Tiểu luận Nội dung luật quốc tịch Việt Nam năm 2008

MỤC LỤC

Trang

Mục lục . . .1

NỘI DUNG

1.Hệ thống văn bản pháp luật quốc tịch Việt Nam . . .2

2.Nội dung luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 . . .2

2.1 Những nguyên tắc cơ bản . . 2

2.1.1.Quyền có quốc tịch: . 2

2.1.2Nguyên tắc một quốc tịch mềm dẻo . .3

2.1.3 Nghĩa vụ của nhà nước trong việc bảo hộ người việt nam định cư ở nước ngoài . 3

2.2.Có quốc tịch Việt Nam . 4

2.2.1 Do sinh ra . . .4

2.2.2 Nhập quốc tịch Vệt Nam . . .5

2.2.3.Trở lại quốc tịch Vệt Nam . .6

2.3.Mất quốc tịch Vệt Nam . 7

2.3.1.Thôi quốc tịch Vệt Nam . . 7

2.3.2. Đương nhiên mất quốc tịch Vệt Vam . . .7

2.3.3 Tước quốc tịch việt nam . 8

2.4.Các giấy tờ chứng minh quốc tịch Vệt Nam . . .8

2.5 Quản lý nhà nước về quốc tịch . . 8

3.Nhận xét . . 9

 

KẾT LUẬN

 

 

