Tiểu luận Phân biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu

Tài sản của thương hiệu sẽ mang lại một số lợi thế cạnh tranh cho công ty. Công ty sẽ hưởng chi phí về marketing giảm vì mức độ nhận biết và trung thành với thương hiệu của người tiêu dùng cao (không cần quảng cáo và khuyến mại nhiều mà người tiêu thụ vẫn mua). Công ty sẽ có lợi thế thương mại mạnh hơn khi thương lượng mặc cả với các nhà phân phối hay người bán lẻ. Các công ty cũng có thể đòi giá bán cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Có thể dễ dàng hơn trong việc mở rộng thương hiệu. Hơn tất cả thương hiệu sẽ giúp cho Công ty điều kiện phòng thủ thuận lợi chống lại sự cạnh tranh quyết liệt về giá.

docx18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2605 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh của nó như đắt tiền, sang trọng, thiết kế hoàn hảo, vận hành tốt, bền, uy tín cao, giá trị bán lại nó cao, tốc độ cao,… b) Các lợi ích - Một thương hiệu không chỉ là một tập hợp các thuộc tính. Các khách hàng không mua các thuộc tính của thương hiệumà là mua lợi ích của thương hiệu. Các thuộc tính cần phải được chuyển đổi thành các lợi ích có tính chức năng hay cảm xúc. + Thuộc tính lâu bền: có thể chuyển thành lợi ích chức năng như “ ta sẽ không phải mua vài năm một chiếc xe mới” +Thuộc tính đắt tiền: có thể chuyển thành lợi ích cảm xúc như:”chiếc xe giúp chúng ta cảm thấy quan trọng và đựơc kính nể” +Thuộc tính chắc chắn: có thể chuyển thành lợi ích chức năng( thực dụng) và cảm xúc như ta sẽ an toàn trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông +Các giá trị thương hiệu cũng nói lên điều gì đó về các giá trị của nhà sản xuất. Vì vậy Mercedes thể hiện sự hoàn hảo, an toàn, uy tín… + Thương hiệu có thể tượng trưng cho một nền văn hoá nào đó.Như Mercedes thể hiện nền văn hoá của người Đức: đó là có tổ chức hiệu quả và chất lượng cao. + Nhân cách: thương hiệu cũng có thể phác hoạ một cá tính nhất định Vd: Mercedes có thể gợi ý về một ông chủ không kém cỏi( con người ), một con sư tử chúa tể(động vật), hay một cung điện tôn nghiêm( sự vật). +Các người sử dụng: thương hiệu gợi ý loại người tiêu thụ mua hay sử dụng sản phẩm Với sáu mức độ ý nghĩa của thương hiệu này, người làm Marketing cần phải quyết định xem cần chốt lại diện mạo của thương hiệu ở mức độ nào. Chỉ quảng bá , khuếch trương các thuộc tính của thương hiệu thôi , đó là một sai lầm .Ngay cả sự quảng bá thương hiệu theo một hoặc một số lợi ích vẫn có thể bị rủi ro.Các ý nghĩa lâu bền nhất của thương hiệu là giá trị, văn hoá và nhân cách của nó.Chúng xác định bản chất của thương hiệu VD:Mercedes thể hiện “ công nghệ cao,dáng vẻ sang trọng, sự thành đạt”. 3.Các quyết định về thiết lập hay gắn thương hiệu hàng hoá -Trước nhất công ty cần phải xem có nên đặt thương hiệu cho sản phẩm của mình hay không? Ngày nay việc đặt thương hiệu đã phát triển rất mạnh đến nỗi hầu như sản phẩm nào cũng có thưong hiệu riêng của mình. Tại Việt Nam trong các năm gần đây, các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp đều được đặt thương hiệu riêng cho mình, như “ bưởi năm roi”của nhà sản xuất chính hiệu Vậy đặt ra các câu hỏi: + tại sao phải đặt thương hiệu? +thương hiệu sẽ có lợi cho ai? +họ hưởng các lợi ích như thế nào? +họ phải chịu tốn bao nhiêu? Chúng ta đặt vấn đề