Với nhận thức rằng thu hẹp khoảng cách phát triển vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là mục tiêu lâu dài, phục vụ cho sự phát triển đồng đều, năng động và bền vững của khu vực, ASEAN đã thật sự bắt tay vào tiến hành các chương trình hợp tác nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển. Điều này được thực hiện trên cả cấp độ quốc gia và khu vực. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội năm 1998, thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN đã được đề cập như một nội dung ưu tiên. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34 (Hà Nội, 2001), ASEAN đã thông qua Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp khoảng cách phát triển, đề ra các phương hướng cụ thể để triển khai Sáng kiến về Hội nhập ASEAN (IAI), IAI tập trung hỗ trợ các nước CLMV trên hai lĩnh vực chính là thúc đẩy việc triển khai các chương trình, dự án tiểu vùng và khuyến khích các nước đối tác của ASEAN tham gia, tài trợ cho các dự án về đầu tư, thương mại. Các đối tác của ASEAN như Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Mỹ cũng tích cực hỗ trợ các dự án IAI. Đến nay, đã có hơn 200 dự án đang được thực hiện, trong đó có 165 dự án có vốn tài trợ. Các dự án đã đem lại kết quả cụ thể, tập trung vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng cơ sở và hệ thống giao thông vận tải, phát triển cơ sở hội nhập kinh tế, phát triển công nghệ thông tin và viễn thông, phát triển nguồn nhân lực, giúp các nước này xóa đói, giảm nghèo, góp phần cải thiện môi trường và thúc đẩy du lịch nội khối.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3194 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nội dung pháp lý và thực tiễn của việc thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASCC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong những năm qua, hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ nhằm hướng tới mục tiêu thiết lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Tuy nhiên ASEAN vẫn chứa đựng những bất ổn, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, giữa nhóm nước phát triển hơn (ASEAN-6) và nhóm các nước gia nhập sau của ASEAN vẫn là một vấn đề rất lớn. Điều này không chỉ gây khó khăn cho Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam (CLMV) mà còn ảnh hưởng đến vai trò trung tâm của ASEAN và làm giảm tốc độ tăng trưởng của tất cả các quốc gia ASEAN
1. Nội dung pháp lý của việc thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASCC:
Tại hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ 2 tổ chức ở Kuala Lumpur ngày 14 – 16/12/1997 các nhà lãnh đạo đã thông qua “tầm nhìn ASEAN 2020”, văn kiện pháp lý có tính định hướng lâu dài cho sự phát triển của ASEAN. Trong văn kiện đã nêu rõ: “Chúng tôi cam kết tiến đến quan hệ gắn bó và liên kết kinh tế chặt chẽ hơn, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước thành viên, bảo đảm cho hệ thống thương mại đa biên vẫn công bằng và rộng mở, và đạt trình độ cạnh tranh quốc tế”
Bên cạnh đó, vấn đề thu hẹp khoảng cách phát triển cũng được đề cập đến tại mục 2F của “kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC (Blueprints 2009)”, văn kiện đề ra các chương trình hành động với các mục tiêu cụ thể và rõ ràng nhất để xây dựng ASCC trong giai đoạn 2009 – 2015.
Mục tiêu chiến lược (Strategic Objectives): Tăng cường hợp tác để thu hẹp khoảng cách phát triển đặc biệt ở khía cạnh phát triển xã hội giữa 2 nhóm nước ASEAN – 6 và CMLV cũng như giữa các nước thành viên trong ASEAN.
Biện pháp thực hiện (Actions):
- Lồng ghép những vấn đề phát triển xã hội vào việc xây dựng và thực hiện các dự án cho “Sáng kiến hội nhập ASEAN” (IAI);
- Thực hiện chương trình hành động “Sáng kiến hội nhập ASEAN” lần thứ hai giai đoạn 2009 – 2015 với sự giúp đỡ và ủng hộ của các quốc gia ASEAN – 6 và các bên đối thoại, các cơ quan, tổ chức trong khu vực/ thế giới nhằm giúp đỡ các nước CMLV thực hiện chương trình đề ra.
