Xét trên các chỉ tiêu và quy mô vốn, trình độ công nghệ, phạm vi ảnh hưởng đến thị trường thế giới thì ở Việt Nam cong có ít các công ty xuyên quốc gia lớn .Trong 500 tập đoàn lớn nhất mà tạp chí Fortune (Mỹ) bình chọn , ở Việt Nam cho đến nay mới chỉ có 10% số đó có dự án đầu tư và thiết lập quan hệ giao thương hàng hoá-dịch vụ và công nghệ, trong khi đó ở trung quốc đã có tới 40% số này thực hiện đầu tư tức là vào khoảng 200 tập đoàn. Dĩ nhiên không thể phủ nhận được trên một số lĩnh vực kinh tế chủ yếu,các TNC lớn đã thiết lập và duy trì các quan hệ kinh tế dàI hạn với Việt Nam. Ví dụ, trong lĩnh vức dầu khí, nước ta đã cấp 33 giấy phép cho tập đoàn dầu khí của thế giới theo hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm để thăm dò và khai thác dầu khí chủ yếu ở thềm lục địa Việt Nam.Đó là các tập đoàn hùng mạnh về tàI chính và công nghệ như SHEEL (của Hà Lan) MOBIL ( của Mỹ) TOTAL(của Pháp) MISHUBISHI (Nật Bản) và PETRONAS( Malaysia ).
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đơn nhất nhằm chiếm lĩnh và khai thác thị trường quốc tế đạt hiệu quả tối ưu để thu lợi nhuận độc quyền cao.
Và gần đây nhất, năm 1998, trong Báo cáo đầu tư thế giới 1998, các chuyên gia của Liên hợp quốc đã nêu định nghĩa về công ty xuyên quốc gia (TNC) cụ thể hơn như sau: Các công ty xuyên quốc gia là những công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn bao gồm các công ty mẹ và các chi nhánh nước ngoài của chúng.
Trên đây là những khái niệm cơ bản nhất về các công ty xuyên quốc gia. Tiếp theo đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc và quá trình phát triển của công ty xuyên quốc gia.
2. Nguồn gốc và quá trình phát triển.
Xét cả về lôgích và lịch sử, sự ra đời của các TNC trên thế giới gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa .Về thực chất, chúng là sự phát triển cao của chế độ xí nghiệp TBCN, là sự vận động mở rộng và sâu sắc hơn của các quan hệ sản xuất TBCN, khi các mối quan hệ kinh tế vượt dần ra khỏi phạm vi quốc gia và gia nhập vào guồng máy sản xuất kinh doanh quốc tế ngày càng được phát triển.
Theo sự phân tích của các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận xét về nguồn gốc và quá trình phát triển của các công ty xuyên quốc gia, đi từ tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các công ty ,công ty cổ phần, các công ty kinh doanh lớn trong nghành công thương, sau này cả dịch vụ đa nghành, các công ty xuyên quốc gia hiện đại… như sau:
- Một là, quá tình tích tụ và tập trung sản xuất diễn ra song song với quá trình tích tụ quyền lực kinh tế. Tích tụ và tập trung sản xuất tạo ra những công ty cực lớn, bao gồm trong đó rất nhiều công ty và người ta cũng gọi đó là những tập đoàn với công ty mẹ đứng đầu và các công ty con. Chúng còn được gọi là các công ty nhỏ và vừa, chúng phụ thuộc về tài chính, kỹ thuật vào công ty mẹ. Bên cạnh đó còn có rất nhiều công ty nhỏ và vừa độc lập hoạt động phụ thuộc hoặc độc lập với các công ty lớn sự thâu tóm các xí nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí kể cả những hộ gia đình nằm trong guồng máy sản xuất, thực hiện việc kiểm soát tài chính, kĩ thuật và nằm trong hệ thống phân công lao động theo kiểu công trường thủ công, đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho tư bản sinh lợi. Đồng thời về mặt tổ chức sản xuất đây cũng là hình thức tỏ rõ tính hiệu qủa cao, vì giảm được chi phí sản xuất tận dụng được mọi khả năng, nguyên liệu, phát huy tính lao động sáng tạo…do đó làm tăng quy mô và tỷ suất lợi nhuận.
