Ở nước ta hiện nay, với khoảng trên 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động mỗi năm, trong điều kiện khả năng của nền kinh tế có hạn, số chỗ làm mới không đủ để đáp ứng nhu cầu của lực lượng lao động này, chính vì vậy, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một biện pháp của chương trình lao động, việc làm, có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược quốc gia về việc làm và xóa đói giảm nghèo.
Tính đến hết tháng 12/2009, cả nước đưa gần 75.000 người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài, đạt 83% kế hoạch. Việt Nam hiện có gần 450.000 lao động đang làm việc có thời hạn tại hơn 40 nước và vùng lãnh thổ. Mỗi năm, lao động ở nước ngoài gửi về cho thân nhân ở trong nước 1,6 đến 2 tỷ USD. Với mong muốn hợp tác với tất cả các nước tren tinh thần hòa bình, hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi, chúng ta đã và đang thực hiện tốt hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, coi đây là một trong những kênh quan trọng, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo cho người dân, đem lại cơ hội lớn trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5970 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích các biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân tích các biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động.
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
Việc làm có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân, xã hội và đất nước. Việc là tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình người lao động, tạo ra của cải vật chất, từ đó giúp ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội. giải quyết việc làm luôn là một chính sách quan trọng của mỗi quốc gia. Đặc biệt đối với Việt Nam, dân số đông và tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động chiếm 52%. Hằng năm có 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Để thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm đòi hỏi sự tham gia nỗ lực của Nhà nước, các tổ chức xã hội, người lao động và người sử dụng lao động.
Khái niệm việc làm được ghi nhận chính thức về mặt pháp lý trong bộ luật lao động (BLLĐ). Tại điều 13 BLLĐ quy định: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Sự quy định cụ thể khái niệm việc làm trên phạm vi toàn xã hội, từ đó làm cơ sở pháp lý cho việc ban hành và áp dụng pháp luật lao động, góp phần hoàn thiện pháp luật lao động, ổn định quan hệ việc làm, tạo điều kiện cho việc quản lý và đánh giá hiện trạng việc làm, từ đó nhà nước có chính sách giải quyết việc làm hiệu quả hơn.
Giải quyết việc làm là việc 1 quốc gia thực hiện các biện pháp nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp, đảm bảo được đời sống, thu nhập của người lao động góp phần phát triển kinh tế ổn định, vững mạnh, lâu bền. giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt đối với những nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam.
II.CÁC BIỆN PHÁP NHẰM HỖ TRỢ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG.
Với ý nghĩa to lớn của việc làm và giải quyết việc làm, để nhằm hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động, Nhà nước quy định một số biện pháp pháp lý sau:
Xây dựng chương trình việc làm
Đây là một trong những biện pháp để Chính phủ thực hiện việc điều tiết, tạo việc làm mới và giải quyết việc làm cho người lao động. Nội dung chương trình việc làm bao gồm mục tiêu, chỉ tiêu tạo việc làm mới, nội dung hoạt động, nguồn tài chính, thời gian, các giải pháp. Việc lập chương trình việc làm nhằm bảo đảm cho mọi người lao động có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc tiến tới có việc làm đầy đủ, thông qua đó giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội.
Chương trình việc làm được triển khai trên 2 hướng cơ bản, đó là tạo việc làm mới thông qua việc thức đẩy phát triển kinh tế, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm và duy trì, đảm bảo việc làm cho người lao động. Trong đó hướng thứ nhất được xác định là hướng cơ bản và quan trọng nhất. Theo quy định của BLLĐ, chương trình việc làm của địa phương do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh xây dựng và được Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp phê duyệt. Việc xây dựng các chương trình việc làm và các biện pháp để thực hiện các chương trình này là cơ sở đầu tiên để tiến hành giải quyết việc làm cho người lao động.
2.Lập quỹ giải quyết việc làm.
Để giải quyết việc làm, BLLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định về lập quỹ giải quyết việc làm. Qũy giải quyết việc làm bao gồm: quỹ giải quyết việc làm ở trung ương (quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm); quỹ giải quyết việc làm ở địa phương; quỹ giải quyết việc làm cho người tàn tật và các quỹ chuyên dụng khác.
Qũy Quốc gia về việc làm đóng vai trò hạt nhân trong quá trình giải quyết việc làm quốc gia. Lập quỹ quốc gia về giải quyết việc làm từ các nguồn trích một tỉ lệ nhất định trong ngân sách Nhà nước; một phần từ nguồn thu do đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, từ sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế hoặc Chính phủ các nước cho giải quyết việc làm. Qũy được sử dụng trên nguyên tắc bảo tồn và tăng trưởng; trước hết cho vay với lãi suất nâng đỡ hoặc bảo tồn giá trị cho vay đói với hộ tư nhân, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp tạo được chỗ làm việc mới hoặc thu hút thêm lao động; trợ giúp các chương trình, dự án tạo việc làm; các trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm; trung tâm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sử dụng lao động. Hàng năm, Bộ Lao động thương binh và xã hội cùng Bộ Tài chính, Uỷ ban kế hoạch nhà nước tính toán nguồn quỹ trình Chính phủ quyết định.
Qũy giải quyết việc làm địa phương được hình thành từ các nguồn sau: ngân sách địa phương do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn hỗ trợ khác. Hàng năm, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có căn cứ vào khả năng ngân sách địa phương, nhu cầu giải quyết việc làm và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, bố trí một phần kinh phí trong dự toán ngân sách địa phương để lập quỹ việc làm địa phương, trình HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Qũy giải quyết việc làm địa phương được sử dụng làm vốn cho vay giải quyết việc làm theo đúng mục tiêu của chương trình giải quyết việc làm của địa phương và hỗ trợ cho giải quyết việc làm của cấp huyện.
3. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
Nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động không chỉ là nhu cầu tự thân mà còn là yêu cầu khách quan. Có nghề nghiệp là điều kiện tiên quyết để người lao động tìm được việc làm ổn định. Đào tạo nghề vì thế mà ngày càng giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Quan điểm đào tạo nghề phải gắn liền với giải quyết việc làm được đặc biệt nhấn mạnh trong kết luậ của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VI về giáo dục và đào tạo “phải đặc biệt nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, mở rộng đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp trên nền học vấn Trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở”. Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo ra nguồn nhân lực kỹ thuật có sức khỏe, đọa đức tốt, có ý thức kỷ luật, có trình độ kỹ thuật cao, có khả năng thực hành để sau khi tốt nghiệp có thể tìm được việc làm ổn định, tự tọa ra việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việc đào tạo nghề phải gắn với nhu cầu của thị trường đồng thời đáp ứng được mục tiêu giải quyết việc làm cho người học nghề. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân có đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho những đối tượng có nhu cầu. Các hình thức đào tạo nghề gắn với tạo việc làm tại các trung tâm giới thiệu việc làm, đào tạo nghề sử dụng lao động, bồi dưỡng nâng cao tay nghề và đào tạo nghề dự phòng ở các doanh nghiệp, đào tạo nghề cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
4. Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Ở nước ta hiện nay, với khoảng trên 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động mỗi năm, trong điều kiện khả năng của nền kinh tế có hạn, số chỗ làm mới không đủ để đáp ứng nhu cầu của lực lượng lao động này, chính vì vậy, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một biện pháp của chương trình lao động, việc làm, có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược quốc gia về việc làm và xóa đói giảm nghèo.
Tính đến hết tháng 12/2009, cả nước đưa gần 75.000 người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài, đạt 83% kế hoạch. Việt Nam hiện có gần 450.000 lao động đang làm việc có thời hạn tại hơn 40 nước và vùng lãnh thổ. Mỗi năm, lao động ở nước ngoài gửi về cho thân nhân ở trong nước 1,6 đến 2 tỷ USD. Với mong muốn hợp tác với tất cả các nước tren tinh thần hòa bình, hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi, chúng ta đã và đang thực hiện tốt hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, coi đây là một trong những kênh quan trọng, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo cho người dân, đem lại cơ hội lớn trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài.
Tổ chức giới thiệu việc làm.
Đây là một trong những biện pháp quan trọng để giải quyết việc làm. Tổ chức giới thiệu việc làm là cầu nối giữa những người lao động và người sử dụng lao động, có vai trò tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động. Tổ chức giới thiệu việc làm có nhiệm vụ tư vấn việc làm cho người lao động những công việc phù hợp với khả năng của người lao động; tuyển lao độngt heo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập và cung ứng thông tin về thị trường lao động. Các tổ chức giới thiệu việc làm tuy không trực tiếp tạo ra việc làm nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc đưa việc làm đến với người lao động, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển thị trường lao động, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, tạo thuận lợi phát triển các hoạt động giao dịch trên thực tế. Đến nay đã có 150 trung tâm giới thiệu việc làm và hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động, hàng năm tư vấn, giới thiệu việc làm cho hàng triệu lượt người. Các hội chợ việc làm, phiên chợ việc làm, tháng việc làm, điểm hẹn việc làm, sàn giao dịch việc làm… được tổ chức thường xuyên, tích cực gắn kết với người lao động và người sử dụng lao động; đã đưa thông tin tới tận người lao động ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo cơ hội cho người lao động có khả năng tìm việc làm và có việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng của bản thân.
Ngoài các biện pháp trên, Nhà nước còn có chính sách khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, khuyến khích sử dụng lao động và tự do hợp đồng. Cho phép các đơn vị sử dụng lao động được quyền tự do tuyển dụng lao động trên cơ sở nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị. Người lao động đợc quyền tự do thiết lập quan hệ lao động trên cơ sở hợp đồng. Nhà nước cũng có chính sách khuyến khích đầu tư nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động. Đồng thời nhà nước còn thực hiện hàng loạt các biện pháp như thực hiện chính sách dân số, phân bổ dân cư, cơ cấu lại lực lượng lao động, xóa đói giảm nghèo gắn với giải quyết việc làm…
III. KẾT LUẬN
Trong những năm qua, từ việc áp dụng các biện pháp trên, Nhà nước đã giải quyết được rất nhiều việc làm cho người lao động. Việc này có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong phát triển kinh tế gia đinh nói riêng, kinh tế đất nước nói chung, góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích các biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động.docx