MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Nội dung 2
Phần I- Phân loại đất đai theo luật đất đai Việt Nam 2
I/ Đất nông nghiệp. 2
1/ Khái niệm đất nông nghiệp. 2
2/ Chế độ sử dụng đất nông nghiệp. 2
3/ Đối tượng được giao đất nông nghiệp 2
4/ Thẩm quyền giao đất và thu hồi đất, thời hạn sử dụng đất 3
II/ Đất lâm nghiệp. 3
1/ Khái niệm. 3
2/ Chế độ quản lý đất lâm nghiệp. 3
3/ Đối tượng được giao đất lâm nghiệp : 3
4/ Thẩm quyền giao đất lâm nghiệp và xác lập các khu rừng. 4
III/ đất khu dân cư nông thôn 4
1/ Khái niệm đất khu dân cư nông thôn. 4
2- Đối tượng giao đất ở trong khu dân cư nông thôn. 5
3- Thẩm quyền giao đất 5
Iv/ đất đô thị. 5
2. Khái niệm đất đô thị. 6
3- Đặc điểm đất đô thị. 6
4/ Chế độ quản lý và sử dụng đất ở, nhà ở tại đô thị. 6
5/ Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, đất ở. 7
V/ Đất chuyên dùng 7
1/ Khái niệm (Theo điều 62 luật đất đai) 7
2- Chế độ quản lý và sử dụng đất chuyên dùng. 7
VI/ Đất chưa sử dụng. 9
1- Khái niệm đất chưa sử dụng. 9
2- Đặc điểm của đất chưa sử dụng. 10
Phần II- Các loại đất ở xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm - Hà Nội. 10
1/ Đất nông nghiệp 10
2/ Đất chuyên dùng. 11
3/ Đất khu dân cư nông thôn. 11
4/ Đất chưa sử dụng. 11
Kết luận 12
Tài liệu tham khảo
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3681 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân loại đất đai theo luật đất đai Việt Nam. Tìm hiểu một xã ngoại thành Hà Nội xem có bao nhiêu loại đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá.Là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu trong môi trường sống, là địa bàn phân bổ dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội và quốc phòng có sự quản lý của nhà nước toàn bộ đất đai theo qui hoạch và pháp luật , đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Chế độ pháp lý đất đai của nhà nước với mỗi thời kì đều có sắc thái khác nhau.
Cho đến nay thì chúng ta có một hệ thống chính sách pháp luật về đất đai tương đối đầy đủ và toàn diện, là công cụ để Nhà nước thiết lập mối quan hệ của mình với mọi tổ chức, cá nhân và các hộ gia đình. Sử dụng đất đai là một vấn đề nhiều người rất quan tâm và đóng vai trò quan trọng trong thời đại ngày nay, chính vì thế mà em chọn đề tài: “ Phân loại đất đai theo luật đất đai Việt Nam. Tìm hiểu một xã ngoại thành Hà Nội xem có bao nhiêu loại đất” để phân tích và tìm hiểu rõ hơn về nó. Bài tiểu luận của em gồm các phần chính sau:
Phần I: Phân loại đất đai theo luật đất đai Việt Nam.
Phần II: Các loại đất ở xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm ở Hà Nội
Trong tiểu luận này em không tránh khỏi thiếu sót, kiến thức của em còn hạn chế . Kính mong thầy cô góp ý kiến bổ sung để các bài viết của em được tốt hơn trong những lần sau. Em cám ơn các thầy, cô đã giúp em hoàn thành tốt tiểu luận này.
Nội dung
phần I
Phân loại đất đai theo luật đất đai việt nam
Luật đất đai là một ngành luật trong hệ thống pháp luật một bộ phận pháp luật bao gồm: toàn bộ quy định pháp luật điểu chỉnh các quan hệ đất đai. Các quan hệ này hình thành trong quá trình Nhà nước quản lý đất đai, quá trình chiếm hữu sử dụng, định đọat số phận pháp lý của đất đai, nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả, đảm bảo lời ích của toàn dân và của người chiếm hữu, sử dụng đất.
