MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề .1
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.1
3. Phương pháp nghiên cứu .1
4. Mục tiêu nghiên cứu.1
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY.2
Chương 2: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU LÊN ĐỜI SỐNG
DÂN CƯ VIỆT NAM. .8
2.1 Phân tích ảnh hưởng tăng giá xăng dầu lên CPI .8
2.2 Phân tích mức sống dân cư.12
2.3 Phân tích ảnh hưởng đến khu vực nông thôn và thành thị .16
PHẦN KẾT LUẬN.20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.21
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5976 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích biến động giá xăng dầu lên đời sống dân cư Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tế và hàng hoá có tỷ trọng đầu vào từ xăng dầu (
trên 10%) ............................................................................................. 9
Bảng 2.2: Mức độ tăng giá sản phẩm đầu ra do ảnh hưởng 31% tăng giá xăng dầu
đầu vào .......................................................................................... 10
Bảng 2.3: Ảnh hưởng vào CPI........................................................................... 10
Bảng 2.4: Ảnh hưởng tăng giá với các loại hộ gia đình khi CPI tăng giá 1.13% 12
Trang 1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề :
Xăng dầu là một trong những nguồn năng lượng quan trọng mang tính chiến
lược cho sự phát triển đất nước, xăng dầu không chỉ phục vụ cho tiêu dùng, giao
thông vận tải, mà còn phụ vụ cho sản xuất kinh doanh, một khi giá xăng dầu tăng
cao làm giảm mức sống của người dân. Do xăng dầu là yếu tố đầu vào hầu hết các
ngành kinh tế, nên giá đầu vào tăng trong điều kiện các yếu tố khác không thay
đổi, sẽ kéo theo giá đầu ra sản phẩm tăng lên dẫn đến chỉ số giá cả chung gia tăng,
ảnh hưởng đến sức mua của xã hội và gây ra áp lực lạm phát.
Chính vì sự cần thiết đó nên tôi chọn đề tài “ Phân tích biến động giá xăng dầu
lên đời sống dân cư Việt Nam”.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung vào việc biến động giá xăng dầu lên chi tiêu hộ gia
đình trong cả nước.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bằng phương pháp phân tích, nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu, sách báo
internet có liên quan đến biến động giá đối với mặt hàng xăng dầu, kết hợp với
phương pháp tính toán để so sánh khi tăng giá xăng dầu ảnh hưởng đến đời sống
ngươi dân như thế nào.
4. Mục tiêu nghiên cứu:
Khẳng định biến động giá xăng dầu ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội.
Phần mở đầu
Trang 2
Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trong năm 2008, thị trường dầu lửa trãi qua giai đoạn biến động nhất trong
lịch sử. sau giai đoạn tăng giá liên tục, thiết lập mức cao nhất kỷ lục
147USD/thùng vào ngày 11/07/2008, sau đó giá dầu giảm mạnh xuống còn 36,64
USD/thùng vào ngày 19/02/2009.
Chúng ta cũng biết nước ta là nước nhập khẩu 100% xăng dầu, kim ngạch
nhập khẩu tăng do giá dầu thế giới tăng nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá nhập
khẩu xăng dầu của doanh nghiệp. Cụ thể, giá xăng dầu trung bình các loại đã tăng
41,3% so với năm 2007, trong đó giá xăng trung bình tăng 30,1%, giá dầu
DO(Diesel Oil) tăng 46,3% và là chủng loại có giá tăng mạnh nhất, giá dầu
FO(Fuel Oil) tăng 38,6%, giá nhiên liệu bay tăng 43,4%.
Theo số liệu thống kê chính thức từ Tổng cục Hải quan, lượng xăng dầu
nhập khẩu trong năm 2008 đạt 12,92 triệu tấn, với trị giá 10,952 tỉ USD, tăng
1,25% về lượng và tăng 42,15% về trị giá và chiếm đến 13,6% tổng kim ngạch
nhập khẩu hàng hoá của cả nước. Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu tăng cao trong
những tháng đầu năm do giá tăng mạnh và giảm dần những tháng cuối năm.
Theo số liệu thống kê sơ bộ, 8 tháng đầu năm 2009, lượng xăng dầu nhập
khẩu đạt 8,759 triệu tấn, kim ngạch đạt 4,005 tỉ USD, giảm 8,5% về lượng và giảm
37% về trị giá so cùng kỳ năm 2008. đến ngày 15/08/2009, lượng xăng dầu nhập
khẩu đạt 8,214 triệu tấn, kim ngạch đạt 3,712 tỷ USD.
