Trong các công ty, chấp hành kỷ luật và tôn trọng cấp trên cũng như tôn trọng những người thâm niên hơn là nền tảng cho các mối quan hệ. Trước khi thiết lập mối quan hệ với ai đó, họ cần biết được cấp bậc của người ấy để cư xử cho đúng phép tắc. Danh thiếp cung cấp những thông tin này, nên trong văn hoá kinh doanh của người Nhật, việc trao đổi danh thiếp rất được coi trọng , là nền tảng cho các mối quan hệ.Khi nhận card, người kinh doanh nhận bằng hai tay rồi đọc nó rất cẩn thận, đọc lại những thông tin được in trên card rất to, và sau đó đặt nó vào trong chiếc hộp chuyên để card hoặc đặt nó trên bàn ngay trước mặt của anh ta, sử dụng nó trong cuộc chuyện trò khi cần. Người kinh doanh không bao giờ cất luôn card vào túi. Đó được coi như một điều không tôn trọng người khác.Và sau khi gặp xong phải được trân trọng cho vào ví và không bao giờ được nhét trong túi quần sau.
47 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 14804 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hóa đến hoạt động kinh doanh quốc tế tại Hàn Quốc và Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nếp sống đô thị kỷ cương, ngăn nắp, gọn gàng, lịch sự.
Đến Hàn Quốc, người quan sát nước ngoài thường rất ngạc nhiên và có ấn tượng mạnh khi nhận thấy ở người Hàn một tính cách nước đôi đầy mâu thuẫn với những biểu hiện tương phản rõ rệt: hiền lành và mạnh mẽ, cộng đồng và cá nhân, bè phái và thống nhất, nhường nhịn và cạnh tranh, hoang phí và tằn tiện, điềm tĩnh và nóng nảy, tĩnh lặng và năng động, lười nhác và cần cù, lề mề và khẩn trương...
Sở dĩ người Hàn cần mẫn và khẩn trương như vậy vì họ coi công việc là trung tâm, còn mọi thứ khác chỉ là thứ yếu. Người Hàn tính lương không theo thời gian làm việc mà là tính theo khối lượng công việc đã hoàn thành. Công việc đối với người Hàn là cái gì đó không bao giờ ngừng nghỉ
Người Hàn Quốc tính nóng nảy, hay vội vàng. Dường như câu nói cửa miệng của người Hàn Quốc là Nhanh lên ! Nhanh lên; trên đường phố, xe ô tô nối đuôi nhau chạy như thác nước. Chiếc xe nào ở phía trước chạy chậm lại một tý liền bị người đi sau la ó quát đi nhanh lên!. Đúng là tính cách của người Hàn Quốc là hào mại, nhiệt tình nhưng cũng rất hay nôn nóng, rất dễ bị xúc động.tính nóng vội của người Hàn Quốc giúp họ có thể kịp thời nắm bắt thời cơ, xử trí nhanh nhạy, rất có lợi cho sự phát triển tăng tốc của kinh tế. Nhiều công trình xây dựng kinh tế của họ được hoàn thành trước thời hạn. Ví dụ, đường cao tốc từ Seoul đến Pusan được hoàn thành trong thời gian có 29 tháng, khiến cho nhiều công ty nước ngoài hết sức ngạc nhiên, nếu cứ theo tiến trình xây dựng như của các nước thì không biết đến bao giờ mới hoàn thành. Người Hàn Quốc tính tình nóng vội, vừa hạ lệnh một cái, bốn tuyến đường khởi công cùng một lúc, chỉ vẻn vẹn có mấy năm đã làm xong, thế là Seoul có hệ thống tầu điện ngầm hiện đại vào bậc nhất thế giới. Lại ví dụ như nhà máy đóng tàu Ulsan. Để rút ngắn thời gian xây dựng, người Hàn Quốc đã tiến hành trái với lệ thông thường, nghĩa là chưa có nhà xưởng mà họ đã bắt tay vào đóng tàu ngay.
Một số tính cách khác:
- Người Hàn coi trọng tình cảm hơn lý trí.