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2338 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nội dung luật quốc tịch Việt Nam năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản pháp luật(dưới hình thức sắc lệnh ) quy định về quốc tịch Việt Nam(QTVN).Sắc lệnh số 53/SL ngày 20/10/1945 quy định về QTVN,sắc lệnh số 73/SL ngày 7/12/1945 quy định việc nhập QTVN,sắc lệnh số 25/SL ngày 25/12/1946 sửa đổi sắc lệnh 53/SL quy định về QTVN,sắc lệnh số 215/SL ngày 20/8/1948 ấn định những quyền lợi đặc biệt cho những người giúp vào cuộc kháng chiến của Việt Nam và sắc lệnh số 51/SL ngày 14/12/1959 bãi bỏ điều 5,6 của sắc lệnh số 53/SL và sắc lệnh số 25/SL quy định về QTVN.Luật quốc tịch được quốc hội thông qua ngày 28/6/1988,luật quốc tịch Việt Nam năm 1998,luật quốc tịch Việt Nam năm 2008.Ngoài ra hệ thống pháp luật về QTVN còn quy định tại điều 49 và điểm 11 điều 103 hiến pháp 1992, còn được quy định trong bộ luật dân sự 2005.Vấn đề quốc tịch không chỉ gói gọn trong phạm vi quốc gia mà nó còn mở rộng ra phạm vi thế giới tại điều 5 tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền được đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua và công bố theo nghi quyết số 217A(III) ngày 10/12/1948 đã quy định “mọi người đều có quyền có quốc tịch của một nước nào đó”(Khoản 1 điều 15) và “không ai bị mất quốc tịch hoặc bị khước từ quyền đổi quốc tịch một cách tuỳ tiện”(khoản 2 điều 15). 2.Nội dung luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 có 6 chương bao gồm 44 điều với những nội dung cơ bản ,trước tiên ta phải hiểu theo điều 3 luật quốc tịch 2008: Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là QTVN.Người không quốc tịch là người không có QTVN và cũng không có quốc tịch nước ngoài.Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam 2.1 Những nguyên tắc cơ bản 2.1.1.Quyền có quốc tịch: Theo điều 2 luật quốc tịch Việt Nam 2008 : “ Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Công dân Việt Nam không bị tước quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật này” và “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mọi thành viên của các dân tộc đều bình đẳng về quyền có quốc tịch Việt Nam” Đây là quyền dân sự quan trọng đã được ghi nhận trong bộ luật dân sự thông qua đó QTVN của một người được xác định ngay từ khi sinh ra theo nguyên tắc huyết thống hay trên cơ sở được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam.Như vậy một người sinh ra có cha me đều là công dân Việt Nam hoặc có cha mẹ đều là người không có quốc tịch nhưng thường trú tại Việt Nam hay mẹ là người không có quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam còn cha không rõ là ai hoặc trẻ sơ sinh bị bỏ rơi,trẻ được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam thì người đó mặc nhiên có QTVN . Đây klà một quy định quan trọng đảm bảo quyền có quốc tịch của công dân trên lãnh thổ Việt Nam 2.1.2 Nguyên tắc một quốc tịch mềm dẻo Nếu điều 3 luật quốc tịch Việt Nam 1998 có tên gọi là “nguyên tắc một quốc tịch” thì “nguyên tắc quốc tịch” là tên gọi của điều 4 luật quốc tịch 2008 với quy định “nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam,trừ trường hợp luật này có quy định khác.” Như vậy khác với luật quốc tịch 1998 được xây dựng trên nguyên tác một quốc tịch triệt để,luật quốc tịch 2008 được xây dựng trên nguyên tắc một quốc tịch mềm dẻo,thể hiện ở chỗ một mặt luật quốc tịch 2008 xác định ở nước CHXHCNVN mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch Việt Nam,mỗi thành viên của dân tộc Việt Nam đều bình đẳng về quyền có QTVN ,nhà nước thừa nhần cho công dân Việt Nam có một quốc tịch là QTVN,tuy nhiên nhà nước cũng thừa nhận tình trạng có 2 hoặc nhiều quốc tịch nên luật quốc tịch 2008 đã bổ sung thêm một điều quy định vấn đề phát sinh việc công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài ,theo quy định tại điều 12 : “Vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được giải quyết theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trường hợp chưa có điều ước quốc tế thì được giải quyết theo tập quán và thông lệ quốc tế. Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ ký kết hoặc đề xuất việc ký kết, quyết định gia nhập điều ước quốc tế để giải quyết vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài” .Có thể nói quy định này thật sự cần thiết trong bối cảnh đất nước ta hiện nay khi ngày càng nhiều việt kiều trở về nước đầu tư ,kinh doanh ,vì muốn thuận lợi hơn trong việc đầu tư kinh doanh mà họ có mong muốn trở về QTVN để được huởng những ưu đãi giống như người có QTVN,vì vậy cần tạo điều kiện cho bộ phận này được quyền có 2 quốc tịch ,bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ. 2.1.3 Nghĩa vụ của nhà nước trong việc bảo hộ người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo khoản 3 điều 5 luật quốc tịch 2008 quy định: “nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam có chính sách để công dân việt nam ở nước ngoài có điều kiện hưởng các quyền công dân và làm nghĩa vụ của công dân phù hợp với hoàn cảnh xa đất nước”,theo đó người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu như trước công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài về mặt pháp lý mang một quốc tịch là QTVN ,tuy nhiên quy định này không có cơ chế đảm bảo thực hiện nên trở thành hình thức mang tính tuyên ngôn hơn là nguyên tắc pháp luật ,trên thực tế một bộ phận khá lớn công dân việt nam định cư ở nước ngoài vừa có QTVN vừa có quốc tịch nước ngoài nên đã gây ra rất nhiều khó khăn trong việc tranh chấp liên quan đến việc bảo hộ công dân Việt Nam và các nước,vì vậy luật quốc tịch 2008 thừa nhận công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài trong một số trường hợp đặc biệt được chủ tịch nước cho phép có thể mang 2 quốc tịch là QTVN và quốc tịch của quốc gia mà họ đang định cư,Bên cạnh quyền giữ QTVN luật quốc tịch 2008 cũng xác định nghĩa vụ công dân việt nam định cư ở nước ngoài muốn giữ QTVN phải đăng ký giữ QTVN khoản 2 điều 13 luật quốc tịch 2008 quy định: “người việt nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch việt nam theo quy định của pháp luật việt nam trước ngày luật này có hiệ lực thì vẫn còn quốc tịch việt nam và trong thời hạn 5 năm kể từ ngày luật này có hiệu lực phải đăng ký với cơ quan đại diện việt nam ở nứơc ngoài để giữ quốc tịch việt nam” có thể nói việc quy định như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan chức năng của việt nam trong công tác quản lý số lượng công dân việt nam đinh cư ở nước ngoài cùng với đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhà nước bảo hộ công dân của mình . Đối với người gốc việt nam ở nước ngoài , điều 7 luật quốc tịch 2008 quy định: “nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương ,góp phần xây dựng quê hương, đất nước.”như vậy quy định của luật quốc tịch 2008 đã tạo điều kiện cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hưởng một số quyền giống như công dân việt nam trong nước như:khi về nước được miễn thị thực,quyền sở hữu nhà ở,quyền mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất…Có thể nói so với luật quốc 1998 thì luật quốc tịc 2008 có nhiều quy định thông thoáng hơn tạo điều kiện cho người gốc việt nam định cư ở nước ngoài trở lại QTVN nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài. 2.2.Có quốc tịch việt nam 2.2.1 Do sinh ra: Luật quốc tịch 2008 xác định các trường hợp có QTVN đó là sự kết hợp giữa nguyên tắc huyết thông và nguyên tắc nơi sinh (điều 15,16,17) cụ thể trẻ em sinh ra sẽ có QTVN nếu: cha,mẹ đều là công dân Việt Nam;cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn ngưòi kia không có quốc tịch;Mẹ là công dân Việt Nam còn người kia không rõ là ai;Cha mẹ thoả thuận bằng văn bản vào thời điểm khai sinh cho đứa trẻ khi cha hoặc mẹ là công dân việt nam còn người kia là công dân nước ngoài;Nếu trẻ em sinh ra trên lãnh thổ việt nam mà cha,mẹ không thoả thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ đó có quốc tịch Việt Nam;Cha,mẹ đều không có quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam;Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi,trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không