Thực tiễn khắc nghiệt ấy đòi hỏi Đảng và nhân dân ta phải tìm mọi cách ngǎn chặn sự suy thoái của nền kinh tế và từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng. Rõ ràng, không thể suy nghĩ và làm theo lối cũ. Phải từ những thành công và thất bại đã có, rút ra những bài học kinh nghiệm để có những thay đổi cần thiết về chủ truơng, chính sách, tìm ra những hình thức, biện pháp, bước đi thích hợp để vực nền kinh tế đi lên. Lúc này, chúng ta không thể trông chờ vào sự giúp đỡ của bên ngoài. Phải phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, xuất phát từ thực tiễn nước ta và những biến đổi của thế giới để vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm tìm ra câu trả lời cho những vấn đề phức tạp đang đặt ra trước Đảng và nhân dân ta.
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 26050 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nội dung và nhiệm vụ của quá trình quá độ lên CNXH ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ.
Nhà nước vô sản là một kiểu nhà nước đặc biệt trong lịch sử. Tính chất đặc biệt của nó trước hết là ở chỗ nó chỉ tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản, nó là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử của xã hội loài người. C.Mác khẳng định: "Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản".
Sự tồn tại của nhà nước vô sản trong thời kỳ quá độ này là tất yếu vì trong thời kỳ quá độ xã hội còn tồn tại các giai cấp bóc lột và các lực lượng xã hội, chúng chống lại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội khiến giai cấp công nhân và nhân dân lao động phải trấn áp chúng bằng bạo lực. Hơn nữa, trong thời kỳ quá độ còn có các giai cấp và tầng lớp trung gian khác. Do địa vị kinh tế - xã hội của mình, họ dễ dao động giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, họ không thể tự mình tiến lên chủ nghĩa xã hội. Giai cấp vô sản phải tìm mọi cách thu hút lực lượng đông đảo về phía mình. ở đây, chuyên chính vô sản đóng vai trò là thiết chế cần thiết để bảo đảm sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với nhân dân.
b. Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước trong thời kì quá độ, một mặt là phát huy đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân lao động, chuyên chính với mọi hoạt động chống chủ nghĩa xã hội, mặt khác từng bước cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Nhiệm vụ này bao gồm:
- Cải tạo những thành phần kinh tế không xã hội chủ nghĩa theo hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từng bước phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hoá và tư tưởng, làm cho hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa chiếm địa vị chủ đạo trong xã hội, xây dựng con người xã hội chủ nghĩa.
- Đối với những nước kém phát triển, còn phải phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật mà thiếu nó thì không thể có chủ nghĩa xã hội.
Thời kì quá độ dài hay ngắn tuỳ thuộc vào tình hình lịch sử cụ thể của mỗi nước, nhất là vào trình độ xuất phát ban đầu. Trong thời kì đó, việc tiến hành cải tạo xã hội ở từng nước có thể sử dụng những hình thức và phương pháp cụ thể riêng biệt phù hợp với những điều kiện lịch sử, dân tộc, kinh tế, chính trị và văn hoá của mỗi nước. Ở Việt Nam, sau 1975, cả nước bước vào TKQĐLCNXH. Đại hội VII Đảng Cộng sản Việt Nam (6.1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ. Cương lĩnh đã khẳng định tính tất yếu của thời kì quá độ, đề ra những phương hướng cơ bản và những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại trong thời kì đó. Cương lĩnh cũng chỉ rõ, TKQĐLCNXH ở Việt Nam là quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường. Mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết thúc thời kì quá độ là xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hoá… phù hợp làm cho Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh.