Về cơ cấu chủng loại xăng dầu nhập khẩu trong năm 2008, dầu DO là loại
được nhập khẩu nhiều nhất với 6,566 triệu tấn, đạt 6,069 tỉ USD, tăng 1,3% về
lượng và 48,2% về trị giá so với năm 2007. Kim ngạch nhập khẩu dầu DO trong
năm 2008 chiếm tới 55,4% tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu trong cả nước.
Tiếp đến là mặt hàng xăng, đạt 3,5 triệu tấn với 3,125 tỉ USD, tăng 6,2% về lượng
và 38,24% về trị giá so với năm 2007 và chiếm 28,5% tỉ trọng.
Chương1: Tổng quan về thị trường xăng dầu ở Việt Nam hiện nay
Trang 3
Bảng 1.1 : Nhập khẩu xăng dầu năm 2007 và 2008
Mặt hàng
Năm 2007 Năm 2008
Lượng
(tấn)
Trị giá
( nghìn USD)
Lượng
(tấn)
Trị giá
( nghìn USD)
Xăng dầu các loại: 12.850.446 7.710.395 12.963.823 10.966.110
Xăng 3.295.958 2.260.951 3.501.091 3.125.634
Dầu DO 6.481.088 4.095.941 6.566.131 6.069.979
Dầu FO 2.319.857 833.730 2.037.620 1.018.116
Nhiên liệu bay 502.322 357.964 598.526 611.709
Dầu hoả 251.220 161.810 141.627 129.915
Nguồn:
Về thị trường nhập khẩu: Singapore là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn
nhất trong năm 2008 với trên 6 triệu tấn, đạt kim ngạch 4,857 tỉ USD, giảm 5,5%
về lượng nhưng tăng 38,47% về trị giá so cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu từ Đài
Loan đạt 2,262 triệu tấn với trị giá 2,355 tỉ USD, giảm 3,1% về lượng nhưng tăng
37,5% về trị giá so với năm 2007, nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 1,414 triệu tấn với
1,32 tỉ USD, tăng 20,85% về lượng và 89% về trị giá so với năm 2007.
Bảng 1.2: Thị trường những nước nhập khẩu nhiều nhất năm 2008
Thị trường
nhập khẩu
Tên hàng Lượng
(tấn)
Trị giá
(nghìn USD)
Singapore
Xăng 2.410.703 2.067.550
Dầu DO 1.678.568 1.580.047
Dầu FO 1.585.717 877.400
Nhiên liệu bay 310.117 311.034
Dầu 24.886 21.923
Tổng 6.009.991 4.857.955
Đài loan
Xăng 1.013.399 826.800
Dầu DO 1.610.175 1.529.185
Tổng 2.623.573 2.355.985
Dầu DO 1.244.481 1.208.119
Xăng 163.869 104.772
Chương1: Tổng quan về thị trường xăng dầu ở Việt Nam hiện nay
Trang 4
Hàn Quốc Dầu hỏa 6.270 8.606
Tổng 1.414.620 1.321.497
Thái Lan
Dầu DO 754.088 730.832
Dầu hỏa 82.411 71.326
Nhiên liệu bay Jet A1 29.323 29.992
Xăng 10.379 9.950
Tổng 876.201 842.099
Trung Quốc
Nhiên liệu bay Jet A1 235.757 236.477
Dầu DO 205.681 130.605
Xăng 71.420 57.467
Tổng 512.858 424.549
Nhật Bản Dầu DO 293.898 296.212
Dầu hỏa 25.283 26.986
Tổng 319.181 323.198
Malaysia
Dầu FO 421.564 192.387
Dầu DO 90.385 48.893
Tổng 511.949 241.280
Triều Tiên Dầu DO 153.867 140.044
Nga
Dầu DO 98.587 63.187
Xăng 13.869 17.106
Tổng 112.456 80.293
Hồng Kông Dầu DO 38.018 42.130
Nhiên liệu bay 21.038 25.909
Tổng 59.056 68.039
Nguồn:
Thị trường nhập khẩu xăng dầu vào nước ta trong 8 tháng năm 2009 chủ yếu
xuất xứ từ Singapore với hơn 3,4 triệu tấn, tiếp theo là Đài Loan 1,69 triệu tấn,
Trung Quốc 1,59 triệu tấn, Hàn Quốc 836 nghìn tấn, Nga 416 nghìn tấn, Thái Lan
350 nghìn tấn.
