Tiểu luận Phân biệt thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng của Tòa án Việt Nam trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Trong thẩm quyền chung ta thấy: do những vụ việc là đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử chung của Tòa án là những vụ việc mà Tòa án nước đó có quyền xét xử nhưng Tòa án nước khác cũng có thể xét xử (điều này tùy thuộc vào tư pháp quốc tế của các nước khác có quy định là Tòa án nước họ có thẩm quyền với những vụ việc như vậy hay không). Khi mà Tòa án nhiều nước đều có thẩm quyền xét xử với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thì theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi Tòa án nước ngoài thụ lý, giải quyết vụ việc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền chung thì bản án, quyết định của họ có thể được công nhận và cho thi hành ở Việt Nam nếu đáp ứng được các yêu cầu mà pháp luật Việt Nam quy định (đã có hiệu lực pháp luật ở nước nơi ra phán quyết, các quy tắc về tố tụng của nước đã ra phán quyết phải được tuân thủ một cách triệt để và việc công nhận, cho thi hành không chống lại trật tự công cộng của Việt Nam). Ví dụ: theo quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 410 BLTTDS năm 2004, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền chung đối với “vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam”. Do đó, nếu các bên đưa tranh chấp ra Tòa án nước ngoài thì bản án hoặc quyết định của Tòa án nước ngoài nếu đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì sẽ được công nhận và cho thi hành ở Việt Nam.

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8286 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân biệt thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng của Tòa án Việt Nam trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp luật. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của Tòa án là thẩm quyền của Tòa án được pháp luật quy định cho quyền giải quyết vụ việc pháp sinh từ các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của tòa án một nước phụ thuộc vào quy định của điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên về vấn đề này và pháp luật tố tụng dân sự của quốc gia đó. Nhìn chung, thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của tòa án các nước có hai dạng: thẩm quyền xét xử chung và thẩm quyền xét xử riêng biệt. Thẩm quyền xét xử chung là thẩm quyền đối với những vụ việc mà tòa án nước đó có quyền xét xử nhưng tòa án nước khác cũng có thể xét xử (điều này tùy thuộc vào tư pháp quốc tế của các nước khác có quy định là tòa án nước họ có thẩm quyền với những vụ việc như vậy hay không). Khi mà tòa án nhiều nước đều có thẩm quyền xét xử với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, thì quyền xét xử thuộc về tòa án nước nào phụ thuộc vào việc nộp đơn của các bên chủ thể. Thẩm quyền xét xử riêng biệt là trường hợp quốc gia sở tại tuyên bố chỉ có tòa án nước họ mới có thẩm quyền xét xử đối với những vụ việc nhất định. Nếu tòa án nước khác vẫn tiến hành xét xử đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt, hậu quả là bản án, quyết định được tuyên bởi tòa án nước khác sẽ không được công nhận, cho thi hành tại quốc gia sở tại. Trong trường hợp này, kể cả các bên chủ thể thỏa thuận tòa án nước khác thì về nguyên tắc, tòa án nước đó cũng cần phải từ chối thụ lý vụ việc để tôn trọng thẩm quyền xét xử riêng biệt của quốc gia sở tại. Thông thường,quốc gia ấn định thẩm quyền xét xử riêng biệt của mình đối với những vụ việc có tính chất hết sức quan trọng tới an ninh, trật tự của quốc gia (ví dụ: Việt Nam xác định thẩm quyền xét xử riêng biệt đối với các vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam) hay nhằm mục đích bảo vệ cho các cá nhân, pháp nhân, một lĩnh vực ngành nghề nào đó trong nước (ví dụ: Việt Nam xác định thẩm quyền xét xử riêng biệt đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam). Vì thế, để chắc chắn rằng vụ việc có thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của quốc gia nào đó hay không, chỉ cần xem xét pháp luật của các quốc gia có mối liên hệ mật thiết tới vụ việc đó. Ý nghĩa của việc phân biệt thẩm quyền chung và thẩm quyền của tòa án Việt nam trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Với Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004, lần đầu tiên thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với việc xét xử các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định