MỤC LỤC
Mở đầu 4
1. Đặt vấn đề 4
2. Mục đích nghiên cứu 5
3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ KIM LOẠI 5
1.1 Giới thiệu về làng nghề tái chế kim loại 5
1.1.1 Quy mô: 5
1.1.2 Phân bố các làng nghề: 6
1.2 Hiện trạng hoạt động của các làng nghề tái chế kim loại: 6
1.2.1 Tác động của các làng nghề tái chế kim loại đến kinh tế xã hội 6
1.2.1.1Tác động tích cực 6
1.2.1.2 Tác động tiêu cực: 7
CHƯƠNG 2:Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ KIM LOẠI 7
2.1 Quy trình tái chế kim loại: 8
2.2 Vấn đề ô nhiễm tại các làng nghề: 9
2.2.1 Ô nhiễm môi trường không khí: 9
2.2.2 Ô nhiễm nước: 10
2.2.3 Ô nhiễm đất 12
2.2.4 Các loại ô nhiễm khác: 13
2.2.4.1 Ô nhiễm tiếng ồn: 13
2.2.4.2 Ô nhiễm nhiệt: 13
2.2.4.3 Ô nhiễm mùi 13
2.3 Ảnh hưởng ô nhiễm làng nghề lên sức khỏe của người dân: 14
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15
3.1 Kết luận 15
3.2 Kiến nghị 15
Tài liệu tham khảo 16
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10614 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ô nhiễm môi trường ở làng nghề tái chế kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG
***
ĐỀ TÀI:
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ KIM LOẠI
Lớp : QUẢN LÍ MÔI TRƯỞNG
GVHD: Th.S Trần Thị Mai Phương
Nhóm : Huỳnh Phương Thảo – 0717099
Đoàn Lê BảoÝ - 0717138
Tp HCM_12/2010
SINH VIÊN THỰC HIỆN
HUỲNH PHƯƠNG THẢO 0717099
ĐOÀN LÊ BẢO Ý 0717138
MỤC LỤC
----------ooOoo----------
Mở đầu
Đặt vấn đề
Làng nghề có ý nghĩa lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Hoạt động làng nghề thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, giải quyết việc làm cho hơn 30% lực lượng lao động nông thôn. Hoạt động làng nghề đóng vai trò rất quan trọng đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Việc duy trì và mở rộng hoạt động làng nghề đã đem lại nhiều lợi ích, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương. Làng nghề phát triển từ rất sớm, là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lâu đời Các làng nghề thì chủ yếu tập trung ở Bắc Bộ.
Bên cạnh những thuận lợi, hoạt động của làng nghề cũng gây ra không ít ảnh hưởng tiêu cực không chỉ ở môi trường xung quanh mà còn ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe của người tham gia sản xuất. Các kết quả quan trắc trong thời gian gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm của các làng nghề không những không giảm mà còn có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân chính có thể kể đến là cơ sở hạ tầng còn kém, công nghệ kỹ thuật áp dụng trong quy trình sản xuất còn lạc hậu, chưa có hệ thống xử lí chất thải tập trung hay công nghệ xử lí còn lạc hậu, chưa được đầu tư đúng mức… Nên chất thải phát sinh của những cơ sở này gây ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sức khỏe và môi trường. Trong đó tiêu biểu là làng nghề tái chế kim loại. Tuy lượng chất thải từ làng nghề này không lớn, nhưng nồng độ của kim loại nặng, của các chất hóa học lại rất cao. Nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý môi trường làng nghề, đề tài sẽ tiến hành tìm hiểu các “ ô nhiễm môi trường của làng nghề tái chế kim loại”, một mặt xác định được các nguồn gây ô nhiễm chính trong quá trình tái chế, mặt khác sẽ đề xuất một số biện pháp để cải thiện môi trường làng nghề.
Mục đích nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
Xác định nguồn gây ô nhiễm trong làng nghề tái chế kim loại
Đưa đánh giá khách quan về ô nhiễm môi trường tại làng nghề
Đề xuất một số biện pháp kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường
Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Với những mục tiêu đã xác định , nội dung đề tài bao gồm những vấn đề sau:
Giới thiệu tổng quan về làng nghề tái chế kim loại bao gồm quy mô và hiện trạng
Hoạt động tái chế của làng nghề : khái quát quy trình tái chế, quá trình phát sinh các nguồn ô nhiễm.
Xem xét các ảnh hưởng lên môi trường sống và sức khỏe con người
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập các tài liệu liên quan.
Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá : dựa vào tài liệu tham khảo và tài liệu thu thập được xác định nguồn gây ô nhiễm.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ KIM LOẠI
Giới thiệu về làng nghề tái chế kim loại
Quy mô:
Các làng nghề tái chế kim loại phần lớn đều có quy mô vừa và nhỏ (chiếm 72% tổng số cơ sở sản xuất)[1], nằm xen kẽ với khu dân cư, hình thành chủ yếu trên cơ sở gia đình, kinh nghiệm được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Số lượng công nhân không nhiều (>6) người và thường có nguồn thu nhập ổn định.
Phân bố các làng nghề:
Đa số các làng nghề này nằm ở phía Bắc, công nghệ sản xuất đang từng bước được cơ khí hóa. Một số tỉnh thành phố tập trung với số lượng lớn các làng nghề tái chế kim loại: Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Nam Định…Làng nghề đúc nhôm Văn chàng-Nam Định, làng nghề đúc đồng Phước Kiều Quang Nam, làng nghề đúc đông ngũ xã hà Nội, làng đúc nhôm Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Bắc Ninh.[1]
Tái chế kim loại:
Tái chế kim loại là hoạt động phân loại các loại kim loại như sắt, đồng, thép, nhôm… từ dòng thải và sử dụng chúng như nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm, chất lượng các sản phẩm này có thể kém hơn chất lượng sản phẩm ban đầu.
Hiện trạng hoạt động của các làng nghề tái chế kim loại:
Tác động của các làng nghề tái chế kim loại đến kinh tế xã hội
Tác động tích cực
Về mặt kinh tế:
Việc tái chế kim loại cung cấp nguyên nhiên liệu giá rẻ và được xem như là nguồn cung cấp đầu vào cho các chu trình sản xuất tiếp theo.
Giảm chi phí mua nguyên liệu.
Giảm chi phí xử lí chất thải , hạ giá thành sản phẩm.
Về mặt xã hội
Giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người lao động nông thôn.
Tăng thêm thu nhập cho người những lúc nông nhàn
Về mặt môi trường:
Tiết kiệm tài nguyên bởi việc sử dụng vật liệu tái chế thay cho vật liệu gốc.
Giảm chi phí nhập khẩu một số kim loại như nguyên liệu nhôm không có sẵn trong nước.
Tiết kiệm diện tích đổ thải.
Hạn chế được các vấn đề ô nhiễm từ các bãi chôn lấp ra môi trường, giảm phát sinh các chất độc hại ra môi trường
1.2.1.2 Tác động tiêu cực:
Bên cạnh những lợi ích như trên, hoạt động tái sinh tái chế hiện nay tại các làng nghề đã phát sinh rất nhiều vấn đề môi trường, gây tác động đến môi trường không khí, nước, đất và con người. Làng nghề càng phát triển môi trường càng ô nhiễm trầm trọng
Hiện trạng hoạt động của các làng nghề tái chế kim loại:
Hầu hết các làng nghề tái chế kim loại ở nước ta hiện này đều có quy trình tái chế tương đối đơn giản, dễ vận hành, hoàn toàn bằng thủ công. Họ thu mua các phế thải như thép vụn, phế liệu do máy móc, dụng cụ sắt bị hư hỏng, vật dụng gia đình.. tái chế lại thành sản phẩm mới theo sự đặt hàng của người mua.
Đặc thù của các làng nghề công nghệ sản xuất và thiết bị ở các làng nghề phần lớn lạc hậu, chắp vá. Thiết bị phần lớn là đơn giản không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn và vệ sinh môi trường. Thường sử dụng các nhiên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại (kể cả đã cấm sử dụng) để nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Trình độ người lao động ở các làng nghề, chủ yếu là lao động thủ công, văn hóa thấp, số lao động chỉ tốt nghiệp cấp I, II chiếm trên 60%[1]. Kiến thức tay nghề không toàn diện dẫn tới tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu, làm tăng phát thải nhiều chất ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí, ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm và chất lượng môi trường.