Chương1: Tổng quan về thị trường xăng dầu ở Việt Nam hiện nay
Trang 5
Biểu đồ 1.1: Giá bình quân nhập khẩu xăng dầu trong 8 tháng năm 2009
Nguồn:
Theo biểu đồ 1.1 giá dầu thô tăng liên tục trong 08 vừa qua, nhưng lượng
xuất khẩu mặt hàng này trong nước giảm mạnh trong 2 tháng gần đây, do nhu cầu
phục vụ cho nhà máy lọc dầu Dung Quất sản xuất xăng thành phẩm. Trong tháng
8, lượng dầu thô xuất khẩu chỉ đạt 759 nghìn tấn, giảm 27,3% so với tháng trước,
sự sụt giảm này kéo theo kim ngạch dầu thô tháng 8 giảm 124 triệu USD so với
tháng 7, chiếm 45% mức giảm kim ngạch của xuất khẩu cả nước.
Tính đến cuối tháng 08, lượng dầu thô xuất khẩu là 9,75 triệu tấn, tăng 7,7%
so với cùng kỳ năm 2008. Mặc dù lượng xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2008,
nhưng do giá bình quân giảm mạnh tới 51,9% (tương đương giảm 456 USD/tấn),
nên kim ngạch xuất khẩu tháng 08 chỉ đạt 4,13 tỷ USD, giảm 48,2%.
Nhìn chung qua số liệu trên cho thấy rằng nước ta mặc dù có khai thác được
dầu thô nhưng vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào xăng dầu nhập khẩu từ các nước
khác. Vì vậy, khi giá dầu thế giới tăng hoặc giảm ảnh hưởng rất lớn đến mức tăng
giảm giá chung và cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế. Cụ thể, với sự tăng giá xăng
dầu trong nước ngày 21/07/2008, giá xăng A92 đã tăng 188,19% so với tháng
01/2007. biểu đồ 1.1 cho thấy diễn biến tăng giá xăng A92 trong nước và giá dầu
trên thế giới năm 2007 và 2008.
Chương1: Tổng quan về thị trường xăng dầu ở Việt Nam hiện nay
Trang 6
Biểu đồ 1.2 :Mức giá xăng A92 trong nước và giá dầu thế giới năm 2008
Nguồn :
Trong khuôn khổ đề tài tôi sẽ phân tích :
1. Phân tích ảnh hưởng trự tiếp của việc tăng giá xăng dầu lên chỉ số giá
chung CPI dựa trên cấu trúc rổ hàng hoá.
2. Phân tích ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp của việc tăng giá xăng
dầu lên chi tiêu của hộ gia đình, tổng thể và theo từng nhóm thu nhập, nông thôn
và thành thị.
Nhìn chung, ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu hàm chứa yếu tố tiêu cực
trong ngắn hạn như tâm lý bị xáo trộn, tăng giá và sức ép tăng giá, suy giảm trên
thị trường chứng khoán, bất lợi trong kinh doanh. Tuy nhiên, nó cũng hàm chứa
nhiều yếu tố tích cực trong dài hạn, như giảm thất thu ngân sách thông qua trợ giá
và nạn buôn lậu xăng dầu qua biên giới, giảm sức ép thâm thụt ngân sách.
99,5
99
147
120
110
87,81
74
73,3
62
61,04
14.000
15.000
15.500
16.000
16.500
17.000
18.000
19.000
14.500
13.000
0
20
40
60
80
100
120
140
160
21
/1
1/
07
25
/0
2/
08
21
/0
7/
08
14
/0
8/
08
27
/0
8/
08
08
/1
0/
08
12
/1
0/
08
18
/1
0/
08
31
/1
0/
08
08
/1
1/
08
U
S
D
/
th
ù
n
g
0
2.000
4.000
6.000
8.000
10.000
12.000
14.000
16.000
18.000
20.000
V
N
D
/L
ít
Dầu
Xăng
Chương1: Tổng quan về thị trường xăng dầu ở Việt Nam hiện nay
Trang 7
Hình 0.1 : mô tả về ảnh hưởng của việc tăng xăng giá xăng dầu gián tiếp cũng
như trực tiếp, trong ngắn hạn và dài hạn.
