LỜI MỞ ĐẦU 1
A. Ô nhiễm đất 2
1. Nguyên nhân gây ô nhiễm đất. 2
- Ô nhiễm đất vì nước thải: 2
- Ô nhiễm đất vì chất phế thải: 2
- Ô nhiễm đất do khí thải: 3
- Ô nhiễm đất do nông dược và phân hoá học: 3
- Ô nhiễm đất do vi sinh vật: 4
2.Hiện trạng ô nhiễm đất 5
B. Ô nhiễm nước 8
I. Nguyên nhân của ô nhiễm nước 8
1. Tình trạng ô nhiễm nước trên thế giới 9
2. Tình trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam 10
II. Các loại ô nhiễm nước 11
1. Ô nhiễm sinh học của nước 11
2. Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ 12
3. Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp 12
a. Hydrocarbons (CxHy) 12
b. Chất tẩy rữa: bột giặt tổng hợp và xà bông 14
c. Nông dược (Pesticides) 14
4. Ô nhiễm vật lý 15
III. Hậu quả của ô nhiễm nước 15
1. Do chất thải giàu dinh dưỡng 15
a. Ở các vực nước chảy 15
b. Các vực nước đứng (hồ, ao, đầm lầy.) 16
2. Do chất thải độc hại 16
a. Ðộc tố của ô nhiễm hoá học chính 16
b. Nông dược 17
c. Các Hydrocarbons 18
Hình 4. Ô nhiễm do dầu mỏ ở biển và đại dương 18
d. Thủy ngân (Hg) 18
C. Ô nhiễm không khí 19
Hiện trạng và tác hại của ô nhiễm 20
D. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm: 22
Kết quả đạt được: 25
Khả năng vận dụng ở Việt Nam: 25
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3444 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ô nhiễm tài nguyên đất, nước, không khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để thông báo kết luận của Chủ tịch UBND thành phố về công tác giải tỏa đền bù. Có mặt tại cuộc gặp này, chúng tôi nhận thấy, phần lớn những kiến nghị chính của người dân đến thời điểm đó cơ bản đã được giải quyết.
Chính quyền thành phố tiếp tục tiếp nhận để xem xét những kiến nghị của người dân về những vấn đề mới phát sinh.Trong quá trình thanh tra, kiểm tra về một số trường hợp diện tích đất đền bù, UBND thành phố cho rằng, trước hết người dân phải chứng minh được tính pháp lý trong việc sử dụng đất.
Theo chúng tôi, yêu cầu UBND thành phố đặt ra là đúng nguyên tắc nhưng lại rất khó đối với người dân (nhất là ở khu vực xã mới lên phường) bởi trên thực tế không ít diện tích đất ở nông thôn trước đây mấy ai được cấp và chứng thực đầy đủ bằng văn bản.
Tạo việc làm cho người dân và xử lý ô nhiễm môi trường
Hai vấn đề cơ bản nổi lên cần được tập trung giải quyết tại bãi rác Khánh Sơn, đó là: việc làm cho người dân và xử lý ONMT.
Trao đổi ý kiến với ông Lê Thanh Bình, Phó Giám đốc Công ty MT-ÐT Ðà Nẵng cho biết: Hằng ngày ở bãi rác Khánh Sơn có khoảng từ 300 đến 400 người (trong độ tuổi lao động khoảng 150 người) tham gia thu gom rác phế liệu. Từ rất lâu, số lao động này và gia đình họ sống nhờ cả vào bãi rác.
Mặc dù đã có sự sắp xếp của công ty nhưng tình trạng tranh giành, trộm cắp thường xuyên xảy ra, làm cho trật tự an ninh tại đây hết sức phức tạp.
Cách đây ba năm, UBND thành phố cũng đã xây dựng đề án chuyển đổi việc làm cho những lao động nhặt rác phế thải ở bãi rác Khánh Sơn với mức hỗ trợ một triệu đồng/người và yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực chung quanh tiếp nhận lao động nhưng không đạt kết quả. Công ty MT-ÐT Ðà Nẵng đã tiếp nhận hơn 30 lao động (trong đó khu vực Ðà Sơn là 17 người). Nhưng để chuyển đổi nghề cho những người nhặt rác là không dễ, và điều đó cũng đồng nghĩa với việc khó có thể hoàn thành kế hoạch của thành phố là đến cuối năm nay không còn người nhặt rác thải trên bãi rác Khánh Sơn.