thương hiệu dưới ba quan điểm sau: quan điểm của người mua,quan điểm của người bán và quan điểm của toàn xã hội. Quan điểm của người mua: người mua họ cho rằng: -Tên thương hiệu giúp người mua biết ít nhiều về chất lượng sản phẩm mình định mua, bởi vì hầu hết tâm lí của ngưòi đi mua hàng là tin tưởng vào thương hiệu mà mình lựa chọn.Thí dụ nếu bạn đi mua ti vi mà lại chỉ thấy các loại ti vi khác nhau nhưng lại không có thương hiệu liệu ban có đủ niềm tin để mua sản phẩm đó hay không? bởi vì điều đó khiến ban khó có thể biết gì về chất lượng hay độ tin cậy của mỗi máy.Tuy nhiên nếu ti vi đó mang thương hiệu của cac shãng nổi tiếng như sony,panasonic,samsung…..chúng sẽ gợi lên cảm giác về độ tin cậy, chất lượng, để bạn có được quyết định lựa chọn. -Tên thương hiệu cũng làm gia tăng hiệu quả của người mua.Nếu bạn vào siêu thị gặp phải hàng trăm món hàng không có thương hiệu, bạn chắc phải sờ, mó, nếm ,ngửi,nhiều sản phẩm đó để xác định chất luượng hàng hoá và độ tin cậy.Hoặc khi bạn nhờ người thân mua hộ thì phải tả rất chi tiết tỉ mỉ những sản phẩm mình cần mua.Việc đó là rất mất thời gian và không hiệu quả mấy bởi vì dù có tả chính xác đến đâu thi vẫn có sự sai lệch ,họ mua sản phẩm không đúng với ý của mình.Tuy nhiên nếu bạn chỉ đích danh tên thương hiệu thì sẽ hiệu quả hơn là mô tả từng sản phẩm -Tên thương hiệu còn giúp công ty thu hút sự chú ý của khách hàng đối với các sản phẩm mới của công ty có thể có ích cho họ.Khi một sản phẩm mới được tung ra trên thị trường có gắn tên thương hiệu thì sẽ gây chú ý đối với khách hàng hơn là nó không mang một thương hiệu gì cả .Từ đó có thể lôi kéo được rất nhiều khách hàng đến với công ty và mua sản phẩm của công ty, không những lôi kéo được họ mà họ còn giới thiệu cho bạn bè và người thân đến mua sản phẩm, hình ảnh công ty được tạo dựng,uy tín được nâng cao,sức mạnh thương hiệu càng được khẳng định. Đó là động lực thúc đẩy sự phát triển của các công ty b)Quan điểm của người bán hay nhà sản xuất: -Tên thương hiệu giúp nhà sản xuất dễ dàng thực hiện các đơn đặt hàng và đồng thời có thể truy ra nếu có vấn đề.Khi một nhà sản xuất nếu không có tên thương hiệu thì sẽ khó có vị thế khi đi giao dịch và trao đổi làm ăn bởi vì thương hiêu nâng cao vị thế của công ty, khẳng định uy tín của công ty đó và chất lượng sản phẩm. -Tên thương hiệu và dấu hiệu cầu chứng tại toà được pháp luật bảo vệ cho các đặc điểm của sản phẩm vốn là thứ dễ bị các đối thủ cạnh tranh bắt chước, nhái. - Việc xâydựng thương hiệu giúp cho nhà sản xuất có cơ hội thu hút được khách hàng trung thành với thương hiệu và có lợi. Lòng trung thành với thương hiệu của khách hàng cũng bảo vệ người bán trước các đối thủ có cùng chủng loại sản phẩm và có thể kiểm soát tốt hơn việc hoạch định marketing hỗn hợp. - Thương hiệu giúp người bán và nhà sản xuất có thể phân chia khu vực thị trường hay phân khúc thị trường. -Các thương hiệu tốt tạo được hình ảnh hữu ích cho công ty. Nếu sản phẩm mang tên thương hiệu của chính công ty, điều đó sẽ giúp cho việc quảng cáo chất lượng và quy mô của công ty. c)Quan điểm của xã hội và cộng đồng Các câu hỏi đặt ra là: Việc đặt tên thương hiệu sản phẩm có các lợi ích gì cho xã hội? Việc đặt tên thương hiệu cần thiết và đáng mức độ nào trong các loại sản phẩm nào đó? Trước các vấn đề đã nêu ra thì có 2 