Muốn tổ chức, xây dựng nên cả một hệ thống quan hệ kinh tế xã hội chủ nghĩa, thực hiện xã hội hóa “thật sự” sản xuất và nâng cao năng suất lao động như vậy thì phải tiến hành cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân, xóa bỏ quyền sở hữu của bọn bóc lột, phải chuyển từ nền kinh tế hàng hóa nhỏ, cá thể sang nền kinh tế tập thể, sản xuất hiện đại; phải xóa bỏ hệ thống tổ chức kinh tế cũ, xây dựng hệ thống tổ chức kinh tế mới, phải tổ chức lại lao động xã hội theo một trình độ cao, thực hiện sản xuất và phân phối một cách có kế hoạch trên cơ sở sản xuất ngày càng hiện đại hóa vì lợi ích trước mắt và lâu dài của mọi người lao động - Tổ chức lao động theo một trình độ cao là tổ chức lao động trên cơ sở những quan hệ xã hội mới giữa những người lao động đã làm chủ tập thể, liên hiệp một cách tự do và bình đẳng trong lao động sản xuất và phân phối sản phẩm, có sự phân công hợp lý và hiệp tác hữu nghị rộng rãi; đó còn là tổ chức lao động xã hội dựa trên cơ sở chế độ công hữu nhằm kết hợp những thành tựu mới nhất của khoa học và kỹ thuật với tập thể những người lao động, có văn hóa, có kỹ thuật, có kỷ luật tự giác, đem lại nhiệt tình cách mạng và nghị lực sáng tạo xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Đó là con đường đúng đắn để nâng cao năng suất lao động lên vượt bậc. Đó cũng là cái quan trọng nhất, căn bản nhất đảm bảo cho thắng lợi của trật tự xã hội mới.
Về phát triển kinh tế, chuyển mạnh từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Về bản chất, đây là sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng, quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thời kỳ tất yếu khách quan, nên Người chủ trương, sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ, chúng ta chọn con đường rút ngắn, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng phải trải qua thời kỳ quá độ. Cách đi này được Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Miền Bắc nhất định phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mà đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa...
Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội...".
Quan niệm tiến dần lên chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh thể hiện rõ nhận thức rằng, thời kỳ quá độ là một chặng tiến gần và trực tiếp với chủ nghĩa xã hội, nhưng nó là một giai đoạn độc lập tương đối. Đó là thời kỳ xã hội đang từ bỏ những cái cũ, cái lạc hậu và bước đầu xây dựng những cái mới, cái tiến bộ. Nó hoàn toàn chưa phải là thời kỳ hàm chứa toàn vẹn những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Người nói, ta bước vào thời kỳ quá độ tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, không qua con đường phát triển tư bản chủ nghĩa với nghĩa là bỏ qua một phương thức sản xuất, một hình thái kinh tế - xã hội, một chế độ chính trị.
Theo Hồ Chí Minh, quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thời kỳ xây dựng chế độ dân chủ mới, trong đó, về chính trị, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng; về kinh tế, thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.
Như vậy, quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ phát triển kinh tế nhiều thành phần. Quan điểm này đã được chúng ta thực thi từ khởi sự đổi mới (1986) và ngày một hoàn thiện nó. Đại hội X khẳng định trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và năm thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Ở đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển; kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế. Hồ Chí Minh rất coi trọng các thành phần kinh tế tư nhân, tư bản và xác định vị trí kinh tế - xã hội to lớn của nó trong thời kỳ quá độ. Người cho rằng, nếu ta khéo lãnh đạo, khéo tổ chức thì giai cấp tư sản cũng có thể theo chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội.
Về bản chất, đây là thời kỳ phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Muốn vậy, phải tập trung phát triển lực lượng sản xuất, giải phóng triệt để sức sản xuất; quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
II. Thực trang, thời cơ và thách thức:
1. Khó khăn và những hạn chế trong TKQD:
a. Khó khăn
- Nước ta quá độ lên CNXh ,bỏ qua chế độ TBCN,từ một xã hội vốn là nửa thực dân ,nửa phong kiến ,lực lượng sản xuất rất thấp ,trình độ nghèo nàn. - Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh đã để lại hậu qủa nặng nề, những tàn dư của Thực dân phong kiến ,chế độ cũ để lại còn nhiều . - Các thế lực thừờng xuyên tìm cách chống phá chế độ XHCN nền độc lập dân tộc của nhân dân ta.
