MỤC LỤC
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
trang 1
1.1. Tổng quan về ngân sách Nhà nước trang 1
1.1.1. Khái niệm ngân sách Nhà nước trang 1
1.1.2. Vai trò của ngân sách Nhà nước trang 1
1.1.2.1. Đảm bảo tài chính cho hoạt động của Nhà nước trang 1
1.1.2.2. Thúc đẩy kinh tế phát triển, khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trường
trang 1
1.2. Tổng quan về phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước trang 2
1.2.1. Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước trang 2
1.2.2. Sự cần thiết của phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước trang 3
1.2.3. Nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước trang 3
1.2.3.1. Phù hợp với phân cấp quản lý KT-XH của đất nước trang 4
1.2.3.2. Đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW và tạo cho NSĐP vị trí độc lập tương đối trong một hệ thống NSNN thống nhất trang 4
1.2.3.3. Phân định rõ nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp trang 4
1.2.3.4. Đảm bảo công bằng trong phân cấp NS trang 5
1.2.4. Nội dung phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước trang 5
1.2.4.1. Về thẩm quyền NS trang 5
1.2.4.2. Phân định nội dung cụ thể về từng nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp NS trang 6
1.2.4.3. Quy định mối quan hệ giữa các cấp ngân sách trang 6
1.2.4.4. Phân quyền về thành lập và sử dụng các quỹ tài chính trang 7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY trang 8
2.1. Hệ thống quản lý ngân sách Nhà nước Việt Nam trang 8
2.1.1. Quá trình phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước Việt Nam trang 8
2.1.1.1. Giai đoạn 1: từ năm 1967 đến 1983 trang 8
2.1.1.2. Giai đoạn 2: từ năm 1983 đến 1989 trang 8
2.1.1.3. Giai đoạn 3: từ năm 1989 đến 1996 trang 8
2.1.1.4. Giai đoạn 4: từ 1996 đến nay trang 8
2.1.2. Hệ thống quản lý ngân sách Nhà nước Việt Nam trang 9
2.1.3. Quyền hạn, trách nhiệm của các cấp TW, địa phương trong quản lý NS
trang 10
2.1.3.1. Quốc hội trang 10
2.1.3.2. Ủy ban thường vụ Quốc hội trang 10
2.1.3.3. Ủy ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội; Hội đồng dân tộc và các ủy ban khác của Quốc hội trang 10
2.1.3.4. Chính phủ trang 10
2.1.3.5. Bộ tài chính trang 10
2.1.3.6. Bộ kế hoạch và đầu tư trang 11
2.1.3.7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trang 11
2.1.3.8. Cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở TW
trang 11
2.1.3.9. Hội đồng nhân dân các cấp trang 11
2.1.3.10. Ủy ban nhân dân các cấp trang 11
2.1.3.11. Đơn vị dự toán ngân sách trang 12
2.2. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước theo luật định trang 12
2.2.1. Phân cấp nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
trang 12
2.2.1.1. Nguồn thu của ngân sách trung ương trang 12
2.2.1.2. Nguồn thu của ngân sách địa phương trang 13
2.2.1.3. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa NSTW và NSĐP
trang 14
2.2.2. Phân định nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trang 15
2.2.2.1. Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương trang 15
2.2.2.2. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương trang 16
2.3. Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay
trang 17
2.3.1. Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Việt Nam trang 17
2.3.1.1. Thu ngân sách trang 17
2.3.1.2. Chi ngân sách trang 19
2.3.2. Đánh giá thực trạng phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam trang 19
2.3.2.1. Thành tựu trang 19
2.3.2.2. Hạn chế trang 23
2.3.2.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế trang 26
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM trang 27
3.1. Kinh nghiệm về phân cấp quản lý ngân sách trên thế giới trang 27
3.1.1. Thực tiễn phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở các nước trên thế giới
trang 27
3.1.1.1. Australia trang 27
3.1.1.2. Cộng hoà Liên bang Đức trang 28
3.1.1.3. Philippines trang 30
3.1.1.4. Thái Lan trang 31
3.1.1.5. Anh trang 31
3.1.1.6. Malaysia trang 33
3.1.1.7. Trung Quốc trang 35
3.1.1.8. Kazakhstan trang 36
3.1.2. Kinh nghiệm rút ra từ phân cấp quản lý NS các nước trên thế giới
trang 38
3.1.2.1. Phân cấp quản lý NS là vấn đề mà bất kỳ NN nước nào cũng quan tâm
trang 38
3.1.2.2. Hệ thống NS được tổ chức phù hợp với hệ thống hành chính trang 38
3.1.2.3. Phân cấp phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong quản lý ngân sách
trang 39
3.1.2.4. Xu hướng trong phân cấp quản lý NSNN theo 2 xu hướng: tập quyền và phân quyền trang 39