-Thứ hai, quá trình tích tụ sản xuất cũng dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền. Sự liên hiệp hoá, sự kiện kết theo chiều vá dọc được đẩy mạnh hơn bao giờ hết dẫn đến quá trình liên kết đa nghành. Trong đó lĩnh vực dịch vụ, ngân hàng được các tổ chức độc quyền quan tâm và bành trướng quyền lực. Tình hình đó đã đưa đến sự hình thành của cônglômêrát (conlomerate) với sự tập trung tư bản sản xuất kinh doanh hết sức to lớn, và hoạt động R&D cũng như việc chuyển giao công nghệ là thế mạnh của công ty xuyên quốc gia, cùng với thị trường rộng khắp ( thông qua các công ty con và các mối quan hệ quốc dân) thế giới đã khiến cho chúng trở thành như thường được nhấn mạnh, những “vương quốc”kinh tế khổng lồ với khả năng phát triển không ngừng.
-Thứ ba, quá trình tích tụ sản xuất trong nông nghiệp ngày càng đẩy mạnh, đưa đến sự xuất hiện các công ty liên hợp công - nông nghiệp, nông thương nghiệp. Từ những liên hợp đó mà nông nghiệp các nước phát triển đã đạt được tập trung cao độ. Với một tổ chức sản xuất hiện đại. Qua những nhận xét trên có thể thấy rằng quá trình tích tụ tư bản và tập trung sản xuất lâu dài đã dẫn đến sự hình thành các công ty xuyên quôc gia. Bởi đó chính là quá trình tạo ra cơ sở vật chất cho sự bành trướng giúp các nhà tư bản có khả năng hiện thực vượt ra khỏi biên giới quốc gia thực hiện việc đầu tư dưới nhiều hình thức, thoả mãn mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Đúng như V.I.LÊNIN đã nhận xét : “ Tổ chức độc quyền một khi đã thao túng hàng tỷ, thì tuyệt đối nhất thiết là nó phải xâm nhập hết thảy các lĩnh vực trong đời sống xã hội, bất kể chế độ chính trị…”
3. Một số nét về bản chất và đặc trưng
Dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ, thông qua việc làm chủ sở hữu trong các hãng, công ty của TNC đã diễn ra 2 thay đổi lớn trong các quan hệ về sở hữu:
- Một là, sở hữu độc quyền siêu quốc gia - là hình thức sở hữu hỗn hợp đã được quốc tế hoá. Đây là một hình thức sở hữu mang tính khách quan tạo nên bởi quá trình tích tụ, tập trung hoá và xã hội hoá sản xuất theo quy mô quốc tế.
-Hai là, sở hữu hỗn hợp được toạ ra do sự thay đổi về căn bản địa vị, vai trò của người công nhân trí thức…
Như vậy sự biến đổi hình thức sở hữu trong TNC là thay đổi căn bản đặc trưng của quan hệ sản xất TBCN trong CNTB hiện đại. Có thể thấy rằng công ty không còn là sở hữu của một người hay là của một nhà nước nữa mà là sở hữu hỗn hợp quốc tế có quốc gia của một nước nhất định.
Về quản lý, việc tổ chức quản lý sản xuất và hoạt động kinh tế đã dịch chuyển theo kiểu đại trà cũng dịch chuyển từ những tổ chức có quy mô lớn được liên kết theo chiều dọc sang phi liên kết kiểu mạng lưới theo chiều ngang giữa các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước. Điều đó dẫn đến liên kết TNC kiểu mới, kiểu các vệ tinh xung quanh một công ty mẹ tạo lên một mạng lưới phủ lên thị trường các nước, nhờ có công nghệ thông tin, công nghệ hiện đại hoá phương thức tổ chức sản xuất vật chất của xã hội hiện đại bắt đầu ngược laị với tổ chức sản xuất quản lý sản xuất trong xã hội công nghiệp theo xu thế :
- Phi hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm nghĩa là sản xuất hàng hoá theo loại nhỏ hay theo đơn chiếc theo đặt hàng.
