Tiểu luận Ô nhiễm môi trường không khí đô thị trên thế giới

MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU 2

Không khí cần cho con người như thế nào? 2

Lao động nhẹ : 40400 lít / ngày hay 98,5 lbs / ngày 2

II. NỘI DUNG: 3

II.1 Ô nhiễm không khí , các nguồn gây ô nhiễm không khí : 3

II.1.1 Ô nhiễm không khí là gì ? 3

II.1.2 Các nguồn gây ô nhiễm không khí: 3

II.1.2.1 Nguồn tự nhiên 4

II.1.2.2 Nguồn nhân tạo 5

II.1.3 CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM CHÍNH: 6

II.1.3.1 Oxit cacbon (CO) 6

II.1.3.2 Oxit nitrozen (NOx) và NH3 6

II.1.3.3 Các hợp chất chứa lưu huỳnh ( S ) 7

SO2 + UV + O2  SO3 + H2O ( H2SO4) 8

II.1.3.4 Các hiđrocacbon: 8

II.1.3.5 Chất gây ô nhiễm không khí đặc biệt: 9

II.1.3.6 Các hạt bụi gây ô nhiễm không khí: 9

II.2 TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI: 10

II.2.1 MỘT VÀI THÀNH PHỐ Ô NHIỄM TRÊN THẾ GIỚI 10

II.3 TÌNH HÌNH Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM 12

II.4 TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ: 16

II.4.1 TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐÔ THỊ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG 16

đồng cũng sẽ tăng lên. 16

II.4.2 Tác hại của ô nhiễm không khí với thực vật: 17

II.4.2.1 Tác hại cấp tính: 17

II.4.2.2 Tổn thất lâu dài: 17

II.4.2.3 Sự thay đổi màu: 17

II.4.2.4 Trạng thái cây: 17

II.4.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến chất lượng công trình xây dựng và các dạng vật liệu 19

II.4.3.1 Quá trình tạo nên mưa axít 19

II.4.4 Tác hại 20

II.4.5 Tác động của cá chất ô nhiễm không khí tới thời tiết ,khí hậu và các quá trình xảy ra trong khí quyển 22