I/ Đất nông nghiệp.
1/ Khái niệm đất nông nghiệp.
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm thí nhiệm vào việc nghiên cứu khoa học nông nghiệp.
2/ Chế độ sử dụng đất nông nghiệp.
Đất nông nghiệp phải được sử dụng đúng mục đích, không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích khác, phải được cải tạo, bồi bổ tăng độ màu mỡ cho đất. Bảo đảm cho người làm nông nghiệp có đất sản xuất, được cấp đất không phải trả tiền.
3/ Đối tượng được giao đất nông nghiệp
Đối tượng được giao đất sử dụng ổn định và lâu dài, là nhân khẩu nông nghiệp thường trú tại địa phương kể cả người đang làm nghĩa vụ quân sự. Những người sống chính bằng nghề nông, cư trú tại địa phương chưa có hộ khẩu thường trú, xã viên hợp tác xã nông nghiệp trước đây đã chuyển đi làm việc ở nơi khác nay trở về làm nông nghiệp, cán bộ công nhân viên chức nghỉ mất sức hay giảm biên chế, cán bộ viên chức bộ đội về hưu mà còn khả năng sản xuất tại địa phương, con cán bộ công nhân viên chức nhà nước sống tại địa phương đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làm.
4/ Thẩm quyền giao đất và thu hồi đất, thời hạn sử dụng đất
Thời hạn giao đất với đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản là 20 năm, cây lâu năm là 50 năm được tính thống nhất từ ngày có hiệu lực pháp lý của luật đất đai 1993. Sau thời gian sử dụng đất vẫn có nhu cầu trong quá trình sử dụng , nếu người sử dụng đất vẫn có nhu cầu và trong quá trình sử dụng chấp hành đúng pháp luật về đất đai thì được nhà nước giao tiếp đất đó để sử dụng
Thẩm quyền giao đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho các tổ chức, do UBND huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh giao cho các hộ gia đình, các cá nhân .... Cấp nào giao đất thì cấp đó có quyền thu hồi đất.
II/ Đất lâm nghiệp.
1/ Khái niệm.
Đất lâm nghiệp là đất có rừng và đất không có rừng nhưng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp(trồng rừng, tu bổ, bảo vệ, phục hồi, nuôi duỡng rừng, nghiên cứu thí nghiệm về lâm nghiệp).
Hiện nay ở nước ta có các đất lâm nghiệp:Rừng đặc dụng,rừng phòng hộ,rừng sản xuất,rừng bảo tồn thiên nhiên.
2/ Chế độ quản lý đất lâm nghiệp.
Quản lý đất lâm nghiệp được quy về ba nội dung.
Các hoạt động điạ chính của Nhà nước đối với đất lâm nghiệp nhằm mục đích giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nắm vững về vốn đất lâm nghiệp trên phạm vi cả nước.
Hoạt động giao đất cho thuê đất cho phép chuyển quyền sử dụng đất, thu hồi đất với đất lâm nghiệp.
Hoạt động thanh tra kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp đối với cơ quan quản lý nhà nước với người sử dụng đất.
3/ Đối tượng được giao đất lâm nghiệp :
Các tổ chức, cá nhân được giao đất lâm nghiệp (phải sử dụng đúng mục đích trồng , cải tạo, nuôi dưỡng rừng, ... đúng pháp luật về bảo vệ phát triển rừng) : Các ban quản lý rừng, lâm trường khai thác , trồng rừng, các hợp tác xã và tổ chức có kinh doanh nghề rừng, hộ gia đình, Cá nhân.
4/ Thẩm quyền giao đất lâm nghiệp và xác lập các khu rừng.
4.1. Thẩm quyền giao đất lâm nghiệp.
- Giao đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao cho các tổ chức; do UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh giao cho các hộ gia đình và cá nhân.