Nguồn:
Xăng dầu
Tiêu dùng cuối cùng
( đổ xăng xe máy,
đun nấu,v.v)
Sức ép lên tăng
lương
Tiêu dùng trung gian ( nhiên
liệu đầu vào cho quá trình
sản xuất, chế biến ,v.v)
Giảm sức ép lên ngân sách do
cắt giảm trợ giá
Giảm sức ép lên thâm hụt ngân
sách, giảm mức vay nợ hoặc
thu thuế trong tương lai
Giảm méo mó trong nền kinh tế,
giúp ổn định vĩ mô trong dài hạn
Tái cấu trúc lại nền
kinh tế, dịch chuyển
lợi thế cạnh tranh
giữa các ngành, ảnh
hưởng đến đời sống
các nhóm dân cư
NHẬP
KHẨU
Tăng mức giá
chung (ảnh
hưởng trực tiếp)
Tăng giá các mặt hàng
khác ( ảnh hưởng gián
tiếp, dây chuyền)
Chương1: Tổng quan về thị trường xăng dầu ở Việt Nam hiện nay
Trang 8
Chương 2:
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU LÊN ĐỜI SỐNG DÂN CƯ
VIỆT NAM
2.1 Phân tích ảnh hưởng tăng giá xăng dầu lên CPI
Theo Thời báo Kinh tế Sài gòn ngày 21/07/2008, ông Nguyễn Tiến Thỏa1,
cho rằng ảnh hưởng trực tiếp của việc tăng giá xăng dầu vào CPI sẽ khoảng 0.9%.
Tuy nhiên, con số này chỉ phản ánh mức độ tăng của giá xăng và giá dầu hỏa, có
trọng số trong rổ hàng hóa tính CPI lần lượt là 2.58% và 0.24%, chứ chưa tính đến
ảnh hưởng gián tiếp của giá xăng dầu vào các mặt hàng khác. Để có thể định lượng
gián tiếp, trước hết cần xác định tỷ lệ đầu vào của xăng dầu trong rổ hàng hoá và
độ co dãn thay thế giữa các đầu vào khác nhau cho từng sản phẩm. Việc này đòi
hỏi phải có một lượng lớn số liệu giá cả và khối lượng đầu vào cũng như đầu ra
của rất nhiều mặt hàng, chắc chắn vượt quá khả năng thống kê kinh tế hiện tại của
Việt Nam.
Một phương pháp đơn giản hơn mà các nhà kinh tế thường sử dụng là dùng
số liệu từ bảng đầu vào-đầu ra (Input – Output) của nền kinh tế trong một năm nào
đó để tính đầu vào và giả định tất cả độ co dãn thay thế giữa các đầu vào bằng
không. Nghĩa là đầu vào không thay đổi dù giá đầu vào và công nghệ có thay đổi
thế nào đi nữa. Do vậy, khi giá của một đầu vào tăng lên, nếu nhà sản xuất tăng giá
đầu ra tương ứng thì giá thành sản phẩm sẽ tăng đúng bằng tỷ lệ tăng giá đầu vào
nhân với yếu tố đầu vào. Hay nói cách khác, nếu sản phẩm A cần 10% đầu vào là
xăng dầu để tạo ra 1000đ giá trị đầu ra, khi giá xăng dầu tăng khoảng 31% ( tỷ lệ
tăng giá ngày 21/07/2008: 19.000đ và ngày 25/02/2008: 14.500đ) sẽ làm giá của A
tăng khoảng 3% hay tương đương 30đ. Sau đó lấy tỷ lệ tăng giá đầu ra này nhân
với trọng số của sản phẩm A trong rổ CPI sẽ tính được mức ảnh hưởng gián tiếp
của 31% tăng giá xăng dầu vào CPI. Cộng các ảnh hưởng gián tiếp của tất cả hàng
hóa trong rổ CPI sẽ ra tổng ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu vào CPI của trực