CHƯƠNG 2: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ KIM LOẠI
Theo khảo sát và qua các phương tiện thông tin đại chúng, hiện nay các làng nghề tái chế kim loại gây ô nhiễm nặng nhất trong số các làng nghề Việt Nam. Kết quả khảo sát 52 làng nghề điển hình trong cả nước của Đề tài KC 08.09 cho thấy, có đến 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng, 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ.[3]
Khi bước vào bất kỳ một làng nghề nào người ta đều thấy những tiếng động ầm ầm đập vào tai, mùi nồng nồng, khó thở bao phủ không khí trong làng. Sông, nơi đón nhận tất cả nguồn nước thải của có màu đen kịt, mùi hôi rất khó chịu và độ lưu thông của dòng nước rất thấp. Rãnh nước dẫn nước thải từ các hộ dân làm nghề nhôm, rèn sắt đặc sệt màu vàng sánh. Bụi bám thành lớp dày trên mái nhà, khi trời mưa sẽ hoà tan lượng hoá chất độc hại bám trên mái, nếu xối vào chân tay sẽ bị phồng rộp rất rát. Nước thải tự do ra hồ, ao ngấm vào lòng đất, cả không khí, đất, nước đều bị ô nhiễm nặng nề. Bởi lẽ ở các làng nghề hiện nay chưa có hệ thống thu gom, xử lý các khí thải hay nước thải. Vấn đề ô nhiễm đang ngày một nghiêm trọng.
2.1 Quy trình tái chế kim loại:
Quy trình tái chế kim loại [2]
Nguyên liệu đầu vào:
Nhôm từ chi tiết máy móc, vật dụng gia đình, lon nước ngọt, lon bia, sắt vụn, sắt thép phế liệu, đồng, pin ắc quy... lò xo, ống bơ, vỏ thùng sơn, hộp hóa chất, máy móc cũ, sắt gỉ...
Nhiên liệu sử dụng:
Nhiên liệu chính đươc sử dụng là than và thường là than có chất lượng thấp, củi, dầu FO. Trong đó than là nhiên liệu được sử dụng nhiều nhất .
2.2 Vấn đề ô nhiễm tại các làng nghề:
2.2.1 Ô nhiễm môi trường không khí:
Quá trình vận chuyển nguyên liệu tới các làng nghề:
Bụi từ khói thải của xe chuyên chở. Ngoài ra một phần bụi bám trên bề mặt kim loại do chứa các tạp chất đất đá… cũng phát tán vào môi trường không khí.
Gia công sơ bộ, tẩy gỉ:
Phát sinh một lượng lớn bui, bụi chứa kim loại nặng và bụi của vật liệu độc hại
Quá trình nấu:
Trong quá trình nấu người ta thương sử dung than, củi, dầu FO DO
Việc đốt than gây phát sinh một lượng lớn bụi, khói và các khí ô nhiễm như CO2, SO2, NOx,chất hữu cơ bay hơi. Tái chế kim loại sử dụng một lượng lớn than chính vì thế mà thải lượng ô nhiễm của nó cũng là lớn nhất chẳng hạn như Vân Chàng. Số liệu do Bộ Tài nguyên - Môi trường công bố cho biết, làng nghề này đốt tới 42.280 tấn than/năm, (chỉ sau làng Đa Hội, Bắc Ninh - 270.000 tấn/năm, trong nhóm làng nghề tái chế) và thải ra tới 384,75 tấn bụi; 12,68 tấn CO; 453,2 tấn SO2 một năm…
Việc đốt dầu FO DO sinh ra các hơi hơi axit, kiềm, oxit kim loại: PbO, ZnO, Al2O3, FexOy, khí độc . Dầu này thường là nhớt cặn tái chế. Ngoài ra người ta còn sử dụng nhiên liệu lỏng như dầu madut dầu cốc để đốt sinh nhiệt làm thải ra các khí thải CxHy, SOx, CO, CO2, NOx… vì trong dầu madut và dầu cốc có chứa cacbon,hydro,oxy, lưu huỳnh và nước với thành phần hóa học khác nhau.
Nguyên liệu được đưa vào lò nấu các tạp chất (cacbon, photpho, luu huỳnh, mangan, silic, bọt khí…) trong sắt, thép, phế thải bị oxy hóa, chất thải sinh ra chủ yếu là bụi kim loại và các khí CO, CO2.
Trong khi nấu chảy nguyên liệu phát sinh một lương tạp chất kim loại gọi là xỉ nổi lên trên bề mặt dung dịch nóng chảy sau đó sẽ được vớt ra. Xỉ này được chất thành đống khi có gió sẽ phát tán vào không khí.
