một bao bông ở Ai cập là 330kg , ở Braxin là 180 kg, hay một bì cà phê ở các nước thường là 60 cân Anh (27,13 kg) nhưng ở Cô lôm bi a lại là 70 cân Anh (31,7kg)
Ngoài ra một nguyên nhân đáng kể khác nữa là sự áp dụng đồng thời nhiều hệ thống đo lường trong buôn bán quốc tế.
3-Điều khoản về quy cách chất lượng
Chất lượng hàng ghi trong hợp đồng là tổng các đặc tính ,các quy cách , tác dụng , hiệu suất , nói lên mặt chất của hàng nghĩa là xác định các tính chất hữu ích bên trong và hình thái bên ngoài của hàng hoá bao gồm các thuộc tính tự nhiên và ngoại hình của hàng hoá đó.
Trong hợp đồng mua bán chất lượng là cơ sở để hai bên mua bán đàm phán về giao nhận hàng và quyết định mức giá cả của hàng.Nếu chất lượng không phù hợp với thoả thuận bên mua có quyền đòi hỏi bồi thường thiệt hại sửa chữa, thay thế hàng ,đến mức có thể từ chối nhận hàng và huỷ bỏ hợp đồng.
Sự phát triển khoa học kỹ thuật và thương mại quốc tế đã tạo điều kiện để người tiêu dùng không chỉ đánh giá chung của hàng mà còn đánh giá được hệ thống bảo đảm chất lượng hàng háo của xí nghiệp sản xuất.Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đặt ra loại tiêu chuẩn Iso 9000(ISO-International Standard oOrrganization-Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá) là những tiêu chuẩn quản lý và bảo đảm chất lượng hàng đó nhằm thích ứng nhu cầu buôn bán quốc tế.áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO9000, có giấy chứng nhận của hệ thống chất lượng này là biện pháp nâng cao chất lượng hàng bằng nâng cao kỹ thuật và hiệu quả của kinh doanh xuất nhập khẩu.
Trong mậu dịch quốc tế có hai phương pháp chính thường dùng để xác định chất lượng hàng hóa :
-Xác định dựa vào hàng thực:Là thoả thuận dựa vào chất lượng thực tế của hàng hoá và dựa vào mẫu hàng.Theo phương pháp này hai bên mua và bán xem hàng để mua bán.Hai bên có thể trực tiếp gặp nhau hoặc gửi mẫu hàng cho nhau xem và đàm phán với nhau theo phương thức điện tín.
-Thoả thuận trên cơ sở , thuyết minh.
4-Điều khoản về bao bì , đóng gói ký hiệu , mã hiệu
Trong điều khoản về bao bì các bên giao dịch thường phải thoả thuận với nhau những vấn đề yêu cầu chất lượng của bao bì và giá cả của bao bì.
Quy định cụ thể các yêu cầu về bao bì như :
-Yêu cầu về vật liệu làm bao bì .Ví dụ :bằng gỗ mới, bằng màng mỏng polyetylen, bằng tre nứa đan..
-Yêu cầu về kích cỡ của bao bì.Ví dụ :Hòm (case), bao(bale), cuộn(roll), bao tải (gunny bag)
Yêu cầu về kích cỡ của bao bì ngoài ra còn có các yêu cầu khác như yêu cầu về số lông bao bì và cách thức cấu tạo mỗi lớp đó , yêu cầu về đai nẹp của bao bì.
Đương nhiên phương pháp quy định các yêu cầu cụ thể của bao bì có nhiều ưu điểm hơn phương pháp quy định chung chung .Song nó đòi hỏi mỗi bên giao dịch phải có trình độ nhất định về kiến thức và kinh nghiệm trong cả lĩnh vực thương phẩm lẫn trong lĩnh vực vận tải.Bên cạnh việc đóng gói mặt ngoài của mỗi kiện hàng giao theo hợp đồng ngoại thương sẽ được kỷ ký và mã hiệu:kiện hàng số, kích thước của kiện hàng, trọng lượng cả bì , trọng lượng tịnh, chiều vận chuyển , số của L/C, những thuật ngữ như :Để theo chiều này xin nhẹ tay , để nơi khô ráo , mã hiệu
Ký, mã hiệu , gửi hàng phải được quy định chặt chẽ .Một lý do phổ biến khiến ngân hàng từ chối thanh toán 1 L/C là sự khác nhau giữa ký mã hiệu ghi trên vận đơn đường biển .Việc thảo luận kỹ và đầy đủ đối với việc liệt kê cẩn thận những ký mã hiệu đó trong hợp đồng sẽ làm giảm bớt những sai sót gây nhiều tốn kém trong lĩnh vực này.