3.1.2.5. Việc phân cấp quản lý NS ở các nước không lồng ghép, NS cấp trên không bao gồm NS cấp dưới, NS CP không bao gồm NSĐP trang 40
3.2. Kiến nghị giải pháp đổi mới phân cấp quản lý NSNN tại Việt Nam trang 41
3.2.1. Khắc phục tính lồng ghép trong phân cấp quản lý ngân sách trang 41
3.2.2. Lập ngân sách theo đầu ra trang 43
3.2.3. Làm rõ phạm vi ngân sách trang 45
3.2.4. Xác định tỷ lệ phân chia giữa NSTW và NSĐP linh hoạt hơn trang 45
3.2.5. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo hướng phân cấp nhiều hơn cho địa phương nhằm phát huy quyền làm chủ, năng động, sáng tạo của địa phương trang 46
3.2.5.1. Về phân cấp nguồn thu trang 46
3.2.5.2. Phân cấp nhiệm vụ chi trang 46
3.2.5.3. Việc quản lý vốn đầu tư trang 47
3.2.5.4. Phân cấp chi thường xuyên về sự nghiệp giáo dục- đào tạo, y tế cho cấp huyện trang 48
3.2.6. Quy định cụ thể khoản chi đầu tư từ NSNN trang 48
3.2.7. Cải cách hệ thống quản lý thuế trang 48
3.2.8. Tăng cường sự minh bạch trang 49
Kết luận
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1940 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân cấp quản lý ngân sách theo luật định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành NS được tăng cường, hạn chế tình trạng "xin, cho" trong phân bổ NSNN
Nhiệm vụ, quyền hạn của QH, CP, HĐND ĐP trong quá trình xây dựng, dự toán NS rõ ràng, cụ thể do đó chất lượng dự toán NS những năm qua được nâng lên rõ rệt. Ở các tỉnh, thành phố các chỉ tiêu NS đều được đưa ra HĐND bàn bạc, thảo luận kỹ lưỡng, nhiều ý kiến đã được chấp nhận, nhiều chỉ tiêu đã được sửa đổi, bổ sung, Vì vậy, dự toán NS có chất lượng hơn, trách nhiệm chuẩn bị dự thảo dự toán NS của các cơ quan quản lý, điều hành được nâng cao hơn.
Do QH trực tiếp quyết định phân bổ NSTW nên tạo nên được sự công khai, dân chủ hạn chế tình trạng tiêu cực, hiện tượng xin cho.
Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NSTW và NSĐP đã thể hiện rõ hơn mục tiêu vừa bảo đảm được sự thống nhất, tập trung của NS quốc gia; Vừa phát huy được tự chủ tài chính, phát huy tiềm năng của mỗi ĐP, cụ thể là:
- NSTW và NS mỗi cấp chính quyền ĐP được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể;
- NSTW giữ vai trò chu đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi chiến lược, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những ĐP chưa cân đối được thu, chi NS;
- NSĐP được phân cấp nguồn thu đảm bảo chủ dộng trong thực hiện những nhiệm vụđược giao; tăng cường nguồn lực cho NS xã. HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc TW (gọi chung là cấp tỉnh) quyết định việc phân nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NS các cấp chính quyền ĐP phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn;
- Nhiệm vụ chi thuộc NS cấp nào do NS cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi NS phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của NS từng cấp;
- Trường hợp cơ quan quản lý NN cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý NN cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải chuyển kinh phí từ NS cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụđó;
- Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với khoản thu phân chia giữa NS các cấp và bổ sung từ NS cấp trên cho NS cấp dưới đểđảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các ĐP. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ NS cấp trên cho NS cấp dưới được ổn định từ 3 đến 5 năm. Số bổ sung từ NS cấp trên là khoản thu của NS cấp dưới;
- Trong thời kỳ ổn định NS, các ĐP được sử dụng nguồn tăng thu hàng năm mà NSĐP được hưởng để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; sau mỗi thời kỳ ổn định NS, phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển NSĐP, thực hiện giảm dần số bổ sung từ NS cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về NS cấp trên;
Việc phân cấp nói trên không có nghĩa "khoán trắng" cho NSĐP mà chỉ là phân cấp nguồn thu để đảm bảo nhiệm vụ chi được giao. Trường hợp nguồn thu không đủ thì NS cấp trên chuyển về theo 2 hình thức: bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu.
Đi đôi với phân cấp nguồn thu, để khuyến khích ĐP phấn đấu thu vượt dự toán còn thực hiện chính sách thưởng chỉ với các ĐP có thu vượt dự toán được giao và cao hơn mức thu năm trước và chỉáp dụng với khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP, vượt phần NSTW được hưởng, TW sẽ thưởng cho NSĐP. Tỷ lệ thưởng hàng năm do Thủ tướng CP quyết định.
Quy trình quản lí chi tiêu NSNN có sự đổi mới tích cực, phù hợp với hướng cải cách hành chính ở nước ta.
