Tiểu luận Phân biệt đặc điểm của hàng hoá sức lao động với hàng hoá thông thường

chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Trước dân tộc là các hình thức cộng cùng tiền dân tộc như thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản vừa dẫn tới sự ra đời và phát triển của các nhà nước dân tộc tư bản chủ nghĩa. Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các đế quốc thực hiện chính sách vũ trang xâm lược, cướp bóc, nô dịch các nước nhược tiểu, vấn đề dân tộc trở nên gay gắt và từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc và thuộc địa. Sau cách mạng Tháng Mười Nga và sự ra đời hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh, dẫn tới sự tan rã của hệ thống thuộc đất của chủ nghĩa đế quốc và xuất hiện nhiều nước dân tộc độc lập trẻ tuổi.

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2352 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân biệt đặc điểm của hàng hoá sức lao động với hàng hoá thông thường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: phân biệt đặc điểm của hàng hoá sức lao động với hàng hoá thông thường Trả lời *Hàng hoá sức lao động Sức lao động: Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể con người đang sống và được người đó sử dụng vào sản xuất hàng hoá.Trong mọi xã hội, lao động đều là yếu tố của sản xúât nhưng sức lao động chỉ thành hàng hoá với hai điều kiện sau: Người lao động được tự do về thân thể, tức là có quyền tự chủ về sức lao động của mình và chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất định, Người lao động không có TLSX, không có khả năng bán cái gì ngoài sức lao động. Hàng hoá sức lao động -Hàng hoá sức lao động là một hàng hoá đặc biệt, nó tồn tại trong con người và người ta chỉ có thể bán nó trong một khoản thời gian nhất định. Vì thế giá trị và giá trị sử dụng của nó khác với hàng hoá thông thường. -Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định. Cho nên giá trị của hàng hoá sức lao động được xác định gián tiếp qua giá trị những hàng hoá tiêu dùng mà người lao động dùng để tái sản xuất sức lao động để nuôi sống gia đình và chi phí học tập. - Mặc khác lượng giá trị hàng hoá sức lao động bao gồm cả yếu tố tinh thần, vật chất và phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, điều kiện sản xuất của mỗi quốc gia...Giá trị sức lao động không cố định : tăng lên khi nhu cầu trung bình về hàng hoá, dịch vụ của con người tăng và yêu cầu kỷ thuật lao động tăng; Giảm khi năng suất lao động xã hội tăng làm giảm giá trị hàng hoá tiêu dùng. - Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là khả năng thực hiện 1 loại lao động cụ thể nào đó và được thể hiện ra trong quá trình lao động. Giá trị sử dụng của sức lao động phải phù hợp với yêu cầu của người sử dụng sức lao động. Vì thế việc nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn là điều mà người lao động phải thường xuyên quan tâm đến nếu không muốn bị đào thải, thất nghiệp. - Trong quá trình lao động, sức lao động đã chuyển hoá toàn bộ những lao động quá khứ của TLSX và lao động mới của nó sang sản phẩm mới, vì thế nó tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của nó. Đây chính là giá trị sử dụng đặc biệt của hàng hoá sức lao động. nguồn gốc của sự tăng giá trị trong quá trình sản xuất, nguồn gốc của sự giàu có, nguồn gốc của giá trị thặng dư. * So sánh hàng hoá sức lao động với hàng hoá thông thường + Giống nhau: đều là hàng hoá và cũng có hai thuộc tính GT và GTSD. + Khác nhau: Hàng hoá sức lao động Hàng hoa thông thường -người mua có quyền sử dụng,không có quyền sở hữu,người bán phải phục tùng người mua. -Mua bán có thời hạn. -giá cả nhỏ hơn giá trị. -giá trị:cả yếu tố tinh thần,vật chất và lịch sử. -giá trị sử dụng đặc biệt;tạo ra giá trị mới lớn hơn bản thân nó,đó chính là giá trị thặng dư. -là nguồn gốc của giá trị thặng dư. -Người mua va người bán hoàn toàn độc lập với nhau. -mua đứt bán đứt. -giá cả có thể tương đương với giá trị. -giá trị :chỉ thuần tuý là yếu tố vật chất. -giá trị sử dụng thong thưòng mà món hàng đó đem lại. -biểu hiện của của cải. Câu 2:cho biết quan điểm của chủ nghĩa Mac- LêNin về vấn đề dân tộc?Đảng và Nhà nước ta đã làm gì để phát triển và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc. Trả lời *Quan điểm của Mác- Lênin về vấn đề dân tộc - Dân tộc là vấn đề rộng lớn lớn, bao gồm những quan hệ về chính trị, kinh tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hóa giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và bộ tộc. - Theo quan điểm của CNMLN, dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. - Hình thức cộng cùng tiền dân tộc như thị tộc, bộ tộc, bộ lạc. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của dân tộc TBCN. CNTB bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế quốc thi hành chính sách vũ trang xâm lươc, cướp bóc, nô dịch các dân tộc nhỏ từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa. Mác và Ăngghen nêu lên quan điểm cơ bản có tính chất phương pháp luận để nhận thức và giải quyết vấn đề nguồn gốc, bản chất của dân tộc, những quan hệ cơ bản của dân tộc,thái độ của giai cấp công nhân và Đảng của nó về vấn đề dân tộc. - Lênin vừa phát triển quan điểm này thành hệ thống lý luận toàn diện và sâu sắc về dân tộc, làm cơ sở cho cương lĩnh, đường lối, chính sách của các Đảng cộng sản về vấn đề dân tộc. - Sự phát triển của vấn đề dân tộc, theo Lênin có 2 xu hướng trong điều kiện của CNTB: + Sự thức tỉnh ý thức dân tộc, phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc sẽ dẫn đến hình thành các nước dân tộc độc lập. + Với chuyện tăng cường và phát triển các mối quan hệ giữa các dân tộc sẽ dẫn tới chuyện phá hủy hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, thiết lập sự thống nhất quốc tế của CNTB, của đời sống KT-CT-XH . . . Tóm lại chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Trước dân tộc là các hình thức cộng cùng tiền dân tộc như thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản vừa dẫn tới sự ra đời và phát triển của các nhà nước dân tộc tư bản chủ nghĩa. Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các đế quốc thực hiện chính sách vũ trang xâm lược, cướp bóc, nô dịch các nước nhược tiểu, vấn đề dân tộc trở nên gay gắt và từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc và thuộc địa. Sau cách mạng Tháng Mười Nga và sự ra đời hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh, dẫn tới sự tan rã của hệ thống thuộc đất của chủ nghĩa đế quốc và xuất hiện nhiều nước dân tộc độc lập trẻ tuổi. *Để tăng cường và phát triển khối đại đoàn kết các dân tộc Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ chương chính sách hợp lý,cụ thể: +Vận dụng và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo trong thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau đây: Một là, tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc và các giá trị văn hoá tốt đẹp của đất nước. Đây là giải pháp có vai trò quan trọng để nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết cho nhân dân, là cơ sở quan trọng để nhân dân hiểu rõ hơn về nguồn gốc, bản chất của tôn giáo, trên cơ sở đó có hành động đúng đắn, phù hợp. Thông qua công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, góp phần định hướng nhận thức cho nhân dân, giúp nhân dân hiểu được giá trị, vị trí to lớn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống xã hội nước ta. Đặc biệt, phải hết sức coi trọng tuyên truyền giáo dục đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo để nhân dân hiểu rõ, hiểu đúng và thực hiện tốt, tạo niềm tin của nhân dân không phân biệt tôn giáo vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai là, phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị để thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo trong giai đoạn hiện nay. Đây là giải pháp quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam. Bởi vì, tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đoàn kết tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh phụ thuộc trước hết vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội trong toàn bộ hệ thống chính trị các cấp. Đảng, Nhà nước ta luôn bám sát thực tiễn đất nước, kịp thời đề ra những chủ trương, biện pháp thích hợp để thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo... nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của cách mạng. Sau hơn 20 năm đổi mới, những chủ trương, biện pháp đúng đắn, kịp thời của Đảng, Nhà nước về công tác tôn giáo đã có ý nghĩa quyết định tới việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo, củng cố niềm tin của đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo vào đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Tư tưởng đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được toàn Đảng, toàn dân ta vận dụng, thể nghiệm thành những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua. Điều đó đã khẳng định tính đúng đắn và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh qua thực tiễn cách mạng. Ba là, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, cải thiện và từng bước nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào theo tôn giáo. Đây là giải pháp cơ bản, vừa mang tính cấp bách trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với công tác tôn giáo. Bởi vì, nước ta với hơn 2/3 dân số là nông dân, điều kiện kinh tế - xã hội tuy đã được cải thiện song còn không ít khó khăn. Đặc biệt trong đó đồng bào theo tôn giáo phần đông là người lao động nghèo (chủ yếu là nông dân) đời sống còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp so với mặt bằng chung của toàn xã hội. Chỉ có ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện và từng bước nâng cao đời sống nhân dân, đưa ánh sáng của Đảng đến với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có đông đồng bào theo tôn giáo thì mới là giải pháp hữu hiệu nhất, giúp nhân dân cảnh giác với sự tuyên truyền xuyên tạc của kẻ thù, không bị thủ đoạn truyền đạo trái phép lừa bịp. Bốn là, ngăn chặn kịp thời và kiên quyết trừng trị những âm mưu hành động lợi dụng tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân. Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán: tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của công dân, kiên quyết trừng trị các âm mưu hành động lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng của kẻ thù. Quan điểm trên chính là sự kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng tôn giáo nói chung, về đoàn kết tôn giáo nói riêng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của cách mạng nước ta hiện nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, là cơ sở quan trọng để Đảng, Nhà nước ta vận dụng trong thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Thực hiện tư tưởng của Người chính là góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh. +Bình đẳng dân tộc Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc chung sống, trong đó, dân tộc Kinh chiếm đa số, còn lại 53 dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 13,8% dân số cả nước. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước tạo nên một dân tộc Việt Nam thống nhất. Các dân tộc ở nước ta sinh sống gắn bó với nhau từ lâu đời, đã sớm có ý thức đoàn kết, giúp nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Sự đoàn kết gắn bó giữa các cộng đồng dân tộc đã tạo nên một quốc gia đa dân tộc bền vững, thống nhất. Ngày nay, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các dân tộc tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc là nhất quán, theo nguyên tắc: các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển. Đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi, nâng cao dần mức sống của đồng bào các dân tộc, trong những năm qua và nhất là giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương chính sách ưu tiên đối với đồng bào dân tộc thiểu số một cách đồng bộ và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Song song đó, Đảng và Nhà nước đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển trên địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc như: Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa. Trong số đó, Chương trình 135 - giai đoạn 2, đang đầu tư cho 1.841 xã và 3.149 thôn, bản đặc biệt khó khăn với tổng vốn đầu tư gần 13 nghìn tỷ đồng; quyết định số 134/2004 về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và tập trung giúp đỡ 62 huyện khó khăn nhất; thực hiện sâu rộng Chương trình xoá đói giảm nghèo và chăm lo các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, người có công với cách mạng. Nhờ vậy, cuộc sống của đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa từng bước được cải thiện rõ rệt, quyền của các dân tộc thiểu số được bảo đảm đầy đủ và toàn diện; đồng bào các dân tộc luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, tích cực phát huy truyền thống cách mạng, yêu nước, tinh thần đoàn kết để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, ấm no, hạnh phúc, như Bác Hồ hằng mong muốn. +Phát huy dân chủ: Khi Mặt trận Tổ quốc làm tốt được vai trò phản biện xã hội tức là phát huy được dân chủ. Chỉ có phát huy được dân chủ mới tạo được sự đồng thuận và chỉ có đồng thuận mới có đại đoàn kết +phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân: Hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta đang nỗ lực phấn đấu để đưa đất nước sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. MTTQ Việt Nam đang ra sức làm tròn nhiệm vụ nặng nề là tiếp tục củng cố, tăng cường và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vận động đồng bào trong và ngoài nước đoàn kết, đồng tâm hiệp lực cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân phát huy lòng yêu nước, đồng lòng chung sức thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Năm 2010, cùng với việc tiếp tục chung sức chung lòng, cùng Đảng và Nhà nước vượt qua khó khăn thách thức, phòng ngừa lạm phát, ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và duy trì tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, nâng cao hiệu quả cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và Ngày vì người nghèo; cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"... bằng những công trình, sản phẩm thiết thực, hướng vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương năm 2010, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng, chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 65 năm thành lập nước, 80 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam và các ngày lễ lớn của đất nước năm 2010. Ngoài những việc làm đã nêu trên Đảng và Nhà nước ta còn đưa ra nhiều chủ trương chính sách nhằm nâng cao hơn nữa tình đoàn kết dân tôc.như Bác Hồ đã nói “đoàn kết ,đoàn kết,đại đoàn kết –thành công thành công đại thành công”Đảng và Nhà nứơc ta vẫn luôn vận dụng nó để nâng cao khẩu hiệu đoàn kết dân tộc ,cùng nhau xây dựng tổ quốc XHCN văn minh, giàu mạnh. *The end*

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26629.doc
Tài liệu liên quan