rõ là ai. Quy định như vậy trong luật quốc tịch 2008 nhằm đảm bảo đến mức thấp nhất trường hợp trẻ em không có quốc tịch trên lãnh thổ việt nam tạo điều kiện để ai cũng có quốc tịch để từ đó họ được hưởng những quyền như những công dân bình thường trên lành thổ việt nam,thể hiện sự nhân đạo của nhà nước CHXHCNVN. * Trường hợp đối với con nuôi :Trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam là một trong những nước có số lượng lớn trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì quy định về quốc tịch của con nuôi phải được coi trọng đúng mức điều 37 luật quốc tịch 2008 quy định về quốc tịch của con nuôi chưa thành niên như sau :Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ QTVN;Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có QTVN, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi;Trẻ em là người nước ngoài được cha mẹ mà một người là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài nhận làm con nuôi thì được nhập QTVN theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của cha mẹ nuôi và được miễn các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này. Sự thay đổi quốc tịch của con nuôi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó. Tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện nay quy định tại khoản 1 điều 37 có thể bổ sung thêm trường hợp trẻ em có thể được thôi QTVN trên cơ sở đơn xin của cha mẹ nuôi với điều kiện sẽ vào quốc tịch của một nước khác,như vậy khi được người nước ngoài nhận làm con nuôi trẻ em có thể vẫn giữ QTVN (nếu cha,mẹ nuôi không xin thôi QTVN),có quốc tịch của nước mà cha mẹ nuôi là công dân (nếu luật nước đó cho phép),có quốc tịch việt nam và quốc tịch của nứơc mà cha mẹ nuôi là công dân , điều đó tạo điều kiện cho những người được nhận làm con nuôi vẫn giữa QTVN để hưỡng những ưu đãi ,chính sách của nhà nước ta với tư cách là công dân Việt Nam, đồng thời cũng là công dân của nước mà cha mẹ nhận nuôi làm công dân từ đó cũng được hưởng những lợi ích của nước mà cha,mẹ nuôi là công dân mang lại 2.2.2 Nhập quốc tịch Việt Nam Quy định về gia nhập QTVN trong luật quốc tịch 2008 được cơ cấu thành mục riêng (mục 2 từ điều 19- điều 22) với quy định mới ,chi tiết ,rõ ràng hơn về ,cụ thể : Về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam: Theo điều 19 luật quốc tịch 2008 quy định công dân nước ngoài và người không có quốc tịch đang thường trú tại việt nam có thể gia nhập quốc tịch việt nam nếu có đủ các điều kiện:Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập QTVN;Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. Các điều kiện về nhập quốc tịch việt nam có ý nghĩa đảm bảo cho Hiến pháp ,pháp luật cũng như phong tục tập quán của Việt Nam được tôn trọng ,mặt khác đảm bảo rằng những người ra nhập quốc tịch việt nam không tạo gánh nặng về kinh tế ,văn hoá,xã hội cho nhà nước ta ,quy định như vậy cũng tạo cho những người xin nhập quốc tịch có những cơ sở ban đầu giúp họ có thể hoà nhập vào cộng đồng dân cư việt nam cả về mặt văn hoá ,ngôn ngữ cũng như điều kiện về cuộc sống và đủ để thực hiện quyền và nghĩa vụ của một công dân khi họ mang QTVN Luật quốc tịch 2008 cũng cho phép miễn một số điều kiện nhập QTVN đối với các đối tượng theo quy đinh tại khoản 2 điều 19 : Người xin nhập QTVN có thể được nhập QTVN mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:Là vợ,chồng,cha đẻ,mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TQVN;Có lợi cho Nhà nước CHXHCNVN.Thì được miễn các điều kiện 3,4,5 .Luật quốc tịch 2008 cũng làm rõ chỉ trường hợp là cha ,mẹ đẻ,con đẻ của công dân việt nam hoặc có công lao đóng góp đặc biệt cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc việt nam mới được miễn thủ tục , điều kiện trên,luật cũng nới lỏng các điều kiện và mở rộng các đối tượng được miễn giảm một số điều kiện nhập QTVN, quy định này đồng thời cũng cho phép họ xin giữ quốc tịch nước ngoài ,một mặt đảm bảo nguyên tắc một quốc tịch ,mặt khác tạo điều kiện cho những đối tượng có quan hệ gia đình gần gũi với công dân Việt Nam được nhập QTVN,khuyến khích ,động viên những người có công đóng