Tiểu luận Phân biệt hoạt động quản lí hành chính nhà nước với hoạt động qiản lí của tổ chức xã hội

quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội là tổng thể các quy định của pháp luật về tổ chức xã hội. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức xã hội là phần quan trọng trong quy chế pháp lý hành chính của chúng.

Nhà nước quy định các quyền và nghĩa vụ cho các tổ chức xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội được quy định tại nhiều văn bản luật khác nhau như: Hiến pháp, Luật công đoàn, Pháp lệnh tổ chức luật sư, Pháp lệnh thành tra, Nghị định 116/CP về tổ chức trọng tài kinh tế . Các quyền và nghĩa vụ này phát sinh bên ngoài tổ chức, xác định đại vị pháp lý cũng như năng lực chủ thể để các tổ chức xã hội tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Những quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội được xác định trong quy chế hành chính của chúng là những quyền và nghĩa vụ mang tính pháp lý, khác với những quyền và nghĩa vụ được quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức xã hội.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 23613 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân biệt hoạt động quản lí hành chính nhà nước với hoạt động qiản lí của tổ chức xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cá nhân tuần 1 môn luật hiến pháp Câu 4 : phân biệt hoạt động quản lí hành chính nhà nước với hoạt động qiản lí của tổ chức xã hội I/Quản lý nhà nước; các khái niệm quản lý nhà nước, quản lý hành chính, điều kiện, tính chất? 1/Quản lý hành chính nhà nước là gì : Khái niệm : Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh và các nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá, xã hội và hành chính – chính trị của nước ta. Hay nói một cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước. Chủ thể của quản lý hành chính nhà nước là các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan kiểm sát, xét xử và các tổ chức xã hội, cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý hành chính trong một số trường hợp cụ thể. Quản lý toàn dân, toàn diện (chính trị, kinh tế, văn hóa, …), quản lý bằng pháp luật. Khách thể của quản lý hành chính nhà nước là trật tự quản lý hành chính Được sử dụng quyền lực nhà nước: Quyền lực nhà nước là 1 dạng quản lý xã hội đặc biệt được sử dụng pháp luật, để điều chỉnh các quan hệ xã hội và những hành vi hoạt động của con người do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhằm duy trì sự ổn định và phát triển xã hội. 2/Ý nghĩa: quản lý nhà nước là 1 dạng quản lý xã hội đặc biệt. Vì chỉ có các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo pháp luật quy định được thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với xã hội, được ban hành các VBQPPL để quản lý xã hội; quản lý nhà nước là sự quản lý đặc biệt, vì chỉ có nhà nước mới được ban hành các văn bản đặc biệt để quản lý xã hội; hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động điều chỉnh các giai tầng xã hội và các hành vi hoạt động của con người. -Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức có điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với xã hội, do các cơ quan trong hệ thống HP và HCNN thực hiện, để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của người nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. -Tính chất: a- chính trị và pháp luật: - Hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Do vậy, mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước phải phục tùng mục đích chính trị của Đảng, phục tùng chủ trương, đường lối chính sách của Đảng. - Trong mọi hoạt động, quản lý hành chính nhà nước đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật. b- Tính chất dân chủ XHCN: - Nhà nước ta là nhà nước XHCN - Chế độ xã hội của nhà nước ta là chế độ XHCN, là 1 nhà nước thực hiện dân chủ, Vì: dân chủ với đại đa số nhân dân lao động, không dân chủ đối với giai cấp thù địch, phản động, phản cách mạng. c- Tính khoa học: Quản lý nhà nước nói chung và quản lý hành chính nhà nước nói riêng là hoạt động khoa học hoặc còn gọi là khoa học về quản lý hành chính nhà nước. Trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý hành chính nhà nước nói riêng là 1 hoạt động rất đa dạng, rất phức tạp toàn diện các hoạt động đời sống xã hội. d- Tính chất bao quát ngành và lĩnh vực: Ngành: được hiểu là 1 ngành kinh tế kỹ thuật có điều kiện độc lập; lãnh vực được hiểu 1 lĩnh vực rộng lớn có liên quan đến nhiều ngành khác nhau. 3/Các đặc điểm cơ bản của quản lý hành chính nhà nước : - Mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức rất cao, mệnh lệnh nhà nước mang tính đơn phương (tính quyền lực đặc biệt, là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ban hành ra các loại VBQPPL để quản lý xã hội). Tính tổ chức rất cao: cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương, cả nước