Tiểu luận Phân tích bản chất nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc sinh sống trong đó dân tộc Kinh là dân tộc chiếm đa số. Có rất nhiều nguyên nhân về khác nhau nhất là những nguyên nhân về điều kiện địa lý, tự nhiên khắc nghiệt ở từng địa bàn cư trú khác nhau nên trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc cũng không đồng đều. Một số dân tộc đã phát triển kinh tế tương đối cao, đã biết hoà nhập với cuộc sống thế giới, thay đổi liên tục bản thân để phù hợp hơn với thời đại nhưng phần lớn các dân tộc thiểu số vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, mức sống thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, chậm phát triển hơn so với dân tộc đa số. Một số dân tộc vẫn còn trong tình trạng tự cung tự cấp, du canh du cư. Nhìn chung, đời sống của các đồng bào dân tộc thiểu số vẫn rất khó khăn. Tuy có sự khác nhau về quy mô dân số, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, nhưng mỗi dân tộc đều có văn hoá truyền thống riêng về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục tạo nên đặc trưng của từng dân tộc và đã góp phần vào sự phong phú, sự đa dạng nền văn hoá Việt Nam thống nhất.

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 38057 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích bản chất nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích bản chất nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Hà Nội - 2009 Lời mở đầu. Việt Nam là một đất nước có bề dày lịch sử, trải qua các thời kì khác nhau thì cũng có Quốc hiệu khác nhau. Văn Lang là Quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam, có kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Các Quốc hiệu tiếp theo là Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu…Và cuối cùng là Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đổi tên từ ngày 2 tháng 7 năm 1976. Khi vừa mới ra đời, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đang đứng trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Vận mệnh của Tổ Quốc, nền độc lập dân tộc đang đứng trước nguy cơ sống còn. Vì vậy, ngày 3 -9 -1945, trong phiên họp đầu tiên của chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định một trong những nhiệm vụ cấp bách của chính phủ là phải xây dựng được một bản Hiến pháp để đưa nước ta ra khỏi tình thế khó khăn này. Hiện nay, Việt Nam là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một Đảng chính trị là Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo với tôn chỉ : Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam. Đảng Cộng Sản Việt Nam là đảng duy nhất lãnh đạo theo quy định trong điều 4 của Hiến pháp năm 1992. NỘI DUNG Nhà nước là một bộ máy quyền lực do giai cấp thống trị lập ra để duy trì việc thống trị về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng… đối với toàn bộ xã hội. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới, là công cụ thực hiện nền chuyên chính và bảo vệ lợi ích giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một bộ máy thống trị của đa số với thiểu số. Vậy, bản chất của nhà nước là gì? Như ta đã biết, bản chất của nhà nước được thông qua ba nội dung: 1) Tính giai cấp. Nhà nước là sản phẩm của đấu tranh giai cấp: Theo triết học Mác – Lênin thì đấu tranh giai cấp là đấu tranh giữa các giai cấp, những lực lượng xã hội, những tầng lớp xã hội có lợi ích cơ bản đối lập, đối kháng với nhau không thể điều hòa được. Lênin định nghĩa về đấu tranh giai cấp như sau: “Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống lại bộ phận nhân dân khác, là cuộc đấu tranh của những người bị tước hết quyền, bị áp bức bóc lột chống bọn có đặc quyền đặc lợi, cuộc đấu tranh của công nhân làm thuê hay những người hữu sản hay của giai cấp tư sản.”. Trong bối cảnh Liên Xô – Đông Âu sụp đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang bị lung lay, chủ nghĩa tư bản đang cố gắng khắc phục những hạn chế và đang chiếm ưu thế trên nhiều mặt: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…Cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay không chỉ là đấu tranh bảo vệ chính quyền mà còn định hướng đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Một số cán bộ nước ta đang bị thoái hóa, đã trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp tay cho những nhân tố gây mất ổn định xã hội đi ngược lại với lợi ích của nhân dân. Cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay đang là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa cái lạc hậu, bảo thủ với cái mới, giữa cái truyền thống và cái hiện đại… Nhà nước có bộ máy quyền lực