góp cho nhà nước Việt Nam,cũng như tạo điều kiện thuận lợi để thu hút những người có tinh thần ,tâm huyết,có tài năng nhập QTVN để có thể cống hiến tốt nhất cho sự nghiệp xây dựng dất nước,tuy nhiên để đảm bảo lợi ích quốc gia khoản 5 điều 19 luật quốc tịch 2008 cung quy đinh : “Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.”quy định này nhằm đảm bảo ngăn chặn một số người vì mục đích đen tối ,vụ lợi muốn nhập quốc tịch để chống phá nhà nước,phá hoại trật tự an ninh xã hội. Theo đó nhằm hạn chế tình trạng không có quốc tịch thường trú ở việt nam điều 22 luật quốc tịch 2008 quy định “người không có quốc tịch mà không có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân ,nhưng đã cư trú ổn định trên lãnh thổ việt nam từ 20 năm trở lên tính từ ngày luật này có hiệu lực và tuân thủ Hiến pháp,pháp luật của Việt Nam thì được nhập quốc tịch việt nam theo trình tự ,thủ tục và hồ sơ mà chính phủ quy định” có thể nói luật quốc tịch 2008 đã quy định rõ giữa việc người Việt Nam hiện đang định cư ở nước ngoài mà chưa mất QTVN với người không rõ quốc tịch đã cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam,nó phù hợp với thực tế nước ta hiện nay vì nếu cho phép những người không có quốc tịch , người không rõ quốc tịch đã cư trú ổn định trên lãnh thổ việt nam chỉ cần đăng ký quốc tịch giống như người việt nam định cư ở nước ngoài thì có thể gây ra những vấn đề phức tạp về di dân,nhập cư...Vì vậy điều 22 đã giải quyết được vấn đề tình trạng người không có quốc tịch ,tạo điều kiện cho người không rõ quốc tịch ,người nước ngaòi làm ăn sinh sống ổn định trên lãnh thổ việt nam được nhập QTVN theo trình tự ,thủ tục đơn giản và thuận tiện. Về hồ sơ xin nhập QTVN: Luật quốc tịch 2008 cũng đã luật hoá quy định về hồ sơ xin nhập quốc tịch ,hạn chế phần nào việc phải chờ văn bản hướng dẫn trước đây,luật cũng quy định giấy tờ chứng minh trình độ tiếng việt đối với người xin nhập QTVN không yêu cầu phải bao gồm hiểu biết về văn hoá ,lịch sử…quy định như vậy nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người có mong muốn nhập QTVN đựơc nhập quốc tịch nhanh chóng hơn.Luật cũng quy định rõ hơn về thời gian giải quyết hồ sơ ở từng công đoạn trong quy trình tương ứng với trách nhiệm và tích chất công việc tạo điều kiện cho người xinh nhập quốc tịch có cơ sở pháp lý yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, 2.2.3.Trở lại quốc tịchViệt Nam:Luật quốc tịch 2008 đã giành 1 mục lớn (điều 23-26)quy định về việc trở lại QTVN,ngoài những trường hợp trở lại QTVN như quy định tai đều 21 luật quốc tịch 1998 thì luật quốc tịch 2008 đã bổ sung 2 trường hợp có thể trở về QTVN đó là “thực hiện đầu tư ở việt nam” và “đã thôi QTVN để nhập quốc tịch nước ngoài nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài”,việc bổ sung 2 điểm này thể hiện điểm tiến bộ của nhà làm luật Việt Nam nếu như ở trường hợp thứ nhất cho nhập QTVN thì tạo điều kiện thu hút việc đầu tư,phát triển ở Việt Nam,góp phần phát triển kinh tế ,còn trường hợp thứ hai thể hiện sự nhân đạo của nhà làm luật trong việc mở ra con đường trở lại QTVN cho những người này tránh tình trạng không có quốc tịch.Tuy vậy tại khoản 2 điều 23 quy định trường hợp xin trở lại QTVN nếu xét thấy sự trở lại QTVN của ngưới đó có thể “làm phương hại đến lợi ích quốc gia của việt nam” thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và từ chối Đối với những người đã từng bị tước QTVN mà có đơn xin trở lại QTVN thì khoản 3 điều 23 quy định “ít nhất 5 năm kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại QTVN” đây là quan điểm tiến bộ, nhân đạo của nhà làm luật với mục đích pháp luật tạo ra nhằm giáo dục,giúp đỡ ,tạo điều kiện cho con người ngày càng hoàn thiện hơn nêm việc cho phép như vậy là hợp lý ,một số trường hợp trở lại QTVN được phép giữ lại quốc tịch nước ngoài đó là các trường hợp :Là vợ,chồng ,cha đẻ,mẹ đẻ,hoặc con đẻ của công dân việt nam;Có công lao đặc biệt cho sự nghiệp xây dựng và đóng góp cho TQVN;Có lợi cho nhà nước CHXHCNVN Với những quy định như trên luật đã thừa nhận sự tồn tại trên thực tế tình trạng “song tịch” đối