Luật NSNN năm 2002 đã đưa ra một quy trình chi NS mới: phương pháp cấp phát theo dự toán (thay cho phương thức cũ là: cấp phát theo hạn mức - Hạn mức được các cơ quan tài chính duyệt theo từng quý, từng tháng). Theo đó, các đơn vị sử dụng NS chủ động căn cứ vào chế độ chi tiêu NS, khối lượng, kết quả nhiệm vụ để thực hiện rút kinh phí tại kho Bạc NN theo dự toán NS đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Trong trường hợp dự toán chưa được phân giao (các tháng đầu năm) sẽ thực hiện tạm ứng kinh phí. Phương thức này đã tăng cường trách nhiệm, tính chủđộng của thủ trưởng các đơn vị sử dụng NS. Các cơ qan tài chính, chủ quản giảm thiểu nhiều thủ tục hành chính không cần thiết như lập hạn mức, thông báo, phối phối hạn mức… giành nhiều thời gian cho việc xây dựng chính sách, hướng dẫn thi hành và kiểm tra… Do đó tăng cường tính chủ động của đơn vị, tăng cường kỷ cương quản lý NS.
Công tác quyết toán NSNN đã đi dần vào nề nếp, chất lượng được nâng lên
Báo cáo quyết toán thực hiện theo hệ thống biểu báo mới, thực sựđã tạo điều kiện cho QH và HĐND ĐP xem xét và phê chuẩn. Một yếu tố khác làm cho báo cáo quyết toán có chất lượng cao hơn, đó là hoạt động có hiệu quả cao của kiểm toán NN. Hàng năm kiểm toán thực hiện với các ĐP, các cơ quan, các đơn vị trực thuộc, các tổng công ty, các dựán… sau đó, dựa trên kết luận của kiểm toán CP, UBND các ĐP đã xử lý các sai phạm theo kiến nghị của kiểm toán. Tất cả các hoạt động gắn liền với công tác quyết toán NS đã thực sự góp phần quản lí sử dụng có hiệu quả NSNN và NS các ĐP.
Phát huy tính chủ động sáng tạo của địa phương hơn
Luật NS hiện hành đã phát huy tốt hơn tính chủ động, sáng tạo của ĐP, tăng thêm các khoản thu cho NSĐP, tạo điều kiện làm phong phú nguồn thu của NSĐP. Do đó, có tác động tích cực thúc đẩy kinh tế ĐP phát triển
Hạn chế
Tính lồng ghép trong hệ thống NSNN
Hệ thống NSNN (NSNN) của nước ta có một đặc điểm khác biệt so với nhiều nước trên thế giới. Đó là tính “lồng ghép”. NSNN bao gồm NSTW và NS các cấp chính quyền ĐP (NSĐP), trong đó, NSĐP bao gồm NS của đơn vị hành chính các cấp có HĐND (HĐND) và ủy ban nhân dân (UBND), cụ thể là NS cấp tỉnh, NS cấp huyện và NS cấp xã. Cả 4 cấp NS hợp chung thành hệ thống NSNN. NS cấp dưới là bộ phận hợp thành của NS cấp trên. NS cấp trên không chỉ bao gồm NS cấp mình mà còn gồm cả NS cấp dưới. NS xã được “lồng” vào NS huỵên. NS huỵên được “lồng” vào NS tỉnh. NS tỉnh được “lồng” vào NSNN. Do tính chất lồng ghép của hệ thống NSNN mà nhiều chỉ tiêu thu và chi của NS cấp dưới do cấp trên ấn định. Điều này đã không khuyến khích cấp dưới tự cân đối thu, chi, lập dự toán tích cực, mà thường có xu hướng lập dự toán thu thấp, dự toán chi cao để được nhận trợ cấp nhiều hơn.
Sự lồng ghép trong hệ thống NSNN dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền, hạn chế tính độc lập và quyền hạn của các cấp NS; giảm tính hiệu quả, công khai, minh bạch trong việc lập, quyết định, giao dự toán NS, sử dụng NS và quyết toán NSNN. Mặt khác, do tính lồng ghép trong hệ thống NSNN nên thời gian lập, giao dự toán bị kéo dài, ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều hành NSNN. Hiện nay, dự toán NSNN thường được QH xem xét, quyết định tại những Kỳ họp cuối năm, vào tháng 10, tháng 11 hàng năm. Sau đó, căn cứ vào Nghị quyết của QH, CP giao nhiệm vụ thu - chi, tỷ lệ phần trăm phân chia đối với các khoản thu và mức phân bổ NSTW cho từng ĐP. Tại các ĐP, UBND chờ hướng dẫn của CP để hoàn thiện dự toán NSĐP trình HĐND xem xét, thông qua. Với quy trình lập dự toán khá dài như trên đã làm cho các cơ quan, ban, ngành hữu quan ở ĐP phải chạy nước rút mới có thể thi hành đúng Luật. Việc lập dự toán NSNN đang thực hiện từ dưới lên và giao NS thì theo chiều ngược lại nên các Bộ, ngành phải chờ ĐP báo cáo dự toán NSNN. Trên cơ sở đó mới tổng hợp, trình phương án điều chỉnh NSNN. Trong khi đó, bản thân các ĐP cũng phải chờ quyết định giao NS ở TW nên dường như phải mất gấp đôi thời gian để lập được dự toán NSNN. Thời gian lập dự toán dài thì đương nhiên, thời gian thẩm định dự toán NS bị rút ngắn lại. Điều này đã làm tăng sức ép về tiến độ đối với các cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm tra dự toán NSNN, cụ thể là UB Tài chính và NS của QH, Ban Kinh tế - NS của HĐND các ĐP.