tiếp và gián tiếp. Theo phương pháp tính này với số liệu từ bảng IO của Việt Nam
(SAM – Social Accounting Matrix 2000 do Tổng cục Thống kê và Viện Nghiên
1. Cục trưởng Cục Quản lý giá cả thuộc Bộ Công Thương.
Chương 2 : Phân tích biến động giá xăng dầu lên đời sống dân cư Việt Nam
Trang 9
cứu Quản lý Trung ương xây dựng) cho thấy ảnh hưởng của đợt tăng giá vừa qua
vào CPI như sau:
Bảng 2.1 : Một số hoạt động kinh tế và hàng hóa có tỷ trọng đầu vào từ xăng
dầu cao (trên 10%)
Mã hàng
hóa
Tên hàng hóa Tỷ trọng
xăng dầu
14 Đánh bắt thủy hải sản 23.57%
69 Sản xuất các phương tiện giao thông 16.87%
86 Xăng dầu 42.22%
87 Điện và gas đốt 12.15%
95 Giao thông đường bộ 19.85%
96 Giao thông đường sắt 11.24%
97 Giao thông đường thủy 34.09%
98 Giao thông đường hàng không 21.30%
Nguồn: SAM 2000 (Tổng cục Thống kê)
Cần lưu ý là riêng mặt hàng xăng dầu (mã 86) bao gồm cả dầu nhớt , tuy có
trọng số cao nhất nhưng tỷ trọng dầu thô trong nước để chế biến thành xăng dầu
chiếm tỷ trọng rất nhỏ (trong khi đó xăng dầu nhập khẩu chiếm 83.10%). Ngoài ra,
các mặt hàng xăng dầu (86), điện (87), giao thông đường sắt (96), và giao thông
đường không (98) bị nhà nước khống chế giá nên ảnh hưởng thực tế của giá xăng
dầu đầu vào cho các mặt hàng trong rổ hàng hoá sẽ khác nhau. Nếu nhà nước cho
phép các mặt hàng nói trên, trừ xăng dầu (86) tăng giá tương ứng với tỷ lệ tăng giá
xăng dầu vừa qua (31%) thì mức độ tăng cho từng mặt hàng như sau:
Chương 2 : Phân tích biến động giá xăng dầu lên đời sống dân cư Việt Nam
Trang 10
Bảng 2.2: Mức độ tăng giá sản phẩm đầu ra do ảnh hưởng 31% tăng giá xăng
dầu đầu vào
Mã hàng
hóa
Tên hàng hóa Tỷ trọng
xăng dầu
Tăng giá
14 Đánh bắt thủy hải sản 23.57% 7.31%
69 Sản xuất các phương tiện giao thông 16.87% 5.23%
86 Xăng dầu 42.22% -
87 Điện và gas đốt 12.15% 3.77%
95 Giao thông đường bộ 19.85% 6.15%
96 Giao thông đường sắt 11.24% 3.48%
97 Giao thông đường thủy 34.09% 10.57%
98 Giao thông đường không 21.30% 6.60%
Nguồn: SAM 2000 (Tổng cục Thống kê), tính toán.
Lấy tỷ lệ tăng giá trong Bảng 2.2 nhân với trọng số CPI của các mặt hàng nói
trên sẽ tính được ảnh hưởng của từng mặt hàng vào rổ CPI, nghĩa là ảnh hưởng
gián tiếp của 31% tăng giá xăng dầu:
Bảng 2.3: Ảnh hưởng vào CPI
Mã
hàng
hóa
Tên hàng hóa Tăng giá Tỷ trọng
CPI
Ảnh
hưởng vào
CPI
14 Đánh bắt thủy hải sản 7.31% 3.95% 0.29%
69
Sản xuất các phương tiện giao
thông 5.23%
1.69%
0.09%
86 Xăng dầu - - -
87 Điện và gas đốt 3.77% 3.46% 0.13%
95 Giao thông đường bộ 6.15% 0.59% 0.04%
Chương 2 : Phân tích biến động giá xăng dầu lên đời sống dân cư Việt Nam
Trang 11
96 Giao thông đường sắt 3.48% 0.21% 0.01%
97 Giao thông đường thủy 10.57% 0.05% 0.01%
98 Giao thông đường không 6.60% 0.17% 0.01%
Nguồn: SAM 2000 (Tổng cục Thống kê), tính toán.
Tổng ảnh hưởng gaín tiếp của các mặt hàng trong Bảng 2.3 vào CPI là
0.57%. Chúng ta lưu ý rằng đây chỉ là ảnh hưởng từ các mặt hàng có yếu tố đầu
vào của xăng dầu trên 10%, ảnh hưởng của tất cả các mặt hàng khác trong rổ CPI
sẽ cao hơn, tuy nhiên chênh lệch sẽ không nhiều vì đầu vào của xăng dầu cho các
mặt hàng còn lại tương đối nhỏ.
Tóm lại, nếu chỉ tính ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của 31% tăng giá xăng
dầu trong ngày 21/07/2008 vừa qua, CPI trong tháng 7 năm 2008 sẽ tăng lên
1.13%(Niên giám thống kê 2008). Nếu nhà nước cho phép các nhà sản xuất tăng
giá tương ứng với ảnh hưởng của giá đầu vào từ xăng dầu.