- Phi chuyên môn hoá tức là việc sản xuất sản phẩm được tổ chức quản lý theo phương thức chế tạo tổ hợp các khối cấu kịên, phụ kiện chứ không từ hàng trăm, hàng ngàn cấu kiện được sản xuất từ trước.
- Phi tập trung hoá là quá trình sản xuất được phân bố và được tổ chức quản lý trên diện rộng các chi nhánh và đơn vị sản xuất nhỏ và vừa.
- Tổ chức quản lý từ xa
- Quốc tế hoá và toàn cầu hoạt động tổ chức quản lý, từ những thay đổi to lớn trong quản lý, trong sở hữu tất yếu dẫn đến những thay đổi đáng kể trong lợi ích kinh tế. Ngày nay các TNC ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Ta tiếp tục nghiên cứu về vai trò của các công ty TNC.
Phần II
Vai trò của các công ty TNC
Ngày nay với khoảng 6000 công ty mẹ và khoảng 500.000 công ty con các công ty xuyên quốc gia đã đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Hiện nay chúng kiểm soát khoảng 40% sản lượng công nghiệp, 60% ngoại thương, 80% kĩ thuật mới của thế giới tư bản chủ nghĩa, có thể nói các công ty TNC là lực lượng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại, chúng tác động mạnh mẽ đến đời sống - xã hội của thế giới. Vai trò đối diện với nền kinh tế thế giới của các công ty TNC thể hiện trên các mặt cơ bản sau đây:
i. Thúc đẩy thương mại đầu tư quốc tế và phát triển nhân lực.
1.Thúc đẩy đầu tư thương mại quốc Tế:
Một trong những vai trò quan trọng của TNC là thúc đẩy thương mại thế giới.Thật vậy tổng giá trị thương mại của các chi nhánh TNC ở nước ngoài đã tăng 8% bình quân năm trong giai đoạn 1982-1984. Giữa thập kỷ 90 giá trị thương mại của các công ty ở nước ngoài đã lớn hơn giá trị nhập khẩu của các nước Nam, Đông và Đông Nam á.
Bảng 1: Giá trị thương mại của các chi nhánh TNC ở nước ngoài và các tỷ lệ so với sự nhập khẩu trong các khu vực giai đoạn 1982-1994 (tỷ USD) :
Bảng 1
Các khu vực
Giá trị TM của các chi nhánh TNC ở nước ngoài
Tỷ lệ so với giá trị nhập khẩu (lần)
1982
1994
1982
1994
Các nước PT
Tây Âu
EU
Bắc Mỹ
Các nước khác
1770
787
719
777
206
4528
2513
2338
1616
398
1.19
0.88
0.86
2.10
0.93
1.28
1.22
1.21
1.63
0.83
Các nước ĐPT
Châu Phi
Châu Âu
Châu á
Nam,Đông Nam á
656
66
2
326
193
1832
132
3
1022
871
1.05
0.66
0.1
0.85
0.85
1.47
1.22
0.22
1.14
1.18
Các nước trung $ Đông Âu
5
52
0.01
1.3
Toàn TG
2426
6412
1.12
1.3
Ngồn :world investment report 1997 (tr.17)
Bảng 1 cho ta thấy rằng giá trị thương mại của các chi nhánh TNC đã tăng nhanh ơ các khu vực trên thế giới trong đó có khu vực Nam, Đông và Đông Nam á tăng lên rất nhanh, từ 193 tỷ USD năm 1982 lên 817 tỷ USD năm 1994. Mặt khác theo thống kê của báo cáo đầu tư quốc tế (WIR) năm 1997 cho thấy tổng giá trị thương mại của 100 TNC lớn nhất thế giới đã đạt trên 2000 tỷ năm 1995 đã tăng 26% so với năm 1993. Điều này nói lên các TNC đóng vai trò rất to lớn đối với thúc đẩy thương mại thế giới. Như vậy vai trò của các TNc đối với thương mại thế giới như sau:
Thứ nhất tỷ trọng trao đổi của các TNC ngày càng lớn trong tổng giá trị thương mại thế giới.