một cách toàn diện, đầy đủ và hướng tới sự tương thích với các chuẩn mực pháp lý chung của thế giới. Xác định thẩm quyền giải quyết của tòa án là một nội dung quan trọng của quá trình giải quyết xung đột pháp luật trong Tư pháp quốc tế. Thứ nhất, việc phân biệt này giúp xác định chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Theo đó, khi có một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài xảy ra thì việc xác định thẩm quyền chỉ là việc các bên xem xét nó có thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án nước nào hay không. Nếu không thuộc thẩm quyền riêng biệt thì các bên có thể nộp đơn đến một trong các tòa án có thẩm quyền. Thứ hai, qua các quy định về thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng của tòa án, có thể khẳng định thẩm quyền tài phán của Việt Nam. Việc các quốc gia quy định như thế nào là vấn đề của mỗi quốc gia, và Việt Nam cũng quy định các vấn đề mang tính chất riêng biệt. Mục đích chính của các quốc gia khi đưa ra hệ thống các quy phạm này chỉ nhằm một mục đích duy nhất là bảo vệ chủ quyền quốc gia mình. Theo quan điểm về chủ quyền quốc gia mở rộng, quyền lực quốc gia không đơn thuần bị hạn chế bởi ranh giới lãnh thổ mà còn là sự mở rộng ra ngoài ranh giới địa lí trên cơ sở dân cư, một trong những đặc tính cơ bản của quốc gia. Xuất phát từ hai nguyên tắc cơ bản trong việc đảm bảo từ chủ quyền trên (lãnh thổ và dân cư), các quốc gia cũng khá tương đồng trong việc chấp nhận một số căn cứ làm cơ sở cho việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quốc gia mình đối với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể. Thứ ba, việc phân biệt thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng có ý nghĩa trong việc xác định giá trị pháp lý của các bản án quyết định của Tòa án nước ngoài, các thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về phân định thẩm quyền giải quyết của tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là yêu cầu cần thiết trong quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Tư pháp quốc tế nói riêng và toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung. Phân biệt thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng của Tòa án Việt Nam trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng của Tòa án Việt Nam trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài bên cạnh những điểm giống nhau như: đều là việc xét xử của Tòa án đối với một vụ việc dân sự, đều được quy định trong các văn bản pháp quy, đều được tiến hành theo thủ tục tố tụng của Việt Nam… thì giữa chúng còn có những khác biệt cơ bản sau: 1.Những căn cứ xác định thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam. Thẩm quyền chung khác với thẩm quyền riêng biệt ở những căn cứ để xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam. Trong khi thẩm quyền chung được quy định chung cho các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài mang tính khái quát và rộng hơn, thì thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam chỉ quy định một số trường hợp cụ thể mà Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết. Để làm rõ điểm này, chúng ta sẽ đi vào phân tích từng trường hợp cụ thể: Điều 410 Bộ Luật Tố tụng dân sự Việt Nam quy định về thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Khoản 1 quy định: “Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo quy định tai Chương III của Bộ luật này, trừ trường hợp Chương này có quy định khác.” Như vậy, có thể hiểu rằng, những yếu tố xác định tòa án có thẩm quyền đối với quan hệ quốc nội được sử dụng để xác định quyền tài phán quốc tế của Tòa án Việt Nam. Việc quy dẫn đến Chương III của Bộ luật tố tụng dân sự không những cho phép biết được thẩm quyền tài phán quốc tế mà còn có thể cho biết thẩm quyền lãnh thổ của Tòa án Việt Nam. Ví dụ: Khoản 2 Điều 410 không cho biết là Tòa án Việt Nam có thẩm quyền hay không khi bị đơn Việt Nam có cư trú hay trụ sở tại Việt Nam. Song, theo điểm a Khoản 1 Điều 35 (Chương III) quy định: “Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động”. Vậy áp dụng quy tắc của Khoản 1 Điều 410 có thể hiểu rằng: Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài khi bị đơn Việt Nam có cư trú hay trụ sở tại Việt nam và tòa án nơi có cư trú hay trụ sở là tòa án có thẩm quyền. Khoản 2 Điều 410 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 áp dụng phương pháp liệt kê những trường hợp mà Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Bao