5-Điều kiện về giá cả
Đó là các thoả thuận có liên quan đến đồng tiền thanh toán .Đây là một điều kiện đặc biệt quan trọng, là điều khoản trọng tâm của hợp đồng mua bán
Các bên mua bán đều tranh thủ đạt giá cả có lợi cho phía mình.
Cách quy định phương pháp tính và đơn vị tính giá về đồng tiền thanh toán
Đồng tiền thanh toán có thể là của nước bên mua , bên bán hoặc cũng có thể là của nước thứ ba do các bên thoả thuận.
Về cách định giá các bên có thể thoả thuận một giá cố định hoặc thoả thuận một giá di động theo từng đợt hàng.
6-Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng
Việc lựa chọn giao hàng có liên quan chặt chẽ đến phương thức chuyên chở hàng hoá và đến điều kiện cơ sở giao hàng.Mặc dù nói chung điều kiện cơ sở giao hàng đã xác định rõ địa điểm giao hàng.Ví dụ:Khi thoả thuận giao hàng theo điều kiện FOB Liverpool thì địa điểm giao hàng đã được quy định rồi tuy nhiên có những điều kiện cơ sở giao hàng chỉ xác định cảng đến mà không xác định cảng đi .Ví dụ điều kiện (IF),(FR) hoặc có trường hợp hai bên muốn giành giật hơn nữa lợi thế về mình .Vì thế hai bên còn phải thoả thuận về quy định địa điểm giao hàng. Thời hạn giao nhận hàng là thời hạn mà bên bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng .Nếu các bên giao dịch không có thoả thuận gì khác , thời hạn này cũng là lúc di chuyển rủi ro và tổn thất và hàng hoá từ người bán sang người mua
Có 3 kiểu quy định thời hạn giao hàng
Thời hạn giao hàng có định kỳ , thời hạn giao hàng ngay , và thời hạn giao hàng không định kỳ
Thời hạn giao nhận hàng là thời hạn mà bên bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng .Nếu các bên giao dịch không có thoả thuận gì khác , thời hạn này cũng là lúc di chuyển rủi ro và tổn thất và hàng hoá từ người bán sang người mua
Có 3 kiểu quy định thời hạn giao hàng
Thời hạn giao hàng có định kỳ , thời hạn giao hàng ngay , và thời hạn giao hàng không định kỳ
III-Những vấn đề phát sinh trong soạn thảo và thực hiện hợp đồng và biện pháp khắc phục.
Người ta nói thương trường là chiến trường quả là không sai.ở cái chiến trường cay nghiệt đó nếu như ta không là người thắng thì sẽ là kẻ bại và sự thất bại phần lớn tất nhiên bắt đầu từ những khó khăn .Một trong những khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi bắt tay vào ký kết hợp đồng với nước ngoài là các doanh nghiệp Việt Nam còn rất non trẻ về việc nắm bắt các luật pháp quốc tế, non trẻ trong vấn đề giao thương quốc tế đặc biệt là trong khâu ký kết hợp đồng.
Hợp đồng ngoại thương mang một ý nghĩa hết sức to lớn .Nó là chứng cứ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp , vì vậy việc nắm rõ một cách chắc chắn cách thức soạn thảo nội dung một hợp đồng ngoại thương là một việc làm cần thiết.Chúng ta cũng nhìn nhận và đánh giá rằng với một đất nước non trẻ như Việt Nam hiện nay thì việc gặp khó khăn trong khâu soạn thảo nội dung hợp đồng ngoại thương là một điều dễ hiểu.Khi bắt tay vào thực hiện soạn thảo nội dung các DNVN luôn gặp phải rất nhiều vướng mắc như thiếu sự chặt chẽ trong các điều kiện ,không nắm rõ các điều luật trong quá trình soạn thảo nội dung hợp đồng.Thị trường thế giới cũng như thị trường Việt Nam đã chứng kiến bao vụ tranh chấp , kiện tụng nhau , tốn kém bao thời gian và công sức, tiền của.