II.4.5.1 Ảnh hưởng đến khí hậu 22

II.4.5.2 Ảnh hưởng đến hệ sinh thái 23

III. Kết luận: 26

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 27

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 7289 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ô nhiễm môi trường không khí đô thị trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iễm do SO2 và SO3, là những chất không màu, có mùi đặc trưng. Nguồn: 1/3 là do hoạt động con người và 2/3 là từ tự nhiên (H2S, SOx) Nguồn Phát sinh 106 tấn/năm % Vận tải Nhiên liệu đốt Công nghiệp Thải rắn tùy tiện Các nguồn khác Tổng cộng 0,8 24,4 7,3 0,1 0,6 33,2 2,4 37,5 22,0 0,3 1,8 100,00 Hoạt tính của SO3 trong khí quyển phụ thuộc vào độ ẩm, chất xúc tác và cường độ ánh sáng mặt trời. SO2 + UV + O2 ® SO3 + H2O ( H2SO4) Ô nhiễm một số thành phố lớn trên thế giới như Chicago là 0,79 ppm, San Fancisco là 0,08 ppm. Các hiđrocacbon: Hiđrocacbon đi vào khí quyển từ các nguồn tự nhiên và nhân tạo gồm nhiều loại khác nhau,là tập hợp nhiều loại hợp chất có thành phần hyđrocacbon tạo thành một nhóm trong không khí. Những hiđrocacbon có trong khí quyển ở dạng khí ( có từ 1 đến 5 cacbon ) được chú y nhiều hơn về mặt ô nhiễm. Ngoài ra còn có các chất ở dạng hạt gồm các hiđrocacbon không bay hơi. Hyđrocacbon là thành phần quan trọng gây ô nhiễm không khí. Hiđrocacbon Nguồn Phát sinh hàng năm,(TG) CH4 Tự nhiên 1450 Terpenes Tự nhiên Thực vật 159 Tất cả phần còn lại Hoạt động con người 80 Chất gây ô nhiễm không khí đặc biệt: Chì (Pb) là một chất quan trọng gây ô nhiễm không khí. Từ không khí vào đất, vào cây rồi vào cơ thể qua thức ăn nước uống. Chì có nhiều trong xăng, có thể từ 2 – 4 gam/gallon (4,54l). Từ ống khói của các tàu xe đã xâm nhập vào khí quyển. Trong tự nhiên chì lại có hàm lượng khoảng từ 1 – 3 microgam/m3 và cực đại 7 – 9 microgam/m3. Ở người lớn chì có thể xâm nhập qua thức ăn, nước uống với khoảng 300 microgam. Có khoảng 0,5 gam chì trong một điếu thuốc lá. Chì có ảnh hưởng lớn đến gan, thận, đường tiêu hóa và thần kinh. Giới hạn an toàn với người lớn là 0,8 microgam/g máu và 150 microgam/1 lít nước tiểu. Các hạt bụi gây ô nhiễm không khí: Đó là các chất bụi, những hạt nhỏ chất lỏng tạo thành khói và sương mù. Hầu hết hoạt động của con người và tự nhiên đều phóng thích vào khí quyển các loại bụi ô nhiễm. Bụi có nguồn gốc tự nhiên chiếm 90%, có thể do gió, bụi nước biển, hoạt động núi lửa, cháy rừng. Các hoạt động này có thể tạo thành các sol khí trong tự nhiên, các hơi lưu huỳnh, nitơ từ dạng khí sang sol. Đánh giá sự phát sinh hạt bụi trên toàn cầu Phát sinh Tự nhiên Con người Sản phẩm hạt đầu tiên Bụi lan tỏa từ than đá Công nghiệp sắt thép Nhiên liệu không hóa đá (chất thải gỗ) Đốt dầu mỏ Hỏa thiêu Từ nông nghiệp Nhà máy xi măng Phần còn lại Muối biển Ô nhiễm đất Núi lửa (bụi) Cháy rừng Tổng 1000,0 200,0 4,0 200,0 1.404,0 36,0 9,0 8,0 2,0 4,0 10,0 7,0 16 92,0 TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI: MỘT VÀI THÀNH PHỐ Ô NHIỄM TRÊN THẾ GIỚI 1. Ở Shanxi, nhà cửa đóng đầy bụi khói, mặt người thợ mỏ lấm đen, và không khí khét lẹt mùi than cháy.  2.Trung Hoa đã, đang, và sẽ còn sử dụng than đá như là nguồn năng lượng chính trong việc phát triển kinh tế vì nước nầy có trữ lượng than đá lớn nhất thế giới.  Trung Hoa là quốc gia sản xuất và tiêu thụ than đá lớn nhất thế giới, nhưng kỹ nghệ than đá ở Trung Hoa vẫn tiếp tục tăng trưởng và được xem như là “động lực của kinh tế quốc gia” và “lương thực của kỹ nghệ.”  Sản lượng than tăng từ 1,55 tỉ tấn năm 2003 lên 1,95 tỉ tấn năm 2004 và  2,1 tỉ  tấn năm 2005 (40% sản lượng than trên thế giới) .  