gồm các trường hợp sau đây: - Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài: Điểm a khoản 2 Điều 410 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định: Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp “Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam”. Theo quy định này Tòa án Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này khi phía khởi kiện là bên Việt Nam (bên cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc bên chi nhánh, văn phòng đại diện là bị đơn), còn nếu cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc bên chi nhánh, văn phòng đại diện là bên khởi kiện (là nguyên đơn) thì Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, theo điểm b khoản 1, Điều 411 thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt đối với “tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sở hoặc chi nhánh tại Việt Nam”. Trong tranh chấp về hợp đồng vận chuyển, bị đơn có thể là người vận chuyển hoặc khách hàng. Trong trường hợp khách hàng là bị đơn thì việc người vận chuyển kiện khách hàng cư trú là thuận tiện hơn cả. Tại sao trong trường hợp này lại cho rằng thẩm quyền riêng biệt là của Tòa án Việt Nam? Do vậy, ta nên để việc xác định thẩm quyền trong trường hợp này theo thẩm quyền chung thì phù hợp hơn. Ví dụ như Doanh nghiệp Việt Nam A ký hợp đồng mua lô hàng từ Mỹ. Để chuyển hàng từ Mỹ về Việt Nam, A đã thuê công ty vận chuyển B của Việt Nam vận chuyển bằng đường không. Khi bay trên vùng trời của Mỹ, máy bay gặp tai nạn và nổ tung. Ở đây, người vận chuyển có trụ sở tại Việt Nam, vậy Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt. Điều này đã hợp lý chưa? Tại sao không để Tòa án nơi xảy ra vụ máy bay nổ giải quyết? Như vậy, ta thấy trong trường hợp này, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền chung sẽ hợp lý hơn. - Bị đơn là người nước ngoài: Điểm b khoản 2 Điều 410 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 quy định: Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp “Bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam”. Trong pháp luật Việt Nam hiện nay, người nước ngoài có nơi “cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam” được xem là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam. Điều này có nghĩa là khi bị đơn nước ngoài chỉ có nơi “tạm trú” tại Việt Nam thì tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp thứ hai, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì phải có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam. Tài sản của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam không phân biệt là động sản hay bất động sản, nghĩa là chỉ cần tài sản nằm trên lãnh thổ Việt Nam thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp không cần biết bị đơn là người nước ngoài cư trú hay không cư trú tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo điểm a, khoản 1, Điều 411 Bộ luật tố tụng dân sự thì vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam. Như vậy, đối với vụ việc dân sự mà bị đơn là người nước ngoài, người không quốc tịch mà có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam thì chỉ có Tòa án Việt Nam mới có thẩm quyền giải quyết. Cũng tương tự như vậy, điểm đ, khoản 2 Điều 411 cũng quy định thẩm quyền giải quyết riêng biệt đối với việc công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ hoặc công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý với bất động sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam. - Nguyên đơn là người nước ngoài: điểm c khoản 2 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định: Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp “Nguyên đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, xác định cha mẹ”. Như vậy, khi bên nước ngoài là nguyên đơn thì Tòa án Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết vụ việc trong một số trường hợp cụ thể là “yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, xác định cha mẹ” và người nước ngoài phải “cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam”. Quy định này là hoàn toàn hợp lý vì những vụ việc này liên quan đến nhân thân của các đương sự trong vụ việc cũng như những chủ thể khác có liên quan, nên khi vụ việc xảy ra liên quan đến các chủ thể hiện đang có mặt tại Việt Nam thì bên người nước ngoài hoàn toàn có quyền khởi kiện tại Tòa án Việt Nam để yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết - Quan hệ theo pháp luật Việt Nam: Điểm