Các loại khí ô nhiễm do quá trình cháy vật liệu bám theo phế liệu (sơn, dầu mỡ, polime)
Ví dụ:
Khu vực bên cạnh các lò đúc thép, hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép tới 10-15 lần. Tại các làng nghề này, bụi thường có chứa kim loại mà chủ yếu là ôxít sắt nồng độ lên tới 0,5mg/m3 làm cho không khí có mùi tanh. Trong không khí tại các làng nghề này luôn phát hiện được hơi hoá chất như Cl, HCN, HCl, H2SO4, SO2, CO, NO tuy hàm lượng nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép.[1]
Làng nghề tái chế chì Đông Mai tinh chế chì từ ắcquy phế liệu có 200 hộ tham gia sản xuất, 25 lò nấu chì, tiêu thụ 16 - 18 tấn ắcquy hỏng/ngày, thu 8 - 10 tấn chì, thải 500kg bụi chì và từ 7 - 8 tấn vỏ bình ắcquy và axít H2SO4. Ô nhiễm môi trường khí: Tầm nhìn hạn chế 3 - 4km, hơi axít và khói chì bao phủ.[4]
Theo kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên - Môi trường Bắc Ninh mỗi ngày, các làng nghề của xã Châu Khê thải ra khoảng 40-50 tấn xỉ than, xỉ kim loại, 2.600- 2.700 m3 nước, 255-260 tấn khí chủ yếu là CO2 và khoảng 6 tấn bụi[1]
2.2.2 Ô nhiễm nước:
Nước thải sản xuất:
Tại các làng nghề tái chế kim loại, lượng nước sử dụng không nhiều nhưng lượng nước thải ra lại có thành phần rất độc hại. Nước được sử dụng để:
Làm mát các thiết bị máy móc
Làm nguôi sản phẩm trong quá trình đúc
Vệ sinh thiết bị, mặt bằng nhà xưởng.
Nước sẽ cuốn theo các tạp chất bẩn còn trong máy móc như các hóa chất, muối acid, muối kim loại, cyanua, các kim loại nặng như thủy ngân, kẽm, sắt, crom, niken… dầu mỡ công nghiệp, chất rắn lơ lửng trực tiếp chảy ra cống xả rồi ra các ao, hồ, sông của làng mà không qua bất kỳ hệ thống xử lý nào.
1Nước thải sinh hoạt:
Nước thải từ nhu cầu sinh hoạt, vệ sinh. Nước sẽ mang theo các chất bẩn bám trên người của những người thợ như bui kim loại, vi khuẩn…
Ví dụ:
Nước thải từ quá trình tẩy rửa và mạ kim loại nên có hàm lượng các chất độc hại khá cao, đặc biệt là các kim loại nặng. Quá trình mạ bạc tạo ra muối Hg, cyanua, oxit kim loại và các tạp chất khác. [3]
Quá trình rửa bình ắc quy còn gây phát sinh nước thải chứa một lượng lớn chì. Nước thải của một số làng nghề có hàm lượng các kim loại nặng như Cr6+, Zn2+, Pb2+ lớn hơn từ 1.5 đến 10 lần QCVN.[3]
Tại các làng tái chế nhôm cứ 1kg phế liệu thì được 7 lạng nhôm. 3 lạng xỉ còn lại, người ta lại đem ra ao bòn đãi tiếp...làm ô nhiễm nước ao[4]
Tái chế kim loại Đa Hội, tái chế nhôm chì Văn Môn sử dụng nhiều than, củi, dầu FO DO làm lượng chất thải theo nguồn nước có nhiều tạp chất và ion kim loại, riêng thép vượt TCCP tới 93 lần, Zn 4,7 lần, dầu mỡ 2,77 lần, Pb vượt 24 lần… Nước thải chảy vào mương đổ vào làm cho dòng sông trở nên đen kịt, đặc quánh.[5]
Tại làng tái chế kim loại Đa Hội khi tái chế thép hoạt động ngày và đêm, thải ra môi trường gần 3,5 tấn rác thải công nghiệp, chủ yếu là phế liệu loại, vẩy sắt, vụn sắt, đất cát, bao bì, xỉ than… đổ ra các ao hồ, bờ đê và mặt sông. Do công việc tôi thép đòi hỏi nhiệt độ cao, nên toàn bộ lượng nước thải của Đa Hội ước tính bằng hàng ngàn m3/ngày đêm, có nhiệt độ từ 40 – 500C, mang theo nhiều cặn sắt, thép đồng, man-gan và váng dầu mỡ cũng được xả trực tiếp ra các kênh mương, cánh đồng, càng làm cho nhiều diện tích canh tác bị ô nhiễm nặng[5]
Theo khảo sát nước thải tại làng nghề trong những năm gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm hầu như không giảm, thậm chí còn tăng cao hơn trước.