b. Những hạn chế:
Giá cả tăng cao, không đạt được mục tiêu đề ra. Chỉ số giá tiêu dùng ước tăng 12,4% so với tháng 12-2006. Đây là tốc độ tăng giá cao nhất trong những năm gần đây, vượt qua tốc độ tăng GDP và không đạt mục tiêu đề ra. Nhóm hàng tăng giá cao nhất trong năm qua là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 18,92%, riêng lương thực tăng 15,4%, giá thực phẩm tăng 21,16%, thứ 2 là nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 17,12%, thứ 3 là đồ dùng và dịch vụ khác tăng 9,02%, thứ 4 là dược phẩm, y tế tăng 7,05% và thứ 5 là may mặc, mũ nón, giày dép tăng 5,47%.
Nguyên nhân tăng giá: Về khách quan, giá thế giới tăng, thiên tai, dịch bệnh lan rộng, gây thiệt hại nặng nề. Về nguyên nhân chủ quan do điều hành giá yếu, dự báo sai, điều hành chính sách tiền tệ chưa tốt. Do dòng vốn đổ vào thị trường mạnh nhưng chưa có cơ quan điều tiết đủ năng lực, chính sách ngoại hối, ngoại tệ chưa phát huy tác dụng vì chính sách của Chính phủ trong thị trường tiền tệ và hối đoái không nhất quán.
Đầu tư xây dựng cơ bản không đạt kế hoạch giải ngân vốn ngân sách nhà nước. Chung cả năm, ước tính không đạt kế hoạch đề ra về nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước thông qua các chương trình, dự án quốc gia. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản cả năm rất chậm. Đến cuối năm 2007, cả nước mới thực hiện 84,1 nghìn tỉ đồng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đạt 84,6% kế hoạch năm, trong đó khu vực trung ương quản lý đạt 83,6%. Tốc độ giải ngân vốn ODA tuy có tiến bộ, nhưng vẫn chậm so với yêu cầu. Trong 2 năm 2006 - 2007 cả nước mới giải ngân đươc 3,9 tỉ USD, tương đương 32% tổng vốn ODA dự kiến giải ngân thời kỳ 2006 - 2010.
Nguyên nhân chính là do thiếu quy trình phù hợp, thủ tục phức tạp, thiếu rõ ràng, thiếu các quy định trách nhiệm của Việt Nam - nhà tài trợ, công tác di dân, giải phóng mặt bằng triển khai dự án, tổ chức đấu thầu lúng túng
.Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, chưa đều và chưa bền vững. Khuyết điểm này tồn tại đã nhiều năm nhưng vẫn tái diễn lại trong năm 2007. Trong công nghiệp, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khá cao 17%, nhưng tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm vẫn thấp khoảng 10,2%. Khoảng cách chênh lệch giữa 2 tốc độ vẫn là gần 7%, chưa giảm, ngược lại cao hơn năm trước đó (17% và 10,34% của năm 2006).
Nguyên nhân có nhiều, công nghiệp chế biến phụ thuộc vào nguyên liệu, vật liệu phụ nhập khẩu với giá cả tăng cao, nhất là dệt may, sắt thép, thị trường chưa thật ổn định, sức cạnh tranh còn thấp. Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu cũng chưa thật vững.
2.Thuận lợi và những tích cực trong TKQD:
a. Thuận lợi
-Đất nước còn nhiều tiềm năng thuận lợi về tài nguyên ,vị trí địa lý ,lao động,và đặc biệt là tiềm năng tin thần ,truyền thốn ,trí tuệ của người VN -Những thành tựu của quốc tế về đổi mới đã tạo ra thế lực của Đất nước về nhiều mặt :đời sống vật chất của người dân được nâng lên ,chính trị ổn định, đất nước hòa bình và có quan hệ quốc tế rộng mở .
