Tiểu luận Phẩm chất của chủ doanh nghiệp Café Trung Nguyên

MỤC LỤC

Phần một: Lời nói đầu

Phần hai: Phẩm chất của chủ doanh nghiệp được khẳng định

Phần ba : Kết bài

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3621 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phẩm chất của chủ doanh nghiệp Café Trung Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỘT Lời nói đầu Hội nhập kinh tế với một “Thế giới phẳng” nhiều cơ hội và thách thức mở ra trước mắt. Các chủ doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm bắt đối phó để trèo lái doanh nghiệp của mình tồn tại và phát triển. Hoạch định, điều hành, đánh giá là 3 phẩm chất rất cơ bản của một chủ doanh nghiệp chuyên nghiệp. Nó là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động của các doanh nghiệp. Cái thứ yếu nhất của các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam là hoạch định. Do tầm nhìn chiến lược hạn chế thiếu những hoạch định chi tiết mang manh mún. Trong khi đó hoạch định lại là một yêu cầu tối quan trọng đối với chủ doanh nghiệp để xây dựng và hoàn thiện các ý tưởng kinh doanh. Thiết lập bộ máy nhân sự để thực hiện chiến lược kinh doanh của mình. Trong hoạch định kinh doanh các người chủ doanh nghiệp thường rất tâm đắc với ý tưởng kinh doanh của mình và có khuynh hướng hữu khuynh dẫn tới những ý kiến trái chiều thường sẽ bị loại bỏ, dẫn tới là khó có thể có những phương án tốt nhất trong kinh doanh. Vì vậy mà trong kinh doanh các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam cần phải coi việc điều hành là một hoạt động mang tính kỹ thuật và đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn. Sự công bằng có được cũng xuất phát từ khâu đánh giá mà ra. Đánh giá là việc mà lãnh đạo DN, các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam thường xuyên thực hiện chứ không phải chỉ làm vào các đợt tổng kết hay báo cáo định kỳ. Đánh giá phải đi đôi với động viên hay phê bình kịp thời để cấp dưới hiểu được mức độ hoàn thiện công việc mà họ đang làm. Nếu DN không có được một quy trình đánh giá công bằng và xuyên suốt cũng như hệ thống tiêu chuẩn hợp lý để đánh giá thì rủi ro về tổ chức (con người) sẽ rất lớn dù rằng nó không tới ngay. Tóm lại, ngoài việc tìm hiểu và trang bị thêm kiến thức mới cũng như rèn luyện những đức tính cần thiết, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam VN cần phải rèn luyện cho mình thêm nhiều kỹ năng về quản lý hơn nữa để nhạy bén nắm bắt cơ hội trong việc đưa con thuyền DN vượt qua những chông gai, thách thức khi hội nhập, bước vào “sân chơi lớn” của “thế giới phẳng”. Trước hết với hơn 200.000 doanh nghiệp, vốn điều lệ dưới 1 tỉ đồng, chiếm 42%; từ 1 đến 5 tỉ đồng chiếm 37%; từ 5 đến 10 tỉ đồng chiếm 8%; còn lại hơn 10 tỉ đồng. Số vốn tự có nhỏ bé như thế nên 90% số doanh nghiệp phải tự huy động, vay vốn các nguồn để sản xuất kinh doanh. Riêng vay ngân hàng chiếm khoảng 70%. Thứ hai, nghề và chất lượng lao động tác nghiệp và nhân lực lãnh đạo, quản lí các công ty, xí nghiệp được đào tạo chỉ chiếm hơn 20%. Cơ cấu nghề nghiệp không cân đối, phần lớn đào tạo ngắn hạn, rất ít nhân sự kĩ thuật và kĩ thuật đầu đàn, năng suất lao động thấp, năng lực quản trị quản lí yếu. Thứ ba, máy móc thiết bị ít và cũ, công nghệ lạc hậu, khả năng và điều kiện áp dụng tiến bộ kĩ thuật rất hạn chế, lao động thủ công nhiều, làm gia công cho các doanh nghiệp lớn và nước ngoài, số đông tiếp cận thông tin ít. Thư tư, trình độ hiểu biết luật lệ trong nước, luật quốc tế nắm bắt và phát triển thị trường, thương trường, xây dựng thương hiệu mới ở giai đoạn đầu... Để được