Một điểm nữa cần lưu ý là rổ hàng hóa tính CPI tính trọng số cho một người
tiêu dùng “trung bình” ở Việt Nam. Rõ ràng ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu
lên các thành phần khác nhau trong xã hội có thể rất khác nhau. Trọng số của rổ
CPI không phản ánh được điều này, tuy nhiên dùng trọng số tiêu dùng cuối cùng
trong bảng SAM cho từng loại hộ gia đình có thể tính được mức độ ảnh hưởng
khác nhau của giá xăng dầu với từng loại hộ gia đình đó. Bảng SAM 2000 có phân
biệt 16 loại hộ gia đình khác nhau, 8 ở khu vực nông thôn và 8 ở khu vực thành
thị. Để tiện tính toán, 16 loại hộ gia đình này sẽ được gộp lại thành 6 nhóm như
trong bảng 2.4 dưới đây. Sau đó cho thấy mức độ ảnh hưởng gián tiếp cho tất cả
112 nhóm hàng hóa dịch vụ trong bảng SAM sẽ được tính tương tự như cách tính
bên trên. Tổng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp cho từng nhóm hộ gia đình dùng
trọng số tiêu dùng cuối cùng sẽ là hệ số trượt giá tiêu dùng của từng nhóm. Tỷ lệ
trượt giá tiêu dùng của từng nhóm so với trung bình toàn nền kinh tế sẽ cho biết
nhóm hộ gia đình nào sẽ chịu nhiều ảnh hưởng của tăng giá xăng dầu hơn các
nhóm còn lại. Chúng ta lấy tỷ lệ này nhân với tăng CPI 1.13% do đợt tăng giá xăng
dầu 31% vừa qua sẽ có kết quả như sau: Bảng 2.4 cho thấy các nhóm hộ gia đình
Chương 2 : Phân tích biến động giá xăng dầu lên đời sống dân cư Việt Nam
Trang 12
khác nhau sẽ chịu ảnh hưởng khác nhau từ tăng giá xăng dầu. Trung bình, khu vực
nông thôn bị ảnh hưởng nhẹ hơn khu vực thành thị và chênh lệch giữa các nhóm
hộ gia đình ở nông thôn cũng ít hơn. Tuy nhiên, dù ở nông thôn hay thành thị, qui
luật chung là nhóm hộ càng nghèo càng bị ảnh hưởng nặng hơn khi giá xăng dầu
tăng. Vì thế các chính sách giúp đỡ người nghèo cần được quan tâm hơn, để kiềm
chế tăng giá xăng dầu trong thời gian tới cần phải có qũy bình ổn giá xăng dầu.
Bảng 2.4: Ảnh hưởng tăng giá với các loại hộ gia đình khi CPI tăng 1.13%
Khu vực Hộ gia đình
Tỷ lệ trượt
giá so với
trung bình
Tăng CPI
Nông
thôn
Có ruộng đất 0.80 0.90%
Làm thuê 0.94 1.06%
Không có việc làm thường xuyên 1.22 1.38%
Thành thị
Có ruộng đất 0.75 0.85%
Làm thuê 1.03 1.16%
Không có việc làm thường xuyên 1.28 1.45%
Nguồn: SAM 2000 (Tổng cục Thống kê), tính toán.
2.2 Phân tích mức sống dân cư 2
Theo kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam 2006 (VHLSS2006)
của Tổng Cục Thống kê, là bộ điều tra về chi tiêu hộ gia đình quy mô lớn nhất và
mới nhất hiện nay.
Biều đồ 2.1 cho chúng ta thấy rằng chi tiêu cho gas và xăng dầu trong tổng
chi tiêu cho tất cả các hộ gia đình trên toàn quốc. Như vậy, chi tiêu cho xăng dầu
chiếm khoảng 2.45%. Điều này đồng nghĩa với việc giá xăng dầu tăng khoảng
31% thì ngân sách của người dân nói chung sẽ giảm 0.74%. hay nói cách khác là
người dân cảm thấy bị nghèo đi 0.74%. hay là ảnh hưởng tức thời tương đương với
việc CPI tăng thêm 0.74%.
Chương 2 : Phân tích biến động giá xăng dầu lên đời sống dân cư Việt Nam
2. Nguồn: VHLSS2006”Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam 2006.”
Trang 13
Biểu đồ 2.1 : Tỷ trọng chi tiêu cho gas và xăng dầu trong tổng chi tiêu , tất cả
các hộ gia đình
0,95
2,45
0 0,5 1 1,5 2 2,5 3
Tỷ trọng chi
tiêu cho gas
Tỷ trọng chi
tiêu cho
xăng dầu
%
Nếu chúng ta giả định giá gas sẽ tăng tương đương theo giá xăng dầu là 31% thì
ảnh hưởng trực tiếp sẽ gia tăng thêm 0.95 * 0.31 = 0.29%. Xét về tổng thể thì CPI
sẽ tăng thêm khoảng (0.74%+0.29%)=1.03%.
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng chi tiêu cho gas và xăng dầu của các hộ gia đình, theo
nhóm thu nhập.