-Giao đất để sử dụng vào mục đích không phải là lâm nghiệp thì thẩm quyền thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền cấp 1ha trở xuống với đất có rừng , 2-10 ha trở xuống với đất đồi núi trọc.
4.2. Xác lập các khu rừng.
-Các khu rừng phòng hộ đầu nguồn, chắn sóng, chắn cát ven biển, bảo vệ đất đai, chống xói mòn do UBND huyện thị xã thành phố trực thuộc tỉnh xác lập.
-Rừng sản xuất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW xác lập.
-Khu bảo tồn thiên nhiên, rừng cấm, quốc gia do Chính Phủ xác lập.
III/ đất khu dân cư nông thôn
1/ Khái niệm đất khu dân cư nông thôn.
Đất khu dân cư nông thôn là đất xác định chủ yếu để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn.
Đất ở mỗi gia đình nông thôn bao gồm đất ở để làm nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống của mỗi gia đình.
Đất ở của mỗi gia đình nông thôn bao gồm: nền nhà, sân phơi, nền đống rơm rạ, nhà bếp, nhà tắm, giếng nước, chuồng nuôi gia súc hàng rào, lối đi (đất thổ cư).
Đất khu dân cư nông thôn gồm các loại đất sau :
- Đất ở của mỗi gia đình ở nông thôn.
- Đất vườn, ao, hồ của mỗi gia đình.
- Đất để xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho mục đích của khu dân cư như trạm y tế, nhà trẻ, trường học, hệ thống giao thông...
- Đất di tích lịch sử, văn hóa, đình chùa, thánh thất.
- Đất chưa sử dụng nằm trong khu dân cư.
- Đất nông nghiệp, lâm nghiệp được nhà nước quy định.
2- Đối tượng giao đất ở trong khu dân cư nông thôn.
Để thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước là tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất ở những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng dân cư trên đất nông nghiệp, chỉ giao đất ở mới cho những hộ có nhu cầu về nhà ở mà có đủ các điều kiện sau:
- Có hộ khẩu thường trú ở nơi xin đất ở.
- Trong gia đình có thêm cặp vợ chồng hình thành gia thất riêng biệt.
- Diện tích đất ở theo đầu người trong hộ dưới 80% mức đất bình quân của địa phương.
Hộ gia đình có đủ điều kiện trên phải làm đơn xin giao đất ở được UBND xã xác nhận gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét.
3- Thẩm quyền giao đất
Căn cứ vào quỹ đất đai của địa phương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW quyết định mức đất mỗi hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng để ở theo quy định của Chính Phủ với từng vùng không vượt quá 400m2; đối với những nơi có tập quán nhiều thế hệ cùng chung sống trong một hộ hoặc có điều kiện tự nhiên đặc biệt, thì mức đất có thể cao hơn, nhưng tối đa không vượt quá 2 lần mức quy định đối với vùng đó.
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định kế hoạch giao đất khu dân cư nông thôn.
- UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao đất cho hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu theo kế hoạch của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- UBND xã xác nhận các đơn xin đất ở của hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện, đưa lên UBND huyện xem xét quyết định.
Iv/ đất đô thị.
Hiện nay, ở nước ta, đất đô thị chiếm 3,3% tổng diện tích đất tự nhiên.
2. Khái niệm đất đô thị.
Đất đô thị là đất nội thành, nội thị xã, thị trấn được sử dụng để xây dựng nhà ở, trụ sở các cơ quan, tổ chức, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh và các mục đích khác.Đất để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng là đất làm đường giao thông, cầu cống, vỉa hè,hệ thống cấp thoát nước, sông, hồ, đê ,đập, bệnh viện trường học, chợ, công viên, quảng trường, sân vận động, sân bay, bến cảng và các công trình công cộng khác.
3- Đặc điểm đất đô thị.
-Là trung tâm tổng hợp, chuyên ngành của một vùng lãnh thổ nhất định.