tìm hiểu kỹ hơn ta đi sâu vào phân tích một công ty cụ thể như G7 (Cà phê Trung Nguyên). Một các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ giỏi là người biết điều hành theo những tiêu chí này, biết vận dụng sức lực, nhân tài vào công việc điều hành. Đây là yêu cầu bắt buộc mà các DN nhỏ và vừa trong nước phải quan tâm, bởi khi phát triển tới một mức nào đó, chủ DN khó có thể đóng cùng một lúc hai vai. Việc đánh giá là một công đoạn rất quan trọng, nhưng đây cũng chính là điểm yếu cố hữu của nhiều loại hình tổ chức, DN tại nước ta. Hoạt động này đòi hỏi phải có tính công bằng, minh bạch nhưng trong thực tế lại thường được thuc hiện một cách phiến diện và rất chủ quan. Đánh giá thiếu công bằng, dân chủ, sẽ dẫn đến hệ quả nhân viên thường hoang mang, chán nản, thậm chí chống đối lãnh đạo. Các các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Phải xem việc đánh giá ít nhiều là một nghệ thuật. Nói rộng ra, làm CEO là cả một nghệ thuật. Kiên định, linh hoạt, công bằng Để phối hợp tốt cả 3 chức năng hoạch định - điều hành - đánh giá, một các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyên nghiệp cần có 3 phẩm chất tương ứng là kiên định, linh hoạt, công bằng. Kiên định được hiểu, khi hoạch định chiến lược, đưa ý tưởng kinh doanh ra bàn thảo, thực thi, đòi hỏi các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tự tin, kiên quyết. Nếu trong quá trình bàn thảo mà cảm thấy không đạt được mức độ đồng thuận cao thì thà gác lại hoặc loại bỏ chứ đừng để ý tưởng của mình bị uốn lệch đi so với ý định ban đầu. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với sự cứng nhắc trong điều hành. “Dĩ bất biến ứng vạn biến” luôn đúng cho việc điều hành của các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kiên định, nắm vững chủ trương, kế hoạch nhưng phải linh hoạt, uyển chuyển khi triển khai. Thực tiễn không bao giờ giống hệt những gì đã hoạch định, đòi hỏi người điều hành phải biết ứng biến. Điều này được chứng minh bằng chính con người và sự thành công của Đặng Lê Nguyên Vũ, ông chủ của Cafe Trung Nguyên. PHẦN HAI: Phẩm chất của chủ doanh nghiệp được khẳng định Nhắc tới ông chủ café Trung Nguyên chắc không ít người Việt Nam phải trầm trồ khen ngợi: Đó là một con người đa tài, năng động, linh hoạt, kiên định, và có cái nhìn sáng suốt… Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở Tây Nguyên, vốn dĩ anh đã à một bác sỹ khi thi đậu trường Đại học y khoa Tây Nguyên. Nhưng: “ Những ngày học ở trường Y,lúc nào tôi cũng trăn trở về công việc và cuộc sống của người thầy thuốc.Càng học lên, điều đó càng bứt dứt trong lòng”. Đặng Lê Nguyên Vũ muốn có cuộc sống khấm khá hơn phần nhiều: Những người học y nư Nguyên Vũ đã quên lời thề Hippoorate. Xót xa quá! Và với Nguyên Vũ cách tốt nhất không muốn I phạm lời thề là… bỏ nó luôn, làm việc khác. Nhưng Nguyên Vũ biết làm gì đây?( Trích trong “Yahoo 3600- 7 sắc cầu vồng-Đặng Lê Nguyên Vũ và café Trung Nguyên” ) Và điều đó đã thành sự thực. Nguyên Vũ đã bỏ nghề thầy thuốc, 1 nghề mà được cả xã hội kính trọng “Lương y như từ mẫu”, bắt đầu làm một việc mà không ai dám nghĩ và dám làm. Ông đã đặt ra câu hỏi tại sao nông dân trồng café vẫn nghèo trong khi trên thế giới có những quốc gia không trồng được cây café mà vẫn giàu lên vì café? Và tại sao mình trồng chỉ để sản xuất hạt thế mà không chế biến để xuất khẩu? Chính nhờ sự sáng suốt vào tương lai và hiện tại có sự hán đoán chính xác, Nguyên Vũ đã bắt đầu bén duyên với con đường café đầy gian truant, trắc trở ấy. mới đầu được sự giúp đỡ của một số người bạn hùn vốn, Nguyên Vũ quyết định