- Nặng về yêu thương nồng cháy hơn tình cảm khác.vì thế mà trong điện ảnh Hàn luôn xây dựng nên những tình cảm yêu thương rất nhẹ nhàng lãng mạn
- Bề ngoài nổi hơn nội tâm... è đặc điểm này khác với người Nhật cho nên trong quá trình tiếp xúc cần lưu ý để nhận định chính xác thái độ của họ
Trong các đặc điểm đó, thì đặc điểm nặng về tình cảm hơn lý trí là đặc điểm cơ bản, đó là khí chất dân tộc của người Hàn Quốc.
Việc coi trọng tình cảm hơn lý trí, ở thời trước, nó giúp cho người ta tạo lập được quan hệ ấm áp, hoà thuận giữa người với người, nhưng ngày nay, trong xã hội công nghiệp, nó lại làm cho quan hệ giữa người với người trở lên rắc rối, dễ phát triển thành lòng căm ghét, đố kỵ, phẫn nộ. Và trong xã hội hiện đại, quan hệ về quyền lợi trở lên khá phổ biến, mâu thuẫn ngày một phức tạp, nếu không có thái độ thành thật, bình tĩnh, công bằng thì khó giải quyết được. Sự phân tích này là xác đáng đối với tính cách người Hàn Quốc.
Cũng vì coi trọng tình cảm hơn lý trí, người Hàn Quốc rất coi trọng quan hệ huyết thống, dòng họ gia đình, rất coi trọng tình cảm giữa những người bạn học và đồng hương với nhau.Vì quá coi trọng tình cảm, nên người Hàn Quốc hay bị xúc động. Người Hàn Quốc rất dễ bị kích động, chỉ một việc nhỏ như người nào đó gọi điện thoại ở một trạm điện thoại công cộng, chiếm chỗ gọi hơi lâu một chút thế là gây ra cãi nhau. Do hay xúc động, nên người Hàn Quốc động một tí là biểu tình, hoặc trong nhà máy, sản xuất gặp trục trặc là công nhân tổ chức bãi công liền. Nóng nảy, hay xúc động, tính cách đó của người Hàn Quốc đã trở lên nổi tiếng thế giới. người Hàn Quốc có thói quen uống nước mát là để làm dịu cơn nóng bức ở trong lòng họ!. Có khi ta thấy tính nóng vội lại kết hợp với tính khoan thai, tế nhị ở trong con người Hàn Quốc. Đó là sự kết hợp rất kỳ lạ !
è Điều này có ảnh hưởng nhiều đến nghệ thuật quản trị, nhà quản trị quốc tế phải uyển chuyển giữ không làm phiền lòng đối tác, nhân viên hay công nhân của mình cũng như biết cách ứng phó làm dịu lại cơn nóng giận của họ.
Nhà nhân chủng học Nhật Bản Chie Nakane đã chỉ rằng :người Nhật Bản không có chiều hướng đối đầu trực tiếp với sự bất đồng và nụ cười được sử dụng để thể hiện sự không hài lòng trong tình huống như vậy. Người Hàn Quốc biểu lộ tình cảm ra ngoài rõ hơn người Nhật nhưng vẫn có nét giống người Nhật khi phải đương đầu với sự bất đồng.
Khía cạnh quan trọng nhất trong xã hội Hàn Quốc chính là sự nhận thức được vị trí của mình trong xã hội cũng như công việc
Trong phong tục đãi khách bằng rượu gạo truyền thống, trong khi người phương Tây có thể coi những lời đề nghị lặp đi lặp lại rót đầy một cốc rượu đã cạn hoặc cạn một nửa là một sự phiền hà, thì người Hàn Quốc có thể nghĩ là chủ nhà không lịch sự nếu người đó không yêu cầu khách rót đầy cốc. Rót rượu cho nhau trong một bầu không khí vui vẻ có ý nghĩa rất quan trọng đối với người Hàn Quốc. Trong những buổi tiệc tùng này, thứ bậc về quan hệ xã hội của người tham gia tiệc vẫn được giữ vững. Người ít tuổi hơn không được phép uống rượu hay hút thuốc lá trước mặt người lớn.
Những nét đặc sắc trong văn hóa doanh nghiệp ở Hàn Quốc
Trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã từng bước hình thành nên những nét văn hoá doanh nghiệp đặc sắc mang màu sắc riêng của Hàn Quốc với các nội dung chủ yếu sau đây:
1- Quý trọng phẩm chất đạo đức.