* Vận dụng những cơ bản mà Lê Nin đã nêu ra về đặc điểm TKQĐ lên CNXH ở VN :
-Đảng và nhân dân ta đã có những thành quả bước đầu quan trọng xây dựng XHCN ,bảo vệ độc lập tự do của tổ quốc.Những năm khỏang thời gian 1975-1985,chúng ta đã phạm sai lầm ,trong đó có 1 số biểu hiện chủ quan, nóng vội ,giản đơn ,quan liêu ,.đặc biệt là về vấn đề kinh tế :đó là chỉ chú trọng 2 thành phần kinh tế chính :
+) kinh tế quốc doanh
+) kinh tế tập thể,hợp tác xã.
→chỉ tập trung tính hình thức,thực hiện cơ chế tập trung quan liêu hành chính bao cấp của Nhà nước,nhận thức chưa đúng đắng tầm quan trọng quan điểm của lê nin ,tư tưởng HCM về nền kinh tế hàng hóa dẫn đến biến chế độ sở hữu tòan dân trở nên trừu tựợng,nhìều tư liệu sản xuất,đẩt đai trở nên tình trạng”cha chung không ai khóc”,gây lãng phí .Đó là 1 trong những nguyên nhân làm triệt tiêu các động lực tiềm năng của tòan dân ta ,của đất nước,dẫn đất nứớc lâm vào hòan cảnh trì trệ ,khủng hỏang.
-Đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần VI đánh dấu sự đổi mới đât nứớc theo định hứơng XHCN,bắt đầu đổi mới về tư duy ,lý luận .,Nhất là tư duy về kinh tế.Đổi mới tòan diện nhưng trên quan điểm:phát triển kinh tế trên cơ sở ổn định ,cải thiện từng bước đời sống nhân dân ,đồng thời đổi mới hệ thống chính trị để phát triển đất nước đúng đinh hứớng XHCN.
*Đặc điểm đặc trưng của TKQĐ XHCN là: 1 con đường rút ngắn để xây dựng đất nước văn minh ,hiện đại.
- Mặc dù nền ktế nước ta còn lạc hậu ,nước ta vẫn còn khả năng và tiền để để quá độ lên CNXH,bỏ qua TBCN
**Về khả năng khách quan :
-Cuộc CM khoa học công nghệ hiên đại đang phát triển, tòan cầu hóa kinh tế đang phát triển mạnh mẽ,,hòa nhập kinh tế thế giới trở thành điều kiện tất yếu ,nó mở ra khả năng thuận lợi để khắc phục những hạn chế của nước kém phát triển như: thiếu vốn ,công nghiệp lạc hậu ,năng lực quản lý kém ..
-Thời đại ngày nay ,qúa độ lên CNXH là xu hướng khách quan của lòai người .Đi trong dòng lịch sử ,chúng ta đã và đang nhận được sự đồng tình ủng hộ ngày càng mạnh mẽ của lòai người ,của các quốc gia độc lập đang đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển tiến bộ của mình .
*** Những tiền đề chủ quan:
-Có nguồn lao động dồi dào ,cần cù ,thông minh ,trong đó có đội ngũ công nhân kỹ thuật cao ,lành nghề có hàng chục ngàn người là tiền đề quan trọng để tiếp thu ,sử dụng khoa học ,công nghệ tiên tiến trên thế giới .
-Có vị trí tự nhiên thuận lợi :
+)có bờ biển kéo dài hơn 3.246 km2 ,có nhiều mỏ dầu khí chưa đựợc khám phá hết, có ngư trường rộng lớn ….đó là nhiều ưu đãi thiên nhiên,tạo điều kiện cho giao lưu hội nhập quốc tế
+)Có hai vựa lúa lớn nhất nước :đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu long, có các vị trí thuận lợi trồng cây công nghiệp khác như Bình Dương,Đồng Nai ..