Thứ hai, tăng cường kiểm kiểm soát để hạn chế TNC sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh như giá chuyển giao và độc quyền.
Cuối cùng cần gắn các khuyến khích đầu tư và phát triển dịch vụ trong thu hút TNC
2. Thúc đẩy đầu tư nước ngoài
Trên thực tế, hầu hết các hoạt động đầu tư nước ngoài được thực hiện qua kênh TNC. Với lợi thế của mình về nhiều vốn, kĩ thuật hiện đại, quản lý tiên tiến và mạng lưới thị trường rộng lớn, các TNC tích cực đầu tư ra nước ngoài nhằm tối đa hoá lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. Năm 1997, các chi nhánh TNC trên thế giới với tổng sản phẩm trên 12,6 nghìn tỷ USD đã đầu tư ra nước ngoài lượng FDI là 422 tỷ USD và năm 1999 theo UNCTAD, FDI của thế giới là 644 tỷ USD. Trên phạm vi rộng hơn 100 quốc gia. Các nguồn đầu tư chính ra nước ngoài là các nước phát triển, trước hết là các nước G7 và một số nước Châu Âu. Và các nước này lại có công nghệ cao, do đó nguồn vốn FDI của chúng có ý nghĩa quan rất trọng. FDI chiếm một tỷ trọng khá quan trọng trong GDP của các nước. Năm 1996 tỷ trọng FDI vào và ra trong GDP thế giới chiếm 10,6% và 10,8% đối với các nước Nam, Đông và Đông Nam á tỷ trọng đó là rất lớn chiếm tới 40,2%.
TNC tác động mạnh đến dòng vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 1982-1994, dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng lên 4 lần và đạt con số 3,2 nghìn tỷ USD vào năm 1996. Hơn nữa, TNC làm thay đổi xu hướng đầu tư giữa các nước. Trong cuộc bùng nổ đầu tư nước ngoài lần thứ 3 (1995-1996) Có sự tham gia đáng kể của các nước đang phát triển và những nước này chiếm tới 34% dòng vốn nước ngoài trên phạm vi toàn cầu. TNC thúc đẩy nhanh tiến trình tự do hoá đầu tư nước ngoài thông qua tham gia sâu rộng vào quá trình quốc tế hoá sản xuất. TNC ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với thúc đẩy dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển.
Như vậy, những số liệu phân tích trên đã chứng tỏ rằng TNC đã có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy lưu chuyển dòng FDI trên thế giới, trong đó đặc biệt là các nước đang phát triển. FDI vào các nước đang phát triển vào những năm 1991chiếm 26% FDI thế giới, các năm sau là : 1992:28% ;1993:33% ;1995:30% và 1996 là 40%. Tuy nhiên mức độ tác động tích cực của TNC đối với thúc đẩy dòng FDI vào các nước đang phát triển phụ thuộc rất nhiều vào chính sách môi trường thu hút TNC của các nước chủ nhà.
3. Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm :
Tầm quan trọng của TNC đối với việc phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm mới được chú ý trong những năm gần đây. TNC tác động đến phát triển nguồn nhân lực lao động theo 2 cách trực tiếp và gián tiếp.Cách trực tiếp là thông qua dự án đầu tư, TNC đào tạo lực lượng lao động địa phương để phục vụ nhu cầu của dự án . Trong khi đó cách gián tiếp là tạo cơ hội ( thông qua liên kết kinh tế, cung cấp dịch vụ…) Động lực (cạnh tranh) cho sự phát triển của lực lượng lao động theo đuổi mục tiêu thu nhập cao, ở các nước phát triển các tác động này có vai trò rất lớn đối với phát triển nguồnlực tác động đặc biệt là đội ngũ có chuyên môn kỹ thuật và quản lý.
Theo ước tính, TNC đã tạo được khoảng 45 triệu lao động vào giữa năm 1970 và 10 năm sau đạt được gần 65 triệu lao động và tăng 70 triêụ vào giữ năm thạp kỷ 90. Xét trong 100 TNC hàng đầu thế giới , bình quân mức tăng việc làm ở nước ngoài đạt 4% giữa các năm 1993-1995, trong đó việc làm trên toàn cầu giảm 4%.