Hàn Quốc hết sức coi trọng giáo dục phẩm chất đạo đức. Đặc biệt là trong các doanh nghiệp thuộc ngành Ngân hàng, Thương mại, Hàng không v.v…Giáo trình cơ bản và quan trọng nhất là giáo dục cho CBCNV phải lấy phong cách phục vụ làm mục đích chủ yếu, họ phải lễ độ và phải biết kiềm chế trong mọi trường hợp. Ngày nay, sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng gay gắt, đã làm cho một số doanh nghiệp nảy sinh ra khuynh hướng quý trọng năng lực và thành tích, nên ý thức ưu tiên năng lực cũng càng ngày càng được tăng cường, song coi trọng phẩm chất đạo đức của con người trong công tác quản lý CBCNV vẫn được các doanh nghiệp Hàn Quốc lấy làm trọng tâm và đây là nét đặc trưng chủ yếu của văn hoá Hàn Quốc.
2- Lấy sự trung thành với doanh nghiệp làm niềm vinh quang
Trung thành với doanh nghiệp là niềm vinh quang đối với CBCNV ở Hàn Quốc . Một trong những nét văn hoá doanh nghiệp Hàn Quốc là chú trọng bồi dưỡng đức tính trung thành của CBCNV đối với doanh nghiệp. Họ nhận thức được rằng, những đóng góp và cống hiến của mỗi CBCNV trong doanh nghiệp không chỉ mang lại sự phồn vinh cho doanh nghiệp, mà còn mang lại sự giàu có cho đất nước và cho từng cá nhân của doanh nghiệp.
3- Tạo dựng một bầu không khí "gia đình" trong doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp ở Hàn Quốc đã biết vận dụng một cách khéo léo các hình thức để thể hiện được sự quan tâm của doanh nghiệp đối với cán bộ CBCNV và gia đình họ trong mọi trường hợp, như quan tâm đến việc học hành của con cái họ hoặc trong gia đình CBCNV nào có hiếu hỷ, doanh nghiệp đều được trợ cấp đặc biệt. Bằng mọi cách, các doanh nghiệp cố gắng để cho CBCNV yên tâm với công việc của mình ở doanh nghiệp, bồi dưỡng cho họ có một tình cảm đối với doanh nghiệp như đối với gia đình họ.
4- Luôn tôn trọng thân thể và thể diện Cán bộ công nhân viên, không ngừng bồi dưỡng cho họ ý thức tổ chức và kỷ luật cao.
Nội dung này được biểu hiện ở chỗ biết tôn trọng cấp trên, và mọi người, hết sức chú ý đến thể diện của mình và của người khác. Ý thức tổ chức và kỷ luật của Cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp được biểu hiện ở chỗ, họ luôn kính trọng và phục tùng cấp trên, kính trọng người lớn tuổi .
Bước vào thế kỷ 21, sự phục tùng và kính trọng cấp trên của các doanh nghiệp Hàn Quốc so với trước đây có phần giảm sút, nhưng trong ý thức của đa số CBCNV thì vẫn cho rằng, phục tùng sự chỉ đạo của cấp trên là điều không thể thiếu được.
5- Quý trọng các quan hệ đặc biệt như họ hàng thân thích, cùng địa phương, cùng là bạn học cũ v.v...
Ở Hàn Quốc, phần lớn đều áp dụng quyền sở hữu và quyền kinh doanh của các doanh nghiệp theo chế độ cha truyền con nối, cho nên những người có quan hệ đặc biệt với chủ doanh nghiệp thường được giao những trọng trách cao. Trong các doanh nghiệp Hàn Quốc, thường tồn tại rất nhiều các nhóm nhỏ như hội đồng hương, đồng môn ". Khi đến một ngành hay một cơ quan nào đó liên hệ công tác, trước tiên cũng phải dò hỏi xem có người nào có mối quan hệ đặc biệt với mình không để có cơ hội tranh thủ đặt quan hệ trước.
6- Đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và bồi dưỡng những người có tài:
Những người có tài luôn được tạo điều kiện để phát huy hết năng lực của mình và còn được công ty bồi dưỡng, đ ạo t ạo thêm.
7- Tổ chức quản lý theo kiểu doanh trại.