-Quy mô nhỏ nhất về dân số là 4000 người, miền núi có thể thấp hơn.
- Nơi sản xuất, dịch vụ thương mại phát triển .
-60%lao động trở lên trong số lao động đô thị không làm nông nghiệp.
-Có cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng.
Từ những đặc điểm của đất đô thị ở trên, đô thị ở nước ta được phân thành 5 loại từ: đô thị loại 1 đến đô thị loại 5 ( theo giáo trình) . Hiện nay,theo điều luật sửa đổi bổ sung của luật đất đai thì có thêm loại đất đô thị đặc biệt.
4/ Chế độ quản lý và sử dụng đất ở, nhà ở tại đô thị.
Đất ở tại đô thị là đất dùng để xây nhà ở, các công trình phục vụ nhu cầu ở và khuôn viên với quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
Hiện nay, công tác quản lý đất đô thị và nhà ở, đất ở bị buông lỏng. Đảng và Nhà nước đã xác định vấn đề nhà ở, đất ở tại đô thị là những vấn đề quan trọng và phức tạp cần phải giải quyết.Nhà nước đã lần lượt ban hành các văn bản pháp luật về nhà ở, đất ở tại đô thị.Tại Điều 57 Luật đất đai quy định:
Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thi; Có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.
Những nơi có quy hoạch giao đất làm nhà ở, thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW quyết định việc giao đất theo quy định của Chính phủ.
5/ Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, đất ở.
Chủ sở hữu nhà phải đăng ký nhà ở, đất ở tại UBND phường, thị trấn, nộp dơn xin giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở với toàn bộ hồ sơ giấy tờ hợp lệ.
Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giúp UBND thực hiện việc đăng kí, xét cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ gốc và quản lý toàn bộ hồ sơ sở hữu nhà và sử dụng đất ở.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Đối với nhà ở tư nhân, cấp cho chủ sở hữu nhà.
Đối với nhà thuộc sở hữu của tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội được cấp cho các tổ chức đó.
Đối với nhà thuộc sở hữu nhà nước, cấp cho cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý nhà đó.
V/ Đất chuyên dùng
1/ Khái niệm (Theo điều 62 luật đất đai)
Đất chuyên dùng là đất sử dụng vào mục đích không phải nông nghiệp, lâm nghiệp, làm nhà ở. Bao gồm: đất xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học kỹ thuật, hệ thống giao thông, thủy lợi, đê điều, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, dịch vụ, đất sử dụng cho nhu cầu quốc phòng, an ninh, dùng thăm dò, khai thác khoáng sản, đá, cát , đất làm muối, làm đồ gốm, gạch, ngói và các vật liệu xây dựng khác, đất di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất có mặt nước sử dụng vào mục đích không phải nông nghiệp.
2- Chế độ quản lý và sử dụng đất chuyên dùng.
2.1. Đất xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học kỹ thuật văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, xã hội, dịch vụ :
Theo điều 63 luật đất đai, việc sử dụng đất vào các mục đích trên phải tuân theo các yêu cầu sử dụng đất được xác định trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật, thiết kế công trình và theo quy định khác của pháp luật.
2.2. Đất xây dựng các hệ thống giao thông, thuỷ lợi, đê điều, thuỷ điện, hệ thống dẫn điện , nước, dầu, khí, phải tuân theo quy định sau :
Thực hiện đúng thiết kế thi công, tiết kiệm đất, không gây hại cho việc sử dụng đất vùng lân cận ;
Thực hiện đúng quy định về việc sử dụng đất trong hành lang an toàn thuộc hệ thống các công trình này;
Được kết hợp nuôi trồng thuỷ sản hoặc sử dụng vào các mục đích khác nhưng không được gây trở ngại cho việc thực hiện mục đích chính của đất chuyên dùng;
UBND xã, phường, thị trấn sở tại có trách nhiệm cùng với cơ quan chủ quản công trình bảo vệ đất trong hành lang an toàn theo các yêu cầu kỹ thuật của các công trình quy định tại Điều này.