nhóm người 1 nhóm ủng hộ và 1 nhóm chống đối lại việc đặt tên cho thương hiệu Nhóm ủng hộ: Họ cho rằng: Việc đặt tên thương hiệu sẽ dẫn tới chất lượng sản phẩm phải cao hơn và phù hợp hơn với khách hàng. Một thương hiệu hàng sẽ tạo ra một hứa hẹn với khách hàng là sẽ đáp ứng được một số ước muốn của họ. Người bán hay nhà sản xuất không thể lơ là với chất lượng của thương hiệu hay thiếu sót trong khâu kiểm tra chất lượng vì khách hàng luôn kì vọng ít nhiều ở họ. Việc đặt tên thương hiệu sẽ kích thích việc cải tiến xáy ra trong xã hội buộc các nhà sản xuất phải tìm kiếm những đặc điểm mới cho sản phẩm của mình để chống lại các đối thủ cạnh tranh bắt chước nhái hàng. Từ đó khiến cho xã hội có thêm nhiều của cải và thúc đẩy xã hội phát triển. Ngoài ra đồng nghĩa với sự ra đời của nhiều sản phẩm thì cơ hội chọn lựa trong quyết định mua sắm của khách hàng cũng nhiều hơn, điều đó kích thích được sự mua sắm, trao đổi trong xã hội góp phần cải tiến xã hội. Thương hiệu làm gia tăng hiệu suất mua hàng. Nhóm người chống đối: Họ cho rằng: Việc tạo dựng thương hiệu sinh ra sự phân biệt giả tạo và không cần thiết giữa các sản phẩm nhất là các sản phẩm đồng nhất. Việc đặt tên thương hiệu làm tăng giá cả vì các chi phí quảng cáo, bao bì và các chi phí khác đều rất cao trút hết lên đầu người tiêu thụ Việc đặt tên thương hiệu sẽ đào sâu thêm ý thức về địa vị của người dân tạo cách biệt giai tầng trong xã hội. Một số người mua một số thương hiệu nào đó chỉ để tỏ ra là dân sành điệu hay lịch lãm, hàng hiệu được tôn thờ trong một bộ phận nhỏ giới trẻ Việt Nam hiện nay chẳng hạn. II) Khái quát chung về nhãn hiệu Khái niệm Nhãn hiệu là tên gọi thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, được dùng để xác nhận sản phẩm của một người bán hay một nhóm người bán và để phân biệt chúng với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Như vậy, chức năng của nhãn hiệu được thể hiện trên hai phương diện: xuất xứ sản phẩm và phân biệt sản phẩm đó với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. 2) Các bộ phận cấu thành a) Các bộ phận cơ bản: -Tên nhãn hiệu: đó là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể đọc được - Dấu hiệu của nhãn hiệu( bao gồm kiểu tượng, hình vẽ , màu sắc hay kiểu chữ đặc thù…) đó là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biết được nhưng không thể đọc được. b) Ngoài các khái niệm cơ bản trên ta cần quan tâm tơi 2 khái niệm liên quan đến phương diện quản lý nhãn hiệu. Đó là dấu hiệu hàng hoá và quyền tác giả - Dấu hiệu hàng hoá là toàn bộ nhãn hiệu hay một bộ phận của nó được đăng kí tại cơ quan quản lí nhãn hiệu và do đó được bảo vệ về mặt pháp lí. - Quyền tác giả là quyền độc chiếm tuyệt đối về sao chụp, xuất bản và bán nội dung và hình thức của một tác phẩm văn học, âm nhạc hay nghệ thuật. Theo marketinh nhãn hiệu nói chung là một sự hứa hẹn của người bán với người mua về sự cung cấp một tập hợp các tính chất lợi ích và dịch vụ. 3) Các quyết định liên quan đến nhãn hiệu Có gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của mình hay không? Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường trong những năm gần đây vấn đề gắn nhãn hiệu sản phẩm ở nước ta đã được phần lớn các doanh nghiệp lưu ý hơn. Tuy nhiên đôi khi một số loại sản phẩm được bán trên thị trường cũng không có nhãn hiệu rõ ràng . Việc gắn nhãn hiệu cho sản phẩm có ưu điểm là thể hiện được lòng tin hơn của người mua đối với nhà sản xuất khi họ dám khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường qua nhãn hiệu, làm căn cứ cho việc lựa chọn của người mua và đặc biệt ở nước ta hiện nay nó làm cơ sở cho việc quản lý chống hàng giả. Ai là chủ của nhãn hiệu sản phẩm ? Thường thì nhà sản xuất nào cũng muốn mình là chủ đích thực về nhãn hiệu sản phẩm mà mình sản xuất ra. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau nhãn hiệu sản phẩm lại không phải là nhãn hiệu của nhà sản xuất. Có 3 hướng để giải quyết: + Tung sản phẩm ra thị trường dưới nhãn hiệu của chính nhà sản xuất + Tung sản phẩm ra thị trường dưới nhãn hiệu của chính nhà trung gian + Tung sản phẩm ra thị trường dưới nhãn hiệu của chính nhà sản xuất và nhà trung gian Mỗi hướng trên đều có ưu điểm và hạn chế nhất định Tương ứng với nhãn hiệu đã chọn chất lượng sản phẩm có những đặc trưng gì? Chất lượng đó là khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu mà một sản phẩm cụ thể với nhãn hiệu nhất định có thể mang lại. Chất lượng sản phẩm là chỉ tiêu khái quát. Trước khi quyết định mức độ chất lượng, các nhà sản xuất cần hiểu kĩ khách hàng quan niệm những yếu tố nào phản ánh chất lượng cho một sản phẩm cụ thể. Đặt tên cho nhãn hiệu như thế nào? - Khi quyết định đưa ra 1 sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm ra thị trường, gắn nhãn hiệu cho chúng người sản xuất còn gặp phải vấn đề nên đặt tên cho nhãn hiệu sản phẩm như thế nào? - Có bốn cách đặt tên cho nhãn hiệu sản phẩm: +Tên nhãn hiệu riêng biệt được sử dụng cho cùng mặt hàng nhưng có đặc tính khác nhau ít nhiều. + Tên nhãn hiệu đồng nhất cho tất cả các sản phẩm được sản xuất bởi công ty. + Tên thương mại của công ty kết hợp với tên nhãn hiệu riêng biệt của sản phẩm. + Tên nhãn hiệu tập thể cho từng dòng sản phẩm( từng chủng loại hàng) do công ty sản xuất. Việc đặt tên cho nhãn hiệu sản phẩm theo mỗi cách trên có những ưu điểm nhất định nhưng dù lựa chọn cách nào khi đặt tên cho nhãn hiệu sản phẩm cũng phải đảm bảo 4 yêu cầu: Nó phải hàm ý về lợi ích sản phẩm Nó phải hàm ý về chất lượng sản phẩm Nó phải dễ đọc, dễ nhớ, dễ nhận biết Nó phải khác biệt hẳn các tên khác. Có nên mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu hay không? Mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu là bất kì một mưu toan nào hướng vào việc sử dụng một tên nhãn hiệu đã thành công gắn cho một mặt hàng cải tiến hay một sản phẩm mới để đưa chúng ra thị trường. Việc mở rộng giới hạn sử dụng nhãn hiệu đã thành công có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí để tuyên truyền quảng cáo so với đặt tên nhãn hiệu khác cho sản phẩm mới và sản phẩm cải tiến, đồng thời đảm bảo cho sản phẩm được khách hàng nhận biết nhanh hơn thông qua nhãn hiệu đã quen thuộc. Nhưng nếu như sản phẩm mới không được ưa thích thì có thể làm giảm uy tín của bản thân nhãn hiệu đó cho tất cả các sản phẩm khác. Sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu cho các sản phẩm hoặc chủng loại sản phẩm có những đặc tính khác nhau? Nhiều công ty đối với cùng một mặt hàng có các sản phẩm cụ thể khác nhau, họ dùng cùng một nhãn hiệu. Việc phân biệt các đặc tính cụ thể của từng đơn vị sản phẩm dựa vào các thông tin khác