Phần lớn các doanh nghiệp Hàn Quốc đều áp dụng hình thức tổ chức quản lý theo kiểu quân đội. Một mặt các doanh nghiệp thường xuyên truyền bá ý thức phục tùng cấp trên cho toàn thể CBCNV, luôn luôn bồi dưỡng ý thức trách nhiệm cho từng người. Mặt khác các doanh nghiệp chú ý nâng cao năng lực chỉ đạo thống nhất cho cán bộ lãnh đạo. Một số doanh nghiệp còn tổ chức huấn luyện dài, dã ngoại vào ban đêm ở những vùng núi cho những nhân viên mới vào làm việc ở doanh nghiệp, nhằm mục đích rèn luyện ý chí cho họ .
ĐIỂM ĐẶC TRƯNG TRONG THÓI QUEN VÀ CÁCH ỨNG XỬ
Nhật Bản:
Trong các công ty, chấp hành kỷ luật và tôn trọng cấp trên cũng như tôn trọng những người thâm niên hơn là nền tảng cho các mối quan hệ. Trước khi thiết lập mối quan hệ với ai đó, họ cần biết được cấp bậc của người ấy để cư xử cho đúng phép tắc. Danh thiếp cung cấp những thông tin này, nên trong văn hoá kinh doanh của người Nhật, việc trao đổi danh thiếp rất được coi trọng , là nền tảng cho các mối quan hệ.Khi nhận card, người kinh doanh nhận bằng hai tay rồi đọc nó rất cẩn thận, đọc lại những thông tin được in trên card rất to, và sau đó đặt nó vào trong chiếc hộp chuyên để card hoặc đặt nó trên bàn ngay trước mặt của anh ta, sử dụng nó trong cuộc chuyện trò khi cần. Người kinh doanh không bao giờ cất luôn card vào túi. Đó được coi như một điều không tôn trọng người khác.Và sau khi gặp xong phải được trân trọng cho vào ví và không bao giờ được nhét trong túi quần sau.
Người Nhật cũng thường trò chuyện xã giao để thiết lập quan hệ với bạn trước khi bàn bạc công chuyện kinh doanh. Chỗ ngồi với người Nhật phải theo cấp bậc .Nên giới thiệu từng thành viên trong buổi gặp mặt cùng với cấp bậc và vị trí từ cao đến thấp .
Trong công tác, với tác phong công nghiệp, người Nhật luôn ý thức rất rõ vị trí của mình. Khi bước vào tiếp xúc, sau những lời chào hỏi xã giao, với cương vị chủ nhà, họ thường chủ động đi vào vấn đề cần bàn bạc trước. Lúc câu hỏi được đưa ra có nghĩa là công việc đã chính thức bắt đầu. Người Nhật khi đang thực thi nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý kiến chệch vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ.
Nguyên tắc khi giao tiếp ở Nhật là phải đến sớm hơn vài phút trước giờ hẹn, người có cấp bậc cao nhất sẽ là người tiến vào phòng đầu tiên, chủ nhà là người giới thiệu những thành viên tham dự và theo cấp bậc từ cao đến thấp.
Trong quan hệ, người Nhật Bản chấp nhận người khác có thể mắc sai lầm, nhưng luôn cho đối tác hiểu rằng điều đó không được phép lặp lại và tinh thần sửa chữa luôn thể hiện ở kết quả cuối cùng. Mọi người đều có ý thức rất rõ rằng không được xúc phạm người khác, cũng không cần buộc ai phải đưa ra những cam kết cụ thể. Nhưng những chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức doanh nhân ( trách nhiệm đặt trên tình cảm ) đã tạo một sức ép vô hình lên tất cả khiến mọi người phải xác định được bổn phận của mình nếu muốn có chỗ đứng trong tổ chức.
Người Nhật rất thích tặng quà, họ tặng quà cho nhau ngay lần làm việc đầu tiên, lần gặp gỡ hay chia tay đầu tiên . Người Nhật coi trọng hình thức hơn là nội dung quà tặng. Vì thế khi giao dịch với các thương nhân Nhật bản, cần thiết phải tặng quà cho dù món quà nhỏ.Bên cạnh đó, trong kinh doanh nên tăng cường bán hàng kết hợp với các hình thức khuyến mãi để nâng cao doanh thu . Nhưng cần lưu ý là Nhật bản không tặng quà có con số 4 hoặc “4 cái”, “4 thứ” vì số 4 tiếng Nhật phát âm giống như “si” có nghĩa là chết.