2.3. Đất quốc phòng, an ninh : (Theo Điều 65 luật đất đai)
Đất quốc phòng, an ninh do Chính phủ quy định, UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương thực việc quan lý Nhà nước đói với đất sử dụng cho quốc phòng, an ninh trong phạm vi địa phương mình.
Việc chuyển đất sử dụng cho quốc phòng, an ninh vào các mục đích khác do Chính phủ quyết định.
2.4. Đất thăm dò, khai thác khoáng sản.
Việc sử dụng đất vào các mục đích thăm dò, khai thác khoáng sản, đá, cát phải tuân theo các quy định trong Điều 66 luật đất đai.
2.5. Đất làm gốm, gạch ngói và các vật liệu xây dựng khác.
Việc sử dụng đất vào các mục đích làm đồ gốm, gạch ngói khai thác và sản xuất các vật liệu xây dựng khác phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,không làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đời sống, môi trường, sử dụng xong phải cải tạo lại.
2.6. Đất làm muối
Đất làm muối thường được phân bổ ở các vùng ven biển nơi nhân dân có nghề làm muối truyền thống. Nước ta có 3000 km bờ biển thuận lợi cho nghề l muối phát triển .Để đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất muối và đáp ứng nhu cầu về muối của xã hội, Điều 68 luật đất đai quy định:
Những vùng đất làm muối có năng suất, chất lượng cao phải bảo vệ và ưu tiên cho việc sản xuất muối.
Nhà nước khuyến khích việc sử dụng các vùng đất có khả năng làm muối phục vụ nhu cầu xã hội.
2.7. Đất di tích lịch sử văn hóa danh lam thắng cảnh.
Đất di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng phải được bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật.
- Di tích lịch sử là công trình xây dựng, địa danh, tác phẩm nghệ thuật... có giá trị lịch sử, văn hóa gắn với sự phát triển văn hóa, xã hội.
Danh lam thắng cảnh những khu vực thiên nhiên có cảnh đẹp hoặc công trình xây dựng nổi tiếng như : Vịnh Hạ Long, Tháp Chàm, ...
Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đất có di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh vào các mục đích khác phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tuy nhiên, trên thực tế một số địa phương do công tác quản lý còn nhiều bất cập , cộng với những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường một số di tích lịch sử bị lấn chiếm, bị tàn phá, xuống cấp nghiêm trọng.
2.8. Đất nghĩa trang, nghĩa địa theo điều 70 luật đất đai :
Đất nghĩa trang, nghĩa địa được qui hoạch thành khu tập trung, xa dân cư, thuận tịên cho việc chôn cất, thăm viếng hợp vệ sinh và tiết kiệm đất.
2.9. Đất có mặt nước sử dụng vào mục đích chuyên dùng.
Căn cứ mục đích sử dụng chủ yếu đã xác định cho từng vùng đất có mặt nước, Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thích hợp sử dụng. Chế độ quản lý, sử dụng đất có mặt nước do Chính phủ quy định.
VI/ Đất chưa sử dụng.
1- Khái niệm đất chưa sử dụng.
Đất chưa sử dụng là đất chưa có đủ điều kiện hoặc chưa đựơc sử dụng vào mục đích nông- lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chưa được xác định là khu đất dân cư nông thôn, đô thị, đất chuyên dùng và Nhà nước chưa giao cho cá nhân, tổ chức, hộ gia đình nào sử dụng ổn định lâu dài.
2- Đặc điểm của đất chưa sử dụng.
- Đất chưa sử dụng có thể là vùng lớn đất đai còn bị bỏ hoang hoặc có thể là những mảnh đất nhỏ xen lẫn với đất đang sử dụng như các gò, đồi bỏ hoang, hồ đầm chưa thực sự được sử dụng
Để tận dụng vốn đất này, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho các cấ nhân, tổ chức, hộ gia đình khai hoang, nhận loại đất này để sản xúât nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
phần ii
Các loại đất ở xã đông ngạc
huyện từ liêm - Hà Nội.