nữa. Nhưng cũng có những công ty trong trường hợp tương tự họ gắn cho mỗi sản phẩm cụ thể một nhãn hiệu riêng. Nhiều nhãn hiệu riêng là quan điểm người bán sử dụng hai hay nhiều nhãn hiệu cho các mặt hàng hoặc các chủng loại sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm, mỗi chủng loại có tên nhãn hiệu riêng. Như vậy gọi là sản phẩm đặc hiệu. Quan điểm này có những ưu điểm là: + Tạo cho người sản xuất nhận thêm mặt bằng ở người buôn bán để bày bán sản phẩm. + Khai thác triệt để trường hợp khi người tiêu dùng không phải bao giờ cũng chung thành tuyệt đối với một nhãn hiệu đến mức họ không thích mua nhãn hiệu mới. Trong trường hợp này tung ra nhiều nhãn hiệu để tạo điều kiện cho khách hàng một khoảng lựa chọn rộng lớn hơn. + Về mặt nội bộ công ty, việc tạo ra những hàng đặc hiệu mới sẽ kích thích tính sáng tạo và nâng cao hiệu suất công tác của các nhân viên trong đơn vị. + Nhiều nhãn hiệu sẽ cho phép công ty chú ý đến những lợi ích khác nhau của khách hàng và tạo ra những khả năng hấp dẫn riêng của từng sản phẩm. Nhờ vậy mỗi nhãn hiệu có thể thu hút được cho mình một nhóm khách hàng mục tiêu riêng. Tuy nhiên, nhiều nhãn hiệu có thể tạo ra sự phân tán nguồn lực và chia cắt thị trường. III) Mối liên hệ giữa thương hiệu và nhãn hiệu Thương hiệu, nhãn hiệu là hai khái niệm tương đối thống nhất và độc lập với nhau. Từ khi ra đời hai khái niệm này còn rất mờ nhạt và ít được nhiều người biết đến. Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển, sự hội nhập toàn cầu thì đã có sự hiểu biết rõ nét hơn về thương hiệu và nhãn hiệu. Nhiều người cho rằng hai khái niệm này là đồng nhất. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm bởi vì một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu nhưng ông ta có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hoá khác nhau. Như Toyota là một thương hiệu nhưng đi kèm theo nó có rất nhiều nhãn hiệu hàng hoá: Innova, Camry… Vì vậy ta cần phải phân biệt để tìm ra mối liên hệ giữa hai khái niệm này. 1) Nhãn hiệu là cái có trước, thưưong hiệu là cái có sau nhưng từ khi ra đời thương hiệu hoàn toàn độc lập với nhãn hiệu, không phụ thuộc vào nhãn hiệu, nó có tuổi thọ riêng, sức sống riêng: Như ta đã biết qua lịch sử hầu hết các sản phẩm ban đầu đều không có thương hiệu. Người sản xuất và các trung gian nếu đều bán hàng cho khách hàng của mình qua các thùng, kiện…rồi trải qua quá trình phát triển của lịch sử, qua các cuộc đấu tranh, sự cạnh tranh của các thương nhân người ta mới nghĩ ra việc phải đóng dấu, khắc tên hay tạo ra ký hiệu riêng cho sản phẩm của mình. Đó là thủa sơ khai, đánh dấu sự ra đời cho nhãn hiệu. Rồi từ rất nhiều nhãn hiệu có sự khác biệt họ cần thấy phải có một cái gì đó để khẳng định tên tuổi cho mình. Và quá trình thiết lập thương hiệu đã dần hình thành từ đó. Tuy ra đời sau nhãn hiệu nhưng thương hiệu lại không phụ thuộc vào nhãn hiệu, nó có vị thế, có chỗ đứng riêng của nó, nó hoàn toàn độc lập với nhãn hiệu. 2. Nhãn hiệu có tuổi thọ ngắn còn thương hiệu có tuổi thọ lâu dài và tồn tại mãi mãi. Nhãn hiệu thường gắn với sản phẩm còn thương hiệu lại thường gắn với các nhà sản xuất. - Vì vậy mà tuổi thọ sản phẩm cũng ảnh hưởng ít nhiều đến nhãn hiệu. Khi một sản phẩm được tung ra thị trường có gắn nhãn hiệu sản phẩm đó được ưa chuộng đồng nghĩa với việc nhãn hiệu