d khoản 2 Điều 410 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định: Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp “Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam …, nhưng có ít nhất một trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài”. Theo quy định này Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khi bên nước ngoài không có trụ sở chính, cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam (đối với cơ quan, tổ chức) hoặc không có nơi thường trú ở Việt Nam (đối với cá nhân) nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam. Tư cách của bên nước ngoài trong quan hệ cũng không cần được xác định trong trường hợp này. - Quan hệ xảy ra ở Việt Nam: Điểm d khoản 2 Điều 410 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định: Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp “Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam nhưng có một trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài”. Cũng tương tự như trường hợp trên, tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khi bên nước ngoài không có trụ sở chính, cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam (đối với cơ quan, tổ chức) hoặc không có nơi thường trú ở Việt Nam (đối với cá nhân) nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó phải xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. - Quan hệ theo pháp luật nước ngoài: Điểm đ khoản 2 Điều 410 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 quy định: Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp “Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó … theo pháp luật nước ngoài, nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam”. Trong trường hợp này căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo pháp luật nước ngoài nhưng các chủ thể tham gia đều là chủ thể Việt Nam và có ít nhất một bên cư trú tại Việt Nam. - Quan hệ xảy ra ở nước ngoài: Điểm đ khoản 2 Điều 410 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định: Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp “Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó … xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam”. Ví dụ: A là công dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam, sang nước T du lịch, B cũng là công dân Việt Nam nhưng cư trú, làm ăn ở nước T. Trong một lần lưu thông tại nước T, xe của B va vào xe của A gây ra thiệt hại. Sự việc này xảy ra ở nước ngoài, cả hai đương sự đều là công dân Việt Nam và một bên cư trú tại Việt Nam nên tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết. - Điểm g khoản 2 Điều 410, Bộ luật tố tụng dân sự quy định Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam. Đây là thẩm quyền chung, vì vậy Tòa án Việt Nam hoặc Tòa án nước ngoài đều có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, điểm c khoản 1 Điều 411 lại quy định, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt trong “vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam”. Ví dụ như một công dân Việt Nam và một công dân Anh muốn xin ly hôn mà cả hai đều cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam thì chỉ có Tòa án Việt Nam mới có thẩm quyền giải quyết. Nếu Tòa án Anh giải quyết thì bản án của họ sẽ không được thừa nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Còn nếu một trong hai bên cư trú ở nước ngoài thì Tòa án Việt Nam và Tòa án Anh đều có thẩm quyền giải quyết. Ngoài ra, Điều 411 Bộ luật tố tụng dân sự còn quy định một số trường hợp thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam. Đó là: - Xác định một sự kiện pháp lý, nếu sự kiện đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. - Tuyên bố công dân nước ngoài, người không quốc tịch bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu họ cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam và việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam. - Tuyên bố công dân nước ngoài, người không quốc tịch mất tích, đã chết nếu họ có mặt ở Việt Nam tại thời điểm có sự kiện xảy ra mà sự kiện đó là căn cứ để tuyên bố một người mất tích, đã chết và việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam. - Yêu cầu Tòa án Việt Nam tuyên bố công dân Việt Nam mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Hiệu lực của những quy định về thẩm quyền tài phán Đối với bản án nước ngoài, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. Trong thẩm quyền chung ta thấy: do những vụ việc là đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử chung của Tòa án là những vụ việc mà Tòa án nước đó có quyền xét xử nhưng Tòa án nước khác cũng có thể xét xử (điều này tùy thuộc vào tư pháp quốc tế của các nước khác có quy định là Tòa án nước họ có thẩm quyền với những vụ việc như vậy hay không). Khi mà Tòa án nhiều nước đều có thẩm quyền xét xử với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thì theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi Tòa án nước ngoài thụ lý, giải quyết vụ việc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền chung thì bản án, quyết định của họ có thể được công nhận và cho thi hành ở Việt Nam nếu đáp ứng được các yêu cầu mà pháp luật Việt Nam quy định (đã có hiệu lực pháp luật ở nước nơi ra phán quyết, các quy tắc về tố tụng của nước đã ra phán quyết phải được tuân thủ một cách triệt để và việc công nhận, cho thi hành không chống lại trật tự công cộng của Việt Nam). Ví dụ: theo quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 410 BLTTDS năm 2004, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền chung đối với “vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam”. Do đó, nếu các bên đưa tranh chấp ra Tòa án nước ngoài thì bản án hoặc quyết định của Tòa án nước ngoài nếu đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì sẽ được công nhận và cho thi hành ở Việt Nam. Ở thẩm quyền riêng: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 356 BLTTDS năm 2004 thì “những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam”. Như vậy, khi Tòa án nước ngoài thụ lý, giải quyết vụ việc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam thì bản án, quyết định của họ sẽ không được công nhận và cho thi hành ở Việt Nam. Ví dụ: Điểm đ Khoản 2 Điều 411 BLTTDS năm 2004, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt đối với vụ việc “công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ hoặc công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với bất động sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam”. Do đó, nếu các bên đưa tranh chấp ra trước Tòa án nước ngoài, bản án hoặc quyết định của Tòa án nước ngoài sẽ không được công nhận và thi hành ở Việt Nam. Đối với thỏa thuận chọn Tòa án. Đối với thẩm quyền chung: ở các nước trên thế giới, vấn đề thừa nhận giá trị pháp lý của thỏa thuận chọn Tòa án để giải quyết các tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh về một số quan hệ pháp lý, trong đó có các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đã được đặt ra. Ở nước ta cũng đã có một số quy phạm cho phép các bên chọn Tòa án nước ngoài để giải quyết tranh chấp. Trong thực tế có hai loại thỏa thuận về thẩm quyền tào phán của Tòa án nước ngoài và nó chỉ có tính chất bắt buộc đối với các bên và Tòa án về những tranh chấp được ghi nhận trong thỏa thuận. Loại thứ nhất cho các bên chỉ có thể yêu cầu Tòa án đã được thỏa thuận để giải quyết tranh chấp. Ví dụ: Các bên thỏa thuận là mọi tranh chấp giữa các bên được giải quyết trước Tòa án Paris. Trong trường hợp này, Tòa án được lựa chọn có độc quyền xét xử. Loại thứ hai cho phép một bên chọn Tòa án nước ngoài. Ví dụ: Theo thỏa thuận giữa một công ty Việt Nam và một công ty nước ngoài, bên bán có quyền yêu cầu Tòa án Paris giải quyết mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Đây là quyền lợi của một bên và họ hoàn toàn có thể khước từ quyền này. Như vậy, có thể thấy đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền chung của Tòa án thì thỏa thuận trong việc chọn Tòa án được chấp nhận cong đối với ồi những vụ việc thuộc thẩm quyền riêng thì thỏa thuận hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Trong trường hợp này, mỗi bên đều có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết tranh chấp và Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết. IV. Thực trạng thi hành và hướng hoàn thiện các quy định về thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Việc phân định thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng khi giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam đã thể hiện một bước phát triển trong việc xây dựng các quy định của luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của việc phân định này cũng là nhằm giải quyết có hiệu quả các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đó. Do các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài liên quan tới nhiều quốc gia khác nhau nên dựa trên quan điểm về nguyên tắc chủ quyền