Hình 2: mô tả hệ thống NSNN theo quy định của Luật NSNN năm 2002.
Hình 3: hệ thống phân cấp quản lý NSNN Việt Nam hiện nay theo mô hình lồng ghép
Phạm vi NSNN chưa rõ ràng
Luật NSNN quy định: “Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí phải nộp vào NSNN và thể hiện trong cân đối NSNN…”. Tuy nhiên, phạm vi NS lại chưa được quy định cụ thể nên một số nguồn thu chưa được phản ánh vào NSNN.Trên thực tế, các cơ quan hành chính NN vẫn được để lại một phần từ nguồn thu phí, lệ phí để bù đắp chi phí thu, phần còn lại mới nộp vào NSNN. Việc để lại chi phí thu như vậy chưa đáp ứng được nguyên tắc đầy đủ của NSNN và gây phức tạp trong công tác quản lý. Mặt khác, việc xác định tỷ lệ để lại chưa thống nhất, dẫn đến một số cơ quan hành chính không chỉ bù đắp cho chi phí thu mà còn để sử dụng cho các nhiệm vụ khác, gây bất bình đẳng giữa các cơ quan với nhau.
Đối với các khoản thu phí, lệ phí của các đơn vị sự nghiệp, hiện nay, một số phí dịch vụ mới chỉ đảm bảo một phần chi phí như học phí, viện phí… Về bản chất, đây là các khoản thu để bù đắp một phần chi phí của các dịch vụ công. Vì vậy, nếu đưa toàn bộ số thu, chi này vào cân đối NSNN thì sẽ gây khó khăn trong công tác điều hành NS do số thu phí, lệ phí rất khó dự toán được chính xác. Đặc biệt, với việc áp dụng quy trình chi mới (rút dự toán), nếu thu không đạt dự toán thì cũng rất khó giảm được chi. Đã có nhiều khoản thu như học phí, viện phí… được để lại đơn vị để bù đắp chi, nếu quy định phải nộp rồi sau đó chi theo dự toán thì không khuyến khích thu, còn nếu nộp rồi cấp lại thì chỉ làm tăng thủ tục hành chính về NS mà không giải quyết được vấn đề cần thiết là kiểm soát và tăng hiệu quả sử dụng.
Tỷ lệ phân chia giữa NSTW và NSĐP thiếu linh hoạt
Theo quy định của Luật NSNN, NS cấp xã được hưởng tối thiểu 70% của 5 khoản thu (thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà đất). Thế nhưng trong quá trình thực hiện, đã có tình trạng một số xã thừa nguồn đảm bảo nhiệm vụ chi, trong khi có xã nguồn thu chưa đảm bảo được nhiệm vụ chi, không thực hiện điều hòa được, gây khó khăn trong quản lý NS.
việc quyết định tỷ lệ phần trăm phân chia đối với 5 khoản thu cho NS xã do HĐND cấp tỉnh quyết định theo tình hình thực tế của địa phương.
Đối với khoản thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước và thuế giá trị gia tăng hàng sản xuất trong nước, theo quy định của Luật NSNN, khoản thu thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước và thuế VAT (không kể thuế VAT hàng nhập khẩu) là khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP có trụ sở doanh nghiệp đóng tại địa bàn. Tuy nhiên, 2 khoản thuế gián thu, do các tổ chức, cá nhân cả nước nộp, không phải chỉ có các tổ chức, cá nhân trên địa bàn địa phương đó, nên chỉ phân chia cho địa phương có trụ sở của doanh nghiệp đóng trên địa bàn là chưa hợp lý.