đó tồn tại nhưng khi nó không còn được ưa chuộng nữa thì nhãn hiệu cũng dần được thay thế bởi vì dù có sản xuất sản phẩm mới mà vẫn mang nhãn hiệu cũ thì người tiêu dùng họ sẽ hoài nghi: liệu sản phẩm này có thật sự mới và liệu sản phẩm mới nhưng với nhãn hiệu cũ thì có nên tin tưởng hay không. Vì lẽ đó mà nhãn hiệu thường hay bị thay thế nên tuổi thọ của nó ngắn hơn t hương hiệu. - Còn thương hiệu thì hay được gắn với các nhà sản xuất với hình ảnh của công ty. Nhà sản xuất mà uy tín, hình ảnh công ty tốt có nghĩa là thương hiệu của nó được đảm bảo trong tâm trí người tiêu dùng. Ngược lại uy tín hình ảnh của công ty cũng góp phần khẳng định thương hiệu, tạo ấn tượng tốt đẹp và niềm tin đối với người tiêu dùng. Vì vậy mà thương hiệu có tuổi thọ lâu dài. Như những thương hiệu uy tín như TOYOTA, MERCEDES, SAM SUNG, SONY… dù một vài nhãn hiệu của họ không đáp ứng được người tiêu dùng thì không có nghĩa là người tiêu dùng sẽ quay lưng lại với thương hiệu của họ mà họ vẫn tin tưởng vào thương hiệu đó. 3. Nhãn hiệu là cái hữu hình còn thương hiệu là cái vô hình có thể cảm nhân được. Người ta có thể thấy được nhãn hiệu, nhưng không thể nhìn thấy được thương hiệu. Thương hiệu là cái gì đó in sâu trong tâm trí của người tiêu dùng được đánh giá qua chỉ tiêu, là lòng trung thành của khách hàng. - Có những công ty nổi tiếng không còn năng lực sản xuất các sản phẩm của mình ờ trong nước, tên thương hiệu đó vẫn giữ được lòng trung thành của khách hàng. Có các thương hiệu nổi tiếng đã in sâu vào tâm khảm của rất nhiều người tiêu thụ qua rất nhiều thời gian nhưng luôn được nhắc đến mặc dù sản phẩm của thương hiệu ấy không còn tồn tại nữa. Người ta cũng thường hoài niệm về các thương hiệu đó và nhắc đến với niềm hối tiếc khôn nguôi. 4. Thương hiệu là tài sản phi vật chất. Tài sản của thương hiệu sẽ mang lại một số lợi thế cạnh tranh cho công ty. Công ty sẽ hưởng chi phí về marketing giảm vì mức độ nhận biết và trung thành với thương hiệu của người tiêu dùng cao (không cần quảng cáo và khuyến mại nhiều mà người tiêu thụ vẫn mua). Công ty sẽ có lợi thế thương mại mạnh hơn khi thương lượng mặc cả với các nhà phân phối hay người bán lẻ. Các công ty cũng có thể đòi giá bán cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Có thể dễ dàng hơn trong việc mở rộng thương hiệu. Hơn tất cả thương hiệu sẽ giúp cho Công ty điều kiện phòng thủ thuận lợi chống lại sự cạnh tranh quyết liệt về giá. Cả thương hiệu và nhãn hiệu từ khi ra đời đã khẳng định sự khác biệt hay phân biệt giữa công ty với công ty khác, sản phẩm dịch vụ này với các sản phẩm dịch vụ khác. Nhưng nó đều có điểm chung là muốn định vị thị trường, tạo chỗ đứng vị thế trong tâm trí người tiêu dùng. Với một nhãn hiệu tốt và thương hiệu mạnh sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng tạo niềm tin giữa họ và từ đó có những khách hàng trung thành, Việc quản trị tài sản thương hiệu, nhãn hiệu là rất cần thiết. Các công ty các nhà sản xuất cần phải tự bảo vệ lấy thương hiệu và nhãn hiệu cho mình. Ngày nay ở Việt Nam đã có luật sở hữu trí tuệ giúp các doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu và nhãn hiệu của mình trước các doanh nghiệp ở trong và ngoài nước tránh sự ăn cắp thương hiệu làm giả nhãn hiệu. Nó bao gồm các quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. IV. Liên