0,1
0,35
0,86
1,47
1,71
0,82
1,77
2,35
3,23
3,67
0,0 1,0 2,0 3,0 4,0
Nhóm nghèo
Nhóm cận
nghèo
Nhóm trung
bình
Nhóm khá
Nhóm giàu
%
Tỷ trọng tiêu dùng cho xăng dầu
Tỷ trọng tiêu dùng cho gas
Tuy nhiên, thực tế là các hộ gia đình có thu nhập khác nhau nên tiêu thụ xăng
dầu cũng khác nhau. Như Biểu đồ 2.2, cho thấy rằng, tỷ trọng chi tiêu cho xăng
dầu và gas trong tổng chi tiêu tăng dần theo thu nhập của hộ gia đình.
Để chia các hộ gia đình theo thu nhập, theo kết quả điều tra mức sống hộ gia
đình Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách thì thu nhập từng
Chương 2 : Phân tích biến động giá xăng dầu lên đời sống dân cư Việt Nam
Trang 14
hộ gia đình được chia ra làm năm nhóm như sau : nhóm nghèo, nhóm cận nghèo,
nhóm trung bình, nhóm khá và giàu. Biểu đồ 2.2 cho thấy rằng sự tăng giá xăng
dầu có ảnh hưởng nhiều đến nhóm có thu nhập cao, nhóm nghèo bị ảnh hưởng ít
hơn.
Tuy nhiên, còn một thực tế cần lưu ý rằng trong cùng một nhóm hộ gia đình,
có hộ sử dụng xăng dầu còn hộ khác thì sử dụng ít hoặc không sử dụng. Vì vậy,
thấy rằng những hộ ít sử dụng hoặc không sử dụng xăng dầu thì không bị ảnh
hưởng trực tiếp bởi việc tăng giá. Nhưng họ bị ảnh hưởng gián tiếp thông qua các
mặt hàng khác, tức là mang tính dây chuyền.
Biểu 2.3:Tỷ lệ hộ có dùng gas và xăng dầu, tổng thể
35,06
58,48
0 20 40 60 80
Tỷ trọng chi
tiêu cho gas
Tỷ trọng chi
tiêu cho
xăng dầu
%
Vì lý do đó, chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn những hộ gia đình sử dụng
xăng dầu bị ảnh hưởng bởi tăng giá. Biểu đồ 2.3 cho thấy cả nước có khoảng 35%
hộ sử dụng gas, còn lại gần 60% số hộ tiêu thụ xăng dầu.
Biểu đồ 2.4 chúng ta xem xét chi tiết hơn về tỷ lệ hộ sử dụng xăng dầu và gas
phân theo nhóm thu nhập. Theo biểu đồ 2.4 cho thấy các hộ nghèo có xác suất sử
dụng xăng dầu và gas càng thấp.Chẳng hạn những hộ nghèo nhất họ dùng gas thất
nhất khoảng 2,4% có thể xem họ không sử dụng gas và chỉ có hơn 24% số hộ có
tiêu dùng xăng dầu. Trong khi đó, số hộ thuộc nhóm hộ giàu nhất có đến gần 80%
tiêu dùng gas và khoảng 85% có tiêu dùng xăng dầu.
Chương 2 : Phân tích biến động giá xăng dầu lên đời sống dân cư Việt Nam
Trang 15
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng hộ có gas và xăng dầu, phân theo nhóm thu nhập.
2,4
1,24
29,36
51,53
79,82
24,06
46,61
61,21
74,56
85,35
0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0
Nhóm nghèo
Nhóm cận
nghèo
Nhóm trung
bình
Nhóm khá
Nhóm giàu
%
Tỷ trọng tiêu dùng cho xăng dầu
Tỷ trọng tiêu dùng cho gas
Biểu đồ 2.5 bên dưới cho thấy tỷ trọng chi tiêu cho xăng dầu trong các hộ có dùng
xăng dầu khá cao, nhất là nhóm hộ giàu, nhóm tiêu dùng xăng thấp nhất là hộ
nghèo. Như vậy khi xăng dầu tăng giá thì nhóm khá và giàu bị ảnh hưởng nhiều
nhất.
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng chi tiêu cho xăng dầu trong các hộ gia đình có dùng
xăng dầu
3,60
3,89
3,94
4,33
4,25
0,0 1,0 2,0 3,0 4,0 5,0
Nhóm nghèo
Nhóm cận nghèo
Nhóm trung bình
Nhóm khá
Nhóm giàu
%
Tỷ trọng tiêu dùng
cho xăng dầu
Chương 2 : Phân tích biến động giá xăng dầu lên đời sống dân cư Việt Nam
Trang 16
2.3 Phân tích ảnh hưởng đến khu vực nông thôn và thành thị3:
Việc tăng giá xăng dầu ảnh hưởng trực tiếp tới các nhóm hộ có tiêu dùng xăng
và gas ở thành thị và nông thôn, để đơn giản chúng ta gộp chung các hộ có sử dụng
gas hoặc xăng dầu vào chung một nhóm để quan sát. Khi đó tính bình quân, tỷ
trọng chỉ tiêu cho các mặt hàng này trong tổng chi tiêu của các nhóm hộ phân theo
thu nhập được phản ánh trong biểu đồ 2.6.