Mương của làng nghề bị bị ô nhiễm
2.2.3 Ô nhiễm đất
Môi trường đất chịu tác động của các chất độc hại từ:
Các nguồn thải đổ bừa bãi các bãi chứa kim loại tái chế phế thải sắt thép dùng làm nguyên liệu nấu phôi, lò xo, ống bơ, vỏ thùng sơn, hộp hóa chất, máy móc cũ, sắt gỉ... còn dính đầy nhựa, sơn, dầu, mỡ lâu dần ngấm vào đất.
Lượng chất thải rắn của làng nghề tái chế kim loại có thành phần phức tạp, khó phân hủy bao gồm bavia, bụi kim loại, phoi, rỉ sắt, lượng phát sinh khoảng 1-7 tấn/ngày thải đổ ra đất.
Nhiều xưởng sản xuất lớn còn chở xỉ than và phế liệu thải đổ ra các khu đất trống của làng, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Một số nơi đường trong xóm lát bằng vỏ ắcquy hỏng, đất khô cằn, năng suất cây trồng giảm mạnh. Dải đất canh tác phía sau các hộ sản xuất đều bị bỏ hoang do ô nhiễm.
Nước mưa bị nhiễm bẩn ngấm xuống.
2.2.4 Các loại ô nhiễm khác:
2.2.4.1 Ô nhiễm tiếng ồn:
Tiếng ồn phát sinh từ:
Các máy cắt kim loại.
Hoạt động của các thiết bị máy móc
Máy nghiền than, sàn lò đúc.
Tiếng ồn phát ra từ việc đập, nghiền những tảng xỉ nhôm.
Tiếng búa, tiếng máy dập, hàn kim loại.
2.2.4.2 Ô nhiễm nhiệt:
Nhiệt phát ra chủ yếu từ các lò nung, cán kim loại.
Ngoài ra nhiệt còn được phát ra từ hoạt động của các thiết bị, máy móc tại nơi sản xuất.
2.2.4.3 Ô nhiễm mùi
Các nguyên liệu đều là phế thải nên một số nguyên liệu còn dính sơn, hóa chất gây mùi như vỏ thùng sơn, hộp hóa chất…gây mùi khó chịu.
Ngoài ra còn có khói, khí của các tạp chất trong quá trình nấu, luyện, đốt nhiên liệu cũng phát sinh ra mùi hôi.
2.3 Ảnh hưởng ô nhiễm làng nghề lên sức khỏe của người dân:
Như chúng ta đã biết làng nghề tái chế kim loại là làng nghề gây ô nhiễm môi trường nặng nhất trong các làng nghề Việt Nam. Ô nhiễm môi trường làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực (thôn, xã, làng...). Ô nhiễm môi trường làng nghề ngày càng tăng mạnh và khó kiểm soát do nhu cầu tiêu dùng cao đòi hỏi sự cung ứng nhiều hàng hóa. Đồng thời do quy mô sản xuất nhỏ, đan xen với khu sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát. Ô nhiễm môi trường làng nghề là nguyên nhân chính gây ra các bệnh, dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng những người lao động mà còn gây ra những ảnh hưởng không nhỏ cho những người dân sống trong và xung quanh các làng nghề này.
Bệnh phổ biến của người dân sống ở nhóm làng nghề tái chế kim loại chủ yếu là các bệnh các bệnh ngoài da, bệnh về đường hô hấp, các chứng ngạt mũi, giảm nghe, khô, đau họng, khản giọng, bụi phổi bệnh về thần kinh và đặc biệt tỷ lệ người mắc bệnh ung thư tương đối cao. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do sự phát thải khí độc, nguồn nhiệt cao, tiếng ồn từ máy móc, quá trình hàn, cán đập kim loại và bụi kim loại từ các lò đúc, nấu kim loại...
Có 4 loại bệnh có tỷ lệ mắc cao tại nhóm làng nghề tái chế kim loại là bệnh phổi thông thường, bệnh tiêu hoá, bệnh về mắt đau mắt hột viêm ngứa và phụ khoa, bệnh ung thư phổi (0.35-1%)[3] và lao phổi (0.4-0.6%)[3]. Tại 7 điểm nghiên cứu, các nhà khoa học cho thấy đều xuất hiện các trường hợp ung thư phổi, tỷ lệ mắc ung thư và chết cao nhất là ở các làng nghề Vân Chàng và Tống Xá (Nam Định). Người lao động thì tiếp xúc trực tiếp khi làm việc, người dân xung quanh thì chịu ảnh hưởng do khói, khí thải bốc ra từ các cơ sở.