Mức tiêu thụ than đá ở Trung Hoa tăng nhanh trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu điện trong việc phát triển kinh tế.  Ba phần tư số điện nầy được sản xuất từ các nhà máy điện chạy bằng than đá và cứ mỗi tuần thì có một nhà máy mới được xây cất . Ô nhiễm không khí ở Beijing Các nhà máy điện chạy bằng than đá nầy liên tục nhả ra bụi khói (soot), sulfur dioxide, carbon dioxide, và các chất ô nhiễm độc hại khác vào không khí.  Nhiều vùng rộng lớn ở vùng trung bắc Trung Hoa bị ô nhiễm trầm trọng với “... khói xám nhạt của bụi sulfur và các chất ô nhiễm khác làm âm u bầu trời và làm mờ những cánh đồng múa mì xanh tươi và những vườn đào đang nở hoa trắng ở xa xa...  Ðường sá bị bao phủ bởi nhựa than, nhà cửa được tráng một lớp bụi khói, các thợ mỏ mặt mủi lọ lem kéo các xe đầy than đá, và không khí thì khét lẹt mùi than cháy”.  Mức độ ô nhiễm càng thêm trầm trọng trong mùa đông, nhiều lúc phải mở đèn trong lúc lái xe dù là ban ngày.  Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới thì có đến 16 thành phố ở Trung Hoa lọt vào danh sách 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Trong năm 2005, có khoảng 50 % thành phố ở Trung Hoa không đạt tiêu chuẩn không khí. 3. Thành phố Beijing, thường bị che phủ bởi bụi mù ô nhiễm (smog) nặc mùi.  “Hôm nay – cũng như hôm qua và hôm kia - bầu trời của thành phố [Beijing] tối sầm vì bụi mù sulfur dày đặc, tưởng như nuốt chững các nhà chọc trời...  Bay ngang qua cả nước, bạn sẽ thấy hết thành phố nầy đến thành phố khác bị bao phủ bởi một màn sương xám hầu như bất tận” (10).  Trong số nầy, phải kể đến Shanghai, bởi vì “Dường như ngày nào cũng vậy, một màn sương vàng treo lơ lửng trên những công trường xây cất náo nhiệt frenzy) ở Shanghai” . Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), con số nầy lên đến 656.000 (5) và theo một nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB), con số đó có thể lên đến 750.000.  Mặc dù có các kế hoạch để giảm 2 % chất ô nhiễm trong năm qua, lượng sulfur dioxide phóng thích vào khí quyển đã lên đến 25,9 triệu tấn trong năm 2006, nhiều hơn năm 2005 khoảng 1,5 % .  Sulfur dioxide phát sinh từ việc đốt than đá là mối đe dọa trực tiếp và tức thời đối với sức khỏe của ngườidân Trung Hoa, khiến khoảng 400.000 trẻ em bị chết non hàng năm Sulfur dioxide kết hợp với nước trong khí quyển thành acid sulfuric và rơi xuống đất cùng với nước mưa hoặc tuyết, gọi là mưa acid.  Mưa acid có thể gây thiệt hại cho hoa màu và cây cối, gây bệnh hoặc giết chết cá trong sông hồ, và gây hư hại cho nhiều công trình kiến trúc.  Theo đà gia tăng lượng sulfur dioxide phóng thích vào khí quyển, tình trạng mưa acid ở Trung Hoa càng ngày càng trở nên nghiêm trọng và không còn kiểm soát nổi.  Trong năm 2004, mưa acid được ghi nhận ở 250 thành phố trong cả nước.  Ðến năm 2005, mưa acid bao trùm một phần ba lãnh thổ Trung Hoa khiến phẩm chất đất và an toàn thực phẩm bị đe dọa.  Hơn phân nửa con số 696 trạm khí tượng trên toàn quốc ghi nhận mưa acid; trong số đó, có một vài thành phố ghi nhận 100 % nước mưa acid . TÌNH HÌNH Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM Những năm gần đây, thực trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng đang trở thành một trong những vấn đề lớn, đáng lo ngại của cả thế giới. Việt Nam có lượng xe cộ sử dụng xăng tương đối cao nên sự ô nhiễm không khí cũng đang trở nên bức xúc. Theo các cơ quan chức năng, tổng số xe máy đăng ký của Hà Nội đã vượt trên 1,7 triệu chiếc. Đó là chưa tính tới khoảng 400.000 xe máy vãng lai từ các vùng lân cận ngày đêm hoạt động trên địa bàn. Khảo sát mới đây của Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội cho thấy, có khoảng 65% số xe này