MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ 1
I. Lý thuyết chung về tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế. 1
1. Khái niệm tranh chấp quốc tế 1
2. Phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế hiện nay 2
III. Nội dung, những ưu, nhược điểm và thực tiễn áp dụng biện pháp đàm phán trực tiếp để giải quyết tranh chấp quốc tế 2
1. Nội dung biện pháp đàm phán trực tiếp 2
2. Ưu điểm của biện pháp đàm phán trực tiếp 3
3. Nhược điểm của biện pháp đàm phán trực tiếp 3
4. Thực tiễn áp dụng biện pháp đàm phán trực tiếp vào giải quyết tranh chấp quốc tế
4
KẾT THÚC VẤN ĐỀ 5
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5134 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nội dung, những ưu, nhược điểm và thực tiễn áp dụng biện pháp đàm phán trực tiếp để giải quyết tranh chấp quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiến chương Liên hợp quốc đã liệt kê rất nhiều những biện pháp hòa bình để tạo cơ hội cho chủ thể liên quan sự tự lưa chọn trong giải quyết tranh chấp quốc tế. Tuy vậy, việc áp dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế trong thực tiễn lại không hề đơn giản. Tranh chấp quốc tế là vấn đề phức tạp, do đó, các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế cần phải được xem xét, nghiên cứu, đánh giá thường xuyên để từ đó khắc phục những nhược điểm phát huy ưu điểm của từng biện pháp, bảo đảm sự phù hợp đối với thực tiễn các tranh chấp đang diễn ra.
Xuất phát từ những đặc trưng cơ bản của luật quốc tế, như đặc trưng về chủ thể, về đối tượng điều chỉnh nên thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế cũng có những điểm rất khác biệt so với luật quốc gia. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế suy cho đến cùng, đều do chính các chủ thể quyết định.
Chính việc thỏa thuận lựa chọn các phương thức thích hợp để giải quyết vấn đề tranh chấp là một trong những cơ sở xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Từ quá trình học tập nghiên cứu lí luận, cùng với việc tìm hiểu về thực tiễn về các cơ quan tài phán quốc tế trong quá tình giải quyết tranh chấp. Nhận thấy đây là một vấn đề quốc tế lớn nhưng vẫn còn rất mới mẻ. Vì thế, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài về “Nội dung, những ưu, nhược điểm và thực tiễn áp dụng biện pháp đàm phán trực tiếp để giải quyết tranh chấp quốc tế” để hoàn thành bài luận cuối kì môn luật công pháp quốc tế của mình.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Lý thuyết chung về tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế
Khái niệm tranh chấp quốc tế
Căn cứ vào thực tiễn của pháp luật quốc tế hiện nay. Ta có thể hiểu một cách chung nhất về tranh chấp quốc tế như sau: “Tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà trong đó các chủ thể tham gia có những quan điểm trái ngược nhau hoặc mâu thuẫn với nhau, và có những yêu cầu,hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau. Đó là sự không thỏa thuận được với nhau về quyền hoặc sự kiện, đưa đến sự mâu thuẫn, đối lập nhau về quan điểm pháp lí hoặc quyền giữa các bên chủ thể luật quốc tế với nhau”.
2. Phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế hiện nay
Hiến chương Liên hợp quốc đã quy định rất nhiều biện pháp hòa bình, tạo ra điều kiện cho các chủ thể luật quốc tế lựa chọn trong giải quyết tranh chấp quốc tế. xuất phát từ những đặc trưng cơ bản của Luật quốc tế: Chủ thể, đối tượng điều chỉnh… vì thế mà thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế cũng có những đặc điểm rất khác biệt so với luật quốc gia. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế là do các chủ thể luật quốc tế quyết định
Thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế từ trước tới nay thường vẫn áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp cơ bản sau.
+ Giải quyết trực tiếp tranh chấp
+ Giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba;
+ Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế và các hiệp định khu vực.
+ Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế.
Nội dung, những ưu, nhược điểm và thực tiễn áp dụng biện pháp đàm phán trực tiếp để giải quyết tranh chấp quốc tế
Nội dung biện pháp đàm phán trực tiếp
Phương thức giải quyết tranh chấp này được thực hiện thông qua việc đàm phán trực tiếp giữa các bên tranh chấp. Đàm phán là biện pháp giải quyết tranh chấp được sử dụng rất phổ biến và được biết đến từ rất sớm trong lịch sử quan hệ quốc tế, đàm phán luôn giữ vị trí hàng đầu trong số các biện pháp mà các chủ thể luật quốc tế áp dụng.
