Sản phẩm của Pringer do một công ty nước ngoài sản xuất, qua khâu môi giới trung gian là công ty nhập khẩu và chung chuyển về Việt Nam, khiến giá sản phẩm cao (chi phí lao động cá biệt cao). Còn với sản phẩm OM lúc này do công ty Kinh Đô trực tiếp liên kết sản xuất nhưng cộng thêm giá trị khi trung chuyển từ Malaysia về nên giá cả vẫn cao dù đã thấp hơn Pringer. Tóm lại đây là những sản phẩm không phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam.
Thị trường tiềm năng như Việt Nam tiêu thụ 20 tấn sản phẩm loại này mỗi năm. An Lạc đã nhận thức rõ rằng một công ty mới thành lập và chỉ là chi nhánh của Galaxy như An Lạc thì không có đủ tiềm lực kinh tế làm trung gian nhập khẩu sản phẩm sẵn hay là đầu tư vào một quốc gia thứ 3. Bởi vì kinh phí mà công ty phải gánh chịu là rất lớn hay lúc này nếu theo cách sản xuất của 2 công ty đã nêu trên đây thì hao phí lao động cá biệt trong công ty sẽ còn có thể cao hơn hao phí xã hội các công ty bỏ ra, nhất là với kinh đô – một tập đoàn thực phẩm nổi tiếng Việt Nam. Điều này buộc An Lạc phải lựa chọn chiến lược nhằm hạ thấp hao phí lao động cá biệt so với lao động xã hội một cách tối đa.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6011 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích ba tình huống trong thực tế để làm rõ tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế của xã hội. Sản xuất hàng hoá thường chịu tác động của các quy luật kinh tế chung (như quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật tăng năng suất lao động,…), trong đó quy luật giá trị giữ vai trò cơ sở, chi phối nền sản xuất hàng hoá. Những tác động của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hoá không chỉ có ý nghĩa về mặt lí luận mà còn có vai trò to lớn trong thực tiễn. Trước thực trạng sự phát triển của nền kinh tế, nhóm B2 đã lựa chọn đề tài : “Phân tích ba tình huống trong thực tế để làm rõ tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay” với mong muốn sẽ có cách nhìn nhận sâu sắc, toàn diện hơn về các tác động của quy luật giá trị.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quy luật giá trị là quy luật căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá, ở đâu có sản xuất và trao đổi thì ở đó có sự tồn tại và tác động của quy luật giá trị. Để tìm hiểu và nhìn nhận tác động của quy luật giá trị trong sự phát triển của nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay một cách toàn diện, sâu sắc, cần lấy kiến thức lí luận về tác động của quy luật giá trị làm tiền đề, cơ sở để áp dụng phân tích tác động của quy luật đó trong thực tiễn.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NỘI DUNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ
1. Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất hàng hóa, chi phối toàn bộ hoạt động của những người sản xuất và trao đổi hàng hóa. Theo yêu cầu của quy luật giá trị, việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Điều đó có nghĩa những người sản xuất hàng hóa phải luôn tìm cách làm cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong trao đổi hoặc lưu thông thì phải theo nguyên tắc ngang giá. Hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau, hoặc trao đổi, mua bán hàng hóa được thực hiện với giá cả bằng giá trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị. Sự vận động giá cả thị trường của hàng hóa xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị.
2. Tác động của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sán xuất và trao đổi hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị. Trong nên sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị có ba tác động chủ yếu sau:
Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Điều tiết sản xuất tức là điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường.
Nếu ở ngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa lên cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy. Do đó tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy tăng lên.
Ngược lại, khi cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hóa giảm xuống, hàng hóa bán không chạy và có thể lỗ vốn, tình hình ấy buộc người sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có giá cả hàng hóa cao hơn.
Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.
- Trong lĩnh vực lưu thông, sự tác động của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ: sự biến động của giá cả thị trường có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hóa thông suốt, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
b. Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển
Các hàng hóa được sản xuất trong những điều kiện sản xuất khác nhau, do đó có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường, hàng hóa được lưu thông trên cơ sở mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Do đó, người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động cần thiết thì sẽ có lãi, càng thấp hơn càng lãi nhiều. Điều đó kích thích tổ chức quản lí, thực hành tiết kiệm… nhằm tăng năng suất lao động, cố gắng hạ thấp giá trị cá biệt hàng hóa của mình xuống ít nhất là bằng, càng thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa càng tốt.
Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn đến kết quả là năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí giảm xuống, lực lượng sản xuất của xã hội ngày càng phát triển.
c. Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèo
Trong kinh tế hàng hóa, những người sản xuất hàng hóa không có điều kiện sản xuất thuận lợi, mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thường xuyên thắng thế trong cạnh tranh sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên và có thể tiếp tục mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thuê lao động và ngày càng giàu có, trở thành ông chủ.
Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa không có điều kiện sản xuất thuận lợi, lại gặp rủi ro nên hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết thì khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản, trở nên nghèo khó, phải đi làm thuê.
* Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực (điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, phát triển lực lượng sản xuất xã hội,…), vừa có tác động tiêu cực (tạo sự phân hóa giàu nghèo). Do đó, cùng với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nhà nước ta cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực để đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa.
B. BA TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TẾ LÀM RÕ TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Sự tác động của quy luật trong điều tiết sản xuất và lưu thông cà phê ở Việt Nam
Ví dụ về thị trường cà phê Việt Nam những năm gần đây là minh chứng cho tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị.
Điều tiết sản xuất tức là điều hóa phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực. Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả cà phê trên thị trường.
Trong thời gian thị trường cà phê đang lên cơn sốt. Giá thu mua cà phê trong nước lên đến 40.000 đ, thậm chí vào thời điểm đầu tháng 3/2008 đã là 42.000 đ/ kg. Những nông dân trồng cà phê coi đây là “thời cơ” nên đã đầu tư máy móc, tư liệu sản xuất nhằm nâng cao năng suất và sản lượng cà phê. Do đó, quy mô trồng và sản xuất được mở rộng, số lượng cà phê xuất khẩu tăng nhanh chóng, khiến cho năng suất cà phê ở Việt Nam vào loại cao nhất thế giới (khoảng 1 triệu tấn/năm), chiếm vị trí độc tôn về sản xuất cà phê ở khu vực Bắc bán cầu. Hiện nay, cả nước đã có khoảng 520.000 ha cà phê. Năm 2006, mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái thế giới nhưng Việt Nam vẫn xuất khẩu khoảng 954.000 tấn, đạt kim ngạch 1,95 tỉ USD. Tính trung bình cả năm 2008, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 2044 USD/ tấn, tăng 31% so với năm 2007, trong đó có lúc lên đỉnh điểm là 2240 USD/ tấn.
Tuy nhiên, việc thị trường cà phê phát triển đã khiến cho nhiều người tận dụng mọi nguồn lao động, phá rừng, xóa bỏ diện tích các loại cây khác để tập trung cao nhất cho việc trồng mới cà phê. Họ đang thấy cái lợi trước mắt mà không nhìn thấy việc trồng ồ ạt như hiện nay về lâu dài sẽ ra sao! Tình trạng này đã làm cho diện tích trồng cà phê tăng lên nhanh chóng, chỉ riêng diện tích cà phê của huyện Ea H’leo (Đăk Lăk) trong một năm đã tăng thêm 100ha. sản lượng cà phê trong nước tăng nhanh trong khi nhu cầu thì có hạn, tất yếu dẫn đến tình trạng thừa thãi quá lớn, giá cà phê bị kéo xuống, buộc bà con nông dân phải bán tống, bán tháo ra thị trường. Ngành cà phê Việt Nam lại rơi vào hoàn cảnh như những năm trước đây (1999), giá cà phê không bằng cả giá cà pháo! Tình trạng phát triển tự phát nói trên đã không chỉ phá vỡ quy hoạch phát triển của các loại cây trồng khác, gây tác động xấu đến môi trường sinh thái mà còn tăng nguy cơ khiến cà phê `“cung” vượt quá “cầu”, dẫn đến những rủi ro về cả giá cả và thị trường tiêu thụ cho người sản xuất.
Qua việc phân tích trên có thể thấy, thực chất điều tiết sản xuất cà phê của quy luật giá trị là điều chỉnh các yếu tố sản xuất như tư liệu sản xuất, sức lao động và tiền vốn từ ngành này sang ngành khác, từ nơi này sang nơi khác. Nó làm cho sản xuất hàng hóa của ngành này, nơi này được phát triển mở rộng, ngành khác nơi khác bị thu hẹp, thông qua sự biến động giá cả thị trường, từ đó tạo ra những tỉ lệ cân đối tạm thời giữa các ngành, các vùng.