Chúng ta cùng xem xét vụ kiện về việc người xuất khẩu vi phạm nghĩa vụ và mua bảo hiểm cho hàng hoá trong đó nguyên đơn là công ty Ucraina, bị đơn là một DNVN.ở đây vì giới hạn của bài viết nên em chỉ nêu những nội dung chính của vụ kiện này
Nguyên đơn và bị đơn ký hợp đồng mua bán mặt hàng gạo.Người bán phải mua bảo hiểm hàng hoá theo điều kiện mọi rủi ro, người hưởng lợi là người mua.Trong vòng 7 ngày kể từ ngày khởi hành người bán phải gửi cho người mua bộ chứng từ trong đó có hợp đồng bảo hiểm.Nếu vi phạm thời hạn giao hàng , người bán phải nộp phạt.
Thực hiện hợp đồng, bị đơn đã mua bảo hiểm của công ty bảo hiểm A cho lô hàng theo điều kiện mọi rủi ro, nhưng loại trừ rủi ro do nước vào hầm hàng qua nắp hầm tầu.Tàu rời cảng bốc và ghé vào cảng Aden-Yemen để giao lô gạo khác cho người mua Yemen.Tuy nhiên tàu lại bị bắt giữ tại đây và bị đơn đã thông báo cho công ty bảo hiểm biết là tàu đã bị bắt và yêu cầu công ty bảo hiểm có biện pháp giải quyết nhằm hạn chế tối đa cho lô gạo.Công ty bảo hiểm gửi văn thư cho nguyên đơn thông báo rủi ro hàng bị ướt do nước vào hầm hàng qua nắp hầm tầu đã được loại trừ khỏi hợp đồng bảo hiểm.Tuy nhiên nguyên đơn đã gửi thư khiếu nại công ty bảo hiểm, công ty bảo hiểm đã gửi thư yêu cầu nguyên đơn bổ sung hồ sơ, cung cấp bằng chứng về việc nguyên đơn đã khiếu nại người chuyên chở.Nguyên đơn vẫn gửi văn thư khiếu nại công ty bảo hiểm đòi bồi thường, công ty bảo hiểm trả lời rằng công ty bảo hiểm được miễn trách nhiệm do nước vào hầm hàng qua nắp hầm tàu và nếu nguyên đơn thấy còn các nguyên nhân khác gây tổn thất cho hàng hoá thì gửi bằng chứng chứng minh và phải xác định rõ số tiền tổn thất do các nguyên nhân đó gây ra.Không được công ty bảo hiểm và bị đơn bồi thường nguyên đơn đã khởi kiện bị đơn ra toà và đòi bồi thường thiệt hại.
Rõ ràng chúng ta thấy chúng ta đang tự đặt mình vào thế bị động ,chúng ta chưa có cái nhìn thật sắc bén về mọi tình huống sẽ xảy ra trong tương lai.DNVN đã ký hợp đồng bảo hiểm mua bảo hiểm cho lô hàng theo điều kiện A “trừ rủi ro hàng bị ướt do nước vào hầm hàng qua nắp hầm tàu” mà không được nguyên đơn đồng ý , thậm chí nguyên đơn cũng không được thông báo về việc loại trừ rủi ro này trong hợp đồng bảo hiểm .Như vậy,bị đơn đã đơn phương làm trái với quy định của hợp đồng về việc mua bảo hiểm cho hàng hoá.Chính vi phạm này đã tước đi quyền của nguyên đơn đòi công ty bảo hiểm bồi thường tổn thất hàng hoá “do nước vào hầm hàng qua nắp hầm tàu” thì bị đơn phải có trách nhiệm bồi thường lại phần tổn thất đó cho nguyên đơn.Một việc cần phải nói đến nữa là sau khi được thông báo về tàu bị bắt giữ tại Aden đáng ra với tư cách là chủ lô hàng , nguyên đơn phải có nghĩa vụ khẩn trương áp dụng mọi biện pháp để nhằm hạn chế tổn thất lây lan hoặc phát sinh thêm .Nhưng nguyên đơn lại không khẩn trương thực hiện nghĩa vụ mà còn mất thời gian tranh luận với bị đơn.Không khẩn trương hành động hạn chế tổn thất lây lan thì nguyên đơn phải tự chịu lấy phần tổn thất lây lan đó .