Đàm phán trực tiếp thường được xác định là sự trao đổi có tính chất đề xuất, thương lượng, bàn bạc, theo hình thức song phương, đa phương về các vấn đề nảy sinh tranh chấp diễn ra giữa các bên liên quan, trong khuôn khổ một hội nghi hoặc các cuộc gặp song phương. Ví dụ như hội nghị song phương giữa Ấn Độ và Pakistan về lãnh thổ Casmia; giữa Malaysia và Singapore về đảo có đèn biển ( sau đó Tòa án công lý quốc tế đã quyết định hòn đảo thuộc về Singapore). Hội nghị đa phương đàm phán 6 bên về khủng hoảng hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên ( gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, Triều Tiên).
Đàm phán trực tiếp không chỉ được sử dụng để giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể luật quốc tế mà còn là phương tiện được sử dụng để trao đổi thông tin, ý kiến về các vấn đề khác nhau, thống nhất quan điểm đường lối, ký kết các điều ước quốc tế. đàm phán có thể được tiến hành bởi đại diện chính thức của các bên hữu quan ở các cấp độ khác nhau, từ cấp cao nhất là Nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ cho đến cấp chuyên viên.
Đàm phán trực tiếp có mối liên hệ mật thiết với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác. Trong nhiều trường hợp đàm phán chỉ là giai đoạn khởi đầu cho một phương thức giải quyết tranh chấp khác. Ví dụ như khi hai bên tranh chấp giải quyết bằng đàm phán nhưng không thành công và quyết định tiếp tục giải quyết bằng phương thức thông qua bên thứ ba. Hoặc đàm phán là hệ quả của việc áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp khác. Ví dụ khi có tranh chấp xảy ra, các bên tranh chấp chọn phương thức giải quyết thông qua Ủy ban hòa giải, nhưng trong quá trình nghiên cứu tài liệu về các bên tranh chấp Ủy ban hòa giải yêu cầu các bên tranh chấp ngồi lại đàm phán trao đổi quan điểm với nhau trước khi đưa tranh chấp đến bên thứ ba.
Ưu điểm của biện pháp đàm phán trực tiếp
Dễ áp dụng: đàm phán trực tiếp là biện pháp giải quyết tranh chấp được lựa chọn sử dụng phổ biến nhất bởi tính cơ động, các bên tranh chấp có thể tiến hành đàm phán giải quyết mâu thuẫn tại bất kỳ thời gian và địa điểm nào.
Do đặc trưng của đàm phán là trao đổi trực tiếp, nên sau khi đàm phán nếu thành công, các bên không chỉ giải quyết được tranh chấp hiện có mà còn góp phần củng cố mối quan hệ, tình đoàn kết lâu dài giữa các bên trong quá trình đàm phán.
Đàm phán trực tiếp giúp các bên chủ động quyết định thời gian, địa điểm, phương pháp giải quyết tranh chấp, loại bỏ được sự nghi ngờ, sự bất đồng về ý chí của các bên khi không ngồi cùng một bàn đàm phán.
Tránh đượcc áp lực từ bên thứ ba khi các bên trong tranh chấp lựa chọn biện pháp giải quyết thông qua bên thứ ba.
Nhược điểm của biện pháp đàm phán trực tiếp
Ít khi thu được hiệu quả đối với những xung đột lợi ích gay gắt. Trong nhiều trường hợp các quốc gia tỏ thái độ không hợp tác ngay từ khi bắt đầu đàm phán.
Trong đàm phán, đôi khi các bên đưa ra các yêu cầu, đòi hỏi, điều kiện để tiếp tục tiến hành đàm phán dẫn đến việc làm chậm quá trình đàm phán.
Các bên tranh chấp trong khi đàm phán thường mang ý kiến chủ quan, phiến diện, luôn đặt lợi ích quốc gia mình lên trên nên không giải quyết triệt để mâu thuẫn thậm chí làm tình hình xấu hơn.