Bên cạnh sự điều tiết sản xuất thì quy luật giá trị còn có tác động điều tiết lưu thông. Tác động này của quy luật giá trị đối với thị trường cà phê thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao. Trước đây thị trường thế giới rất nhiều tiềm năng, phần lớn cà phê nước ta tập trung cho xuất khẩu. Thực tế cho thấy Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới về sản lượng cà phê xuất khẩu. Tuy nhiên gần đây, do khuynh hướng kinh tế toàn cầu và rào cản thương mại nên các doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến thị trường nội địa. Thông qua khảo sát, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp đã nêu ra giải pháp đẩy mạnh các chương trình quảng cáo và xúc tiến thương mại cho cà phê nội địa, chú trọng đến truyền thông và hội chợ. Trong đó, các thị trường trọng điểm là Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Hồng,... đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh,...
Như vậy, thực chất sự điều tiết lưu thông của quy luật giá trị là điều tiết khối lượng hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi giá cả cao, tạo ra mặt bằng giá cả xã hội và sự cân bằng hàng hóa giữa các thị trường. Giá trị hàng hóa mà thay đổi thì những điều kiện làm cho tổng thể khối lượng hàng hóa có thể tiêu thụ được cũng sẽ thay đổi.
2. Sự cạnh tranh của các “ông lớn” trong ngành sản xuất khoai tây chiên ở Việt Nam
Quy luật giá trị cũng có những tác động rất lớn tới nền kinh tế hàng hóa về phương diện kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển. Tức là mà các chủ thể kinh tế luôn tìm cách áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động. Điển hình như ví dụ của công ty TNHH An Lạc với việc cải tiến trong quy trình sản xuất bánh snack khoai tây.
Tính tới thời điểm năm 2004, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều các công ty cùng phân phối các loại đồ ăn nhẹ, trong số đó không thể không kể tới loại đồ ăn rất được ưa chuộng, đó là khoai tây chiên thái lát. Đến năm 2010, khoai tây chiên mang thương hiệu ZonZon với thằng Bờm cười đã leo lên vị trí đứng đầu trở thành sản phẩm snack được ưa chuộng nhất trên thị trường Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là kết quả của quá trình cải thiện liên tục hệ thống sản xuất của công ty An Lạc. Năm 2004, trên thị trường có rất nhiều công ty cạnh tranh mặt hàng này, ta có thể kể tới như sản phẩm có tên Pringer được nhập khẩu toàn bộ bởi công ty P&G hay một sản phẩm khác của của Kinh Đô hợp tác với nước ngoài sản xuất tại Malaysia mang tên OM.
Sản phẩm của Pringer do một công ty nước ngoài sản xuất, qua khâu môi giới trung gian là công ty nhập khẩu và chung chuyển về Việt Nam, khiến giá sản phẩm cao (chi phí lao động cá biệt cao). Còn với sản phẩm OM lúc này do công ty Kinh Đô trực tiếp liên kết sản xuất nhưng cộng thêm giá trị khi trung chuyển từ Malaysia về nên giá cả vẫn cao dù đã thấp hơn Pringer. Tóm lại đây là những sản phẩm không phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam.
Thị trường tiềm năng như Việt Nam tiêu thụ 20 tấn sản phẩm loại này mỗi năm. An Lạc đã nhận thức rõ rằng một công ty mới thành lập và chỉ là chi nhánh của Galaxy như An Lạc thì không có đủ tiềm lực kinh tế làm trung gian nhập khẩu sản phẩm sẵn hay là đầu tư vào một quốc gia thứ 3. Bởi vì kinh phí mà công ty phải gánh chịu là rất lớn hay lúc này nếu theo cách sản xuất của 2 công ty đã nêu trên đây thì hao phí lao động cá biệt trong công ty sẽ còn có thể cao hơn hao phí xã hội các công ty bỏ ra, nhất là với kinh đô – một tập đoàn thực phẩm nổi tiếng Việt Nam. Điều này buộc An Lạc phải lựa chọn chiến lược nhằm hạ thấp hao phí lao động cá biệt so với lao động xã hội một cách tối đa.