không đạt tiêu chuẩn cho phép về khí thải. Ở nước ta hiện nay có trên 600 đô thị lớn nhỏ với 4 thành phố lớn là thành phố HCM, Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng với tỉ lệ số dân tăng nhanh 19% (1986), 20% (1990), 23% (1999), dự báo 2010 là 33%. Tỉ lệ phương tiện giao thông cơ giới tăng lên rõ rệt. Theo Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện giao thông của Hà Nội dự báo từ 2000-2010 sẽ tăng ở mức 8,5%/năm. Theo báo cáo của Petrolimex, hàng năm ở Hà Nội và thành phố HCM tiêu thụ xăng tăng ở mức xấp xỉ 15%. Điều đó có nghĩa là tăng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sẽ làm tăng ô nhiễm môi trường không khí. Kết quả nghiên cứu bước đầu về ô nhiễm không khí đô thị ở Hà Nội của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường cho thấy ở các nút giao thông, nồng độ bụi 1,11 mg/m3, bụi hô hấp 0,17 mg/m3 vượt giới hạn cho phép. Nồng độ SO2 0,8 mg/m3 vượt giới hạn cho phép. Tiếng ồn tương đương ở các nút giao thông là 77,3dBA, tiếng ồn tối đa lên tới 94,2dBA, vượt quá giới hạn cho phép.   Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng ô nhiễm môi trường tới sức khỏe người dân trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội. Có tới 72% số hộ gia đình được điều tra có người mắc bệnh do ô nhiễm không khí. Những người sống ở Hà Nội trên 10 năm có tỉ lệ mắc bệnh mãn tính về tai mũi, họng cao gấp đôi so với những người sống ở Hà Nội dưới 3 năm.Theo các cơ quan chức năng, tổng số xe máy đăng ký của Hà Nội đã vượt trên 1,7 triệu chiếc. Đó là chưa tính tới khoảng 400.000 xe máy vãng lai từ các vùng lân cận ngày đêm hoạt động trên địa bàn. Khảo sát mới đây của Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội cho thấy, có tới 70% số xe này không đạt tiêu chuẩn cho phép về khí thải. Hiện nay, xe máy chiếm hơn 87% tổng lưu lượng xe hoạt động trong nội thành. Đây là đối tượng chính gây gia tăng ô nhiễm không khí cho thành phố. Các chất độc hại có trong khí thải xe máy là CO, NOx, SOx, HC... Các nghiên cứu khoa học đã khẳng định, chất gây ô nhiễm từ khí thải xe cơ giới xâm nhập vào phổi và thậm chí vào máu con người, có thể gây ra các vấn đề về mắt và hệ thống hô hấp. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã cảnh báo, những tác động lâu dài của khí thải xe cơ giới có thể dẫn tới các bệnh như vô sinh, tim, thận và ung thư phổi... Theo các chuyên gia y tế, hiện chưa vật liệu nào có thể giúp chế tạo khẩu trang ngăn các khí độc và chất thải dạng hạt kích thước nhỏ (có trong khí thải động cơ) xâm nhập cơ thể con người. Hiện trạng ô nhiễm do khí thải xe máy ở Hà Nội có thể dễ dàng nhận thấy ở các vị trí có ách tắc giao thông như Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng... Khi xảy ra tắc nghẽn, luồng xe thường chỉ đạt vận tốc dưới 5 km/giờ, thậm chí bằng 0 trong nhiều giờ liên tục. Trong tình trạng này, xe máy và ôtô con sẽ thải một lượng khí CO nhiều gấp năm lần so với khi chạy ở tốc độ 30 km/giờ, xe buýt, xe tải thải nhiều gấp 3,6 lần. Chương trình khám xe máy do Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội phối hợp với Chương trình không khí sạch Việt Nam - Thụy Sỹ và Ngân hàng Thế giới thực hiện chương trình khám xe công bố chỉ có 41% "xe máy sạch". Chương trình khám xe được tiến hành từ tháng 11.2006 đã kiểm tra khoảng 1.675 xe. Trong số xe được khám, chỉ có 41% xe đạt tiêu chuẩn khí thải, bao gồm tất cả các loại xe kể cả xe trong nước cũng như xe nhập khẩu. Nguyên nhân có tới quá nửa số xe không đạt tiêu chuẩn khí thải là thời gian sử dụng xe quá dài, chất lượng nhiên liệu thấp, bảo dưỡng kém và tiêu chuẩn khí thải được áp dụng cao hơn trước. Chương trình khám