-Quá độ lên CNXH phù hợp với qui luật phát triển của lịch sử mà còn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân ,những người đã chiến đấu hi sinh thân mình vì độc lập tự do của dân tộc ,vì sự ấm no của mọi người ,xây dựng xã hội công bằng ,dân chủ văn minh mà những yêu cầu ấy chỉ có XHCN mới đáp ứng được.
-Xây dựng CNXH dứới sự lãnh đạo của Đó là nhân tố vô cùng quanèĐảng CSVN ,đó là nhà nước của Dân ,do Dân và vì Dân trọng giúp giữ gìn sự tồn tại và phát triển của công cuộc xây dựng và phát triển của tổ quốc VN XHCN
V.Mục tiêu và phương hướng cơ bản của thời kỳ quá độ lên CNXH: -Theo cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã chỉ rõ: xã hội XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng là 1 chế độ có 8 đặc trưng cơ bản chính:
+) Là một xã hội dân giàu nước manh, công bằng, dân chủ, văn minh
+) Do nhân dân lao động làm chủ
+) Có nề kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu
+) Có nền văn hóa tiên tiến ,đậm đà bản sắc dân tộc
+) Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột,bất công,làm theo năng lực,hưởng theo lao động có cuộc sống ấm no ,hạnh phúc,có điều kiện phát triển bản thân.
+) Các dân tộc trong nước bình đẳng ,đòan kết cùng gíup nhau tiến bộ
+) Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
+) Có quan hệ hợp tac hữ nghị với nhân dân các nước trên thế giới các đặc trưng trên gópè phần hình thành ưu điểm của các nước XHCN ,các đặcđiểm này ngày càng được hòan chỉnh ,duy trì.
Qua suốt 20 năm đổi mới ,hòan thiện trên con đường điÿ lên XHCN ,Đảng đã xác định là con đường mà TKQĐ đất nước còn dài ,có nhiều khó khăn ,phải trải qua nhiều chặn đường:
Mục tiêu quan trọng của chặng đườngØ đầu là :đổi mới tòan diện,xã hội đạt tới trạng thái ổn định và vững chắc,tạo tiền đề cho sự phát triển sau này .
Mục tiêu kế tiếp là đẩy mạnh côngØ nghiêp hóa,hiện đại hóa nhằm đến năm 2020 nước ta trở thành nước cơ bản công nghiệp hiện đại (tập trung xây dựng đội ngũ kỹ thuật ,kỹ sư lành nghề trình độ cao, xây dựng mối quan hệ tổ chức sản xuất hiện đại.,quốc phòng được cũng cố..)
Vậy đường lối phương hướng cơ bản để thực hiện TKQĐ này là cần phải:
Xây dựng nhà nước XHCN, nhà nước của dân ,do dân vì dân,lấy dân là nền tảng họat động,dựa trên cơ cấu thành phần chính là công nhân ,nông dân ,thành phần tri thức ,tất cả do Đảng CS lãnh đạo .
Phát triển lực lượng sản xuất,công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền móng nông nghiệp tòan diện ,không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội ,cải thiện đời sống cá nhân .
Thiết lập từng bước mối quan hệ sản xuất XHCN từ thấp đến cao phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất,đa dạng về hình thức sở hữu và phân phối phát triển thành phần hàng hóa nhìều thành phần vận hành theo nền kinh tế thị trường theo định hứớng XHCN
Tiến hành CM XHCN trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa làm cho chủ nghĩa Mác Lê nin trở nên vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội ,Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Thực hiện chính sách đại đòan kết dân tộc,chính sách đối ngọai hòa bình ,hợp tác hữu nghị với tất cả các nước,đòan kết với các phong trào đấu tranh vì hòa bình ,độc lập của dân tộc ,dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới Xây dựng XHCN gắn liền với bảo vệ tổ quốc
Xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh về chính trị ,bồi dưỡng công các chính trị ,tư tưởng các cán bộ.Đảm bảo công tác giữ an ninh trật tự xã hội ,bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp XHCN ở nước ta.