Từ các kết quả trên cho thấy, rõ ràng TNC có vai trò rất lớn đối với phát triển nguồn lực và tạo việc làm trong nền kinh tế thế giới, trong đó đặc biệt là các nước đang phát triển.
Nghiên cứu phát triển (R&D) và chính sách chuyển giao công nghệ:
a. Các định hướng chính sách:
Trong chiến lược phát triển của mình các TNC luôn đặt vấn đề công nghệ lên hàng đầu. Đi đầu trong công nghệ cũng có nghĩa là tiến trước đối thủ cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Chính vì vậy, sự phát triển công nghệ đối với 1 TNC là yếu tố sống còn và hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) luôn là hướng ưu tiên trong chính sách các nước TNC trên thế giới.
Ngày nay, bước chuyển trong chính sách (R&D) của các nước TNC đang diễn ra theo chiều hướng mới. neu như trước kia, các TNC đều đua ra các quyết lược tạI trụ sở công ty mẹ, thì hiện nay cách tiến hành tập trung hoá không còn thích hợp nữa. Thực tế cho thấy thực hiện R&D là 1 nhiệm vụ quan trọng nhất của các công ty mẹ.Tuy nhiên dưới áp lực của cạnh tranh R&D đang được tiến hành ở nước ngoài, chính những lý do trên khiến cho các công ty TNC ngày càng có vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trong nền kinh tế thế giới.
b. Hợp đồng liên công ty:
Hợp đồng công nghệ liên công ty bao gồm một loạt những thoả thuận giữa các công ty về nghiên cứu và triển khai (R&D) cũng như những thoả thuận trong quá trình sản xuất, phân phối hàng hoá và dịch vụ giữa các TNC với nhau.
Tác động rõ rệt và quan trọng nhất của các TNC đối với nền kinh tế các quốc gia Đông Nam á thông qua chính sách chuyển giao công nghệ và việc tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật mang tính cách mạng hoá cao, giúp các nền kinh tế này có được cái co it vật chất để cất cánh nền kinh tế.
Hoạt động của các công ty xuyên quốc gia (TNC) tại Việt Nam
II. Đặc điểm hoạt động
1. Các TNC ở Việt Nam có nguồn gốc từ nhiều nước phổ biến là từ các nước đang phát triển Châu á.
Thực tiễn hoạt động của các TNC trên thế giới đã chứng minh tằng trong số 500 TNC lớn nhất thế giơí chỉ có rất ít số công ty có nguồn từ 2 đến 3 nước cong lạI hơn 90% là có nguồn gốc từ 1 nước. Do đó căn cứ vào danh sách tên các quốc gia và lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, thì từ năm 1988 đến 1997 phần đầu tư của các TNC Đông nam á (trừ nhật bản) còn lại chủ yếu là các nước đang phát triển đã chiếm 63,8% trong ssố 10 nước đầu tư lớn vào Việt Nam. Các nước thuộc ASAEAN chiếm 24,56% (Singapo 16,97%,Bắc á chiếm 42,9%, Đài loan 13,8%, Nhật 10,6%, Hồng kông 9,78%, Hàn quốc 8,94% ). Châu Âu chiếm 21,05% và Mỹ chiếm 3,61%. Như vậy vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam có nguồn gốc chủ yếu là nền kinh tế Châu á.
2. Các công ty xuyên quốc gia hoạt động ơ Việt nam phần lớn thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xét trên các chỉ tiêu và quy mô vốn, trình độ công nghệ, phạm vi ảnh hưởng đến thị trường thế giới … thì ở Việt Nam cong có ít các công ty xuyên quốc gia lớn .Trong 500 tập đoàn lớn nhất mà tạp chí Fortune (Mỹ) bình chọn , ở Việt Nam cho đến nay mới chỉ có 10% số đó có dự án đầu tư và thiết lập quan hệ giao thương hàng hoá-dịch vụ và công nghệ, trong khi đó ở trung quốc đã có tới 40% số này thực hiện đầu tư tức là vào khoảng 200 tập đoàn. Dĩ nhiên không thể phủ nhận được trên một số lĩnh vực kinh tế chủ yếu,các TNC lớn đã thiết lập và duy trì các quan hệ kinh tế dàI hạn với Việt Nam. Ví dụ, trong lĩnh vức dầu khí, nước ta đã cấp 33 giấy phép cho tập đoàn dầu khí của thế giới theo hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm để thăm dò và khai thác dầu khí chủ yếu ở thềm lục địa Việt Nam.Đó là các tập đoàn hùng mạnh về tàI chính và công nghệ như SHEEL (của Hà Lan) MOBIL ( của Mỹ) TOTAL(của Pháp) MISHUBISHI (Nật Bản) và PETRONAS( Malaysia ).