Người Nhật tin vào thỏa thuận bằng miệng, những hợp đồng được chuẩn bị chi tiết gây cảm giác rằng lòng tin chưa có từ hai phía. Họ thích linh động, thiện chí, có thể điều chỉnh trong thương thảo, họ cho rằng sự tranh chấp có thể làm giảm đi sự hòa thuận.
Người Nhật nói chuyện với nhau rất khách khí, họ hết sức tránh những từ phạm huý người khác. Như khi tham dự đám tang, người Nhật kỵ dùng những từ như "người tiếp đến người", "không lâu", "lại"… Còn trong đám cưới, họ kỵ dùng từ như “đã xong", "trở lại", "vỡ", "hỏng", "đoạn tuyệt","trùng phúc", "nhiều lần"… Họ cho rằng, trong hôn nhân, cả hai đều hy vọng sống đến đầu bạc răng long, những từ không may mắn sẽ làm tổn thương đến tình cảm đôi lứa.
Người nước ngoài khi nhìn người Nhật làm việc tại các công ty thường cảm nhận nặng nề vì cường độ làm việc quá cao hay áp lực công việc lớn, lại có sự phân cấp, làm theo mệnh lệnh, vâng lời và rập khuông.Những nhân viên Nhật thường không diễn tả cảm xúc vui đùa trên khuôn mặt thay vào đó là một khuôn mặt khiêm khắc. Đặc biệt trong các cuộc họp, họ nói nhỏ, giọng nói rất thận trọng, và thường nhắm mắt khi chú ý gần tới người nói. Thói quen này với người nước ngoài thể hiện dấu hiệu của sự khó chịu.
Hàn Quốc
Đối với người Hàn Quốc không có khái niệm “tám giờ vàng ngọc” mà bao giờ làm xong việc thì thôi. Bất kể tám hay mười hai tiếng làm việc của một ngày. Để giải thích cho sự cần mẫn này là nhu cầu thu nhập, tăng lương và thăng tiến. Ngoài ra, người Hàn Quốc còn muốn đạt đến sự “hoàn mỹ” trong công việc mình làm.
Khi giao tiếp bình thường Người Hàn Quốc nói năng rất nhẹ nhàng, rất ít khi gay gắt nhưng rất nóng tính và ít thể hiện hay chia sẻ ý nghĩ của mình cho người khác.
Văn hoá tặng quà ở Hàn Quốc :
Khi đến Hàn Quốc, bạn nhớ mang theo những tặng phẩm truyền thống từ đất nước bạn.
Trong buổi tiếp xúc lần đầu với đối tác, món quà thích hợp nhất bạn nên tặng đó là những vật dụng bày bàn làm việc, có thể kèm theo logo công ty bạn trên món quà đó. Những món quà sau đó có thể là những tặng phẩm đẹp đẽ và tinh xảo hơn.
Khi định tặng quà cho nhiều người trong cùng một tổ chức, hãy chắc chắn đảm bảo việc tặng quà tặng giá trị hơn cho những người ở vị trí lãnh đạo.
Khi bạn được tặng quà, lúc đầu tốt nhất hãy nên từ chối, chỉ sau khi người tặng cứ nhất định tặng quà cho bạn, lúc này bạn mới nên nhận, đây cũng chính là một nét trong văn hóa tặng quà của người Hàn .
Một điểm nữa phải kể đến là khả năng đọc của người Hàn Quốc rất chăm chỉ và nghiêm túc, họ coi việc đọc sách quan trọng như việc kinh doanh, hình như người Hàn Quốc nào cũng có một cuốn sách đang đọc dở, không có sách nào hay mà không được dịch sang tiếng Hàn Quốc.
Đối với người Hàn Quốc, khi thân lắm người ta mới cho nhau địa chỉ nhà riêng và mời nhau về nhà riêng chơi; óc thẩm mỹ của người Hàn Quốc, từ cách trang trí phòng đến cách dọn đồ ăn thức uống, cái gì cũng nhẹ nhàng, thanh cảnh và vừa đủ, nhưng được bày biện hết sức gọn gàng, đẹp mắt .