xe dựa trên tiêu chuẩn khí thải được ban hành trong phụ lục 2 của Quyết định 249/QĐ- TTg về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải với xe cơ giới. Cụ thể lượng CO tối đa là 4,5; HC là 1200. Theo kết quả khám xe, nếu xe được bảo dưỡng tốt thì nồng độ khí thải xe máy có thể giảm tối đa 30%. Theo đánh giá của Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội, tình trạng ô nhiễm chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân, đặc biệt khi tiếp xúc thường xuyên hoặc cư trú ở khu vực ô nhiễm. Một số nghiên cứu về bệnh tật, nhất là các loại bệnh về hô hấp trong vài năm gần đây, cũng đã xác nhận điều này. Trong khi nhà sản xuất băn khoăn lựa chọn công nghệ phun thêm không khí vào đường xả hay dẫn khí xả quay lại buồng cháy 1 lần nữa cho sản xuất xe mới thì người có phương tiện đang lưu hành dường như chỉ có một sự lựa chọn. Theo ông Trần Xuân Vịnh, Trưởng phòng Môi trường Cục Đăng kiểm VN thì để đạt được tiêu chuẩn euro từ 2-5 trong thời gian tới, việc đưa các thiết bị xúc tác xử lý khí thải (catalysts) và bộ lọc bụi hạt vào sử dụng là giải pháp có lợi nhất, khả thi nhất và dễ kiểm soát nhất. Bộ xử lý khí thải sẽ được lắp thêm vào đường ống xả và đốt cháy lại một lần nữa các chất chưa cháy hết trước khi thải ra ngoài không khí. Nếu 2 triệu xe máy ở Hà Nội lắp bộ chuyển đổi xúc tác thì mỗi năm lượng khí thải độc hại giảm được gần 2.800 tấn HC, 20.192 tấn CO, 1504 tấn NOx... Để hạn chế khí thải đối với xe máy thì trách nhiệm không thuộc về các cơ quan chức năng mà cần có sự tham gia tích cực của nhà sản xuất và của mỗi cá nhân người tiêu dùng. (Số liệu năm 2007). Bên cạnh đó tình trạng các khu công nghiệp cũ nằm ngay trong nội thành và các khu công nghiệp mới "tiến" về trung tâm thành phố cũng góp phần không nhỏ gây ô nhiễm khí độc hại tại hai đô thị này. Gần một nửa trong tổng số hơn 400 cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm không khí. Từ đó, mỗi năm bầu không khí tiếp nhận khoảng 80.000 tấn khói bụi, 9000 tấn SO2, 19.000 tấn khí.Tại TP.HCM, những năm gần đây, nhiều nhà chuyên môn đã lên tiếng báo động tình trạng ô nhiễm không khí đang ở mức đáng lo ngại, đặc biệt là xu hướng gia tăng nồng độ các chất độc hại trong không khí như benzen, nitơôxít… Năm 2005, thành phố bắt đầu quan trắc nồng độ benzen hiện diện trong không khí tại một số khu vực. Kết quả cho thấy tại các trục giao thông chính của thành phố, nồng độ benzen trung bình có trong không khí đã ở mức “báo động đỏ”, 33,6 microgam/m3, trong khi tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới WHO chỉ có 5 microgam/m3. Sở dĩ nồng độ benzen trong không khí cao là do xăng dầu và các loại phương tiện giao thông hoạt động gây nên. Ở các nước trên thế giới, chất này liên tục được cảnh báo có khả năng gây ung thư cao. Tương tự benzen, ô nhiễm bụi cũng rất trầm trọng. Nồng độ bụi trong không khí lớn hơn trị số tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần, riêng tại các nút giao thông, nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép có nơi gấp 5 lần. Đối với chất lượng không khí xung quanh khu dân cư, nồng độ bụi đặc trưng PM10 (kích thước hạt bụi nhỏ hơn 10 micromet) có xu hướng gia tăng những năm gần đây. Có nơi nồng độ bụi PM10 đạt 80 microgam/m3, trong khi tiêu chuẩn cho phép thấp hơn nhiều. TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ: TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐÔ THỊ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Ô nhiễm không khí có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người, đặc biệt đối với đường hô hấp. Khi môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khoẻ con người