Như trên đã chỉ ra, phần đầu tư cắm nhánh của các TNC ở Việt Nam được thực hiện chủ yếu bởi các công ty vừa và nhỏ, bình quân mỗi dự án đầu tư vào Việt Nam thường chỉ đạt 20 triệu USD. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu, do đó không thể làm những nghành công nghệ cao, đòi hỏi vốn lớn mà đa phần là các nghành đIên tử, dệt may, nông-lâm-hảI sản chế biến, dịch vụ du lịch và khách sạn…Hiện trạng này có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.Thứ nhất, lợi thế so sánh chủ yếu của Việt nam hiện tại chủ yếu là lao động rẻ,nguyên liệu rẻ và thị trường rộng lớn.Những nghành sản xuất tận dụng lợi thế này chủ yếu là những nghành sủ dụng nguồn lao động và tài nguyên vật chất nên công nghệ chuyển giao thường không cao.
Thứ hai, như trên phân tích, phần đầu tư và chu chuyển thương mại ở việt Nam được chủ yếu bởi các TNC châu á, quy mô tài chính, trình độ công nghệ của họ còn thấp xa so với các TNC của Bắc Mỹ và Châu Âu và do đặc điểm nền kinh tế của các nước Châu á với sự phổ biến kinh tế hai tầng, phần của các công ty vừa và nhỏ chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP của nước này.
Thứ ba, cho đến nay, Việt Nam mới đang ở những bước đầu của tiến trình hội nhập quốc tế. Việt Nam đã là thành viên của ASEAN/AFTA được bốn năm và mới hơn một năm gia nhập APEC. Sự ưu đãI về thương mạI-đầu tư mang tính thể chế dường như chỉ mới dành cho các nước khu vực.
3. Việt Nam đã thu hút TNC vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội, trong đó lĩnh vực khách sạn, du lịch được coi là địa bàn hấp dẫn và thu hút nhiều nhất của các nhà đầu tư nước ngoài.
Cho đến năm 1999, Việt Nam đã cấp 33 giấy phép cho các tập đoàn khí lớn nhất thế giới của cả 4 châu lục Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu úcvà Châu á theo các hợp đồng phân chia sản phẩm thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam.Theo đó không kể số vốn của liên doanh Việt Xô PETRÔ, chỉ riêng tổng số vốn đầu tư thăm dò trong lĩnh vực dầu khí đã lên tới 2,6 tỷ USD. Lĩnh vực khách sạn và du lịch cũng tỏ ra là một đối tượng hấp dẫn các TNC. Đến cuối năm 1998, Việt Nam đã có 237 dự án đầu tư để xây khách sạn,văn phòng, căn hộ cho thuê… với tổng mức đầu tư cam kết là 7,585 tỷ USD. Trong đó mức vốn thực hiện đã đạt tới 30% với 2,533 tỷ USD. Nhìn chung,TNC đã có mặt ở hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. Vì đang trong quá trình mở cửa thị trường trong nước và hội nhập quốc tế, Việt Nam cũng rất chú trọng phát triển các nghành công nghiệp chế biến là những nghành ngay lập tức được thu hưởng các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan của tiến trình tự do hoá và mặt khác, để phát huy lợi thế về nguồn lao động dồi dào, thị trường trong nước rộng lớn , nguồn nguyên liệu nông phẩm và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Viẹt Nam đã hướng sự xâm nhập của các TNC vào các nghành công nghiệp chế biến sử dụng nhiều tài nguyên về lao động. Đó là các nghành công nghiệp điện tử,nghành công nghiệp dệt may… trong khi đó , theo lối tiếp cận để phát triển các nghành công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động các nghành dệt may, giây dép trở thành những lĩnh vực thu hút nhiều dự án nhất : 83 dự án nghành dệt với tổng vốn cam kết đầu tư là 1,628 tỷ USD , 120 dự án đầu tư vào nghành may với tổng mức đầu tư là 282 triệu USD và 54 dự án đầu tư vào nghành giầy dép với tổng số vốn đầu tư là 456 triệu USD. Mức vốn thực hiện của các lĩnh vực này cũng khá cao đạt 1,064 tỷ USD chiếm 65%. Nhìn chung , TNC từ phía Việt Nam lại phổ biến các doanh nghiệp nhà nước.