Người Hàn Quốc rất coi trọng danh dự. Nếu bạn lăng mạ hoặc chỉ trích ai đó trước mặt người khác, cũng có nghĩa bạn đang làm mất danh dự của người đó. Đừng bao giờ đối xử với họ như cấp dưới của bạn.
SO SÁNH THÓI QUEN VÀ CÁCH ỨNG XỬ Ở HÀN QUỐC VÀ NHẬT BẢN
Do ý thức coi trọng tôn ti của người Hàn và người Nhật rất mạnh nên họ rất thích xưng hô theo chức vụ, địa vị, kể cả những chức vụ rất thấp (giáo sư Kim, giám đốc Lee, đội trưởng Park, tổ trưởng Han...). Bên cạnh đó , phong cách chào hỏi của họ cũng khá giống nhau , khi giới thiệu họ thường cúi đầu chào nhau, cúi cao hay thấp thì tùy vào cấp bậc, cấp bậc càng cao thì cúi đầu càng thấp.
Với tinh thần lao động cần cù, chăm chỉ vào bậc nhất thế giới, cả người Hàn và người Nhật lúc nào cũng cảm thấy thiếu thời gian, cho nên thường có tác phong làm việc rất khẩn trương. Dù làm việc gì, họ lúc nào cũng gấp gấp, nhanh nhanh . Ở Hàn Quốc, đập vào mắt là hình ảnh người Hàn luôn vội vã, tất bật. Còn ở Nhật , ngay trên vỉa hè cũng có những xe bán thức ăn nhanh nhưng được xếp ngay hàng thẳng lối. Nhiều người Nhật còn vừa đi vừa ăn, thậm chí còn tranh thủ ngủ gà ngủ gật trên tàu điện ngầm.
Sau một ngày thảo luận quyết liệt, các nhân viên Nhật Bản sẵn sàng tìm cách xả stress. Người Hàn Quốc cũng thế , sau giờ làm việc, họ thường ít về nhà ngay mà cùng bạn bè, gia đình đi ăn đêm, giải trí, hoặc dành thời gian vui chơi giải trí vào cuối tuần,…để trút đi cái mệt nhọc của công việc. Một sở thích được ưa chuộng là tới các quán bar karaoke, nơi mọi người có thể thả sức hát tới tận nửa đêm thậm trí tới lúc giọng không còn để mà hát. Họ hát, họ cười, họ bá vai bá cổ nhau, hồn nhiên như bất cứ những người nào hồn nhiên nhất. Những quán ăn đêm đã trở thành nơi không thể thiếu của đa số đàn ông Hàn Quốc và Nhật Bản .
Với tỷ lệ ly hôn cao và tỷ lệ sinh thấp, lối sống độc thân ngày càng phổ biến ở cả Hàn lẫn Nhật . Có thể nhận thấy thậm chí ở các siêu thị , các loại thực phẩm bắt đầu được đóng gói loại nhỏ hơn để phù hợp với những hộ đơn thân. Bên cạnh đó , các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp , mỹ phẩm cũng ngày càng phát triển .
Cả người Nhật và người Hàn đều rất coi trọng đến các mối quan hệ, luôn muốn cộng tác với những người họ quen biết hoặc qua những người trung gian. Họ đặc biệt coi trọng đến những người trung gian , như ở Hàn , trong những buổi họp nhóm và những bữa tiệc, họ không tự giới thiệu mình và phải có một người trung gian giới thiệu họ với người khác . Còn ở Nhật một người sẽ rót rượu cho người đi cùng và ngược lại người bạn sẽ rót rượu cho người đó chứ không tự rót rượu cho mình .
Tặng quà là nét văn hoá đẹp đối với mọi quốc gia. Tặng quà tăng cường mối quan hệ, tình thân ái không những trong cuộc sống hàng ngày mà cả trong kinh doanh. Tuy nhiên, tặng quà là một nghệ thuật và trong kinh doanh quốc tế, do sự khác nhau về văn hoá giữa các dân tộc, dẫn đến các quan niệm khác nhau về tặng quà. Do vậy, một nguyên tắc cơ bản nhất về tặng quà trong giao dịch quốc tế là khi chưa hiểu rõ phong tục của một nước thì cần phải nghiên cứu kỹ trước khi tặng quà. Trong văn hoá tặng quà ở cả 2 nước, tránh tặng những món quà quá đắt tiền, vì điều này sẽ khiến người nhận phải chuẩn bị một món quà giá trị tương đương để đáp trả. Ngoài ra, cũng cần đặc biệt lưu ý là ở Hàn Quốc, có thể dùng tiền để làm quà tặng , trong khi ở Nhật Bản đây là 1 điều cấm kỵ .