Lúc này, An Lạc đã chọn con đường sản xuất sản phẩm trên chính Việt Nam để giúp cho sản phẩm ZonZon có thể cạnh tranh với các công ty kia tránh việc đối đầu dẫn tới thua lỗ và phá sản. Công ty chú trọng vào việc cải tiến kỹ thuật bao gồm việc đầu tư kỹ thuật máy móc của châu Âu, ông nhanh chóng đặt hàng dây chuyền chế biến khoai tây cùng việc tiếp thu công nghệ do các kỹ sư nước ngoài hướng dẫn quá trình lắp đặt và vận hành. Ngoài ra, ông còn đầu tư thêm khu nguyên liệu rất rộng cộng thêm quá trình chuyển giao kỹ thuật cho người nông dân trên diện tích cả chục ha, cùng hệ thống kho đông lạnh lớn nhất trong các nhà sản xuất Việt Nam lúc đó đặt tại Tiên Sơn (Bắc Ninh). Với việc bao tiêu sản phẩm, trừ cả chi phí sản xuất, người nông dân vẫn lãi từ 15 đền 20 triệu 1 vụ.
Mặt khác, ZonZon cũng tập trung tiết kiệm chặt chẽ khi gắn vùng nguyên liệu với cơ sở sản xuất, cắt giảm được lượng chi phí lớn trong khâu vận chuyển. Không những vậy , ZonZon còn tổ chức một quy trình khép kín, từ quá trính sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm, cho tới việc quản cáo và phân phối sản phẩm ra thị trường,… Tất cả đều được vận hành bài bản và chuyên nghiệp.
Ngoài ra, công ty còn không ngừng mở rộng diện tích trồng khoai tây nguyên liệu, đầu tư thêm vào một số tỉnh khác như Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương,… Việc tăng suất lao động trong sản xuất luôn được công ty coi trọng ngay từ những ngày đầu tiên bằng sự hiện đại hóa toàn bộ dây chuyền, từ một nhà máy đầu tiên với 350 người thì trong đó chỉ có 150 người là trực tiếp tham gia sản xuất, số còn lại hầu hết là điều khiển quy trình tự động của các công đoạn máy móc.
Bằng hàng loạt phương pháp làm giảm hao phí lao động cá biệt như trên, sản phẩm ZonZon của An Lạc đã có giá thành thấp nhất trong thị trường, kích thích các công ty còn lại nhanh chóng áp dụng các phương pháp để cạnh tranh. Tính tới năm 2010, sản phẩm ZonZon của công ty An Lạc đã trở thành sản phẩm khoai tây chiên được ưa chuộng nhất trên thị trường, bởi giá cả phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam.
Không chỉ vậy, sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường giờ đây càng thúc đẩy cho quá trình chạy đua giảm chi phí sản xuất (hay giảm hao phí cá biệt) giữa các nhà sản xuất, giờ đây không chỉ có ZonZon đầu tư sản xuất nguyên liệu khoai tây trong nước nữa mà đã có các công ty lớn như Orion Vina với sản phẩm O’star hay PEPSICO với sản phẩm Poca. Cụ thể, như Orion Vina giờ đây đầu tư trồng gần 80 ha khoai tây trên cao nguyên Lâm Đồng với quy trình chăm bón và giống khoai tây năng suất cao được chuyển giao từ Mỹ hay công ty PEPSICO chi nhánh của PEPSI ở Việt Nam cũng đầu tư các giống khoai tây năng xuất của Trung Quốc và Úc cho năng suất 20 tấn/ ha trồng trên nền đất Bazan của Lâm Đồng giờ đã vượt qua năng suất của công ty An Lạc không những vậy công ty còn thực hiện bao tiêu sản phẩm trong vùng nguyên liệu lên tới 556 tỷ đồng cho khu chế biến rộng hơn 4ha của mình.
Việc giảm hao phí lao động cá biệt xuống dưới lao động xã hội của công ty An Lạc không những mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn, nâng cao vị thế cho dòng sản phẩm này trên thị trường mà còn thúc đẩy quá trình cạnh tranh giữa các công ty cùng sản xuất mặt hàng khoai tây chiên .