Khoản chi đầu tư từ NSNN chưa rõ ràng
Chi đầu tư có tính đặc thù, song Luật NSNN không tách vấn đề này ra, không làm rõ đặc thù của đầu tư xây dựng cơ bản. Luật Đầu tư hiện nay chủ yếu điều chỉnh khu vực đầu tư tư nhân, đầu tư ngoài, còn khoản đầu tư NS cấp thì vẫn chưa bao quát
Chưa có cơ chế điều chỉnh nguồn thu khi có tăng giảm đột biến
Trong một số trường hợp, do chưa bao quát, lường hết được những yếu tố phát sinh mới (chẳng hạn có thêm nhà máy đi vào hoạt động…) nên một số ĐP có tăng thu đột biến; hoặc cơ sở tính chưa sát dẫn đến làm giảm thu lớn (ví dụ dự kiến thời gian tới sẽ có một nhà máy lớn đi vào hoạt động, dự kiến đem lại nguồn thu mấy trăm, mấy nghìn tỷ, nhưng sau đó nhà máy không hoạt động nữa). Tuy nhiên, Luật NSNN hiện hành không có quy định về vấn đề này, nên trong quá trình triển khai thực hiện phát sinh nhiều bất cập.
Nguyên nhân của những mặt hạn chế
Do nền KT có những biến động nên giữa văn bản và thực tế thường không khớp nhau, dẫn đến sự lạc hậu, hiệu lực của nhiều văn bản còn thấp khi đưa vào cuộc sống. Hơn nữa, nhiều văn bản, ngoài việc bỏ sót đối tượng điều chỉnh, chưa dự kiến hết các tác động điều chỉnh trong nền KT, các quan hệ KT quốc tế còn quy định quá chung chung nên thực tế việc chấp hành luật là áp dụng các văn bản dưới luật. Các văn bản này lại quá nhiều nên sự chồng chéo, trùng lặp, thậm chí là vô hiệu hoá quy định lẫn nhau là khó tránh khỏi.
Một nguyên nhân khác là do năng lực của bản thân hệ thống. Dù chất lượng cán bộ làm công tác tài chính, kế toán, thuế, kho bạc NN,…đã không ngừng được nâng cao, bộ máy tổ chức đang từng bước tinh gọn để phát huy tốt hiệu quả. Tuy vậy với yêu cầu quản lý NSNN trong tình hình hiện nay, đội ngũ cán bộ tài chính ở cơ sở, nhất là từ xã, phường đến quận, huyện, thành phố vẫn còn phải hoàn thiện.
Các văn bản hướng dẫn luật nói chung là luôn thiếu sự thống nhất nên dễ dẫn đến sự hiểu sai, hiểu nhầm, khó đưa luật vào cuộc sống, nhiều quy định chưa sát với thực tế, chưa chỉ rõ những quy định cũ cần bác bỏ. Ngoài ra, khi có luật, có nhiều điều mới song văn bản của cấp dưới, sự giải thích của cấp co thẩm quyền, các thủ tục hành chính lại gò bó trở lại.
Trên đây là những nét chung thường gặp phải nảy sinh giữa luật và thực tế khi áp dụng, đối với luật NSNN quy định về hệ thống và phân cấp quản ly NSNN có những nét riêng.
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
Kinh nghiệm về phân cấp quản lý ngân sách trên thế giới
Thực tiễn phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở các nước trên thế giới
Australia
Hệ thống chính quyền Australia gồm 3 cấp: liên bang, bang và ĐP. Mỗi bang đều có cơ quan lập pháp riêng. Cả nước có 565 chính quyền ĐP.
Nguồn thu của CP liên bang: là thuế, mà chủ yếu là thuế thu nhập (thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập công ty), tiếp đến là thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu...
Nguồn thu của bang: gồm có 2 nguồn
- Từ thuế tài sản, thuế đối với phương tiện, thuế bảo hiểm và cờ bạc, thuế hàng hóa và dịch vụ
- Từ trợ cấp của CP liên bang (khoản này chiếm tỷ trọng khá cao, bằng khoảng 45% NS bang).
Chính quyền liên bang là thiết chế mạnh nhất trong hệ thống tổ chức các cơ quan quyền lực của Australia. Các bang phụ thuộc vào sự hỗ trợ về mặt tài chính của chính quyền liên bang, đặc biệt là các khoản NS chi cho các hạng mục được quyết định bởi chính quyền liên bang. Việc cấp NS cho các bang luôn được kèm theo bởi các điều kiện do chính quyền liên bang đề ra, bắt buộc chính quyền bang phải thực hiện khi nhận hỗ trợ NS.
Ví dụ tại chính quyền hạt Sutherland Shire, phía Nam thành phố Sydney, bang New South Wales thuộc cấp chính quyền ĐP nhỏ nhất của cấu trúc hành chính NN Liên bang Australia, NS năm 2008-2009 của Hội đồng Sutherland Shire là 221 triệu đôla Australia, trong đó 40% thu từ thuế đất và thuế tài sản, 20% là thu phí môi trường dịch vụ, 14% thu trợ cấp từ NS cấp trên. Về chi, có 81% là chi dịch vụ trẻ em, cây xanh, chiếu sáng đô thi, cấp thoát nước...; 19% là chi đầu tư cơ sở hạ tầng như bảo dưỡng đường sá, sửa chữa tài sản công, trang thiết bị cho thư viện... với 14% NS của hạt nhận bổ sung từ cấp bang, không có tính linh hoạt đối với khoản thu từ đất dẫn đến những khó khăn về nguồn kinh phí cho việc sửa chữa bảo dưỡng cơ sở hạ tầng. Kinh nghiệm này cho thấy cần phải khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng quy mô NS ĐP trên cơ sở tăng nguồn thu tại chỗ, từ đó tăng tiềm lực tài chính của từng ĐP, giảm phụ thuộc vào NS cấp trên. Muốn vậy, cần bảo đảm tính độc lập và quyền quyết định dự toán, phân bổ NS của Hội đồng ĐP.