Người Hàn Quốc và Nhật Bản khi làm việc chỉ biết làm việc. Xong công việc đặt ra mới yên tâm, không tranh thủ làm bất kỳ một việc gì khác . Thế nhưng điểm khác biệt giữa họ là người Hàn rất thực dụng và thẳng thắn, miễn là được việc. Thế nên người Hàn Quốc không ngần ngại bàn bạc công việc ngay tại bữa ăn trưa . Như vậy ta có thể tạo dựng những mối quan hệ thông qua những cuộc hội họp thân mật giữa các thành viên, tại những buổi tiệc rượu, bữa ăn. Quan trọng là tại những buổi tiệc đó luôn có sự tham dự của các đối tác kinh doanh và họ thảo luận công việc một cách thân thiện hơn.
Cả người Nhật và người Hàn Quốc rất ngại làm phiền tới người khác, trái lại khi hứa hay nhận lời giúp ai điều gì dù khó khăn cũng cố gắng không từ chối. Trả lời “không” hình như không bao giờ thường trực ở trên môi người Hàn và người Nhật, khi cần lắm họ mới tìm cách diễn đạt sự khó khăn đó thay vì trả lời “không”.
VĂN HÓA VẬT CHẤT:
Nhật Bản:
Giao thông ở Nhật Bản rất phát triển, vào năm 2004 ở Nhật Bản có khoảng 1,177,278 km (731,683 miles) đường bộ, 173 sân bay, 23,577 km (14,653 miles) đường sắt. Phương tiện đường không được hoạt động chủ yếu bởi All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines (JAL). Đường sắt được điều khiển bởi Japan Railways. Có rất nhiều các chuyến bay quốc tế lớn từ nhiều thành phố và đất nước trên thế giới đến và rời Nhật Bản.
Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong nghành khoa học robot. Nhật Bản đã và đang sản xuất rất nhiều robot phục vụ trong gia đình cũng như trong sản xuất. Các thế hệ robot thông minh phục vụ trong các ngành công nghiệp sản xuất, giải trí, điều khiển hệ thống... lần lượt được ra đời và ứng dụng hiệu quả trong đời sống sản xuất, sinh hoạt thường nhật của con người. Có thể nói, trong vài thập niên qua, việc sử dụng robot trong sản xuất tại “xứ sở hoa anh đào” đã đem lại nhiều hiệu quả về kinh tế và xã hội như: tăng năng suất, cải tiến chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguồn vật liệu, giảm thiểu tai nạn lao động... Những hiệu quả kinh tế và xã hội xuất phát từ thực tế là robot công nghiệp rất đa dạng và linh hoạt, hoạt động như con người.
Sẽ không quá lời khi nói Nhật Bản là một cường quốc khoa học - kỹ thuật. Trình độ khoa học - kỹ thuật của Nhật Bản, theo đánh giá tổng hợp của Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Kỹ thuật Nhật Bản chỉ thua kém Mỹ nhưng vượt Đức, Anh, Pháp. Sản phẩm công nghiệp dựa trên kỹ thuật cao của Nhật Bản có mặt trên khắp thế giới. Số lượng bằng phát minh sáng chế của các công ty Nhật Bản không ngừng tăng và không ít nhà khoa học Nhật Bản đã đoạt giải Nobel.
Bước sang kỷ nguyên mới, mọi người bắt đầu tiêu dùng những sản phẩm có hàm lượng trí tuệ hoặc tri thức cao hơn, ví dụ như điện ảnh hoặc trò chơi điện tử, trong khi đó tốc độ tiêu dùng của những sản phẩm truyền thống như thực phẩm chế biến, ôtô vẫn tăng lên đều đặn. ngoài ra trong số những sản phẩm truyền thống này, tỷ lệ và chi phí cho những loại đầu vào trí tuệ như việc thiết kế, lập trình tăng lên. ví dụ, chi phí cho thiết kế máy bay hiện nay đã chiếm tới 30% tổng giá thành chế tạo, hay đối với điện thoại, chỉ rất gần đây thôi, không có chứa bộ vi xử lí hoặc chương trình, nhưng hiện tại điện thoại đòi hỏi trên 300 nghìn mã máy tính. tương tự doanh số bán của máy tính cá nhân ngày nay được quyết định không nhiều lắm bởi tính năng so với độ tinh xảo trong thiết kế.