quốc gia sẽ xuất hiện khả năng tòa án nhiều nước đều có thẩm quyền xét xử đối với cùng một vụ việc. Nói cách khác, các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài hoàn toàn có thể thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhiều nước. Vì thế, nếu đương sự nộp đơn khởi kiện ở nhiều nước thì kết cục với một vụ việc sẽ tồn tại nhiều phán quyết được tuyên bởi tòa án các nước khác nhau. Với việc quy định về thẩm quyền chung của toà án Việt Nam khi giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thì vụ việc đó cũng hoàn toàn có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của một toà án nước khác. Thậm chí, khi quy định về thẩm quyền riêng của toà án nước mình thì đó cũng chỉ là quy định của pháp luật tố tụng trong nước, tức là có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó, và có thể sẽ không được thừa nhận bởi một quốc gia khác, dẫn đến kết quả là toà án của quốc gia khác vẫn có thể thụ lí giải quyết vụ việc này. Từ đó, sẽ có nhiều trường hợp phán quyết được đưa ra bởi các toà án ở các quốc gia là khác nhau hay còn gọi là hiện tượng đa phán quyết, dẫn đến việc thi hành những phán quyết này khó có khả năng được thực hiện trên thực tế, đặc biệt là trong những trường hợp việc thi hành án phải được tiến hành trên lãnh thổ quốc gia khác, đòi hỏi việc công nhận và cho thi hành bản án ở quốc gia này. Vậy, mục đích cuối cùng của việc giải quyết các vụ việc này sẽ khó có thể đạt được. Thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam cho thấy, hiện tượng đa phán quyết nói trên đã xảy ra trên thực tế khiến công tác thi hành án gặp nhiều khó khăn. Cũng vì thế, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của nhà nước cũng chưa có cơ chế để được bảo đảm. Đối mặt với vấn đề này, trong hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật cần thực hiện các giải pháp sau đây: Thứ nhất: Kí kết, tham gia các điều ước quốc tế đa phương và song phương, đặc biệt là các hiệp định tương trợ tư pháp có quy định về vấn đề thống nhất thẩm quyền xét xử của toà án các nước. Về mặt lý thuyết, để chấm dứt tình trạng đa phán quyết, cách tốt nhất chính là việc các nước cùng nhau cam kết về việc tòa án nước nào sẽ có thẩm quyền giải quyết một vụ việc có yếu tố nước ngoài. Theo đó, sẽ chỉ có một nước có thẩm quyền giải quyết với vụ việc xảy ra, dù nó có liên quan tới nhiều nước còn lại. Từ đó, việc phân định thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng của toà án Việt Nam trong việc giải quyết các vụ việc dân sự sẽ giúp đạt được mục tiêu giải quyết có hiệu quả các vụ việc này. Thứ hai: Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước về các vấn đề: - Phân định thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng của toà án Việt Nam trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Pháp luật hiện nay của nước ta tuy đã có những quy định khá cụ thể trong việc phân định thẩm quyền trên nhưng vẫn còn những điểm hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện. - Quy định cụ thể về tiến hành việc công nhận và thi hành phán quyết của toà án nước này tại nước khác. Về nguyên tắc, phán quyết của tòa án mỗi nước chỉ có hiệu lực và được thi hành trên lãnh thổ của chính nước đó. Trong khi đó, một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thường liên quan tới nhiều nước khác nhau. Vì thế, để thực thi tốt các phán quyết về các vụ việc có yếu tố nước ngoài nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho các chủ thể có liên quan, cần phải mở rộng hiệu lực của các phán quyết của tòa án một nước tới cả lãnh thổ của các nước có liên quan. Theo pháp luật của các nước, việc công nhận và thi hành phán quyết của tòa án nước ngoài tại nước mình sẽ dựa trên cơ sở hai nước có điều ước quốc tế về vấn đề này, hoặc nếu không có điều ước quốc tế thì tuân theo nguyên tắc có đi có lại. Chính vì thế, việc Việt Nam có quy định chặt chẽ về việc công nhận và thi hành phán quyết của toà án nước khác tại Việt Nam sẽ tạo cơ hội để phán quyết của toà án nước ta được thi hành trên lãnh thổ nước khác dựa trên nguyên tắc có đi có lại, giúp đạt được mục đích của việc phân định thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng của toà án Việt Nam trong việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài: giải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân biệt thẩm quyền chung và thẩm quyền của tòa án Việt nam trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.doc
Tài liệu liên quan