Tóm lại quá trình tác động của quy luật giá trị này đã làm cho lực lượng sản xuất trong thị trường khoai tây chiên nói riêng và lực lượng sản xuất ở Việt Nam nói chung không ngừng phát triển.
3. Cạnh tranh và đào thải
Sự tác động của quy luật giá trị, bên cạnh những mặt tích cực là điều tiết sản xuất, lưu thông hàng hóa và kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm thì còn có tác động khác, đó là sự phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèo. Ví dụ sau đây nói về sự phát triển phân hóa số lượng khách hàng cũng như doanh thu của hai mạng điện thoại là Sfone và Viettel để làm rõ tác động này.
S-Fone ra đời trước Viettel, từng có một thời “nổi đình nổi đám” với các gói cước được xem là cực kỳ hấp dẫn như Forever, Forever Couple, 1 đồng… Quả vậy, trước đây cứ mỗi lần Sfone đưa ra thị trường một gói cước hay dịch vụ mới thì đều gây được sự chú ý của dư luận, những tưởng Sfone sẽ mở ra một trang mới cho công nghệ CDMA ở Việt Nam, nhưng rồi sau hàng loạt scandal không đáng có, Sfone đã dần mất đi ưu thế là nhà mạng đầu tiên ở Việt Nam đưa vào khai thác mạng CDMA. Dù đã có mặt ở Việt Nam rất lâu mà tốc độ phát triển của Sfone vẫn còn ở mức chậm chạp. Mặc dù thời gian gần đây nhà mạng này liên tiếp đưa ra những khuyến mãi hấp dẫn, những gói cước khá tiện ích như Eco 999 và những mẫu máy điện thoại “siêu rẻ” nhưng dường như điều đó cũng chỉ mới gây được sự chú ý từ nhóm các khách hàng là sinh viên học sinh và những người có thu nhập thấp, và dường như chiến lược hiện nay của Sfone cũng chỉ nhắm vào các đối tượng này. Nhưng Sfone chưa thể hấp dẫn được nhiều đối tượng khách hàng, có những khách hàng đã dùng Sfone khá lâu lại chuyển sang mạng khác hoặc chỉ dùng Sfone như một số điện thoại phụ.
Công nghệ CDMA được biết đến như một công nghệ tiên tiến trên thế giới, nhưng với Sfone thì chất lượng mạng không phải lúc nào cũng ổn định. Dù Sfone thông báo rằng đã phủ sóng toàn quốc, nhưng ở các tỉnh xa thì chất lượng sóng rất kém và thường xuyên bị rớt cuộc gọi. Thậm chí ở một số nơi tại TP.HCM thì sóng Sfone cũng không ổn định và khó thực hiện cuộc gọi đi. Chưa kể đến một vấn đề khá lạ và xảy ra đã rất lâu mà chưa có sự cải thiện, đó là tình trạng một vài đầu số của Sfone thì khi người khác gọi vào dù điện thoại đã tắt nguồn thì vẫn nghe đổ chuông (mà khi được hỏi thì Sfone giải đáp là “đổ chuông ở tổng đài”).
Có lẽ Sfone là nhà mạng đầu tiên (và duy nhất cho đến thời điểm này) ở Việt Nam áp dụng chính sách tài khoản đặc biệt là khi thực hiện cuộc gọi hoặc nhắn tin ngoại mạng thì sẽ trừ tài khoản chính trước rồi mới đến tài khoản khuyến mãi, còn gọi và nhắn tin nội mạng thì sẽ trừ tài khoản khuyến mãi trước. Như chúng ta đã biết, Sfone đã từng có lúc nổi đình nổi đám với gói cước 1 đồng cách đây vài năm – gói cước nội mạng có giá 1đ/1s và cực kỳ thích hợp với những người có nhu cầu liên lạc nội mạng nhiều và có thể nói là Sfone đã rất thành công với gói cước này khi phần lớn các khách hàng trả trước của nhà mạng này đều sử dụng gói cước 1 đồng. Tuy nhiên, hiện nay thì có vẻ gói cước này đang dần mất đi tiêu chí thật sự khi nhà mạng này đưa ra quy định mới là cước 1đ/1s chỉ được áp dụng đối với tài khoản chính, còn với tài khoản khuyến mãi thì giá cước là 1080đ/phút nội mạng. Thế nên gọi ngoại mạng thì bị trừ tài khoản chính, còn gọi nội mạng khi còn tài khoản khuyến mãi thì cũng chẳng được hưởng ưu điểm thật sự của gói cước 1 đồng. Điều này khiến khá nhiều khách hàng bức xúc và rời bỏ mạng Sfone.