những thực tế trên cho thấy tầm quan trọng của việc làm khác biệt hoá sản phẩm hay đổi mới sản phẩm nhờ các hoạt động trí tụê đang gia tăng, trong khi tầm quan trọng của việc đầu tư mạnh vào sản xuất đại trà hoặc đổi mới qui trình giảm đi.
Hàn Quốc
Cuối năm 2004, tổng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển đạt 19 tỷ đô la Mỹ, chiếm 2,85% GDP. Hàn Quốc cũng sẽ tích cực đầu tư cho phát triển công nghệ phúc lợi công cộng để cải thiện chất lượng cuộc sống, công nghệ, từ đó tạo ra những ngành công nghiệp mới.
Ngoài ra, Hàn Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu như gìn giữ môi trường và cung cấp lương thực, năng lượng, y tế vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân loại.
Sáng tạo trong ngành nghề
Là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới, Hàn Quốc nổi lên như một câu chuyện thành đạt trong nhiều lĩnh vực. Trong năm 2005, giá trị thương mại Hàn Quốc đạt tới 545 tỷ đôla, đứng 12 trên thế giới. Hàn Quốc cũng có nguồn dữ trữ ngoại tệ lớn thứ tư. Mặc dù giá dầu lửa cao, đồng won mạnh và chi phí nguyên liệu ngày càng tăng, nền kinh tế Hàn Quốc đang tăng trưởng ở một mức độ tốt.
Duy trì sự tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc là những ngành công nghiệp then chốt và đã được thế giới công nhận. Hàn Quốc là quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới; đối với chất bán dẫn: đứng thứ 3 thế giới; hàng điện tử: đứng thứ 4. May mặc, sắt thép và các sản phẩm hóa dầu của Hàn Quốc đứng thứ 5 nếu xét về tổng giá trị và ô tô đứng thứ 6 trên thế giới. Ngành đóng tàu của Hàn Quốc là một ngành công nghiệp tiên phong trong 3 năm qua, chiếm 40% đơn đặt hàng đóng tàu của cả thế giới trong năm 2005.
Là một nhà sản xuất ô tô lớn, Hàn Quốc sản xuất trên ba triệu xe hàng năm. Kể từ khi Hàn Quốc lần đầu tiên xuất khẩu xe năm 1976, ngành công nghiệp ô tô của nước này đã phát triển với tốc độ kinh ngạc. Trên đà uy tín của ôtô Hàn Quốc ngày càng tăng cao trên thế giới, các công ty ôtô Hàn Quốc hàng đầu đã bắt đầu mở rộng cơ sở sản xuất ra nước ngoài.
Chiếm khoảng 11% thị phần toàn cầu, ngành sản xuất chất bán dẫn của Hàn Quốc là một ngành công nghiệp mũi nhọn đặc biệt là khi nói tới bộ nhớ động và chíp hệ thống (SOC).
Trong năm 2004, thanh DRAM (bộ nhớ truy xuất động) của Hàn Quốc đứng thứ nhất trên thế giới với thị phần 47.1%.
Hệ thống tàu ngầm điện
Hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô Seoul là hệ thống tàu điện ngầm lớn nhất trong cả nước, chuyên chở khoảng 5,6 triệu lượt hành khách mỗi ngày. Hệ thống này bắt đầu hoạt động từ năm 1974, mở đầu là Tuyến 1 và hiện nay có 8 tuyến với tổng chiều dài gần 287km và 263 ga, nối kết hầu hết các điểm đến trong khu vực trung tâm Seoul.
Đường sắt
Tính đến tháng 7-2005, hệ thống đường sắt Hàn Quốc có 79 tuyến với tổng chiều dài 3.389 km. Đường sắt đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hành khách và hàng hóa giữa các thành phố .
Ô tô
Thu nhập, mức sống tăng lên cùng với sự mở rộng ngoại ô và sự phát triển của ngành c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hóa đến hoạt động kinh doanh quốc tế tại nhật-hàn.doc