Qua mỗi lần vấp ngã và sai sót liệu các DNVN có thu được những kinh nghiệm và bài học gì?Trong vụ kiện này do tàu bị bắt giữ nên tổn thất xảy ra cho hàng hóa là lớn vì vậy khi ký hợp đồng chuyên chở với người chuyên chở cần phải tìm hiểu kỹ về khả năng tài chính của người chuyên chở.Khi mua bảo hiểm cho hàng hoá người xuất khẩu cần mua đúng bảo hiểm mà hợp đồng đã quy định, không nên để tiết kiệm một ít chi phí mà mua bảo hiểm cho hàng hóa không đúng điều kiện bảo hiểm đã được quy định trong hợp đồng.
Mặt khác khi vận đơn đã được cấp là vận đơn đích danh người nhập khẩu thì người nhập khẩu là chủ của lô hàng, cho nên khi hàng trong hành trình chuyên chở gặp sự cố bị tổn thất thì người nhập khẩu phải đứng ra để giải quyết.Người nhập khẩu phải liên hệ với người bảo hiểm hàng để trao đổi nhằm tìm biện pháp xử lý, đồng thời cũng phải áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế tổn thất phát sinh thêm cho hàng hoá.Hơn thế nữa khi tạm thời xác định được nguyên nhân gây ra tổn thất thì người nhập khẩu phải tiến hành lập các biên bản ,chứng từ tiến hành khiếu nại người chuyên chở.Khi xác định được nguyên nhân gây ra tổn thất , để đòi bồi thường tổn thất người nhập khẩu phải phân tích và chứng minh cụ thể giá trị tổn thất của mình là bao nhiêu như thế mới bảo vệ được tối đa quyền lợi của mình.Các DNVN đã thiếu sót rất nhiều trong những việc phải làm .Vì không làm được nên chúng ta thường phải tự chịu lấy tổn thất đáng lý ra có thể hạn chế được và người nhập khẩu không có biên bản để ,chứng từ để làm bằng chứng cho việc khiếu nại, đi kiện các bên có liên quan như người chuyên chở, người bảo hiểm.
Đây chỉ là một trong rất rất nhiều vụ kiện của các DNVN.Phải chăng trình độ của Việt Nam trong lĩnh vực này là quá thấp, hiểu biết còn quá ít để có thể bước vào một thị trường buôn bán quốc tế.Tại sao chúng ta lại thường xuyên bị kiện?Sau sự kiện cá ba sa, bây giờ là vụ kiện tôm và sắp tới liệu các DNVN còn phải đối đầu với những vụ kiện tụng nào khác khi làm ăn với các nước nói chung và với Hoa Kỳ nói riêng.Vơi Hoa Kỳ mọi ngành hàng đều có nguy cơ đối diện với những tranh chấp pháp lý nếu doanh thu trên một triệu USD.Đặc điểm của thị trường này là các công ty Hoa Kỳ thường dùng “vũ khí pháp lý” để giành thị phần .Họ sẽ có cả trăm lý do để đẩy đối thủ ra khỏi thị trường bằng những vụ tranh tụng.