Cùng quan điểm nói trên, ông Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, Dương Thành Thị cho rằng, nếu không có sự tiếp sức, hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thì quận cũng... "bó tay"! Xem ra đến thời điểm này thì mọi động thái chung quanh đề án chuyển đổi nghề hầu như vẫn còn nguyên trong "ý tưởng"...
Về vấn đề ONMT, yêu cầu đặt ra ở đây là rác thải (nhất là rác thải y tế) phải được xử lý theo công nghệ tiên tiến với quy mô nhà máy hiện đại. Theo ông Lê Thanh Bình, việc đầu tư kinh phí cho xử lý rác thải còn thấp, chỉ ở mức 19 nghìn đồng/m3).
Năm 2007, công ty đề nghị thành phố nâng mức đầu tư lên 29 nghìn đồng/m3 nhưng chưa được duyệt. Năm 2007, UBND thành phố "đặt hàng"cho công ty trị giá 29 tỷ, năm nay là 32 tỷ trong khi xăng dầu, tiền lương tăng... hạn chế kinh phí hoạt động của đơn vị.
Nhưng, ông Bình cũng cho rằng, chưa hẳn nâng tiền đầu tư xử lý rác thải đã mang lại hiệu quả như mong muốn mà điều cốt lõi là rác phải được xử lý bằng công nghệ tiên tiến (hiện tại vẫn còn xử lý theo công nghệ lạc hậu: chôn lấp).
Việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải theo công nghệ hiện đại ở đô thị Ðà Nẵng đã được nói đến, từ hơn 10 năm nay và không ít nhà đầu tư nước ngoài đã đến tận nơi nghiên cứu, xem xét nhưng rồi không hiểu sao "một đi không trở lại".
Mặc dù các đơn vị chức năng của thành phố có vẻ khá sốt sắng trong việc tìm kiếm nhà đầu tư nhưng cho đến lúc này hầu như chưa có tín hiệu lạc quan từ nhà đầu tư đủ năng lực, "mặn mà" với dự án nói trên.
Có người bảo, Ðà Nẵng một thành phố phát triển khá sôi động, nhất là trên lĩnh vực chỉnh trang đô thị với nhiều dự án lớn - hoành tráng như dự án thoát nước vệ sinh môi trường thành phố với kinh phí hơn 41 triệu USD nhưng có phần "sao nhãng" nhiều dự án nhỏ, trong đó có dự án liên quan trực tiếp đời sống sinh hoạt hằng ngày của hàng trăm hộ dân trên địa bàn. Mong sao điều này sớm được điều chỉnh...
B. Ô nhiễm nước
I. Nguyên nhân của ô nhiễm nước
Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời. Khủng hoảng về nước đang hoành hành cả hành tinh, không riêng ai cả.
Cơ chế và ảnh hưởng của ô nhiễm nước thì được biết rõ. Chủng loại các loại ô nhiễm, cách tác động sinh học của chúng đã được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, vấn đề là những chất rắn có thể hoà tan hay lơ lững trong nước sẽ được mang đi xa nguồn thải. Do sự đồng nhất của môi trường nước, các chất gây ô nhiễm gây tác động lên toàn bộ sinh vật ở dưới dòng, đôi khi cả đến vùng ven bờ và vùng khơi của biển. Vấn đề đặc biệt nữa là nước là dung môi của nhiều chất, nước chảy qua những địa hình thấp và vùng nghèo O2 hoà tan. Nhiệt độ càng cao thì O2 hòa tan càng ít.