Như vậy: với 7 phương hướng cơ bản và 8 đặc trưng đã hình thành định hướng XHCN ở Việt Nam.
b. Những mặt tích cực trong thời kỳ quá độ:
Nước ta đã lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội từ cuối những nǎm 70, khi hầu hết các chỉ tiêu của kế hoạch 5 nǎm 1976 - 1980 đều không thực hiện được. Khủng hoảng đã diễn ra trong lúc tình hình rất không thuận lợi cho ta, đặc biệt là tình hình các nước XHCN khác lúc này cũng đang bị khủng hoảng nghiêm trọng.
Thực tiễn khắc nghiệt ấy đòi hỏi Đảng và nhân dân ta phải tìm mọi cách ngǎn chặn sự suy thoái của nền kinh tế và từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng. Rõ ràng, không thể suy nghĩ và làm theo lối cũ. Phải từ những thành công và thất bại đã có, rút ra những bài học kinh nghiệm để có những thay đổi cần thiết về chủ truơng, chính sách, tìm ra những hình thức, biện pháp, bước đi thích hợp để vực nền kinh tế đi lên. Lúc này, chúng ta không thể trông chờ vào sự giúp đỡ của bên ngoài. Phải phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, xuất phát từ thực tiễn nước ta và những biến đổi của thế giới để vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm tìm ra câu trả lời cho những vấn đề phức tạp đang đặt ra trước Đảng và nhân dân ta.
Thời kỳ 1979 - 1986 là thời kỳ Đảng và nhân dân ta tiến hành những tìm tòi, thử nghiệm, chuẩn bị cho một bước ngoặt trên con đường phát triển của nước ta.
Có những tìm tòi, thử nghiệm từ địa phương, cơ sở; có những đột phá từ chủ trương của Trung ương, trên cơ sở tổng kết hoạt động thực tiễn hết sức sôi động và phong phú của nhân dân cả nước. Tất cả đều nhằm "làm cho sản xuất bung ra", phá bỏ những rào chắn của cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp cũ, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
Trong khi tìm giải pháp cho những vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách trước mắt, Đảng ta đã thấy khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nước ta cũng như ở các nước XHCN khác thực chất là khủng hoảng về mô hình phát triển. Nếu mô hình CNXH cũ theo kiểu CNXH nhà nước của Liên Xô được áp dụng ở tất cả các nước XHCN đã có ý nghĩa to lớn trong khi mới giành được chính quyền, khi mới bước vào cách mạng XHCN, nhất là khi phải đối phó với chiến tranh, thì trong những điều kiện mới, mô hình này đã không còn phù hợp. Kéo dài việc thực hiện một mô hình duy nhất chung cho tất cả các nước XHCN, khi tình hình đã có nhiều thay đổi, buộc chúng ta phải trả giá đắt. Việc xây dựng CNXH ở các nước giống nhau về mục tiêu cuối cùng, về các nguyên tắc cơ bản, nhưng lại rất khác nhau về hình thức, biện pháp, bước đi, tốc độ... cũng có nghĩa là khác nhau về mô hình phát triển cụ thể ở mỗi nước và con đường để thực hiện mô hình đó. Những chỉ dẫn của Mác - Ǎng-ghen, Lê-nin, Hồ Chí Minh về vấn đề này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để Đảng và nhân dân ta tìm mọi cách đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta.
Khi nói mô hình CNXH cũ không còn phù hợp, thì trước hết và chủ yếu là không còn phù hợp về kinh tế. Đương nhiên kinh tế có liên quan đến chính trị, vǎn hóa, xã hội, đến tất cả các mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, việc tìm tòi, thử nghiệm để đi đến một mô hình phát tnển mới của nước ta phải bắt đầu từ kinh tế, để từ đó xem xét tất cả các mặt khác của mô hình. Đây là sự lựa chọn đúng đắn, xuất phát từ chính những đòi hỏi mà cuộc sống đặt ra.