Vai trò của Chính quyền ĐP đối với vấn đề NS là không lớn. Các khoản thu đều do TW quản lý; các nhiệm vụ chi của TW cũng được TW trực tiếp thực hiện hoặc phân bổ cho các bộ, ngành, ĐP theo mục tiêu rất cụ thể.
Cộng hoà Liên bang Đức
Cộng hoà Liên bang Đức là một quốc gia lập hiến, có tính dân chủ và XH. Theo hiến pháp, liên bang có 3 cấp hành chính: liên bang, tiểu bang (16 tiểu bang) và cấp xã (khoảng 16.000 xã); quyền lực NN nằm ở liên bang và các tiểu bang, mỗi cấp có chức năng riêng. Hệ thống NSNN được chia thành 3 cấp:
- NS liên bang
- NS các bang
- NS các xã trực thuộc bang.
Về thẩm quyền quyết định về NS và chính sách thu, chi của các cấp, Hiến pháp liên bang quy địh rõ NS các cấp là độc lập với nhau và do cơ quan lập pháp ở từng cấp quyết định. QH Liên bang quyết định NS Liên bang, QH Bang quyết định NS Bang, HĐND các cấp trực thuộc bang quyết định NS của cấp mình. Việc tổng hợp NSNN chỉ cóý nghĩa về mặt thống kê. Bên cạnh Hiến pháp Liên bang còn có nhiều luật quy định về NSNN như là Luật NS Liên bang, Luật thúc đẩy sự ổn định và tăng trưởng KT, Luật các nguyên tắc NS cho Liên bang và các bang, Luật NS bang, Luật NS hàng năm. Riêng NS cấp xã được Luật hành chính xã điều chỉnh và có hướng dẫn thực hiện Luật này đi kèm. Hiến pháp của Cộng hoà Liên bang Đức còn quy định về quyền ban hành các luật thuế. Hiến pháp quy định rõ các loại thuế nào do chính quyền Liên bang quy định, loại thuế nào do chính quyền các Bang quy định. Thuế của cấp nào, cấp đó được quy định về thuế suất. Ngoài ra, chính quyền ĐP các cấp còn được quy định những loại thuế riêng nhưng với điều kiện là loại thuế này không có trong danh mục. Nói chung, việc phân định nguồn thu cho các cấp đã được định ra không dựa trên nhiệm vụ chi cũng như khả năng thu của từng ĐP. Do đó, đây là nguyên nhân làm cho ĐP nào giàu có thì NS nhiều hơn.
Về phân định nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp NS:
- Nguồn thu của các cấp NS được phân chia cụ thể như:
· Các khoản thu 100% của NS liên bang bao gồm: Thuế xuất nhập khẩu, thuế bảo hiểm, thuế têu thụđặc biệt (thuốc lá, rượu, bia), thuế xăng dầu.
· Các khoản thu 100% của NS bang gồm: Thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế giao thông, thuế xổ số, thuếđua ngựa, thuế thi đấu thể thao,…
· Khoản thu 100% của NS xã gồm thuế nhà đất, thuế hành nghề, thuế vui chơi giải trí, phí, lệ phí…
· Các khoản phân chia giữa các cấp: Thuế VAT phân chia giữa bang và liên bang; thuế thu nhập cá nhân phân chia giữa liên bang, bang, xã; thuế thu nhập doanh nghiệp phân chia giữa bang và liên bang…
Ngoài các khoản thu này, như phần trên đã đề cập, các bang và xã được đưa ra các khoản thu riêng của mình nếu khoản thu đó không có trong danh mục chung.