Nhiệt độ
Nồng độ O2 bão hòa trong nước ngọt
Trongnước biển (2%NaCl)
(thể tích)cm3/l
Thể tích( cm3/l)
Trọng lượng(mg/l)
0oC
10,24
14,16
7,97
5oC
8,98
12,37
7,07
10oC
7,96
10,92
6,35
15oC
7,15
9,76
5,79
20oC
6,50
8,84
5,31
25oC
5,95
8,11
4,86
30oC
5,48
7,53
4,46
Ðiều này chứng tỏ rằng O2 là nhân tố hạn chế trong môi trường nước.
Từ đó ta thấy:
- Ðộng vật thuỷ sinh phải có sự trao đổi khí qua mang rất mạnh, dễ bị ảnh hưởng của ô nhiễm hoá học.
- Chúng có thể thiếu O2 khi nhiệt độ gia tăng, nhất là vào mùa hè, lưu lượng nước sông ít, nhiệt độ cao.
- Dao động nhiệt của nước sông ít, đa số sinh vật là hẹp nhiệt.
Các đặc điểm trên cho thấy là môi trường nước rất dễ bị ô nhiễm, các ô nhiễm từ đất, không khí đều có thể làm ô nhiễm nước, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người và các sinh vật khác.
1. Tình trạng ô nhiễm nước trên thế giới
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ nghệ. Ta có thể kể ra đây vài thí dụ tiêu biểu.
Anh Quốc chẳng hạn: Ðầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông lớn, nhưng vấn đề cũng không khác bao nhiêu. Dân Paris còn uống nước sông Seine đến cuối thế kỷ 18. Từ đó vấn đề đổi khác: các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính. Sông Rhin chảy qua vùng kỹ nghệ hóa mạnh, khu vực có hơn 40 triệu người, là nạn nhân của nhiều tai nạn (như nạn cháy nhà máy thuốc Sandoz ở Bâle năm 1986 chẳng hạn) thêm vào các nguồn ô nhiễm thường xuyên.
Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thương ở bờ phía đông cũng như nhiều vùng khác. Vùng Ðại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm trọng.
2. Tình trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam
Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và các đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ nghiêm trọng khác nhau (Cao Liêm và Trần Ðức Viên, 1990).
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất dùng tưới lúa và hoa màu, chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng nông dược và phân bón hóa học càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường nông thôn.
Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có một loại nước thải khác nhau. Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến Sông Cầu thành màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt... xuống Sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể. Khu công nghiệûp Biên Hòa và TP HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận.
Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số và các đô thị. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải cuả các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở nước ta.
Ðiều đáng nói là các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưa qua xử lý gì cả, vì nước ta chưa có hệ thống xử lý nước thải nào đúng nghĩa như tên gọi.
Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp và nông nghiệp. Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven biển sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, ven biển miền Trung... (Cao Liêm và Trần Ðức Viên, 1990).
II. Các loại ô nhiễm nước
Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô nhiễm, như ô nhiễm do công nghiệp, nông nghiệp hay sinh hoạt. Hoặc dựa vào môi trường nước, như ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Hoặc dựa vào tính chất của ô nhiễm, như ô nhiễm sinh học, hóa học hay vật lý.
1. Ô nhiễm sinh học của nước
Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các chất thải sinh hoạt, phân, nước rữa của các nhà máy đường, giấy...
Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh...
Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng, đặt thành vấn đề lớn cho vệ sinh công cộng chủ yếu các nước đang phát triển. Các bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia chưa kể đến các trận dịch tả. Các sự nhiễm bệnh được tăng cường do ô nhiễm sinh học nguồn nước. Thí dụ thương hàn, viêm ruột siêu khuẩn. Các nước thải từ lò sát sinh chứa một lượng lớn mầm bệnh. Thí dụ lò sát sinh La Villette, Paris thải ra 350 triệu mầm hiếu khí và 20 triệu mầm yếm khí trong 1cm 3 nước thải, trong đó có nhiều loài gây bệnh( Plancho in Furon,1962).
Các nhà máy giấy thải ra nước có chứa nhiều glucid dễ dậy men. Một nhà máy trung bình làm nhiễm bẩn nước tương đươngvới một thành phố 500.000 dân.
Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều có nước thải chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị phân hủy cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P, có tính độc và mùi khó chịu. Mùi hôi của phân và nước cống chủ yếu là do indol và dẫn xuất chứa methyl của nó là skatol.
Ô nhiễm hữu cơ được đánh giá bằng BOD5: nhu cầu O2 sinh học trong 5 ngày. Ðó là hàm lượng O2 cần thiết để vi sinh vật phân hủy hết các chất hữu cơ trong 1 lít nước ô nhiễm. Thí dụ ở Paris BOD5 là 70g/ngưòi/ngày.
Tiêu chuẩn nước uống của Pháp là lượng hữu cơ có BOD5 dưới 5mg/l, nồng độ O2 hoà tan là hơn 4mg/l, chứa dưới 50 mầm coliforme/cm3 và không có chất nào độc cả. Tiêu chuẩn của các quốc gia khác cũng tương tự.
2. Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ
Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thủy sinh vật.
Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat, phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công nghiệp.
Nhiễm độc chì (Saturnisne) : Ðó là chì được sử dụng làm chất phụ gia trong xăng và các chất kim loại khác như đồng, kẽm, chrom, nickel, cadnium rất độc đối với sinh vật thủy sinh.
Thủy ngân dưới dạng hợp chất rất độc đối với sinh vật và người. Tai nạn ở vịnh Minamata ở Nhật Bản là một thí dụ đáng buồn, đã gây tử vong cho hàng trăm người và gây nhiễm độc nặng hàng ngàn người khác. Nguyên nhân ở đây là người dân ăn cá và các động vật biển khác đã bị nhiễm thuỷ ngân do nhà máy ở đó thải ra.
Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo ngại. Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới.
3. Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp
Ô nhiễm này chủ yếu do hydrocarbon, nông dược, chất tẩy rửa...
a. Hydrocarbons (CxHy)
Hydrocarbons là các hợp chất của các nguyên tố của cacbon và hydrogen. Vài CxHy có trọng lượng phân tử nhỏ (methan, ethan và ethylen) ở dạng khí trong nhiệt độ và áp suất bình thường. Tuy nhiên , đại đa số CxHy là lỏng và rắn. Chúng ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong dầu và các dung môi hữu cơ (Walker et al., 1996). Chúng là một trong những nguồn ô nhiễm của nền văn minh hiện đại. Vấn đề hết sức nghiêm trọng ở những vùng nước lợ và thềm lục địa có nhiều cá. Ðôi khi cá bắt được không thể ăn được vì có mùi dầu lửa.
Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon là do các hiện tượng khai thác mỏ dầu, vận chuyển ở biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu. Ưïớc tính khoảng 1 tỷ tấn dầu được chở bằng đường biển mỗi năm. Một phần của khối lượng này, khoảng 0,1 - 0,3% được ném ra biển một cách tương đối hợp pháp: đó là sự rửa các tàu dầu bằng nước biển. Các tai nạn đắm tàu chở dầu là tương đối thường xuyên. Ðã có 129 tai nạn tàu dầu từ 1973 - 1975, làm ô nhiễm biển bởi 340.000 tấn dầu (Ramade, 1989).
Ước tính có khoảng 3.6 triệu tấn dầu thô thải ra biển hàng năm (Baker,1983). Một tấn dầu loang rộng 12 km2 trên mặt biển, do đó biển luôn luôn có một lớp mỏng dầu trên mặt (Furon,1962).
Các vực nước ở đất liền cũng bị nhiễm bẩn bởi hydrocarbon. Sự thải của các nhà máy lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu, hoặc là do vô ý làm rơi vãi xăng dầu. Tốc độ thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước ngầm bị nhiễm. Khoảng 1,6 triệu tấn hydrocarbon do các con sông của các quốc gia kỹ nghệ hóa thải ra vùng bờ biển.
b. Chất tẩy rữa: bột giặt tổng hợp và xà bông
Bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950. Chúng là các chất hữu cơ có cực (polar) và không có cực (non-polar). Có 3 loại bột giặt: anionic, cationic và non-ionic. Bột giặt anionic được sử dụng nhiều nhất, nó có chứa TBS (tetrazopylène benzen sulfonate), không bị phân hủy sinh học.
Xà bông là tên gọi chung của muối kim loại với acid béo. Ngoài các xà bông Natri và Kali tan được trong nước, thường dùng trong sinh hoạt, còn các xà bông không tan thì chứa calci, sắt, nhôm...sử dụng trong kỹ thuật (các chất bôi trơn, sơn, verni).
c. Nông dược (Pesticides)
Các nông dược hiện đại đa số là các chất hữu cơ tổng hợp. Thuật ngữ pesticides là do từ tiếng Anh pest là loài gây hại, nên pesticides còn gọi là chất diệt dịch hay chất diệt hoạ.
Người ta phân biệt:
- Thuốc sát trùng (insecticides).
- Thuốc diệt nấm (fongicides).
- Thuốc diệt cỏ (herbicides).
- Thuốc diệt chuột (diệt gậm nhấm = rodenticides).
- Thuốc diệt tuyến trùng (nematocides).
Chúng tạo thành một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực nước. Nguyên nhân gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông hoặc sử dụng các nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và các vùng cửa sông, bồ biển.
Nước dùng của dân thành phố Arles (miền nam nước Pháp) có mùi khó chịu không sử dụng được, vào năm 1948. Nguyên nhân là do một nhà máy sản xuất thuốc diệt cỏ 2,4-D cách đó hàng trăm km thải chất cặn bã kỹ nghệ ra sông làm ô nhiễm nguồn nước.
Ô nhiễm của vùng bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, ở vịnh Californie, bởi hãng Montrose Chemicals do sự sản xuất nông dược. Hãng này sản xuất từ đầu năm 1970, 2/3 số lượng DDT toàn cầu làm ô nhiễm một diện tích 10.000 km2 (Mc Gregor, 1976), làm cho một số cá không thể ăn được tuy đã nhiều năm trôi qua.
Sử dụng nông dược mang lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp, nhưng hậu quả cho môi trường và sinh vật cũng rất đáng kể.
4. Ô nhiễm vật lý
Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lững, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại càng làm tăng độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng.
Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.
Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như muối sắt, mangan, clor tự do, hydro sulfur, phènol... làm cho nước có vị không bình thường. Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh tảo làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá.
III. Hậu quả của ô nhiễm nước
1. Do chất thải giàu dinh dưỡng
a. Ở các vực nước chảy
Hình 2. Ô nhiễm hữu cơ ở vực nước chảy.
Sự thải các chất hữu cơ sẽ gây một sự xáo trộn toàn bộ hệ sinh thái với sự xuất hiện 4 vùng dọc theo dòng nước.
- Vùng pha trộn giữa nước sông và nước thải.
- Vùng phân hủy tích cực, ở đó nấm và vi khuẩn sinh sôi và phân huỷ chất hữu cơ. Nếu tất cả O2 được sử dụng hết, vùng này sẽ trở nên hôi thối.
- Kế đến sẽ là vùng phục hồi, nước sẽ được làm giảm lượng chất ô nhiễm.
- Vùng nước sạch trở lại sau khi phục hồi.
Người ta có thể xem sự ô nhiễm một con sông với một hệ thống dậy men liên tục với khả năng tự thanh lọc. Sự thanh lọc này được hiểu theo nghĩa loại trừ các chất hữu cơ ở dạng sinh hoạt hay hoà tan.
b. Các vực nước đứng (hồ, ao, đầm lầy...)
Thường bị lấp đầy nhanh chóng do sự phát triển mau lẹ của thực vật và các sinh vật khác. Sự việc gọi là phú dưỡng hoá (eutrophisation), do sự gia tăng độ phì nhiêu của nước bởi các nhân tố dinh dưỡng nhất là nitrat, phosphat làm sinh sôi nảy nở các phiêu sinh thực vật và các sinh vật thuỷ sinh. Quá trình làm sự trầm tích tăng nhanh: hồ hẹp lại dần và cạn đi.