bị suy giảm, quá trình lão hoá trong cơ thể bị thúc đẩy, chức năng của phổi bị suy giảm; gây bệnh hen suyễn, viêm phế quản; gây bệnh ung thư, bệnh tim mạch và làm giảm tuổi thọ con người. Các nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất với sự ô nhiễm không khí là những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi, người đang mang bệnh, người thường xuyên phải làm việc ngoài trời… Mức độ ảnh hưởng của từng người tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ, nồng độ, loại chất và thời gian tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ. Trong những năm sắp tới, mức độ ô nhiễm không khí đô thị tăng lên, nếu không có những biện pháp kiểm soát hiệu quả, mức độ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng cũng sẽ tăng lên. Bên cạnh đó theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa hoc Mỹ vừa cho biết, những trẻ phải sống trong những môi trường ô nhiễm sẽ có chỉ số IQ thấp hơn các trẻ khác được sống trong môi trường lành mạnh. Chúng ta đã được biết đến những tác hại mà ô nhiễm môi trường gây ra cho sức khoẻ của chúng ta như: ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp và tim mạch. Bằng cách đi sâu vào nghiên cứu tác hại của môi trường đối với sức khoẻ con người, tiến sỹ Shakira Franco Sugliaet và các đồng nghiệp làm việc tại trường Harvard - Mỹ đã phát hiện thêm một mối nguy hiểm nữa mà ô nhiễm môi trường có thể gây ra cho các em nhỏ: ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thần kinh. Ông cho biết, những em nhỏ phải sống trong những khu dân cư ô nhiễm sẽ có chỉ số thông minh (IQ) thấp hơn những em được sống trong môi trường ít hoặc không ô nhiễm. Ngoài ra các em này con gặp nhiều khó khăn trong việc học ở trườngĐể có được kết quả này, ông Shakira Franco Sugliaet đã theo dõi sức khoẻ của 200 em có độ tuổi từ 8 - 11, đang theo học tại các trường tiểu học khác nhau. Cùng với các đồng nghiệp, ông đã đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các nơi mà các đang sống, đồng thời cho các em trả lời cùng một bài test để đánh giá chỉ số IQ của các em. Nhóm nghiên cứu nhận thấy có mối liên hệ giữa ô nhiễm môi trường và khả năng nhận thức của các em. Những em phải sống trong môi trường ô nhiễm trung bình chỉ đạt được 3,4 điểm cho bài test IQ và gặp rất nhiều khó khăn trong việc học. Do vậy, ô nhiễm môi trường có thể là nguyên nhân gây nên sự viêm nhiễm và stress, chúng có thể làm tổn thương tới hoạt động của não. Với kết quả nghiên cứu này, hơn bao giờ hết thế giới phải cùng nhau bảo vệ môi trường, hay chính là bảo vệ những mầm non của chúng ta. Tác hại của ô nhiễm không khí với thực vật: Tác hại cấp tính: Vài nguy hại thể hiện rõ trên phiến lá mỏng, thường tác động phá hủy plasmolysit và gân lá, phá hủy các lá mỏng và khô mà ta gọi là NECROSIS. Tổn thất lâu dài: Là kết quả do sự biểu hiện kéo dài ở mức độ ô nhiễm thấp và thường thấy đổi màu diệp lục tố cùng với sự phân hủy diệp lục và khí khổng thể hiện rõ tác hại của nó trên cơ thể thực vật. Sự thay đổi màu: Nâu tối, đen, màu đỏ không bình thường hoặc đỏ vết(chấm đỏ) của sắc tố. Trạng thái cây: Tác hại dạng ẩn có thể biểu hiện trong quá trình phát triển, sự suy yếu biểu hiện ở kích thước trong tăng trưởng, ở ngọn biểu hiện dạng xoắn, phình to, sự trương nở hoặc tàn lụi của hoa thường dẫn đến sinh ra dị dạng, sự phá triển không đồng đều của cuống lá và phiến lá gây ra hiện trạng xoắn lá và dị dạng ở phiến lá. BẢNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ LÊN THỰC VẬT: Chất ô nhiễm Nguồn ảnh hưởng dến dạng của lá Thời kỳ của lá ảnh hưởng 1 phần lá Liều gây hại (µg/m3) Thời gian (giờ) O3 PUQH Vết đốm, mất màu Lá già,lá