Mặc dù trong thời gian gần đây Sfone đã có nhiều nỗ lực để nhập về các mẫu máy điện thoại mới, tuy nhiên các mẫu máy đó vẫn chỉ hạn chế trong các dòng máy Eco giá rẻ với những tính năng cơ bản, hầu như không thấy các mẫu máy thời trang. Trước đây các mẫu máy cao cấp được Sfone cung cấp thì có giá khá cao nhưng tính năng thì chưa thể so sánh với điện thoại GSM có giá tương đương. Có thể nói thiết bị đầu cuối cũng là một trong những điểm hạn chế của Sfone cho đến thời điểm này. Đó cũng là một trong những lý do khiến Sfone chưa thể mở rộng đối tượng khách hàng của mình.
Thêm vào đó, tổng đài 905 của Sfone chỉ làm việc từ 7h sáng đến 10h tối, tất cả mọi yêu cầu cắt liên lạc khẩn cấp khi bị mất máy hoặc sự cố gì cũng phải chờ đến sáng hôm sau. Vậy nên dù có bất cứ vấn đề gì xảy ra vào ban đêm, dù là tình huống khẩn cấp thì khách hàng cũng không thể liên lạc với tổng đài.
Có thể thấy từ chất lượng dịch vụ, tổng đài hỗ trợ khách hàng, thiết bị, đầu cuối đến chính sách tính cước,... đều chưa hợp lý và còn nhiều hạn chế, vì thế Sfone không thể đứng vững để cạnh tranh với đối thủ tuy ra đời sau nhưng rất mạnh của mình là Viettel.
Ngược lại với Sfone, bên cạnh chiến lược định vị đúng, Viettel còn thể hiện lối tư duy kinh doanh “vì khách hàng trước, vì mình sau”, tuy chưa đậm nét và đạt tới mức độ cao nhưng đã tạo được sự tin cậy trong lòng người tiêu dùng. Các gói cước có lợi cho khách hàng, các cách chăm sóc khách hàng tốt, các tiện ích mang lại giá trị ngoại sinh cho khách hàng như chọn số... thật sự đã góp phần làm nên vị trí của Viettel ngày nay.
Năm 2004, Viettel bắt đầu làm di động. Khi đó Viettel đã có các dịch vụ như Voice, IP… Với 15 triệu đô tiền lãi, Viettel đã mua 150 trạm BTS về lắp đặt. Tại thời điểm đó, Hà Nội chỉ có 47 trạm, TP.HCM có khoảng 60 đến 70 trạm.
Trong lúc này ở Thái Lan, có khoảng 650 nhà mạng, nhưng chỉ có 10 hãng mua thiết bị, nguyên nhân vì khủng hoảng viễn thông nên không còn mua thiết bị nữa. Chớp được thời cơ, Viettel đã tìm đến một nhà cung cấp thiết bị và mua được với chi phí thấp. Viettel đã mua 4000 trạm, sau 4 năm mới phải hoàn trả tiền. Trong khi vào thời điểm đó VinaPhone chỉ có khoảng 650 trạm, và mỗi nhà mạng tại Việt Nam trung bình chỉ mua khoảng 30 trạm/năm, không ngoại trừ Sfone.
Những năm 2005, 2006 Viettel bỏ thành phố, về đầu tư tại nông thôn. Lắp đặt các trạm tại nông thôn rủi ro rất cao nhưng cuối cùng, chiến lược này đã rất thành công, bởi nhờ đó mà điện thoại di động đã trở thành thứ bình dân. Mà ở nước mình, 70% giới bình dân ở nông thôn. Ở thành phố người dùng không phân biệt được sự khác biệt giữa các nhà mạng, nhưng ở nông thôn không có sóng SFone, Viettel lại có. Ở nông thôn còn có sóng thì chắc hẳn ở thành phố còn tốt hơn là suy nghĩ của rất nhiều người. Vậy nên ấn tượng về Viettel trong lòng người tiêu dùng rất tốt. Sau Viettel, các nhà mạng khác bắt đầu tiến hành phủ sóng ở nông thôn. Như vậy, họ đã chậm hơn Viettel từ một năm rưỡi đến hai năm. Khi các nhà mạng khác về nông thôn thì Viettel quay lại thị trường thành phố. Kể từ đó Viettel triển khai trạm rất nhanh, hiện nay đã lắp tới 20.000 trạm, có thể nói không có đối thủ nào cạnh tranh được với vettel về độ phủ sóng, nhất là ở nông thôn.