Như vậy là việc tìm giải pháp cho những vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách trước mắt lại gắn liền với việc nhận thức lại nhiều vấn đề cơ bản của CNXH. Hai mặt này tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau. Nhưng đây cũng thực sự là cuộc đấu tranh phức tạp giữa cái đúng và cái sai, giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái mới thúc đẩy sự phát tnển với cái cũ cản trở sự phát triển.
Với quyết tâm khắc phục khó khǎn, với tinh thần kiên trì và tích cực trong tìm tòi thử nghiệm, nhân dân ta vẫn không nao núng trước những biến động về kinh tế - xã hội. Đảng ta vẫn quyết tâm làm chuyển biến tư duy, nhận thức và tư tưởng, xác định nhiều quan điểm, chủ trương, chính sách mới, nhằm khắc phục khủng hoảng và tìm mọi cách đưa đất nước phát triển theo con đường XHCN.
Những tìm tòi, thử nghiệm trong thời kỳ 1979 - 1986 đã chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho việc Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới tại Đại hội VI (12-1986). Đại hội VI đã thực sự mở ra một bước ngoặt trên con đường quá độ lên CNXH ở nước ta.
Trong khi các nước XHCN thực hiện cải tổ, cải cách hoặc sửa chữa sai lầm thì Đảng ta chủ truơng đổi mới. Đại hội VI chính thức đưa khái niệm đổi mới vào đường lối của Đảng. "Đối với nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn, - luận điểm quan trọng ấy của Đại hội đã thôi thúc toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đi vào cuộc chiến đấu mới, với quyết tâm biến đường lối đổi mới thành hiện thực. Luận điểm ấy ngày càng được làm sáng tỏ bằng thực tiễn đổi mới của đất nước ta từ Đại hội VI đến nay.
Trong mười bốn nǎm qua, từ thực tiễn đổi mới của nước ta và những biến động lớn diễn ra trên thế giới, Đảng ta đã rút ra những kết luận lý luận mới, đã điều chỉnh, bổ sung nhiều chủ trương, chính sách, từng bước phát triển và hoàn chỉnh đường lối đổi mới, và đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng:
Đến nǎm 1996, nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nền kinh tế giữ được tốc độ tǎng trưởng cao liên tục trong nhiều nǎm: từ một nước hằng nǎm thiếu lương thực đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới; đời sống của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân đã được cải thiện và nâng cao hơn trước ; quốc phòng - an ninh được bảo đảm; ổn định chính trị được giữ vững ; mối quan hệ quốc tế được mở rộng; bộ mặt của đất nước đã có những biến đổi to lớn trên mọi lĩnh vực. Nói một cách tổng quát, thế và lực của nước ta đã được tǎng cường hơn bao giờ hết.
Trong khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ hệ thống XHCN thế giới không còn tồn tại như trước, phong trào XHCN thế giới tạm thời lâm vào thoái trào, nước ta vẫn vững bước tiến lên theo con đường XHCN. "Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân ta từ nay đến nǎm 2020 là đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh.
Kinh tế tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ là thành tựu nổi bật nhất, cơ bản nhất của nền kinh tế Việt Nam năm 2007.
Tổng sản phẩm trong nước ước tăng 8,44%, đạt kế hoạch đề ra (8,0 - 8,5%), cao hơn năm 2006 (8,17%) và là mức cao nhất trong vòng 11 năm gần đây. Với tốc độ này, Việt Nam đứng vị trí thứ 3 về tốc độ tăng GDP năm 2007 của các nước châu Á sau Trung Quốc (11,3%) và Ấn Độ (khoảng 9%) và cao nhất trong các nước ASEAN (6,1%). Tốc độ tăng trưởng GDP cả 3 khu vực kinh tế chủ yếu đều đạt mức khá: Khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 3,0%/ so với mức 3,32% cùng kỳ 2006, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,33% (riêng công n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Con đường quá độ lên CNXH.DOC