Người dân tại các làng nghề tái chế kim loại cho biết nếu rửa tay bằng nước mưa trên mái nhà đổ xuống thì 15 phút sau da sẽ bị phồng rộp do axit sút ăn da và kim loại nặng ngấm vào. . Mùi tạp chất bốc lên xoáy vào tận đáy phổi, ngột ngạt như bị bịt mũi. Khói xông vào mắt như muốn móc con ngươi ra ngoài. Nhiều hôm họ đi ngủ phải đeo khẩu trang do mùi phát sinh từ các cơ sở tái chế.
Không chỉ vậy còn có rất nhiều phụ nữ đẻ non hoặc con chết yểu, đặc biệt là các ca đẻ quái thai có chiều hướng tăng lên trong các năm gần đây. Tuổi thọ trung bình của người dân tại các làng này cũng thấp hơn nhiều so với tuổi thọ trung bình cả nước. Trẻ con cũng chậm lớn hơn so với các nơi khác.
Tại các làng tinh chế chì từ ăc quy100% người lao động nhiễm bụi chì, hàm lượng chì trong nước tiểu là 0,25 - 0,56mg/l (với người bình thường khoảng 0.06mg/l), hàm lượng chì trong máu người lao động là 135mg/l, 48 trẻ em bị dị tật, 97 trẻ em bị viêm phổi, thiếu máu, xanh xao, tỷ lệ người mắc bệnh thần kinh, bại liệt, não, lao phổi cao hơn các nơi khác từ 2 - 3 lần.(Nguồn: Báo Thương mại "Xám xịt làng chì", số 35, 2003)
Theo khảo sát tỷ lệ mắc bệnh ung thư và chết cao nhất là ở làng Vân Chàng(Nam Định) và Tống Xá( Thuộc xã Yên Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).(Theo báo cáo tham luận tại hội nghị khoa học Y học lao động toàn quốc lần thứ IV, tháng 5/2001).
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Nhìn một cách tổng quan, không thể phủ nhận vai trò và đóng góp quan trọng của làng nghề trong phát triển kinh tế của nước ta nói chung và thay đổi bộ mặt nông thôn nói riêng. Nhưng song song đó, tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng ngày càng gia tăng tới mức báo động. Các chất thải lỏng, rắn, khí trong quá trình sản xuất không được thu gom, không được xử lý, thải tự do ra môi trường xung quanh ngay trong các khu dân cư sinh sống đã làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống. Các nguồn này đã gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe con người cũng như môi trường tại địa phương. Tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng và ngày càng trầm trọng hơn về mức độ.
Kiến nghị
Để từng bước hạn chế, kiểm soát và ngăn chặn ô nhiễm môi trường tại các làng nghề cần có một hệ thống đồng bộ các giải pháp, gồm chính sách - pháp luật, đổi mới công nghệ sản xuất, triển khai các công nghệ xử lý các chất thải, bảo hộ lao động và nâng cao nhận thức của những người lao động.
Các giải pháp trên cần được tiến hành đồng thời và cần thời gian song cần phải có những giải pháp ưu tiên và khả thi.
Trước hết, Nhà nước nên có một chương trình xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề mà vấn đề cốt lõi là xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tách biệt cho làng nghề tái chế kim loại và cơ quan Nhà nước vận hành hệ thống đó. Các hộ sản xuất tại làng nghề đóng góp vào chương trình đó thông qua việc nộp thuế sản phẩm, phí xử lý nước thải và rác thải.
Nên thành lập Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ của các làng nghề để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thay thế công nghệ lac hậu bằng công nghệ mới và chuyển các quy mô sản xuất rất nhỏ thành quy mô sản xuất nhỏ và vừa.
Bên cạnh các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, cần có cơ chế khuyến khích hình thành các hương ước, quy chế bảo vệ môi trường của các làng xã để buộc mọi người lao động có trách nhiệm bảo vệ môi trường và giám sát bảo vệ môi trường. Nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường chỉ có thể thực sự thay đổi khi có các giải pháp trên và hình thành nếp văn hóa môi trường tại các làng nghề Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
[1]
[2] Nguyễn Thị Lệ(2005), Khóa Luận nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn công nghiệp.
[3] GS-TS Đặng Thị Kim Chi(2001-2005), Đề tài KC 08.09.
[4]
[5]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- o_nhiem_moi_truong_lang_nghe_tai_che_kim_loai_nop_013.docx