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng chi tiêu cho gas và xăng của những hộ gia đình có sử
dụng gas hoặc xăng dầu
0,41
0,72
1,28
1,78
1,82
3,40
3,58
3,52
3,92
3,89
0,0 1,0 2,0 3,0 4,0 5,0
Nhóm nghèo
Nhóm cận
nghèo
Nhóm trung
bình
Nhóm khá
Nhóm giàu
Tỷ trọng tiêu dùng cho xăng dầu
Tỷ trọng tiêu dùng cho gas
Hộp 1.0
Lấy từ các số liệu điều tra hộ gia đình năm 2006 do tổng cục Thống kê
thực hiện, trong 5 nhóm thu nhập cơ bản trong xã hội, thì nhóm 20% những
người nghèo nhất nước bình quân một năm mỗi hộ tiêu dùng khoảng 14 lít
xăng dầu (trong đó có 3 lít dầu thắp sáng), tổng chi phí khoảng 14.000 đồng
(theo giá tháng 1.2006), chiếm 1,2% trong tổng chi tiêu gia đình. Trong khi đó,
nhóm 20% những người giàu nhất xã hội chi dùng khoảng trên 150 lít xăng
dầu/hộ/năm, tổng chi phí trung bình 1,7 triệu đồng, chiếm 3,6% trên tổng chi
tiêu. “Nhóm dân cư giàu nhất dùng nhiều xăng nhất, và lại được hưởng trợ giá
nhiều nhất, khoảng trên 4.000 đồng/lít xăng
Nguồn:
Chương 2 : Phân tích biến động giá xăng dầu lên đời sống dân cư Việt Nam
(%)
3. Nguồn: VHLSS2006”Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam 2006.”
Trang 17
Biểu đồ 2.7, chúng ta thấy mức độ ảnh hưởng trực tiếp của tăng giá xăng dầu và
gas tăng lên CPI của các hộ gia đình có sử dụng những mặt hàng này, khiến sức
mua của họ giảm trực tiếp. Nếu chỉ tính đến sự tăng giá xăng dầu 31% thì các hộ
giàu thấy sức mua bị giảm đi khoảng 1,28%, hộ nghèo khoảng 1,08%. Trong khi
đó, nếu tính đến cả khả năng tăng giá gas và giá xăng dầu 31% thì đối với hộ giàu,
thu nhập có thể bị giảm khoảng 1,91%, hộ nghèo khoảng 2,18%.
Biểu đồ 2.7: Sự suy giảm sức mua của các hộ có sử dụng xăng dầu ở các mức
thu nhập khác nhau
1,08
1,17
1,18
1,30
1,28
2,18
2,11
2,07
2,14
1,91
0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5
Nhóm
nghèo
Nhóm cận
nghèo
Nhóm trung
bình
Nhóm khá
Nhóm giàu
CPI tăng dưới tác động
tăng giá xăng và gas
31%
CPI tăng dưới tác động
tăng giá xăng 31%
(%)
Biểu đố 2.8: bên dưới cho thấy CPI tăng giá khác nhau đối với các hộ ở nhóm khác
nhau ở thành thị, có thể suy đoán rằng tác động trực tiếp của việc tăng giá xăng
dầu làm cho khoảng cách giàu nghèo ở khu vực thành thị được cải thiện đôi chút,
nhưng nếu tính cả sự tăng giá gas thì tình hình sẽ khác hơn, nghĩa là người nghèo
sẽ ảnh hưởng nhiều hơn.
Chương 2 : Phân tích biến động giá xăng dầu lên đời sống dân cư Việt Nam
Trang 18
Biểu đố 2.8: CPI tăng giá khác nhau đối với các hộ ở nhóm khác nhau ở thành
thị
0,94
0,95
1,04
1,15
1,16
1,21
1,47
1,63
1,83
1,72
0,0 0,5 1,0 1,5 2,0
Nhóm nghèo
Nhóm cận nghèo
Nhóm trung bình
Nhóm khá
Nhóm giàu
%
CPI tăng dưới tác động tăng giá xăng và gas 31%
CPI tăng dưới tác động tăng giá xăng 31%
Biểu đồ 2.9: CPI tăng khác nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích biến động giá xăng dầu lên đời sống dân cư Việt Nam.pdf