Từ cách phân loại đất đai theo ngành Luật đất đai Việt Nam. Em vận dụng cách phân loại này và áp dụng vào thực tế để phân loại đất đai ở địa bàn xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm Thành phố Hà Nội.
Theo thống kê của phòng địa chính tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện khoảng 10791 ha, trong đó tổng diện tích đất tự nhiên tại địa bàn xã là 635 ha trong đó:
- Đất nông nghiệp chiếm 250 ha.
- Đất chuyên dùng chiếm 180 ha.
- Đất khu dân cư nông thôn 187 ha.
- Đất chưa sử dụng chiếm 18 ha.
tình hình sử dụng đất của xã đông ngạc huyện từ Liêm.
1/ Đất nông nghiệp
Địa bàn xã được chia thành các loại đất sau.
- Đất trồng cây hàng năm như đất trồng lúa, hoa màu.
- Đất có mặt nước nuôi trồng thủy hải sản.
Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã hiện nay diện tích trồng cây hàng năm giảm, họ mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản và một số hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp vào làm nhà ở.
2/ Đất chuyên dùng.
Đất chuyên dùng sử dụng vào mục đích sau:
- Đất xây dựng
- Đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng.
- Đất xây dựng đường giao thông..
- Đất an ninh quốc phòng.
- Đất làm nguyên vật liệu xây dựng.
- Đất nghĩa trang nghĩa địa.
- Đất chuyên dùng khác.
3/ Đất khu dân cư nông thôn.
Xã sử dụng đất khu dân cư vào các mục đích sau:
- Đất ở
- Đất vườn ao, hồ của mỗi gia đình.
- Đất để xây dựng công trình phục vụ chung cho đời sông dân cư như trường học, trạm xá, đường giao thông, trụ sở cơ quan.
4/ Đất chưa sử dụng.
- Đất mặt bằng chưa sử dụng
- Đất mặt nước chưa sử dụng như sông ,ao.
- Đất chưa sử dụng khác.
Nhận xét chung về tình hình sử dụng đất ở địa bàn xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm :
Hiện nay trên địa bàn xã tình hình sử dụng đất khá ổn định. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ vi phạm quyền và mục đích sử dụng đất như: lấn chiếm đất canh tác, sử dụng đất sai sai mục đích như dùng đất nông nghiệp để xây dựng nhà ở. Đây là vấn đề rất bức súc đối với cơ quan quản lý đất đai huyện Từ Liêm và cán bộ quản lý đất trên địa bàn xã , là làm thế nào để việc sử dụng đất đai được đúng mục đích và có hiệu quả.
Kết luận
Sử dụng đất đai đúng mục đích và hiệu quả, phù hợp với tính chất từng loại đất là chúng ta đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ tài nguyên đất, gìn giữ môi trường, phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên hiện nay còn một số người chưa hiểu được tầm quan trọng của đất, họ không biết bảo vệ, sử dụng đất sai mục đích, ... Do vậy Luật đất đai Việt Nam (có tương đối đầy đủ những quy định về phân loại đất đai, những quyền hạn và nghĩa vụ của người sử dụng đất,...) là cơ sở pháp lý và căn cứ để hướng dẫn người dân thực hiện, để kiểm tra phát hiện xử lý những sai phạm,hành vi huỷ hoại đất đai. Chúng ta những người xây dựng đất nước trong tương lai hãy bảo vệ và gìn giữ đất đai .
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình luật kinh tế – Trường đại học Quản lý Kinh doanh Hà Nội
2. Luật đất đai Việt Nam
3. Các quy định pháp luật về đất đai và xây dựng
4. Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật đất đai
5. Tìm hiểu luật đất đai Việt Nam
6. Giáo trình luật đất đai –Trường đại học luật Hà Nội
Một số tài liệu khác.
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35407.doc