hệ một số thương hiệu ở Việt Nam 1. Thương hiệu cà phê Trung Nguyên Ra đời và hoạt động chưa đầy 9 năm, Công ty Cà phê Trung Nguyên với sản phẩm cà phê thương hiệu Trung Nguyên đã chinh phục được đông đảo người tiêu dùng trong nước và thế giới. Giáo sư Tim Larimer ở Trường Đại học Columbia (Mỹ) đã ví Trung Nguyên như một Starbucks ở Việt Nam. Nhưng Starbucks phải mất 15 năm mới chiếm lĩnh được thị trường trong nước và vươn ra thế giới. Trung Nguyên, một trong những doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên xuất khẩu thương hiệu ra nước ngoài. Với hơn 500 nhà phân phối lớn trải khắp đất nước và hợp đồng kinh doanh chuyển nhượng quyền tại 10 nước trên thế giới, trong đó có những thị trường quan trọng như Mỹ, Canada, Pháp, Nauy, Nhật, Singapore, gần đây là Nga và Trung Quốc, Trung Nguyên đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20-30%/năm. Doanh thu năm 2003 là 70 tỉ đồng, 2004 dự kiến đạt 100 tỉ đồng và năm 2005 dự kiến là 150 tỷ đồng... Với G7, cà phê Trung Nguyên đang vươn tới ước mơ toàn cầu Theo VOV, tập đoàn Trung Nguyên gồm khoảng 10 công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực trồng, chế biến, xuất khẩu cà phê, kinh doanh bất động sản, chăn nuôi, truyền thông… dự kiến sẽ đi vào hoạt động ngay trong năm 2007 nhằm phát triển quy mô hoạt động của các công ty hiện có trên cơ sở phân ngành chuyên sâu; huy động vốn, kỹ thuật, công nghệ cao cho sản xuất, kinh doanh; tranh thủ mở rộng thị trường… Lĩnh vực chủ đạo trong sản xuất, kinh doanh của tập đoàn Trung Nguyên vẫn là mặt hàng cà phê. Bên cạnh thị trường xuất khẩu hiện nay Trung Nguyên đang chiếm ưu thế là Hoa Kỳ, tập đoàn này cũng hướng đẩy mạnh xuất khẩu sang một số thị trường khác, đặc biệt là khu vực châu Á. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty Trung Nguyên, nhà sáng lập hệ thống G7Mart cho biết “Mặc dù cà phê Trung Nguyên đang xuất khẩu sang Mỹ nhiều nhất, nhưng chúng tôi vẫn cho rằng Trung Quốc là một thị trường lớn cần được ưu tiên trong năm 2007”. Trong nhiều năm qua, cà phê Trung Nguyên luôn giữ vững uy tín cả ở thị trường nội địa lẫn xuất khẩu. Đặc biệt, từ khi Trung Nguyên cho ra đời hệ thống bán lẻ G7Mart, uy tín thương hiệu cũng như doanh thu của công ty này đã không ngừng gia tăng. Ngày 2/2 vừa qua, cà phê Trung Nguyên vinh dự nhận Cúp và bằng chứng nhận Hàng nông lâm sản chất lượng cao và uy tín thương mại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao tặng. Việc hình thành tập đoàn sẽ là cơ hội để Trung Nguyên có thêm sức cạnh tranh trong điều kiện Việt Nam đã chính thức hội nhập đầy đủ với nền kinh tế thế giới. 2. Thương hiệu phở 24 Phở 24 là chuỗi quán phở Việt Nam gồm 14 quán tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và thủ đô Jakarta – Inđonesia tính từ thời điểm tháng 7 năm 2005. Một số cửa hàng tại các nước Mỹ, Indonesia, Hàn Quốc, Úc… đang được chuẩn bị để đưa vào hoạt động trong năm 2006. Đặc điểm của thương hiệu: Tên gọi Phở 24 ngụ ý chỉ món phở được chế biến từ 24 thành phần nguyên liệu và gia vị như xương bò, thịt bò, các loại gia vị… để thành món phở hoàn chỉnh. Quy trình chế biến rất nghiêm ngặt để đảm bảo vệ sinh, bổ dưỡng của món ăn. - Phở 24 xuất phát từ ý tưởng muốn nâng cấp hình ảnh của một quán phở, để “ăn phở” trở thành “thưởng thức phở”, trong một