2. Do chất thải độc hại
a. Ðộc tố của ô nhiễm hoá học chính
Sự sử dụng nông dược để trừ dịch hại, nhất là phun thuốc bằng máy bay làm ô nhiễm những vùng rộng lớn. Các chất này thường tồn tại lâu dài trongmôi trường, gây hại cho nhiều sinh vật có ích, đến sức khỏe con người. Một số dịch hại có hiện tượng quen thuốc, phải dùng nhiều hơn và đa dạng hơn các thuốc trừ sâu.
Ngoài ra các hợp chất hữu cơ khác cũng có nhiều tính độc hại. Nhiều chất thải độc hại có chứa các hợp chất hữu cơ như phenol, thải vào nước làm chết vi khuẩn, cá và các động vật khác, làm giảm O2 tăng hoạt động vi khuẩn yếm khí, tạo ra sản phẩm độc và có mùi khó chịu như CH4, NH3, H2S...
Thuốc tẩy rữa tổng hợp rất độc cho người và vi khuẩn nước.
b. Nông dược
Muối đồng, các chromates rất độc cho tảo với nồng độ nhỏ ở mức ppm. Thuốc trừ cỏ rất độc với phiêu sinh thực vật. Thuốc trừ cỏ gốc urê (Monuron, Diuron) cản ngăn sự tăng trưởng của Phytoflagellata ở nồng độ thấp ở mức ppb.
Ðáïng ngạc nhiên là thuốc sát trùng cũng độc đối với phiêu sinh thực vật. DDT và các thuốc trừ sâu khác ngăn cản quang hợp của phiêu sinh thực vật và sự nẫy mầm của các tiếp hợp bào tử (zygospores) của tảo lục Chlorophyceae.
Các thuốc sát trùng thường có độc tố cao đối với động vật có xương sống máu lạnh và các động vật không xương sống. Thuốc sát trùng thường đôcü hơn thuốc diệt cỏ và thuốc trừ nấm trong lĩnh vực này.
Các nông dược sử dụng để trừ muỗi và xịt trong ruộng lúa có nồng độ sử dụng cao hơn CL 50 nhiều lần.
Nông dược còn làm xáo trộn sự tạo phôi và phát triển hậu phôi của động vật có xương sống thủy sinh. Lindane và Fenthion cản trở sự biến thái của nòng nọc ếch. Thuốc trừ cỏ có vẻ vô hại như Aminotriazole ảnh hưởng lên tuyến sinh dục và làm bất thụ cá. Parathion gây tổn thương noãn sào cá nước ngọt.
Các thông số dùng để xác định ảnh hưởng một chất ô nhiễm đối với động vật thuỷ sinh thường là CL 50, CL 100 (concentration létale, nồng độ gây chết), CI 50 (concentration d'immobilisation, nồng độ gây bất động), TLm và TL 50 (temps létal, thời gian gây chết).
c. Các Hydrocarbons
Gây tổn thất cao cho các quần xã sinh vật. Tai nạn đấm tàu dầu "Torrey-Canyon" và "Amoco-Cadiz" là những thì dụ đáng giá cho kiểu tai hoạ cho sinh vật biển bởi sản phẩm dầu. Cá, tôm, cua, balanes chết hầu hết. Chim biển là nhũng nạn nhân đầu tiên và dễ thấy của tai nạn dầu.
Sau khi bốc hơi, các phần dễ bốc hơi dầu tràn ở trên sẽ bị phân hủy sinh học bởi vi khuẩn và nấm. Sau đó, chúng sẽ đóng thành viên 0,1- 10cm và dạt vào bờ.
Ngày nay, biển và đại dương đầy những cặn bã trên.
Hình 4. Ô nhiễm do dầu mỏ ở biển và đại dương
d. Thủy ngân (Hg)
Là chất ít có trong tự nhiên, nhưng ô nhiễm thủy ngân rất đáng sợ. Thủy ngân ít bị phân hủy sinh học nên có khuynh hướng tích tụ trong sinh vật thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Rong biển có thể tích tụ lượng thủy ngân hơn 100 lần trong nước; cá thu có thể chứa đến 120 ppm Hg/kg.