- Thông qua và thực hiện chương trình ủng hộ trong khu vực đối với các lĩnh vực như nông nghiệp, hang hải và ngư nghiệp, công nghiệp dựa trên nông nghiệp, và tích hợp phát triển nông thôn.
Với mỗi biện pháp trên, ASCC đều có các hướng dẫn cụ thể để thực hiện các biện pháp nhằm đạt được mục tiêu của lĩnh vực hợp tác thu hẹp khoảng cách phát triển
Thực tiễn thực hiện:
Với nhận thức rằng thu hẹp khoảng cách phát triển vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là mục tiêu lâu dài, phục vụ cho sự phát triển đồng đều, năng động và bền vững của khu vực, ASEAN đã thật sự bắt tay vào tiến hành các chương trình hợp tác nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển. Điều này được thực hiện trên cả cấp độ quốc gia và khu vực. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội năm 1998, thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN đã được đề cập như một nội dung ưu tiên. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34 (Hà Nội, 2001), ASEAN đã thông qua Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp khoảng cách phát triển, đề ra các phương hướng cụ thể để triển khai Sáng kiến về Hội nhập ASEAN (IAI), IAI tập trung hỗ trợ các nước CLMV trên hai lĩnh vực chính là thúc đẩy việc triển khai các chương trình, dự án tiểu vùng và khuyến khích các nước đối tác của ASEAN tham gia, tài trợ cho các dự án về đầu tư, thương mại. Các đối tác của ASEAN như Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Mỹ cũng tích cực hỗ trợ các dự án IAI. Đến nay, đã có hơn 200 dự án đang được thực hiện, trong đó có 165 dự án có vốn tài trợ. Các dự án đã đem lại kết quả cụ thể, tập trung vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng cơ sở và hệ thống giao thông vận tải, phát triển cơ sở hội nhập kinh tế, phát triển công nghệ thông tin và viễn thông, phát triển nguồn nhân lực, giúp các nước này xóa đói, giảm nghèo, góp phần cải thiện môi trường và thúc đẩy du lịch nội khối.
Các hoạt động trong khuôn khổ IAI cũng được thực hiện qua sự hỗ trợ của các nước ASEAN-6 dành riêng cho CLMV Chương trình ưu đãi thuế quan hội nhập ASEAN (AISP). Nội dung của Chương trình này là các nước ASEAN-6 đẩy nhanh cam kết giảm thuế cho các nước CLMV trong một số sản phẩm. Trên thực tế, từ năm 2010, việc giảm thuế xuống 0% đối với 99% số dòng thuế của các nước ASEAN-6 cũng cho thấy AISP đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Các nước ASEAN-6 cũng hỗ trợ CLMV thông qua các chương trình hợp tác kỹ thuật.
Việc thu hẹp khoảng cách phát triển sẽ chỉ thành công nếu như thành công đó được xây dựng bằng chính nỗ lực của các nước CLMV. Là nhóm nước kém phát triển hơn trong ASEAN, các nước CLMV cần có một hướng đi hợp lý, rõ ràng và tích cực. Điều quan trọng nhất CLMV phải chú trọng đúng mức tới Lộ trình hội nhập của khu vực, đặc biệt là thiết lập Cộng đồng kinh tế ASEAN, thúc đẩy hiệu quả các cải cách cơ cấu và sử dụng một cách hợp lý các chính sách kinh tế vĩ mô. Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước CLMV lần thứ nhất sắp tới, diễn ra bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42, thu hẹp khoảng cách phát triển là một trong những nội dung chính sẽ được bốn nước thảo luận, đánh giá để tìm kiếm một giải pháp chung hiệu quả nhất, từng bước đưa CLMV sánh ngang cùng các quốc gia trong khu vực và thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Trường đại học Luật Hà Nội, tập bài giảng Pháp luật cộng đồng ASEAN, Hà Nội, 2011
2. Nguyễn Thu Phương, “Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN từ tầm nhìn đến hành động”, khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội, 2011
3. Tầm nhìn ASEAN 2020.
4. Kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC 2009.
5. Bài viết: “Chênh lệch trình độ phát triển giữa các nước trong khối ASEAN - thực trạng và giải pháp” , tác giả Chu Thắng Trung.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nội dung pháp lý của việc thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASCC-.doc