Về quảng cáo, khi chưa có công ty viễn thông nào làm, Viettel vì mới ra đời nên đã tiến hành quảng cáo, vì vậy đã trở thành “độc diễn” trên truyền hình. Đến khi các nhà mạng khác nhận ra giá trị của quảng cáo, họ bắt đầu làm quảng cáo. Có những công ty số tiền chi cho quảng cáo năm sau gấp năm trước 15 lần. Khi quảng cáo tràn ngập truyền hình, Viettel quyết định quay về nông thôn, thuê các nhân viên phát thanh xã để quảng cáo về Viettel cả ngày trên đài phát thanh xã với chi phí cực kỳ thấp.
Nghiên cứu của Markcom Research & Consulting về thị trường viễn thông VN và động thái cạnh tranh của từng nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường trong ba năm qua đã đánh giá 50% thành công của Viettel là do khai thác hiệu quả sự lơi lỏng, sai lầm của đối thủ về marketing. Đánh giá về sự sai lầm trong marketing của các đối thủ của Viettel, có ba nguyên nhân và điều này đã tạo lợi thế cho Viettel khi biết tận dụng thời cơ. Đó là sự thiếu linh hoạt và xử lý rủi ro chậm của các nhà mạng khác. Chăm sóc quyền lợi khách hàng chưa đúng mức; cuối cùng là có sai lầm trong xây dựng hình ảnh. Tuy nhiên, thành công của thương hiệu Viettel còn do hai nguyên nhân. Đó là chiến lược định vị và tiêu chí tiếp cận kinh doanh “vì khách hàng trước, vì mình sau”: giá thấp, linh hoạt trong quảng bá hình ảnh và đặc biệt là có sách lược chăm sóc khách hàng thân thiện, tận tình. Đây có thể coi là cách định vị tối ưu cho một mạng di động trong bối cảnh thị trường di động Việt Nam cách đây 2 - 3 năm, S-Fone tuy đã ra trước nhưng đã không là được điều này.
Viettel ra đời sau VinaPhone, MobiFone, Sfone nhưng đã vươn lên thứ nhất, và đã trở thành một câu chuyện được báo chí nhắc đến rất nhiều. Còn Sfone, xuất hiện trước Viettel, tuy đã có nhiều nỗ lực nhưng không thể cạnh tranh được với đối thủ sinh sau đẻ muộn của mình, chất lượng dịch vụ ngày càng giảm sút và đang đứng trước bờ vực phá sản. Trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông, việc xây dựng thương hiệu rất quan trọng, khi thị trường bắt đầu bão hòa thì nhận thức của người tiêu dùng là không thay đổi được. Nếu tạo được nhận thức ngay từ đầu là mạng viễn thông số 1 thì mãi mãi sẽ là số 1, nếu tạo nhận thức là mạng viễn thông thành phố thì dù có phủ sóng toàn quốc thì người dùng vẫn chỉ cho là mạng viễn thông thành phố. Như Sfone là một bài học, dù hiện nay đã kinh doanh toàn quốc nhưng mọi người vẫn nghĩ là Sfone chỉ là mạng tại thành phố, vì Sfone bắt đầu kinh doanh khi chỉ có mặt tại 10 tỉnh. Đó chính là sự chọn lọc tự nhiên, phân hóa giàu nghèo trong kinh doanh dưới tác động của quy luật giá trị.
Sự cạnh tranh của các nhà mạng đã tạo nên tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường viễn thông Việt Nam, mang lại lợi ích không nhỏ cho người sử dụng.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trong điều kiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế Việt Nam phát triển nhiều thành phần kinh tế t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập mác 36- Phân tích ba tình huống trong thực tế để làm rõ tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay.doc