phục tùng chính phủ. + mệnh lệnh nhà nước mang tính đơn phương: xuất phát từ “quyền lực phục tùng”. - quản lý hành chính nhà nước có mục tiêu chiến lược, có chương trình xã hội để thực hiện mục tiêu trên. + mục tiêu chiến lược: là cái đích cần đạt đến cho mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước là mục tiêu đã định trước. + chương trình: là 1 kế hoạch tổng hợp có hệ thống được dự kiến để thực hiện mục tiêu nào đó. - quản lý hành chính nhà nước có tính chủ động, sáng tạo linh hoạt. - quản lý hành chính nhà nước đảm bảo tính ổn định thường xuyên, liên tục - quản lý hành chính nhà nước đảm bảo thứ bậc chặt chẻ. II/Các tổ chức xã hội và quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội? 1. Các tổ chức xã hội: Tổ chức xã hội là hình thức tự nguyện của nhân dân, hoạt động theo nguyên tắc tự quản nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Mỗi tổ chức xã hội đều có những hoạt động đặc thù phản ánh vị trí, vai trò của mình trong hệ thống chính trị. Mặt khác, các tổ chức xã hội có những đặc điểm chung nhất định, đó là: - Các tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những thành viên cùng chung một lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp, sở thích .... - Các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia hoạt động quản lý nhà nước. - các tổ chức xã hội hoạt động tự quản theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng hoặc theo quy định của nhà nước. - các tổ chức xã hội hoạt động nhằm đáp ứng những lợi ích đa dạng, chính đáng của các thành viên và mục đích hoạt động chính của tổ chức xã hội không phải là phân chia lợi nhuận. 2. Quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội: quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội là tổng thể các quy định của pháp luật về tổ chức xã hội. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức xã hội là phần quan trọng trong quy chế pháp lý hành chính của chúng. Nhà nước quy định các quyền và nghĩa vụ cho các tổ chức xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội được quy định tại nhiều văn bản luật khác nhau như: Hiến pháp, Luật công đoàn, Pháp lệnh tổ chức luật sư, Pháp lệnh thành tra, Nghị định 116/CP về tổ chức trọng tài kinh tế ... Các quyền và nghĩa vụ này phát sinh bên ngoài tổ chức, xác định đại vị pháp lý cũng như năng lực chủ thể để các tổ chức xã hội tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Những quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội được xác định trong quy chế hành chính của chúng là những quyền và nghĩa vụ mang tính pháp lý, khác với những quyền và nghĩa vụ được quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức xã hội. Các tổ chức xã hội khác nhau thì có các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Sự khác biệt đó bắt nguồn từ sự khác biệt về vị trí, vai trò và phạm vi hoạt động của các tổ chức xã hội. Pháp lệnh quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của các tổ chức xã hội, đồng thời đề ra những đảm bảo pháp lý nhằm ngăn ngừa những hành vi cản trở hoạt động của tổ chức xã hội. Những người có hành vi vi phạm pháp luật cản trở các tổ chức xã hội, các thành viên của tổ chức xã hội thực hiện nhiệm vụ thì tuỳ theo mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý. a. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước: Giữa tổ chức xã hội và cơ quan nhà nước có mối quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển. các tổ chức xã hội khác nhau thì có các quyền và nghĩa vụ khác nhau trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước tuỳ thuộc vào vai trò của chúng trong hệ thống chính trị. b. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực xây dựng pháp luật: Điều 87 Hiến pháp 1992 quy định: mặt trận tổ quốc VN và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật ra trước quốc hội. Các tổ chức xã hội có quyền đóng góp ý kiến cho các dự án pháp luật của nhà nước, thông qua hoạt động này các tổ chức xã hội chỉ ra những khiếm khuyết trong các dự án pháp luật đó và thay mặt nhân dân lao động – những thành viên của tổ chức – đưa ra những nguyện vọng, mong muốn chính đáng để nhà nước xem xét khi đặt ra các quy phạm pháp luật. c. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực thực hiện pháp luật: Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ của mọi tổ chức xã hội. Tổ chức xã hội có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật. thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát này các tổ chức xã hội tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Các tổ chức xã hội có quyền và nghĩa vụ tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật đối với các thành viên trong tổ chức và đối với nhân dân lao động nói chung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân biệt hoạt động quản lí hành chính nhà nước với hoạt động qiản lí của tổ chức xã hội.doc
Tài liệu liên quan