- Phân định nhiệm vụ chi rất rõ ràng cho từng cấp
· NS liên bang đảm nhiệm các khoản chi quan trọng như chi về quốc phòng, ngoại giao, tiền tệ, bảo hiểm XH, liên khu vực, chi cho bộ máy chính quyền liên bang, hỗ trợ các bang có khó khăn, điều hoà NS giữa các vùng có khó khăn…
· Các bang đảm nhiệm các nhiệm vụ về tư pháp, trợ giúp XH, công an, đào tạo các trường đại học, lương giáo viên, trợ cấp cho các xã trực thuộc bang, cơ sở vật chất bệnh viện, chi quản lý hành chính của chính quyền bang…
· NS xã đảm nhiệm các nhiệm vụ còn lại theo nguyên tắc "cái gì gắn với dân nhất thì giao cho xã". Xã đảm nhiệm các khoản chi về cơ sở giáo dục, văn hoá thể thao, trợ cấp XH, các công trình công cộng (thoát nước, công viên, nghĩa trang…), giao thông thuộc phạm vi xã,…
Phương thức trợ cấp cho NSĐP
Xác định trợ cấp ở Cộng hoà liên bang Đức đòi hỏi phải tính toán nhu cầu chi và khả năng thu của ĐP. Nhu cầu chi của ĐP được tính toán theo 3 tiêu thức: dân số, số học sinh, số người thất nghiệp. Tất cả các tiêu thức này đều được quy đổi theo hệ số và được nhân với đơn giá (đơn giáđược xác định từ trước vàáp dụng chung cho tất cả các ĐP được nhận trợ cấp). Khả năng thu được tính toán trên cơ sở phân định các nguồn thu. Từ đó, xác định được chênh lệch thu, chi và số cần phải hỗ trợ (các ĐP có khả năng thu lớn hơn nhu cầu chi không được nhận trợ cấp). Thông thường, cấp trên chỉ trợ cấp cho cấp dưới khoảng 80% số cần phải hỗ trợ để khuyến khách các ĐP tiết kiệm chi và tăng số thu của mình.
- Các giải pháp để thực hiện bù đắp bội chi: Các cấp quản lý NSNN đều có quyền vay ngân hàng để bù đắp bội chi hoặc đầu tư vào các hạng mục cần thiết trong trường hợp chưa huy động kịp nguồn thu.
Philippines
Khoản thu của chính quyền ĐP: có 2 loại
- Từ các khoản thuế
- Khoản thu do CP điều tiết từ NS TW
Theo luật, cấp tỉnh có quyền quyết định thuế suất và thu các loại thuế như: Thuế tài sản cố định; Thuế chuyển nhượng tài sản cố định; Thuế kinh doanh, in ấn, phát hành; Thuế đối với các ngành, nghề kinh doanh độc quyền; Thuế khai thác tài nguyên ĐP; Thuế các ngành, nghề như bác sĩ, luật sư; Thuế vui chơi giải trí; Thuế chuyên chở hàng hóa.
Nguyên tắc phân bổ NS ĐP
- 50% theo dân số
- 25% theo diện tích đất của ĐP
- 25% còn lại chia đều bình quân cho tất cả các đơn vị hành chính
Bảng 2: Phân chia thuế của chính quyền ĐP
NGUỒN THU
KHU TỰ TRỊ
BARANGAYS
Thuế bất động sản
40% số thu được của tỉnh
25% số thu được của tỉnh hoặc
30% số thu được của thành phố
Thuế cát, sỏi và tài nguyên mỏ khác
30% số thu được của tỉnh
40% số thu được của tỉnh
Thuế đánh vào các loại hình giải trí
50% số thu được của thành phố
Thuế cộng đồng
50% số thu được
Bảng 3: Cơ cấu nguồn thu theo loại hình chính quyền ĐP
Nguồn
Chính quyền ĐP
Trong đó
Tỉnh
Thành phố
Thành phố trực thuộc
Thuế bất động sản
36,5
47,5
36,8
30,3
Thuế môn bài và lệ phí cấp giấy phép
29,8
0,3
36,3
26,3
Các loại thuế khác
11,2
22,4
10,0
9,0
Thu nhập hoạt động và thu nhập khác
22,3
29,2
16,9
34,3
Thu nhập vốn
0,1
0,7
0
0,1
Thái Lan
Thái lan tổ chức quản lý đất nước theo mô hình "Tam quyền phân lập". Hệ thống chính quyền được tổ chức như sau: cấp TW (gồm văn phòng nội các, 20 Bộ chuyên ngành; quỹ TW; các đơn vị chủ theo quy định của Hiến pháp….); cấp ĐP: cấp tỉnh (Băng kok và Patrayja hưởng quy chế riêng); cấp đô thị, cấp xã.
Thái Lan thực hiện phân cấp mạnh mẽ cho ĐP. NS ĐP ở Thái do Hội đồng dân cư ĐP quyết định trên cơ sở các chính sách KT tài chính của TW, và phù hợp với kế hoạch tài chính trung hạn. Mô hình NS của Thái Lan là mô hình "không lồng ghép". Nghĩa là NS của một cấp không tổng hợp từ NS cấp dưới về kết cấu NS ĐP gồm 2 phần
- Phần 1: Được sử dụng theo chế độ, chính sách của ĐP
- Phần 2: Được sử dụng không theo các quy định của ĐP.
Hội đồng dân cư ĐP thông qua các khoản thu, chi trong từng niên độ thuộc thẩm quyền quyết định của ĐP. Đến nay có khoảng 35% nguồn thu NS đã được giao cho ĐP. Ở Thái Lan còn áp dụng nhiều hình thức trợ cấp NS cho các ĐP: trợ cấp có mục tiêu; trợ cấp không có mục tiêu, trợ cấp chung, trợ cấp đặc biệt.