Bệnh Minamata, Nhật, do một xí nghiệp thải ra vịnh Minamata chất CH3Hg là độc cho sinh vật và người. Người và gia súc ăn cá và hải sản đánh bắt ở vùng này trở thành nạn nhân của ô nhiễn do công nghệ hiện đại. Ðã có hàng trăm người chết, và hàng ngàn người bị thương tật suốt đời (Ramade, 1987).
C. Ô nhiễm không khí
Như vậy ô nhiễm không khí là kết quả của sự thải ra không khí các chất thải khí độc hại ở thể hơi, bụi, khí. Làm tăng đột biến các chất như CO2, NOX, SOX...
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cá thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Hàng năm có:
20 tỉ tấn cácbon điôxít
1,53 triệu tấn SiO2
Hơn 1 triệu tấn niken
700 triệu tấn bụi
1,5 triệu tấn asen
900 tấn coban
600.000 tấn kẽm (Zn), hơi thuỷ ngân (Hg), hơi chì (Pb) và các chất độc hại khác.
Sự hoạt động của các ngọn núi lửa và các loài vi khuẩn sống trong không khí cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Theo ước tính thì lượng CO2 do núi lửa hoạt động phun ra cao gấp 40.000 lần so với lượng CO2 hiện có trong khí quyển.
Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa acid làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng.
Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, NOX, CH4, CFC đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, ozon tầng đối lưu là 7%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%.
Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiẹt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60°C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30°C.
Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40°C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50°C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hHiệu ứng nhà kính.
Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ozone. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ozon. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ozon sẽ bị mỏng dần rồi thủng, không còn làm tròn trách nhiệm của một tấm lá chắn bảo vệ mặt đất khỏi bức xạ UV-B, làm cho lượng bức xạ UV-B tăng lên, gây hậu quả xấu cho sức khoẻ của con người và các sinh vật sống trên mặt đất.
Hiện trạng và tác hại của ô nhiễm
Đâu là các điểm ô nhiễm bụi nhiều nhất? PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn - chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường TP - trả lời: khu vực ngã tư An Sương. Đứng thứ hai trong "bảng phong thần" là ngã tư Đinh Tiên Hoàng và Điện Biên Phủ, khu vực nằm sát trung tâm TP.HCM. Những khu vực tập trung mật độ giao thông cao, các ngõ TP.HCM hay nơi có nhiều hoạt động công nghiệp..., ô nhiễm không khí nói chung và ô nhiễm bụi nói riêng cũng ở mức rất quan ngại.
TS Tô Thị Hiền - khoa môi trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết 11 loại hợp chất hữu cơ thơm đa vòng - viết tắt là PAHs - có từ 4-6 vòng thơm được phát hiện trong thành phần bụi không khí ở một số vị trí tại TP.HCM. Hiện đã có những bằng chứng khoa học cho thấy chúng là tác nhân gây ung thư và biến đổi gen, cũng như một số loại bệnh tật khác ở con người.
Nguồn gốc chủ yếu của PAHs có trong bụi gây ô nhiễm ở TP.HCM là khói thải từ xe cộ sử dụng nhiên liệu xăng và dầu. Đó là những muội cacbon có kích thước rất nhỏ (0,01 - 0,08 micromet) và sau khi thải vào không khí, chúng nhanh chóng kết hợp thành những hạt bụi có kích thước lớn hơn.
Nhưng đáng lo ngại hơn cả là các hợp chất hữu cơ độc hại có độc tính cao đều tập trung chủ yếu trong bụi mịn (kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet) - loại bụi dễ dàng xâm nhập cơ thể con người qua đường hô hấp và có khả năng tồn tại lâu, phát tán rất xa trong môi trường.
"Mức độ nguy hại của các hợp chất hữu cơ thơm đa vòng, đặc biệt là các hạt bụi mịn, đến cộng đồng dân cư sinh sống quanh các tuyến đường giao thông cũng như nhóm người thường xuyên qua lại là rất nghiê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12003.doc