Thật là khập khiễng khi so sánh Việt Nam với Hoa Kỳ.Nước ta là một nước nghèo đi lên từ nông nghiệp cũng giống như những người nông dân mang các thức ăn của ngon vật lạ ra thành phố.Trong bước đầu phát triển các DNVN ta phải dựa vào thị trường nước ngoài để tiêu thụ các sản phẩm của mình nhằm thu ngoại tệ.Thực tiễn trong kinh doanh cho thấy việc tham gia thị trường nào phải chấp nhận cuộc chơi ở thị trường ấy Mỹ không phải là ngoại lệ mà thêm vào đó đây là một quốc gia có tiềm lực tài chính mạng và hệ thống luật pháp tinh vi để bảo vệ quyền lợi kinh doanh cho quốc dân của họ.Sân chơi của Mỹ là sân chơi “cá lớn nuốt cá bé”.Đứng trước thử thách này Việt Nam có hai sự lựa chọn.Một là chiến đấu để bảo vệ quyền lợi dân tộc .Hai là từ bỏ thị trường Mỹ .Con đường thứ hai là thất sách.Vậy thì chúng ta phải làm sao?.Chúng ta chỉ là “cá bé” mãi hay sao?Trong những sân chơi như thế này chúng ta được hay mất nhiều?.
Chúng ta đang bước những bước đầu làm quen với việc giao thương quốc tế ,sự thử thách và những khó khăn này cũng mới chỉ là bắt đầu .Vậy chúng ta sẽ bước đi những bước lâu dài và vững chắc như thế nào?.Những câu hỏi này dường như đã được bỏ ngỏ từ rất lâu rồi.
Các DNVN cần phải trang bị cho mình một nền tảng kiến thức thật vững chắc trong việc soạn thảo và ký kết nội dung hợp đồng ngoại thương.Đại đa số các DNVN không hiểu rõ đến luật pháp , lúng túng trong việc lựa chọn luật áp dụng, chỉ khi mọi chuyện đã lỡ dở thì mới rút kinh nghiệm.
Trên con đường đưa Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) buộc chúng ta phải đưa những yêu cầu về hoàn thiện khung pháp lý.Chúng ta nên biết rằng ta làm luật không phải chỉ vì tổ chức yêu cầu mà ta làm luật vì chính lợi ích của chúng ta.Bên cạnh đó đội ngũ luật sư nước nhà cũng cần phải nâng cao trình độ của mình để có thể đứng ra bảo vệ cho nước nhà, giúp cho các DNVN giảm được một phần chi phí đáng kể thuê luật sư ở nước ngoài.Như vụ kiện của Hoa Kỳ với Việt Nam việc lựa chọn luật sư ở Hoa Kỳ đối với DNVN không phải là chuyện dễ dàng và cứ không phải là cứ có luật sư thì sẽ thắng kiện.Dù có hay không có luật sư thì việc thắng thua trước toà là chuyện không thể trả lời ngay nhưng khi đã có luật sư thì xác suất thua sẽ là thấp nhất vì vậy vai trò quan trọng của các luật sư là không thể phủ nhận.Trách nhiệm đè nặng lên đôi vai của những người biết luật nước nhà.
KẾT LUẬN
Cùng nhau phân tích xem xét và nhìn lại những gì chúng ta đã và chưa làm được là công việc thường xuyên của các nhà kinh doanh.Những điều chúng ta đã làm được chưa phải là nhiều tuy nhiên chúng ta phải tự tin và nỗ lực trong cuộc “chiến đấu trường kỳ này”.Còn phải cố gắng, còn phải học hỏi và chắc chắn sẽ còn gặp nhiều thất bại.Nhưng thất bại chính là cơ hội để các DNVN bắt đầu một lần nữa một cách hoàn hảo hơn.Và bây giờ cố gắng là những gì mà chúng ta phải làm cho dù thành công hay thất bại.Chúng ta tin vào trình độ của những thương nhân Việt Nam –những người sẽ mang Việt Nam đến với thế giới bằng những gì tốt đẹp nhất chứ không phải bằng những vụ kiện tụng.Chúng ta hãy cùng chờ đợi ,cùng tin và cùng hy vọng…
LỜI CAM KẾT
Em xin cam kết bài tiểu luận này do em tự nghiên cứu tài liệu , tự suy nghĩ và viết ra.Em không hề sao chép một bài khác hay nhờ người khác làm hộ.Nếu em thực hiện sai so với những gì em cam kết em sẽ chịu mức kỷ luật của nhà trường.
Tài liệu tham khảo
-Giáo trình Ngoại thương-Trường ĐHQLvà KDHN.
-Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương-Trường ĐHNT.
-Báo Việt Nam Net.
-Và một số tài liệu được cung cấp tại lớp học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 68629.DOC