ở Việt trong những năm đầu hợp tác đầu tư với nước ngoài (12-1987) do quan niêm hình thức liên doanh có nhiều ưu đIểm nổi trội so với hình thức khác như : phía Việt Nam có thể góp vốn băng quyền sử dụng đất theo nguyên tắc bố trí trong hội đồng quản trị… nên hình thức này trơ thành hình thức thu hút TNC chủ yếu. Do đó, trong 10 năm qua (1988-1998) hình thức liên doanh đã chiếm 61% số dự án và 70% tổng số vốn cam kết đầu tư.
Trong các liên doanh này phía Việt Nam đóng góp thường không quá 30% chủ yếu là tiền sử dụng đất và nhà xưởng sẵn có. Phía nước ngoài đóng góp bằng tiền mặt và trang thiết bị nhập khẩu do vậy trong thời kỳ xây dựng cơ bản gần như đã phụ thuộc toàn bộ vào tiến độ góp vốn của các TNC và cũng tương tự như vậy trên thự tế gần như công việc điều hành quá trình xây dựng công trìnhcho dự án và thực hiện dự án sau này đều do phía nước ngoài quyết định. Hiện tượng này, ngoài các lí do về vốn, về công nghệ thị trường đầu ra do phía nước ngoài nắm, còn bị quyết định đáng kể bởi ba lý do khác:
Một là, phía Việt Nam đã góp vốn chủ yếu bằng quyền sử dụng đất và mức này theo cách tính nâng giá của các nhà đầu tư nước ngoài về trang bị-công nghệ đã bị giảm xuống một cách tương đối nghĩa là ngày càng quá nhỏ đối với mức bình quân chỉ chiếm 10% tổng vốn đầu tư của các liên doanh.
Hai là, năng lực đội ngũ cán bộ của Việt Nam đưa vào tham gia quản lý, điều hành kinh doanh còn quá yếu.Một bộ phận không nhỏ cán bộ Việt Nam không đủ năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, phẩm chất chính trị.
Ba là, vì sự liên doanh giữa các TNC là các công ty tư nhân, công ty cổ phần, với các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước (98% trong số các công ty Việt Nam tham gia liên doanh) nên sự bất cập về quan điểm, phương thức và mục tiêu kinh doanh đã dẫn đến những xung đột thường xuyên trong tổ chức và đIều hành giữa chúng.
1. Thông qua các quỹ hỗ trợ văn hoá và phát triển khoa học các TNC đã tích cực tạo dựng hình ảnh cuả mình cũng như tăng cường sự hiểu biết sâu sắc thị trường Việt Nam trước khi thực hiện các chiến lược đầu tư và thương mại dài hạn.
Trước khi VN thực hiện chính sách cải cách và đổi mới, các TNC đã dần dần xuất hiện ở Việt Nam trong vai trò của các tổ chức phi chính phủ hoạt động treen các lĩnh vực tưởng chừng như rất xa so với các hoạt động kinh doanh. Đó là các quỹ Toyota Foundaton, quỹ Honda, quỹ Sumimoto…của Nhật Bản. Quỹ Ford Foundaton của Mỹ… Nội dung hoạt động của nó là giúp cho các đối tác của Việt Nam là các viện nghiên cứu, các trường đại học, các hội sở văn hoá, thậm chí một số cơ quan chính phủ…Thực hiên giao lưu, trao đổi văn hoá…nhờ các hoạt độnggiao lưu này giúp cho VN tăng cường tri thức, khả năng quản lý.