đang phát triển kể cả lá non Thịt lá Các vế ngăn cản sự phát triển, tạo các phân tử chất 70 4 PAN PUQH Tạo các vết mạng trên mặt lá Cây con Nhiều lỗ rỗng 25 6 NO2 Nhiên liệu Không bị chết hẳn, tác hại đến rìa lá Tuổi trung bình Thịt(thớ) lá 4700 4 SO2 Sự đốt chất thải cháy từ xăng dầu Vết trắng, mất diệp lục tố, ngăn cản sự phát triển giảm năng suất Tuổi trung bình của cây Thịt lá 800 8 HF Phận bón luyện sắt, thủy tinh(rắn) Chóp lá và rìa lá bị (rám) cháy lục tố làm rụng lá và giảm năng suất Trưởng thành Thịt lá và biểu bì và thớ lá 0,2 5 Cl2 Chất thải sản xuất HCL Bộ lọc của lá (chóp lá) Cháy rìa rụng lá Cây trưởng thành Nốt 300 2 EtylenCH2)n Ga, dầu, than, nhiên liệu ô tô Rụng hoa chè và không nở hoa Kỳ trổ hoa Tất cả 60 2 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến chất lượng công trình xây dựng và các dạng vật liệu Ô nhiễm các chất SO2, NOx trong môi trường không khí gây ra hiện tượng lắng đọng và mưa axít. Chính các hiện tượng này là nguyên nhân chính làm giảm tính bền vững của các công trình xây dựng và các dạng vật liệu.  Mưa axít là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH dưới 5,6. Đây là hậu quả của quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác. Một áp -phích cảnh báo mưa axít Quá trình tạo nên mưa axít Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ có chứa một lượng lớn lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa nhiều nitơ. Quá trình đốt sản sinh ra các khí độc hại như :lưu huỳnh đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). Các khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit sunfuaric (H2SO4) và axit nitric (HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit. Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và ôxit kim loại có trong không khí như ôxit chì,... làm cho nước mưa trở nên độc hơn nữa đối với cây cối, vật nuôi và con người. Quá trình này diễn ra theo các phản ứng hoá học sau đây: Lưu huỳnh: S + O2 → SO2; Quá trình đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi sẽ sinh ra lưu huỳnh điôxít. SO2 + OH· → HOSO2·; Phản ứng hoá hợp giữa lưu huỳnh điôxít và các hợp chất gốc hiđrôxyl. HOSO2· + O2 → HO2· + SO3 Phản ứng giữa hợp chất gốc HOSO2· và O2 sẽ cho ra hợp chất gốc HO2· và SO3 (lưu huỳnh triôxít). SO3(k) + H2O(l) → H2SO4(l); Lưu huỳnh triôxít SO3 sẽ phản ứng với nước và tạo ra axít sulfuric H2SO4. Đây chính là thành phần chủ yếu của mưa axít. Nitơ: N2 + O2 → 2NO; 2NO + O2 → 2NO2; 3NO2(k) + H2O(l) → 2HNO3(l) + NO(k); Axít nitric HNO3 chính là thành phần của mưa axít. Tác hại Mưa axit được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1948 tại Thuỵ Điển. Người ta đã thấy rằng mưa axit rất nguy hại đến môi trường sống, trong xây dựng, trong bảo tồn di tích lịch sử... Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Hồ, ao trở thành các thuỷ vực chết. Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca), magiê (Mg),... làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. Lá cây gặp mưa axit sẽ bị "cháy" lấm chấm, mầm sẽ chết khô, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp. Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,... làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng, làm lở loét bề mặt bằng đá của các công trình. Mưa axit gây hư hại các công trình, song cũng đem lại lợi ích đáng kể. Các nhà khoa học vừa phát hiện thấy những cơn mưa chứa axit sunphuaric làm giảm phát thải methane từ những đầm lầy(Đầm lầy là nơi sản ra lượng lớn khí methane), nhờ đó hạn chế hiện tượng trái đất nóng lên. Một cuộc điều tra toàn cầu mới đây đã cho thấy thành phần sunphua trong các cơn mưa này có thể ngăn cản trái đất ấm