không gian sạch sẽ và lịch sự. Vì thế, cách nấu phở và kinh doanh Phở 24 đã được tiêu chuẩn hoá: phở được nấu theo công thức - để ăn ở bất kỳ Phở 24 cũng có cùng một hương vị; cách múc một tô phở và cách bày biện tô phở cũng có công thức - Phở 24 là sự kết hợp giữa cách nấu cổ truyền và sự nghiên cứu khẩu vị từ bắc chí Nam, để ra một hương vị mới được nhiều người chấp nhận. Xây dựng một cách bán khác hẵn kiểu cũ, Phở 24 trở thành một thương hiệu Phở của Việt Nam được nhiều người trong và ngoài nước biết đến. - Mặc dù chỉ bán phở bò và phở gà, nhưng Phở 24 được bán với sự chuyên nghiệp của nhà hàng, thể hiện ngay từ cửa, trong logo, sự tiếp đón khách, cách trang trí mang dáng dấp cổ điển của phương Đông kết hợp với sự hiện đại của Tây phương. Sự chuyên nghiệp là điều dễ hiểu, bởi Phở 24 là sự kết hợp giữa kinh nghiệm làm nhà hàng hơn 20 năm của Nam An Group và khả năng trang trí nội thất của một thương hiệu nổi tiếng là AA Décor. Nhóm kinh doanh Nam An Group còn muốn nhân rộng mô hình kinh doanh Phở 24 bằng cách nhượng quyền kinh doanh (franchise) giống như mô hình của các cửa hàng thức ăn nhanh KFC, Jolibee Nam An là tập đoàn thiết kế ra chuỗi thương hiệu PHỞ 24. Những người sáng lập ra thương hiệu PHỞ 24 tin rằng Phở là món ăn ngon nhất của Việt Nam vì nó có tất cả các hương vị làm đắm say những thực khách khó tính như: thơm ngon, vệ sinh, và cân đối về dinh dưỡng. Nam An cam kết tạo ra món Phở ngon nhất mà công thức chế biến có thể được nhân ra rộng rãi. Sự nhất quán trong hương vị của tô phở được đảm bằng công thức kết hợp gia vị và nguyên liệu cung cấp bởi các doanh nghiệp có uy tín. Các thành viên tham gia vào phát triển thương hiệu PHỞ 24 này gồm có Lý Quý Trung - Giám đốc điều hành Tập Đoàn Nam An và Nguyễn Quốc Khánh - Giám đốc điều hành tập đoàn AA. Trong những năm gần đây, những người đứng đầu của thương hiệu PHỞ 24 đã nghiên cứu và phát triển nên một thương hiệu duy nhất về cử hàng phở Việt Nam dựa trên chất lượng thực phẩm, bổ dưỡng, hợp vệ sinh, trang trí ấm cúng và phong cách phục vụ tận tình chu đáo. Phong cách kinh doanh này đã được khách hàng trong và ngoài nước chấp nhận rộng rãi. Vì vậy, PHỞ 24 nhắm thị trường là khách hàng trong và ngoài nước. Những người sáng lập thương hiệu này tin rằng phong cách kinh doanh của họ tuy độc đáo song cũng rất dễ dàng nhân rộng rãi nhờ quy mô cửa hàng tương đối nhỏ, chi phí đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh chóng và thủ tục được tiêu chuẩn hóa. Bạn có thể tìm thấy các chuỗi cửa hàng PHỞ 24 ở Việt Nam, Indonesia, Campuchia 3. Thương hiệu bitis SƠN Qua 25 năm hoạt động, Biti’s hiện nay là Công ty hàng đầu của Việt Nam trong ngành sản xuất kinh doanh giày dép. Biti’s đã trở thành một nhóm công ty bao gồm 3 công ty thành viên: CÔNG TY SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG BÌNH TIÊN (Biti’s), CÔNG TY TNHH BÌNH TIÊN ĐỒNG NAI (DONA Biti’s), CÔNG TY LIÊN DOANH QUÁN. Tổng số lao động hiện nay hơn 9000 người. 03 văn phòng đại diện tại Trung Quốc: Văn phòng đại diện Hà Khẩu, Văn phòng đại diện Côn Minh, Văn phòng đại diện Nam Ninh và 01 Trạm liên Lạc tại Quảng Châu . 4 trung tâm thương mại: Trung tâm thương mại Bit

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhân biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu.docx
Tài liệu liên quan