Tác động của TNC đối với nền kinh tế quốc dân VN.
2. Các TNC ngày càng có tác dụng tích cực đối với sự nghiệp cải cách và đổi mới nền kinh tế VN.
Sự hiện diệncủa các TNC đồng nghĩa với việc cung cấp 1 nguồn vốn quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. Thật vậy VN tiến hành công nghiệp hoá trong đIều kiện tích luỹ vốn trong nước còn thấp,nhu cầu về vốn đòi hỏi phải khai thác cả trong và ngoài nước dưới mọi hình thức. Trong 10 năm qua vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm khoảng 28,7% tổng nguồn vốn đầu tư xã hội.Trong thời kỳ 1991-1995 tỷ lệ này là 25,7% và từ năm 1996-1999 tỷ lệ này là 30% . Cụ thể là đến 31-7-1999 tổng số dự án đàu tư vào VN là 2714 dự án và vốn đầu tư đăng ký là 40,339 tỷ USD.
- Các TNC đã góp phần tíc cực trong việc thực hiện sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
- Các TNC tham gia tích cực vào việc duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định nền kinh tế theo nền kinh tế, mở rộng xuất khẩu và tăng nguồn thu ngân sách
- Giả quyết số lượng lớn lao động tham gia phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.
- Sự có mặt của các TNC- với tính cách là diễn viên và đạo diễn chính của thị trường kinh tế thế giới, đã và đang là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp chuyển đổi sang kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
3. Những nhược điểm và một số tác động tiêu cực của TNC tạI VN
- Mục tiêu của TNC là lợi nhuận, thị phần, doanh số, ưu thế cạnh tranh và phát triển ổn định. Nó thường xuyên mâu thuẫn với mục tiêu và chiến lược chung về phát triển kinh tế-xã hội của nhà nước ta là tăng trưởng đồng đều, cao và bền vững.
- Các công ty lớn, nhất là các TNC đến từ Châu Âu và Châu Mỹ, còn dè dặt trong việc đầu tư vào Việt Nam. Theo những số liệu thống kê thì mức đầu tư của TNC Châu Âu vào Châu Mỹ chỉ đạt khoảng 24% tổng mức đầu tư, và trong số 500 tập đoàn lớn nhất thế giới chủ yếu thuộc về Châu Âu va Châu Mỹ chỉ có 10% đã thực hiện đầu tư vào Việt Nam.
- Một số TNC lạm dụng các ưu thế về vốn, công nghệ đã thao túng và gây hậu quả xấu cho liên doanh, thậm chí có các TNC gây sức ép với cơ quan quản lý. Hiên tượng khai khống thiết bị và công nghệ để tính tăng giá đầu vào, đánh tụt giá xuất khẩu để định giá thấp đầu ra do bản thân các TNC là kẻ chủ động nắm cả đầu ra và đầu vào khiến không ít các liên doanh bị thua lỗ, giảI thể.
- Một số vấn đề yếu kém trong các hoạt động của TNC nhìn từ phía công tác chuẩn bị và vai trò hỗ trợ của các cơ quan quản lý.
III. Những vấn đề đặt ra hiện nay đối với các hoạt động và thu hút TNC của Việt Nam.
1. Sự cần thiết phải thống nhất trong toàn xã hội về quan điểm đối với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài và các công ty xuyên quốc gia.
Cần cụ thể coi FDI là một bộ phận của tổng đầu tư xã hội bằng việc phảo có những đánh giá khách quan về vai trò của các TNC và hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Công tác hoạch định chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài là biểu hiện bao trùm trong bức tranh chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và các hoạt động của các TNC tại Việt Nam.
3. Hiệu quả kinh doanh còn thấp trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Số doanh nghiệp kinh doanh chưa nhiều, mặc dù thời kì đầu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều được hưởng các ưu đãi của nhà nuức về thuế, bên cạnh những doanh nghiệp thua lỗ do gặp rủi do trong k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28306.doc