Anh
Hàng năm chính quyền ĐP của Anh quốc chi tiêu hàng tỷ bảng Anh để cung cấp các dịch vụ hàng ngày ở ĐP (như năm 2005-2006, con số này là khoảng 84 tỷ bảng Anh).
Nguồn thu NS của chính quyền ĐP bao gồm:
- Tiền do CP TW phân bổ: chiếm khoảng 75 - 80%
- Phí dịch vụ và thuế của hội đồng ĐP: chiếm khoản 20-25%
Chính phủ TW có quyền can thiệp nếu cho rằng thuế do hội đồng đặt ra là quá cao. Việc quản lý NS mang tính chất tập trung chứ chưa phân cấp cho ĐP.
Nguồn NS của TW cấp cho ĐP theo ba hình thức:
- Trợ cấp hỗ trợ nguồn thu (RSG)
Là khoản lớn nhất, được phân bổ cho các ĐP theo Chuẩn mực đánh giá chi tiêu (SSA) dựa trên các tiêu chí về địa lý, dân số, XH, giống như định mức phân bổ NS ĐP ở Việt Nam.
- Mức thuế kinh doanh ĐP chung (UBR).
UBR là hình thức kết hợp cả hai yếu tố TW và ĐP: chủ sở hữu tài sản công nghiệp và thương mại phải nộp thuế cho chính quyền ĐP, nhưng theo mức thuế do CP TW quy định chung trên toàn nước Anh. Chính quyền ĐP nộp số thuế thu được cho TW, sau đó được phân bổ lại theo dân số của ĐP đó. Một số tài sản không phải chịu thuế như đất và nhà nông nghiệp, trại nuôi cá, nhà thờ, công viên, một số tài sản cho người tàn tật…
- Trợ cấp đặc biệt (SG).
Là những khoản CP TW chi cho những nhu cầu đặc biệt của ĐP, có thể theo từng năm hoặc khi có nhu cầu đột xuất.
Sau khi Đảng Lao động nắm chính quyền, vào năm 1998 đã đề xuất một số biện pháp cải cách. Đó là: giữ lại hệ thống UBR, nhưng cho phép chính quyền ĐP được đặt ra mức thuế bổ sung nhỏ hoặc giảm thuế cho khối kinh doanh; chấm dứt việc áp đặt mức NS trần cho các ĐP; các khoản của TW rót cho ĐP được xác định trong ba năm; thay đổi hệ thống thuế trên vốn…Tuy nhiên, những đề xuất này vẫn hướng đến duy trì hệ thống tài chính-NS tập trung, chứ chưa phân cấp mạnh cho ĐP, khiến cho ĐP bị phụ thuộc nhiều vào TW. Hệ thống này vẫn quá phức tạp, khó hiểu đối với người dân, khiến cho tính giải trình của chính quyền không được như mong muốn. Điều này cũng làm cho người dân trở nên xa cách với tình hình chi tiêu của chính quyền, sự tham gia của họ vào việc công không tích cực, họ cho rằng lá phiếu của mình không có giá trị.
Chính vì thế, các ý kiến đối lập muốn cải cách mạnh hơn nữa. Theo họ, chính quyền ĐP phải được tự chủ về tài chính, và để đạt mục tiêu này, phải tăng mức thuế của ĐP lên. Với mức tăng này, khoảng 70% chính quyền ĐP sẽ tự chủ về tài chính. Đối với những ĐP còn lại, CP TW sẽ cắt giảm khoản hỗ trợ. Bên cạnh đó, cần thiết lập thuế thu nhập ĐP để đáp ứng nhu cầu chi tiêu trực tiếp của ĐP đó…Những biện pháp này không chỉ tăng cường tính tự chủ tài chính của ĐP, mà còn tăng tính giải trình của chính quyền, vì lúc đó chính quyền phải phụ thuộc vào cử tri - người nộp thuế hơn. Cử tri nắm rõ hơn chi phí của những dịch vụ do chính quyền cung cấp.
Malaysia
Malaysia là nước đang phát triển trong cùng khu vực và có nhiều đặc điểm KT, tự nhiên tương đồng với Việt Nam và là NN liên bang. Hệ thống NSNN của Malaysia tương tự như của Cộng hoà Liên bang Đức bao gồm 3 cấp là:
- NS liên bang
- NS bang
- NS của chính quyền ĐP
NS liên bang, NS bang do QH xem xét, quyết định và quyết định phần trợ cấp cho NS ĐP. Trong quá trình thực hiện, phát sinh các nhu cầu về khả năng thu, chi cóảnh hưởng tới dự toán đều phải được đưa ra xin ý kiến QH, do đó NS được xây dựng chặt chẽ và điều hành