Thực tiễn áp dụng biện pháp đàm phán trực tiếp vào giải quyết tranh chấp quốc tế
Trong tình hình quốc tế hóa theo hướng đa phương như hiện nay, việc giải quyết các xung đột quốc tế thường làm phương hại đến nhiều bên nên việc áp dụng đàm phán trực tiếp để giải quyết tranh chấp quốc tế còn rất khó khăn để thu được kết quả. Trong thực tiễn áp dụng đàm phán trực tiếp vào giải quyết mâu thuẫn quốc tế, các cuộc đàm phán đa phương đang ngày càng trở thành một xu hướng chung. Bởi, mâu thuẫn giữa hai nước luôn làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều quốc gia khác, các quốc gia nhỏ sẽ có nhiều cơ hội hơn khi sử dụng được tiếng nói quốc tế vào các cuộc đàm phán. Điều này vừa tạo ra những thuận lợi nhưng cũng tạo ra thách thức nhất định. Ví như mâu thuẫn giữa CHDCND Triều Tiên với Hàn Quốc, đây không chỉ là xung đột về biên giới, lãnh thổ giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên mà còn liên quan đến chế độ chính trị, an ninh khu vực, quân sự, quyền lợi của các nước liên quan như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản. Các cuộc đàm phán 6 bên được tiến hành qua nhiều giai đoạn nhưng các bên không thể đi đến một thỏa thuận có lợi nhất. Trong khi đó, các quốc gia phải đầu tư rất lớn vào các cuộc đàm phán này, tình hình kinh tế Triều Tiên ngày càng rơi vào khủng hoảng, sẽ rất khó để kiểm soát được một cuộc chiến hạt nhân nếu như Triều Tiên rơi vào thế “đường cùng”.
Đặc biệt, trong vấn đề biển Đông, lập trường của Việt Nam cũng như nhiều nước có chung lợi ích trên biển Đông đều muốn Trung Quốc phải ngồi vào bàn đàm phán đa phương bởi các hành động của Trung Quốc đang không chỉ tạo ra mâu thuẫn giữa một quốc gia. Trong đàm phán đa phương, các nước nhỏ như Việt Nam có thể sử dụng được sức mạnh quốc tế để tạo áp lực cho Trung Quốc buộc họ phải thực hiện đúng các qui định quốc tế về biển. Tuy nhiên, trên quan điểm của mình, Trung Quốc luôn muốn “chia để trị” hơn là ngồi vào bàn đàm phán chắc chắn sẽ dồn mình vào thế yếu.
Bên cạnh việc tổ chức đàm phán đa phương, các cuộc đàm phán song phương cũng thường xuyên diễn ra, chủ yếu là giữa các nước trong cùng một khu vực hoặc giữa các nước lớn với nhau. Điển hình là các cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ về vấn đề vũ khí hạt nhân, lá chắn tên lửa trong thời gian gần đây. Các nước cũng đi đến nhiều nỗ lực để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, tuy nhiên để đi đến một điểm chung thì hầu như không có, do cả hai đều đại diện cho những quan điểm riêng và có nhiều mâu thuẫn nhau.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Tóm lại, hiện nay trong xu thế toàn cầu hóa, tạo điều kiện để các quốc gia hợp tác cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nhưng tiềm ẩn sâu trong các mối quan hệ quốc tế ấy lại là những nguy cơ làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn và bất đồng trên tất cả các lĩnh vực trong quá trình chủ thể luật quốc tế đang thiết lập các mối quan hệ hợp tác quốc tế. Vì thế, yêu cầu mang tính tất yếu để tránh tối đa những xung đột mang tính chất vũ trang là sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết, trong đó, biện pháp đàm phán trực tiếp sẽ góp phần đặc biệt quan trọng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình luật quốc tế, ThS. Nguyễn Thị Kim Ngân - ThS. Chu Mạnh Hùng (Đồng chủ biên), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010
Giáo trình luật quốc tế, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, Hà Nội, 2004
Một số tài liệu mạng liên quan: vnn.vn, dantri.com, baomoi.com,…
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ
1
Lý thuyết chung về tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế.
1
Khái niệm tranh chấp quốc tế
1
2. Phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế hiện nay
2
Nội dung, những ưu, nhược điểm và thực tiễn áp dụng biện pháp đàm phán trực tiếp để giải quyết tranh chấp quốc tế
2
Nội dung biện pháp đàm phán trực tiếp
2
Ưu điểm của biện pháp đàm phán trực tiếp
3
Nhược điểm của biện pháp đàm phán trực tiếp
3
Thực tiễn áp dụng biện pháp đàm phán trực tiếp vào giải quyết tranh chấp quốc tế
4
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập lớn học kỳ Công pháp Đề 8- Nội dung, những ưu, nhược điểm và thực tiễn áp dụng biện pháp đàm phán trực tiếp để giải quyết tranh chấp quốc tế.docx