thống trị: Vậy quyền lực thống trị nghĩa là gì? Như ta đã biết quyền lực chỉ ra đời và tồn tại cùng với xã hội loài người. Ngoài những hoạt động riêng biệt của từng các thể người còn có những hoạt động chung trong cộng đồng, vì vậy giữa người với người sẽ tạo ra quyền của người này đối với người khác. Nhưng quyền lực không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của mỗi người mà đòi hỏi con người phải có nhận thức và sử dụng đúng như những gì nó đã có. Sống trong xã hội, mỗi người có nhiều mối liên hệ giữa người với người mà mỗi quan hệ xã hội xác định có quan hệ quyền lực nhất định tương ứng nên ai cũng phải tham gia nhiều mối quan hệ quyền lực khác nhau. Từ đó ta có thể hiểu: Quyền lực là ý chí của người này được người khác thi hành, thể hiện mối quan hệ giữa người chỉ huy với người chịu sự chỉ huy, giữa người được trao quyền với người đã trao quyền. Đó là quyền uy và thế lực đủ để quyết định công việc điều hành người khác hoạt động theo ý chỉ của mình. Quyền lực thống trị chính là sự thể hiện quyền của giai cấp này đối với giai cấp khác mà ở nước ta, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể chân chính của quyền lực. => Nhà nước không chỉ bảo vệ cho giai cấp thống trị mà còn bảo vệ cho các tầng lớp khác khi lợi ích không đi ngược lại với giai cấp thống trị. 2) Tính xã hội (hay còn gọi là vai trò kinh tế - xã hội của nhà nước.) Trong nhà nước, giai cấp thống trị chỉ tồn tại trong mối quan hệ với các tầng lớp giai cấp khác. Do vậy, ngoài tư cách là công cụ để duy trì sự thống trị, nhà nước còn là công cụ để bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội. Nhà nước không chỉ quan tâm đến lợi ích của giai cấp thống trị mà còn quan tâm đến lợi ích của các tầng lớp khác. Giá trị xã hội mà nhước bảo vệ được thể hiện ngay trong Hiến Pháp. Nhà nước ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô, điều tiết, điều phối các chính sách kinh tế - xã hội, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Nhà nước đầu tư, cung cấp hàng hóa dịch vụ xã hội cơ bản như: cấp phép, kiểm dịch, kiểm định, giám sát, kiểm tra các lĩnh vực... Nhà nước giữ vai trò là người bảo vệ những nhóm người yếu thế và dễ bị tổn thương trong xã hội như: người già, trẻ em, người tàn tật…Nhà nước còn hoạt động trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, giao thông, phòng chống thiên tai, bão lụt… Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: của dân, do dân và vì dân. Nhà nước pháp quyền là mô hình tổ chức bộ máy nhà nước mà ở đó có tiêu chí nhất định và nhà nước này có thể tồn tại ở nhà nước Tư Sản, nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa. Nhà nước pháp quyền biểu hiện trực tiếp sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Đó là một nhà nước đại diện cho quyền lực chân chính của nhân dân, một tổ chức nhà nước dựa trên nền dân chủ, vì dân chủ và vì công lý. Để đảm bảo lợi ích và quyền hành thuộc về nhân dân thì cần phải giải quyết những vấn đề về kinh tế-xã hội, phát triển tốt về giáo dục, văn hóa, y tế…Nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử cho nên nhân dân là nguồn gốc của quyền lực. Nhân dân phải được sống trong hòa bình, độc lập, tự do, được quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình, được quyền có cuộc sống ấm no, bình đẳng và hạnh phúc. Để quyền lực Nhà nước của các công dân được thể hiện thì phải hoàn thiện và ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật. Quyền lực Nhà nước phải thuộc về nhân dân, phải thể hiện ý chí của nhân dân, là sự phản ánh khách quan các nhu cầu xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Mặt khác, khi đặt ra các thiết chế trong khuôn khổ pháp luật để kiểm tra tính hợp pháp của các đạo luật, các cơ quan quyền lực Nhà nước cũng phải làm sao cho hệ thống pháp luật được xây dựng trên sự tự do và quyền công dân được đảm bảo. Pháp luật Xã Hội Chủ Nghĩa thể hiện ý chí chung của xã hội, được đảm bảo bằng sức mạnh cộng đồng. Nhà nước tôn trọng pháp luật như một giá trị xã hội chung đồng thời quyền lực nhà nước là cơ sở, là tiền đề quan trọng nhất để bảo đảm cho pháp luật có được bản chất pháp lý. Nhà nước ta là hệ thống chính trị nhất nguyên, có một Đảng duy nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam. 3) Đặc điểm của nhà nước. 1. “Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên mình giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.” (Điều 2 - Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam – Năm 1992). Nhưng: Thế nào là nhà nước của dân? Ở Điều 1, Hiến pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa – Năm 