Tiểu luận Phân tích bình đẳng giữa các dân tộc và cho ý kiến cá nhân nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc này trong giai đoạn hiên nay

Các dân tộc Việt Nam đã cùng chung sống lâu đời bên nhau, gắn bó máu thịt với nhau cùng nhau dựng nước và giữ nước, truyền thống đó được giữ dìn và phát triển trong suốt tiến trình hành nghìn năm lịch sử, gắn kết các dân tộc chung sức xây dựng tổ quốc Việt Nam thống nhất. Kế thừa truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc Đảng và nhà nước ta đã xác định đoàn kết là một nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam. Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng các dân tộc đang phát huy truyền thống đoàn kết tốt đẹp đó, cùng nhai xây dựng đất nước với mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Tất cả các dân tộc đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nạm phải có trách nhiệm chăm lo vun đắp, cũng cố tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10069 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích bình đẳng giữa các dân tộc và cho ý kiến cá nhân nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc này trong giai đoạn hiên nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 1 MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH Đề tài: Phân tích bình đẳng giữa các dân tộc và cho ý kiến cá nhân nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc này trong giai đoạn hiên nay. Sinh viên: TRẦN THỊ DUNG Lớp: KT32G – MSSV KT32G048 Hà nội, 28/02/2009 Dân tộc Việt nam có truyền thống lâu đời về đoàn kết và bình đẳng dân tộc tinh thần bình đẳng, tương trợ đó được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau trong lịch sử, tử truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu cơ cho đến những sự kiện lich sử được ghi lại. chính tinh thần đoàn kết đó là sức mạnh không có gì sánh được dúp đân tộc ta chiến đấu và chiến thắng đánh bại các hình thức phân biệt chủng tộc tồn tại trong lịch sử đó là chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc hơn ai hết dân tộc Việt Nam nâng niu và quý trọng sự bình đẳng giữa các dân tộc. Bình đẳng dân tộc là quyền của mọi dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số trình độ văn hoá cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc màu da…quyền bình đẳng giữa các dân tộc bao gồm tất cả các lĩnh vực trong kinh tê, chính trị,văn hoá xã hội. đâu cũng là cơ sở pháp lý chung để giải quyết các quan hệ dân tộc trên thế giới trong khu vực hay trong một quốc gia. Bởi điều đó đã được ghi nhân trong công pháp quốc tế và pháp luật của mỗi quốc gia.Bình đăng dân tộc cũng là kết quả đấu tranh của nhân dân lao đông các nước. Ngay từ khi nhà nước Việt Nam non trẻ ra đời sau thắng lợi của cách mạng tháng tám Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định nguyên tắc bình đẳng “ tất cả các công dân Việt nam phưong diên: chính trị, kinh tế, văn hoá…” (điều 6) còn vấn đề hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số cũng đã được xác định tại hiến pháp “ ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, nhưng quốc dân thiểu số được dúp đỡ về mọi phương diện để nhanh chóng tến kịp trình độ chung (điều 8). Tại điều 5 hiếp pháp năm 1992 và sứa đổi bổ sung năm 2001 quy định “nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc nghiêm cấm mọi hành vi kì thị chia rẽ dân tộc”. Quy định này của hiến pháp đã đặt nền móng pháp lí cho việc xây dựng và thực thiện nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong quản lí hành chính nhà nước. Các nguyên tắc về quy định quyền bình đẳng không nhũng được quy định trong hiến phạp mà còn được cụ thể trong luật và các văn bản dưới luật khác có liên quan và được triển khai thực hiện trong thực tiến. Trong quản lí hành chính nhà nước nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc được biểu hiện cụ thể như sau: Thứ nhất là trong công tác lãnh đạo và sử dụng cán bộ Nhà nước có chính sách ưu tiên con em các dân tộc ít người, dúp đỡ về mặt vật chất động viên về mặt tinh thầnđể họ tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, nhà nước bao giờ cũng dành tỉ lệ nhất định số cán bộ công chức là người dân tộc trong biên chế của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn mièn núi, biên giới hải đảo, nơi có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống và có những chính sách khuyến kích những người đến phục vụ tại những khu vực này. Chính sách ưu tiên trong công tác cán bộ ở khu vực miền núi, biên giới và hải đảo còn thể hiện ở việc quy định chế độ đãi ngộ về vật chất cũng như tinh thần đối với những cán bộ công chức làm việc ở những khu vực này, với những chính sách đó đã tạo đièu kiên để cán bộ công chức hoàn thành tốt nhiêm vụ của minh góp phần đưa miền núi tiến kịp với miền xuôi. Thư hai là trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế văn hóa xã hội. Nhà nước luôn quan tâm đưa ra những giải pháp chính sách phù hợp để tạo điều kiện phát triển mọi mặt của đồng bào dân tộc ít người. Chú ý tới việc đầu tư xây dựng các công trình quan trọng về kinh tế, quốc phòng ở vung các dân tộc thiểu số, một mặt khai thác tiềm năng kinh tế mặt khác xoá bỏ từng bước sự chênh lệch giữa các vùng trong đất nước, đảm bảo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc ít người – nhà nước có những chính sách đúng đắn đối với những người đi xây dựng vùng kinh tế mới, có kế hoạch và thường xuyên tổ chức điều động và phân bổ lao động tới các vùng dân tộc thiểu số. Trên thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau nhất là những nguyên nhân do lịch sử để lại và điều kiện địa lí tự nhiên khắc nghiệt ở địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số nên trình độ phát triển kinh tế xã hội của các dân tộc thiểu số không đồng đều, một số dân tộc đã phát triển kinh tế xã hội tương đối cao, nhưng phần lớn các dân tộc thiểu số vấn còn rất lạc hậu có mức sông thấp tỉ lệ đói nghèo cao chậm phát triển hơn so với dân tộc đa số, các dân tộc này vấn còn trong tình trangj tự cung tự cấp, du canh du cư. Đời sống của đông bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu vùng xa nhìn chung vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Tuy có sự khác nhau về quy mô dân số về trình độ phát triển kinh tế xã hội nhưng mỗi dân tộc đều có truyền thống văn hoá riêng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, lễ hôi, trang phục…tạo nên bản sắc đặc trưng của từng dân tộc, góp phần làm đa dạng phong phú nền văn hoá Việt Nam. Trong quá trình giao lưu hội nhập chung của đất nước bản sắc văn hoá của các dân tộc đều được chú trọng bảo tồn và phát triển. Các dân tộc Việt Nam đã cùng chung sống lâu đời bên nhau, gắn bó máu thịt với nhau cùng nhau dựng nước và giữ nước, truyền thống đó được giữ dìn và phát triển trong suốt tiến trình hành nghìn năm lịch sử, gắn kết các dân tộc chung sức xây dựng tổ quốc Việt Nam thống nhất. Kế thừa truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc Đảng và nhà nước ta đã xác định đoàn kết là một nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam. Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng các dân tộc đang phát huy truyền thống đoàn kết tốt đẹp đó, cùng nhai xây dựng đất nước với mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Tất cả các dân tộc đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nạm phải có trách nhiệm chăm lo vun đắp, cũng cố tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Để thực hiên tốt nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần phải tập trung vào các phương diện chủ yếu sau: Về kinh tế: các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội miền núi và các dân tộc thiểu số phải nhằm tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy tiềm năng và các nguồn lực, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế hành hoá, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch còn khá lớn về tốc độ phát triển kinh tế giữa các vùng miề. Xây dựng cơ cấu kinh tế ở miền núi và các vùng dân tộc thiểu số trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ… đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học ky thuật vào sản xuất và đời sống. Phát triển sản xuất hàng hoá phù hợp với đặc điểm điều kiện từng vùng dân tộc, khuyến kích đồng bào dân tộc khai thác hết tiềm năng thế mạnh của địa phương làm giàu cho chính mình và góp phần to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển giao thông, thuỷ lợi, thông tin liên lạc để phát triển sản xuất nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số. Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế cao hơn phải có tránh nhiệm dúp đỡ các dân tộc có điều kiên phát trển khó khăn hơn. Tương trỡ lẫn nhau không phải chỉ là dúp đỡ một chiều mà ngược lại chính sự phát triển của các dân tộc này là điều kiện để cho các dân tộc khác phát triển cao hơn. Về phương diên chính trị: thực hiện sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, dúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc để cùng phát triển đồng bào dân tộc thiểu số cũng như đa số đều có quyền làm chủ, có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân có quyền lợi và trách nhiệm xây dựng thể chế chính trị mới, phát huy vai trò của hệ thống chính trị ở các vùng dân tộc thiểu số. Ưu tiên đặc biệt phát triển giáo dục và đào tạo coi trọng đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số. Về phương diên văn hoá: xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tến đậm đà bản sắc dân tộc bao hàm các nội dung bảo tồn, phát huy những giá trị và bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số tạo sự thống nhất trong sự đa dạng của nền văn hoá Việt Nam. Xây dựng nếp sống mới bại trừ hủ tục, mê tín dị đoan, chống những tên nạn xã hội xây dựng cáciết chế văn hoá, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền cổ động, thể dục thể thao, khai thác và phát huy vốn văn hóa truyền thống của các tộc người, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho đồng bào dân tộc. Về phương diên xã hôi: thực hiện xoá đói giảm nghèo nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số trọng tâm là đồng bào ở vùng sâu vùng xa. Thực hiện tốt các chính sách như: tạo công ăn việc làm, đền ơn đạp nghĩa, chính sách bảo trợ xã hội, chính sách dân số, phòng chống bệnh dịch, chống tệ nạn xã hội… Về phương diên an ninh quốc phòng: Trên đất nước ta với ¾ diện tích là rừng núi địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số rải rác, xen kẽ trên chiều dài biên giới hải đảo … bởi vậy xây dựng và phát triển kinh tế văn hoá xã hội cũng chính là thực hiện việc ổn định về chính trị, bảo đảm an ninh an toàn xã hội xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Như vậy để thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc của Đảng và nhà nứơc là trách nhiệm chung cùa tất cả mọi người, của tất cả các thành viên trong hệ thống chính trị các cấp ở nước ta chứ không chỉ riêng đồng bào các dân tộc thiểu số hay chỉ một vài ban ngành đơn vị có liên quan. Trong bối cảnh hiên nay khi các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tôc, sắc tộc tôn giáo, các hoạt động can thiệp, lật đổ, li khai…liên tục diễn ra ở nhiều nơi, ở nước ta các thế lực thù định đã và đang tìm mọi cách khoét sâu và lợi dụng những khó khăn của đồng bào các dân tộc thiểu số để xuyên tạc chính sách dân tộc, nhằm phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo về tổ quốc của nhân dân ta, do đó càng đòi hỏi chúng ta phải tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và để gắn kết đồng bào dân tộc thiểu số không gì hơn là phải nhận thức và giải quyết tốt vấn đề dân tộc. Có thể kết luân rằng với chính sách và pháp luật thể hiện tinh thần tiến bộ, bình đẳng công bằng mà Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cả trên bình diên quốc tế và quốc gia. Việt nam đang giữ vững sự ổn định và an toàn cho tất cả mọi người trong phạm vi thẩm quyền pháp li của mình có được một cuộc sống hoà bình, bình đẳng không phân biệt đối xử vì lí do chủng tộc và dân tộc./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình luật hành chính Việt Nam - Trường ĐH Luật Hn, Nxb CAND Mấy vẫn đề lý luận và thực tiến về dân tộc và quan hên dân tộc ở Việt Nam, Ts Nguyễn Quốc Thẩm – Gs Trịnh Quốc Tuấn, Nxb CAND

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÀI TẬP HÀNH CHÍNH D.doc
Tài liệu liên quan