lên, bằng việc tác động vào quá trình sản xuất khí methane tự nhiên của vi khuẩn trong đầm lầy.Methane chiếm 22% trong các yếu tố gây ra hiệu ứng nhà kính. Và các vi khuẩn ở đầm lầy là thủ phạm sản xuất chính. Chúng tiêu thụ chất nền (gồm hydro và axetat) trong than bùn, rồi giải phóng methane vào khí quyển. Nhưng trong đầm lầy ngoài vi khuẩn sinh methane, còn có vi khuẩn ăn sunphua cạnh tranh thức ăn với chúng. Khi mưa axit đổ xuống, nhóm vi khuẩn này sẽ sử dụng sunphua, đồng thời tiêu thụ luôn phần chất nền đáng lý được dành cho vi khuẩn sinh methane. Do vậy, các vi khuẩn sinh methane bị "đói" và sản xuất ra ít khí nhà kính. Nhiều thí nghiệm cho thấy phần sunphua lắng đọng có thể làm giảm quá trình sinh methane tới 30%. Một điều nghịch lý là chính các biện pháp chống ô nhiễm, áp dụng ở khu vực xung quanh những cơ sở sản xuất điện, lại góp phần gieo rắc mưa axit trên diện rộng. Do các nhà máy buộc phải xây ống khói thật cao nhằm tránh ô nhiễm cho môi trường địa phương, các hóa chất gây mưa axit đã lan tỏa đi xa hàng trăm, thậm chí hàng nghìn km khỏi nguồn. Để giảm lượng khí thải SO2 từ các nhà máy nhiệt điện xuống còn 7,84 tỷ tấn năm 2020, trước năm 2005, 80% các nhà máy nhiệt điện phải lắp đặt thiết bị khử sunphua. Đây cũng là một trong những giải pháp hạn chế mưa axít mà nhà nước Trung Quốc đã đề ra năm ngoái. Các nhà máy nhiệt điện lắp đặt thiết bị này sẽ được bán điện với giá cao hơn. Tuy nhiên, quy định này không dễ thực hiện đối với các nhà máy nhiệt điện lâu đời. Rất ít trong số nhà máy này lắp đặt thiết bị khử sunphua bởi vì để lắp đặt được hệ thống khử sunphua hiệu quả phải chi khoản tiền trị giá 1/3 tổng đầu tư xây dựng một nhà máy nhiệt điện. Họ thà bị phạt còn hơn phải lắp đặt hệ thống khử sunphua. Năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc tăng lượng phạt khí thải SO2 từ 210 NDT (Nhân dân tệ-đơn vị tiền tệ của Trung Quốc) lên 420 NDT/tấn, năm tới mức phạt sẽ là 630 NDT. Ở tỉnh Quý Châu, chỉ có 2 trong số 9 nhà máy nhiệt điện lắp đặt thiết bị này. Các chuyên gia cho rằng, chính phủ nên rót thêm tiền để nâng cấp nhà máy lâu đời. Khí thải từ các nhà máy gây ô nhiễm không khí Tác động của cá chất ô nhiễm không khí tới thời tiết ,khí hậu và các quá trình xảy ra trong khí quyển Môi trường không khí có ý nghĩa sống còn để duy trì sự sống trên Trái đất, trong đó có sự sống của con người. Môi trường không khí có đặc tính là không thể chia cắt, không có biên giới, không ai có thể sở hữu riêng cho mình, môi trường không khí không thể trở thành hàng hoá, do đó nhiều người không biết giá trị vô cùng to lớn của môi trường không khí, chưa quí trọng môi trường không khí và chưa tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường không khí. Ảnh hưởng đến khí hậu Biến đổi khí hậu ngày một gia tăng là một hiểm hoạ vô cùng lớn. Trái đất đang nóng lên. Theo Tổ chức Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thì sự nóng lên của khí hậu trái đất không còn đơn thuần là vấn đề môi trường mà đã trở thành vấn đề của sự phát triển. Sự biến đổi diễn ra trên toàn cầu, trong các khu vực, bao gồm cả các thay đổi trong thành phần hoá học của khí quyển, biến đổi nhiệt độ bề mặt, nước biển dâng, các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai tăng lên đáng kể về số lượng và cường độ. Hiệu ứng bức xạ do thay đổi nồng độ khí nhà kính trong khí quyển đã làm khí hậu toàn cầu nóng lên. Hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ ở tầng khí quyển sát mặt đất, làm cho nhiệt độ trung bình của trái đất tăng, gây hiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docÔ nhiễm môi trường không khí đô thị trên thế giới.DOC
Tài liệu liên quan