phải mua một lò rang café và tự tìm tòi cách tìm ra bí quyết rang, say café sao cho được một tách café thơm ngon đặc trưng của người Việt.Bằng sự kiên trì ,chăm chỉ, sáng tạo, Đặng Lê Nguyên Vũ đã bước đầu có được sự thành công chính là bịch café Trung Nguyên đầu tiên được ra lò với logo của bịch café Trung Nguyên, lúc đó là mũi tên chĩa thẳng lên trời.Logo ấy chứa đựng bao khát vọng,ước mơ vẫn đang sùng sục sôi trong huyết quản của nhà doanh nhân trẻ tương lai này. Và thế rồi, thương hiệu café Trung Nguyên cũng được ra đời và chú ý đến. Năm 1996,khi đã có kinh nghiệm trong cách say và chọn lựa café, phỉa khai trương hang café Trung Nguyên. Ở cây số 3, thành phố Buôn Ma Thuột với ban đầu tổng hành dinh là một quán café ọp ẹp được dựng lên để quảng cáo sản phẩm của họ làm ra. Thế rồi từ đó họ phát triển. Nhưng con đường nào cũng có chông gai, chính cái chông gai trên con đường Đặng Lê Nguyên Vũ đã đòng hành cùng café Trung Nguyên đã chứng minh phẩm chất của một ông chủ doanh nghiệp biết vượt qua thất bại linh hoạt trong mọi công việc,tình huống, biết điều hành, hoạch định và đánh giá đúng thực lực và khả năng mình có và có thể vươn tới đỉnh cao thành công. Nó được thể hiện qua những lần thất bại khi lần đầu mang café Trung Nguyên xuống Sài Gòn-Nơi phố xá phồn hoa. Nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ cố không để mình bị suy đổ trong khi những người cùng ông “viễn chinh” xuống Sài Gòn đều đã suy đổ ý chí. Ông đã quyết định quay lại phố núi phát triển làm bàn đạp vững chắc để tiến về Sài gòn sau này. Qua những thất bại ở Sài Gòn, Long Xuyên làm cho vốn liếng kiệt quệ. Nhưng cũng giúp ông hiểu ra chân lý hợp tác làm ăn phải đồng thuận về tư tưởng, về phương thức kinh doanh, và quan trọng nhất là phải chọn đúng đối tác. Nhưng vốn đã kiệt quệ, lấy vốn đâu mà kinh doanh? Ông đã mượn vốn bạn bè để mua một chiếc xe Dem(xe máy). Từ đây café Trung Nguyên bắt đầu bước vào thời kì mới 20/08/1998, khai trương quán café Trung Nguyên miễn phí trong 10 ngày tại 587 Nguyễn Kiệm (quận Phú Nhuận) .Đây chính là điểm nhấn,là bước nhảy vọt của café Trung Nguyên. Do được sự ủng hộ đông đảo của mọi người bằng việc lượt người đến quán ngày một đông.Đây chính là sự quảng cáo tốt nhất cho café Trung Nguyên “Hữu xạ tự nhiên hương”. Chính từ quán café đó mà Đặng Lê Nguyên Vũ đã phát triển lên đến con số 500 quán café tại Việt Nam như hiện nay và tiếp tục còn mở những quán café Trung Nguyên khác tại nước ngoài. Trung Nguyên không chỉ đi vào lòng người dân mà còn được giới thiệu ngay cả với thủ tướng Võ Văn Kiệt khi thủ tướng về làm việc với tỉnh Đắc Lắc năm 1995. Điều khác biệt nhất của Trung Nguyên với các quán café khác là “chất” của café, giúp cho người thưởng thức café thấy được sự đặc trưng, đậm đà mà không một quán café nào có được PHẦN 3: Kết bài Tuy Trung Nguyên còn có thể mở rộng hơ nữa nhưng lúc này Trung Nguyên lại tập trung vào việc kiểm soát và nâng coa chất lượng để mỗi khách hàng dù ở bất cứ đâu, tầng lớp nào uống café Trung Nguyên đều có hương vị như nhau. Và sự xuất hiện của café Trung Nguyên đã mang lại một không khí thưởng thức café mới tại Việt Nam, và ở nhiều nơi trên thế giới. Giờ đây nói đến café Việt Nam là người ta nhắc đến thương hiệu café Trung Nguyên. Chings sự thành công ngày hôm nay của café Trung Nguyên đã là một minh chứng tốt nhất để chứng minh phẩm chất của ông chủ doanh nghiệp thời hiện đại. : MỤC LỤC Phần một: Lời nói đầu Phần hai: Phẩm chất của chủ doanh nghiệp được khẳng định Phần ba : Kết bài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22316.doc
Tài liệu liên quan