Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

MỤC LỤC

Đặt vấn đề: - 1 -

Giải quyết vấn đề: - 1 -

A. Vài nét về doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh: - 1 -

I. Doanh nghiệp tư nhân: - 1 -

1. Khái niệm: - 1 -

2. Đặc điểm: - 1 -

II. Hộ kinh doanh: - 2 -

1. Khái niệm: - 2 -

2. Đặc điểm: - 2 -

B. Phân biệt hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân: - 2 -

KẾT THÚC VẤN ĐỀ - 3 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO: - 4 -

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9530 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề: Hiện nay, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần bao gồm rất nhiều loại hình kinh doanh và chúng ta cần phân biệt rõ các loại hình kinh doanh đó với nhau. Em xin chọn đề tài phân biệt giữa hai loại hình kinh doanh là doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh để chỉ ra sự khác nhau giữa hai loai hình kinh doanh này. Giải quyết vấn đề: A. Vài nét về doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh: I. Doanh nghiệp tư nhân: 1. Khái niệm: Theo khoản 1điều 141 luật doanh nghiệp năm 2005 thì:’’ Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”. 2. Đặc điểm: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ ( hay còn gọi là doanh nghiệp một chủ ). - Chủ thể thành lập doanh nghiệp tư nhân: Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định: chủ thể là một cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài. - Trong quan hệ sở hữu vốn và tài sản: Chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ toàn bộ vốn và tài sản để thành lập doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch tài sản giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân được quyền tăng hoặc giảm vốn của doanh nghiệp tư nhân và phải thông báo với cơ quan đăng kí kinh doanh. ( Luật doanh nghiệp 2005, nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp ). - Trong quan hệ quản lý doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân được toàn quyền quản lý doanh nghiệp tư nhân. Các loại chịu trách nhiệm trong kinh doanh gồm có: chế độ chịu trách nhiệm vô hạn và chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn. - Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân( theo luật doanh nghiệp năm 2005 và theo điều 84 của luật dân sự 2005). II. Hộ kinh doanh: 1. Khái niệm: Theo nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. 2. Đặc điểm: - Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ. - Chế độ chịu trách nhiệm: Nếu hộ kinh doanh do 1 cá nhân( nhóm, hộ gia đình) làm chủ thì chủ hộ( các thành viên) chịu trách nhiệm vô hạn (vô hạn liên đới) bằng toàn bộ tài sản về hoạt động kinh doanh của hộ. - Hộ kinh doanh có quy mô nhỏ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu. - Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. B. Phân biệt hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân: Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân có một số đặc điểm giống nhau như sau: - Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân đều không có tư cách pháp nhân. - Về chế độ chịu trách nhiệm thì đều là chế độ chịu trách nhiệm vô hạn. Bên cạnh những điêm giống nhau đó chúng ta vẫn có thể phân biệt được doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh qua những đặc điểm sau: - Về chủ thể thành lập: hộ kinh doanh thì do một cá nhân, một nhóm người hay một hộ gia đình làm chủ và phải là công dân Việt Nam khác với doanh nghiệp tư nhân thì phải do một cá nhân làm chủ và có thể là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài. - Về quy mô thì: hộ kinh doanh có quy mô nhỏ thể hiện ở chỗ hộ kinh doanh phải kinh doanh ở một địa điểm nhất định, sử dụng không quá mười lao động và không có con dấu còn doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn, không hạn chế số lương lao động và phải có con dấu. - Về pháp luật thì: Hộ kinh doanh được điều chỉnh bằng nghị định bằng nghị định 43/2010/NĐ-CP còn doanh nghiệp tư nhân thì được điều chỉnh bằng Luật Doanh Nghiệp năm 2005. - Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp còn doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp.( Theo khản 1 điều 4 luật doanh nghiệp năm 2005 thì: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh ). Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân New Star là doanh nghiệp do ông Tomy ( người Anh ) làm chủ doanh nghiệp này và doanh nghiệp chuyên phân phối thiết bị điện dân dụng có trụ sở tại số 34 Chùa Láng, Đống đa, Hà Nội. Doanh nghiệp này có 20 lao động và có con dấu riêng của công ty. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra đây là doanh nghiệp tư nhân không phải là hộ kinh doanh qua những đặc điểm là: Chủ doanh nghiệp tư nhân( tức ông Tomy) là người nước ngoài, sử dụng trên 10 lao động, có con dấu riêng, có trụ sở giao dịch ổn định. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Như vậy, từ những đặc điểm trên chúng ta có thể phân biệt được doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh tưởng chừng như giống nhau nhưng lại có rất nhiều đặc điểm để chúng ta có thể phân biệt. Mong thầy (cô) góp ý kiến để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1- Giáo trình luật thương mại tập I, nhà xuất bản công an nhân dân, trường Đại Học Luật Hà Nội năm 2007. 2- Luật doanh nghiệp năm 2005 3- Nghị đinh 43/2010/ NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp. Các Trang Website tham khảo: Sinhvienluat.vn Thongtinphapluatdansu. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBamp224i t7853p lu7853t th432417ng m7841i HU7922NH.doc