với một bộ phận người việt nam định cư ở nước ngoài ,nhằm đáp ứng những nhu cầu và mong muốn chính đáng của họ,tuy nhiên thiết nghĩ cần phải có tiêu chí rõ ràng về các trường hợp này và điều quan trong là phải được chủ tịch nước cho phép.Về trình tự thủ tục xin trở lại QTVN cũng được luật quy định rõ theo đó người xin trở lại QTVN phải có đơn xin trở lại quốc tịch theo quy định tại đều 24,cũng theo luật quốc tịch 2008 thì thời gian giải quyết hồ sơ xin trở lại QTVN cũng được rút ngắn còn 3 tháng quy định như vậy tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng cho ngưòi có đơn xin trở lại quốc tịch một các thuận tiện dễ dàng hơn 2.3.Mất quốc tịch Việt Nam: Là trường hợp 1 người (vốn có quốc tịch việt nam)không con QTVN nữa do xin thôi QTVN,bị tước QTVN,bị huỷ bỏ quyết định cho nhập QTVN,bị mất QTVN theo điều ước quốc tế mà việt nam ký kết hoặc tham gia,căn cứ xác định mất QTVN xuất phát từ : Ý chí chủ quan của cá nhân mong muốn được thôi QTVN để gia nhập quốc tịch nước ngoài ; Ý chí của nhà nước quy định các trường hợp đương nhiên mất quốc tịch ; Áp dụng các biện pháp chế tài không cho phép cá nhân đó được mang QTVN 2.3.1.Thôi quốc tịch Việt Nam:.Theo luật quốc tịch 2008 thi phải thoả mãn điều kiện : Có đơn xin thôi QTVN ;Việc thôi QTVN nhằm mục đích nhập quốc tịch nước ngoài, đây là điều kiện bắt buộc đối với những người muốn thôi QTVN;Có quyết định của chủ tịch nước. Việc quy định như vậy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người xin thôi QTVN nó phải xuất phát từ ý chí của ngưòi đó ,không ai được ép buộc cản trở ,cùng với việc quy định việc thôi QTVN phải nhập quốc tịch của một nước khác nhằm tránh tình trang khi thôi QTVN họ không mang một quốc tịch một nước nào ,trở thành người không có quốc tịch.Luật cũng quy định những trường hợp chưa được xem xét và không được cho phép thôi QTVN ,theo khoản 2điều 27 luật quốc tịch 2008 quy định những trường hợp chưa được thôi QTVN .Việc quy định như vậy nhằm đảm bảo là những người này phải trả hết những nghĩa vụ của họ đối với nhà nước ,họ phải chịu trách nhiệm về những hành vi của mình gây ra,tránh trường hợp họ xin thôi quốc tịch để chốn tránh những nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội. 2.3.2. Đương nhiên mất quốc tịch Việt Nam: Chủ yếu được áp dụng với 2 đối tượng đó là người việt nam định cư ở nước ngoài và người chưa thành niên * Người việt nam định cư ở nước ngoài : Măc dù luật quốc tịch 2008 quy định tại khoản 2 điều 13 : “ người việt nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch việt nam theo quy định của pháp luật việt nam trước ngày luật này có hiệ lực thì vẫn còn quốc tịch việt nam và trong thời hạn 5 năm kể từ ngày luật này có hiệu lực phải đăng ký với cơ quan đại diện việt nam ở nứơc ngoài để giữ quốc tịch việt nam”,như vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thời hạn là 5 năm để đăng ký giữ QTVN ,nếu không tiến hành đăng ký giữ lại quốc tịch thì họ đương nhiên mất QTVN.Quy định này một mặt đảm bảo nguyên tắc một quốc tịch ,mặt khác cũng tạo điều kiện cho những người nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn mong muốn giữ lại QTVN vì nhiêu lý do khác nhau nên nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho bộ phận này. *Người chưa thành niên :Theo khoản 1 điều 35 luật quốc tịc 2008 : “khi có sự thay đổi về quốc tịch do nhập,trở lại hoặc thôi quốc tịch việt nam của cha mẹ thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng cha mẹ cũng được thay đổi theo quốc tịch của họ”,theo đó con chưa thành niên sống cùng cha mẹ sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ ,che mẹ thôi QTVN thì trẻ đương nhiên thôi QTVN ,cha mẹ nhập QTVN thì trẻ cũng nhập quốc tịch việt nam ,cũng theo khoản 3 điều 35 quy định sự thay đổi quốc tịch của người từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đó,có thể nối quy định như vậy nhằm đảm bảo việc nhập QTVN dễ dàng hơn đối với người chưa thành niên,rút gọn những thủ tục hành chính rườm rà nếu áp dụng đối với người trưởng thành 2.3.3 Tước quốc tịch Việt Nam Theo điều 31 luật quốc tịch 2008 quy định: công dân việt nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước QTVN nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc , đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TQVN hoặc đến uy tín của nước CHXHCNVN,việc áp dụng chế tài tước quốc tịch việt nam là cần thiết đối với những người có hành vi chống đối ,gây phương hại đến lợi ích của nhà nước ,gạt họ ra khỏi cộng đồng dân cư việt nam ,tránh trường hợp họ mang quốc tịch việt nam làm điều xấu ,gây tồn hại đến uy tín của nhà nước việt nam,tuy nhiên nhà nước ta cũng thể hiện sự khoan hồng đối với những người này khi cho phép họ được trở lại QTVN ít nhất là 5 năm,thể hiện sự nhân đạo của nhà nước ta. 2.4.Các giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam :Điều 13. Căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam theo đó người được xác định là có QTVN, nếu có một trong những căn cứ sau đây: Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ của người đó;Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng;Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam; Các giấy tờ khác do Chính phủ quy định.Đây là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc quản lý các vấn đề về QTVN,nó cho phép các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý tốt hơn về vấn đề quốc tịch,tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác định và bảo hộ công dân của nước mình một cách chính xác hơn nữa việc quy định như vậy tạo điều kiện thuận lợi ,dễ giàng hơn cho người có QTVN chứng minh quốc tịch của mình 2.5 Quản lý nhà nước về quốc tịch : Trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý Nhà nước về quốc tịch bao gồm: Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về quốc tịch trên phạm vi cả nước; Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài; Bộ Công an phối hợp với Bộ Tư pháp trong quá trình giải quyết các vấn đề về quốc tịch; UBND cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước về quốc tịch trong phạm vi địa phương; Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện quản lý nhà nước về QTVN trong phạm vi địa bàn phụ trách Luật quốc tịch năm 2008 đã bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch như: trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin QTVN; xin thôi QTVN; xin trở lại QTVN; tước QTVN; huỷ bỏ quyết định cho nhập QTVN. Đối với từng việc về quốc tịch, Luật quy định cụ thể hồ sơ gồm những giấy tờ gì (các Điều 20, Điều 24, Điều 28) và quy trình giải quyết hồ sơ từ cấp tỉnh đến cấp Trung ương. Theo đó, đối với những người muốn nhập, trở lại hoặc thôi QTVN nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi cư trú (đối với người xin thôi QTVN hiện đang ở nước ngoài có thể nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài), sau đó Sở Tư pháp sẽ có văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin nhập, trở lại, xin thôi QTVN. Sau khi nhận được kết quả xác minh của cơ quan Công an, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh để Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp. Riêng trường hợp người xin thôi QTVN gửi hồ sơ tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp. Sau khi nhận được hồ sơ do UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chuyển đến, Bộ Tư pháp có trách nhiệm xử lý hồ sơ, làm các thủ tục cần thiết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định Có thể nói Luật năm 2008 đã luật hoá các quy trình với trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết hồ sơ tại từng cơ quan một cách rõ ràng.Đối với mỗi quy trình giải quyết về quốc tịch, Luật đều quy định cụ thể thời hạn giải quyết hồ sơ tại từng cơ quan. Theo Luật đó, tổng thời gian giải quyết tại các cơ quan từ cấp tỉnh đến cấp Trung ương đối với việc nhập quốc tịch là 115 ngày (không kể thời gian bổ sung hồ sơ của người xin nhập quốc tịch), đối với việc xin trở lại QTVN là 85 ngày (trường hợp nộp hồ sơ ở trong nước) hoặc 70 ngày (trường hợp nộp hồ sơ ở cơ quan đạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích và bình luận nội dung cơ bản của luật quốc tịch 2008, điểm.doc
Tài liệu liên quan