1946 có viết: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Hiến pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - Năm 1992 quy định: Điều 11: “Công dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách tham gia công việc của Nhà nước và Xã hội, có trách nhiệm bảo vệ của công, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, tổ chức đời sống công cộng”. Điều 53: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Nhà nước của dân thì mọi người dân làm chủ, người dân có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Những vị đại diện do dân cử ra chỉ là thừa ủy quyền của dân, chỉ là công bộc của dân. Thế nào là nhà nước do dân? Nhà nước do dân lựa chọn bầu ra những đại biểu của mình, nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để chi tiêu, hoạt động. Nhà nước lại do dân phê bình xây dựng, giúp đỡ thực hiện mọi quyền hành cho nên tất cả các cơ quan nhà nước đều phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Một khi cơ quan nhà nước không đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân có quyền bãi miễn nó. Thế nào là nhà nước vì dân? Đó là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, không thể có đặc quyền đặc lợi, nhà nước thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Những người có chức có quyền từ chủ tịch nước trở xuống đều là công bộc của dân, do dân bầu ra, được nhân dân thừa ủy quyền nên không được lợi dụng chức quyền để ức hiếp dân, để làm hại đến nhân dân. 2. Nhà nước thống nhất của nhiều dân tộc. Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc sinh sống trong đó dân tộc Kinh là dân tộc chiếm đa số. Có rất nhiều nguyên nhân về khác nhau nhất là những nguyên nhân về điều kiện địa lý, tự nhiên khắc nghiệt ở từng địa bàn cư trú khác nhau nên trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc cũng không đồng đều. Một số dân tộc đã phát triển kinh tế tương đối cao, đã biết hoà nhập với cuộc sống thế giới, thay đổi liên tục bản thân để phù hợp hơn với thời đại nhưng phần lớn các dân tộc thiểu số vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, mức sống thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, chậm phát triển hơn so với dân tộc đa số. Một số dân tộc vẫn còn trong tình trạng tự cung tự cấp, du canh du cư. Nhìn chung, đời sống của các đồng bào dân tộc thiểu số vẫn rất khó khăn. Tuy có sự khác nhau về quy mô dân số, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, nhưng mỗi dân tộc đều có văn hoá truyền thống riêng về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục…tạo nên đặc trưng của từng dân tộc và đã góp phần vào sự phong phú, sự đa dạng nền văn hoá Việt Nam thống nhất. Các dân tộc ở nước ta gắn bó lâu đời, sớm đã có đoàn kết giúp nhau trong quá trình chinh phục thiên nhiên, quá trình chống giặc ngoại xâm hàng nghìn năm và cùng nhau xây dựng đất nước. Giờ đây, Việt Nam đã trở thành một quốc gia đa dân tộc bền vững, thống nhất. Muốn Việt Nam thống nhất và bền vững mãi mãi giữa các dân tộc thì bình đẳng giữa các dân tộc là một nguyên tắc cơ bản và có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội và được bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật. “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đử 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc Hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.”. (Theo Điều 54, Hiến pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, năm 1992.) 3. Nhà nước và công dân có mối quan hệ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ hai bên. Trong quan hệ giữa nhà nước với công dân, cả hai bên đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau, được ghi nhận và được đảm bảo thực hiện bằng Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước ta luôn quan tâm tới việc bảo vệ các quyền của công dân. Điều 29, Hiến pháp năm 1959 quy định: “Người bị thiệt hại về hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên cơ quan Nhà nước có quyền được bồi thường” tức là nhà nước bù đắp lại một phần hay toàn bộ thiệt hại của người dân nếu nhà nước gây ra thiệt hại đó. Không những thế, nhà nước còn đền bù cho dân kể cả trường hợp rủi ro. Ví dụ như: Trong giai đoạn bị dịch cúm gia cầm, Nhà nước yêu cầu mọi người tiêu huỷ, đó là một quyết định đúng nhưng việc này lại gây thiệt hại cho dân nên Nhà nước vẫn phải đền bù. Như vậy, Nhà nước quản lý công dân bằng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích chính đang của công dân chính là thể hiện quyền của Nhà nước song Nhà nước cũng phải có nghĩa vụ đối với công dân, thực hiện pháp luật đảm bảo những điều kiện cho công dân hưởng quyền. Về phía thái độ của công dân đối với nhà nước. Công dân chính là chủ thể của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền được quy định trong pháp luật. Đồng thời, công dân lại là đối tượng tác động của quyền lực nhà nước, thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định pháp luật. Bình đẳng giữa nhà nước và công dân trong việc bồi thường thiệt hại là một biểu hiện rất tốt trong sự tiến bộ nhận thức bởi chúng ta đang phấn đấu xây dựng một Nhà nước pháp quyền. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, trách nhiệm của ai đến đâu thì sẽ xử đến đó. Vì thế, chuyện người dân kiện tụng cơ quan công quyền đòi hỏi quyền lợi và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ là hoàn toàn bình thường và chính đáng. Pháp luật đã quy định cho dân có quyền khiếu nại về hành chính, khi mà việc giải quyết khiếu nại các cấp chính quyền không giải quyết được vấn đề thì người dân có quyền khởi kiện ra Toà hành chính. Khi đã ra đến Toà thì tất cả đều phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về thủ tục tố tụng. Nói tóm lại, việc thực hiện nghiêm túc nguyên tắc bình đẳng giữa nhà nước và công dân trong việc bồi thường thiệt hại hiện nay chưa được thực thi hiệu quả với nhiều lý do khác nhau. 4. Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân về mọi mặt. “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ Quốc và của nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. (Điều 3 - Hiếp pháp năm 1992). Trong Hiến pháp nước ta đã xác định một cách nhất quán vai trò, vị trí của nhân dân; nhân dân thông qua Nhà nước có trách nhiệm tổ chức sự làm chủ ấy của nhân dân, hết sức hết lòng phục vụ nhân dân, đem lại quyền lợi thiết thực, chính đáng cho nhân dân. Lắng nghe ý kiến nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân phải trở thành một nhiệm vụ thường xuyên và cũng là nhu cầu thiết yếu của cơ quan Nhà nước, của các vị đại biểu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Để làm tròn nhiệm vụ cao cả của mình, các cơ quan nhà nước, các vị đại biểu do nhân dân bầu ra cần coi việc lắng nghe ý kiến của nhân dân là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng; coi sự giám sát của nhân dân là ngọn đèn báo hiệu để người đi đường phải tuân thủ, bảo đảm an toàn cho chính mình. Chúng ta cũng nhận thấy rằng trong những năm gần đây, bệnh quan liêu, tham nhũng lãng phí rất phát triển vì ở nhiều nơi có một số bộ phận cán bộ công chức đã coi thường ý kiến phê bình, chất vấn của nhân dân. Những đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân còn có một tỷ lệ không nhỏ không được tiếp nhận và giải quyết một cách kịp thời, rõ ràng. Vì vậy, Đảng và nhà nước phải có chính sách và biện pháp kịp thời để làm giảm tệ nạn tham nhũng và nâng cao quyền làm chủ của người dân. 5) Nhà nước yêu hoà bình, muốn làm bạn với tất cả các dân tộc trên thế giới. Điều 14 - Hiến pháp năm 1992: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng; tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.” Chủ trương của ta là làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Vì thế cho nên, nước ta rất cần sự giúp đỡ của bạn bè anh em trên toàn thế giới tất nhiên là vẫn dựa trên sức lực của chính mình. 6) Nhà nước ta do một Đảng lãnh đạo là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đảng Cộng Sản Việt Nam là Đảng cầm quyền tại Việt Nam theo Hiến pháp đồng thời cũng là Đảng duy nhất được phép hoạt động. Đảng Cộng Sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. Trong Điều 4, Hiến pháp Việt Nam có ghi: “Đảng Cộng Sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lời của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Mình, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Mọi tôt chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Đảng Cộng Sản Việt Nam hoạt động với nguyên tắc tập trung dân chủ. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng, là cơ quan duy nhất có quyền ban hành hoặc sửa đổi Điều lệ Đảng và cương lĩnh chính trị, thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ đã qua và thông qua nghĩ quyết về phương hướng hành động nhiệm kỳ tới, bầu ra Ban Chấp Hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất việc chấp hành nghị quyết của đại hội. . Kết luận Tài liệu tham khảo: Tài liệu bồi dưỡng và quản lý hành chính nhà nước – Phần I, nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội – 2008. Giáo trình nhà nước và pháp luật đại cương – Khoa luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích bản chất nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan