Tiểu luận Phân tích các hoạt động hậu cần thương mại điện tử (Elogistics) của Sannamfood

 

PHẦN 1/ Cơ sở lý luận chung

1. Khái niệm hậu cần thương mại điện tử

2. Vai trò và vị trí của hậu cần thương mại điện tử

3. Các hoạt động trong hậu cần thương mại điện tử

 

PHẦN 2/ Thực trạng hoạt động hậu cần thương mại điện tử của Sannamfood

1. Giới thiệu chung về Sannamfood

a. Quá trình thành lập và phát triển

b. Ngành nghề kinh doanh

2. Thực trạng hầu cần thương mại điện tử ở Sannamfood

a. Hạ tầng cơ sở kĩ thuật hậu cần TMĐT của Sannamfood

b. Hoạt động Elogistics đầu ra

c. Hoạt động Elogistics đầu vào

3. Ứng dụng CNTT vào Elogistics của Sannamfood

4. Các vấn đề còn tồn tại

5. Kiến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Sannamfood

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4557 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích các hoạt động hậu cần thương mại điện tử (Elogistics) của Sannamfood, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u cần thương mại điện tử ở Sannamfood a. Hạ tầng cơ sở kĩ thuật hậu cần TMĐT của Sannamfood b. Hoạt động Elogistics đầu ra c. Hoạt động Elogistics đầu vào 3. Ứng dụng CNTT vào Elogistics của Sannamfood 4. Các vấn đề còn tồn tại 5. Kiến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Sannamfood PHẦN 1/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1. Khái niệm hậu cần thương mại điện tử Theo luật Thương Mại 2005 quy định thì “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoắc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch cụ khác có liên quan theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Trong lĩnh vực thương mại điện tử: E_logistics là quá trình hoạch định chiến lược, thiết kế và thực thi tất cả các yếu tố cần thiết của hệ thống, quy trình, cơ cấu tổ chức và tác nghiệp hậu cần để hiện thực hóa và vật chất hóa cho hoạt động thương mại điện tử. 2. Vai trò và vị trí của hậu cần thương mại điện tử Ngành hậu cần có vị trí quan trọng trong các nền kinh tế hiện đại và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia và toàn cầu. Phần giá trị gia tăng do ngành hậu cần tạo ra ngày càng lớn và tác động của nó thể hiện rõ ở các khía cạnh mà nó tham gia. a. Trong chuỗi cung ứng tổng thể Các hoạt động hậu cần (đáp ứng đơn hàng, kho bãi, dự trữ, vận chuyển,v.v.) có nhiệm vụ kết nối một cách hiệu quả các thành viên trong chuỗi cung ứng từ đó đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng và các thành viên. Nhiệm vụ kết nối của của hậu cần được thể hiện qua việc vận hành một cách trôi chảy và nhịp nhàng của 3 dòng sau: - Dòng sản phẩm: con đường dịch chuyển của hàng hóa và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng đảm bảo đúng đủ về số lượng và chất lượng - Dòng thông tin: dòng giao và nhận của các đơn vị đặt hàng theo dõi quá trình dịch chuyển của hàng hóa và chứng từ giữa người gửi và người nhận. - Dòng tiền tệ: thể hiện sự thanh toán của khách hàng đối với nhà cung cấp , thể hiện hiệu quả kinh doanh. Trong TMĐT dòng thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là yếu tố duy nhất có tiềm năng vừa góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ hậu cần vừa đồng thời tổng chi phí trong toàn chuỗi cung ứng. b. Trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp Trong những năm gần đây, quản trị hậu cần được ghi nhận như một thành tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp. Trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, hậu cần đầu vào và hậu cần đầu ra cùng với quản trị tác nghiệp, marketing và dịch vụ là những hoạt động chủ chốt tạo nên giá trị cho khách hàng và doanh thu cho doanh nghiệp. Quản trị hậu cần là chức năng tổng hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động hậu cần cũng như phối hợp hoạt động hậu cần với các chức năng khác như marketing, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin…nhằm đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng. Giá trị khách hàng được thể hiện qua các khía cạnh sau: - Giá trị sản phẩm: đặc điểm, chức năng và công dụng - Giá trị dịch vụ: sửa chữa, bảo hành, vận chuyển, hướng dẫn sử dụng - Giá trị giao tiếp: sự hài long trong tiếp xúc với nhân viên - Giá trị biểu tượng: nhãn hiệu và uy tín của doanh nghiệp Doanh nghiệp cung ứng được giá trị cao tới khách hàng trong mối tương quan với chi phí mà họ phải bỏ ra sẽ có nhiều cơ hội giành được giá trị cao hơn cho chính mình, thể hiện ở lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh thu bền vững cho doanh nghiệp. 3. Các hoạt động trong hậu cần thương mại điện tử 3.1. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật 3.1.1. Hạ tầng công nghệ thông tin a. Vai trò của hệ thống thông tin trong quản trị hậu cần Trong TMĐT , thông tin chiếm vị trí quan trọng bởi nó là nền tảng cho cả các quyết định chiến lược quan trọng lẫn các giao dịch tác nghiệp. Thông tin được sử dụng để đưa ra nhiều quyết định khác nhau liên quan đến từng bộ phận của tưng bộ phận của hệ thống hậu cần như mạng lưới cơ sở hậu cần, bộ phận quản trị dự trữ, quản trị vận chuyển và ảnh hưởng đến các quyết định thuê ngoài b. Cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin Nhìn chung hạ tầng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp TMĐT bao gồm những bộ phận sau: - Phần cứng: thiết bị xử lí dữ liệu và thiết bị ngoại biên - Mạng máy tính: Đây là một hệ thống gồm nhiều máy tính được kết nối để trao đổi dữ liệu với nhau, gồm có: thiết bị mạng, thiết bị, dịch vụ. - Phần mềm: Phần mềm có thể phân thành 2 nhóm chính là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng - Cơ sở dữ liệu: là một tập hợp các tệp tin có liên quan với nhau, được thiết kế và tổ chức hợp lý để dễ dàng truy xuất và khai thác CSDL được coi là trái tim của hệ thống thông tin. c. Hệ thống thông tin tổng thể trong TMĐT Hệ thống thông tin tổng thể gồm có các bộ phận là các hệ thống con như sau: - Hệ thống quản trị cung ứng: SRM bao gồm các bộ phận cơ bản là mua hàng, quản trị dự trữ, thiết kế mạng lưới và tuyến đường vận chuyển - Hệ thống thông tin hậu cần: LIS tập trung vào việc quản trị thông tin nội bộ trong doanh nghiệp. LIS hỗ trợ việc đưa ra các quyết định tối ưu liên quan đến chất lượng dịch vụ và chi phí hậu cần - Quản trị quan hệ khách hàng: gồm marketing, bán hàng và trung tâm dịch vụ khách hàng - Quản trị giao dịch: TMF đảm bảo các giao dịch giữa các doanh nghiệp với khách hàng và với nhà cung ứng diễn ra nhanh chóng, chính xác và an toàn. d. Hệ thống thông tin hậu cần * Khái niệm và vai trò: Khái niệm: là một cấu trúc bao gồm con người, phương tiện và các quy trình để thu thập, phân tích, định lượng và truyền tải thông tin một cách hợp lí nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động hậu cần trong doanh nghiệp. Vai trò của LIS: Nắm vững thông tin về biến động thì trường và nguồn hàng, đảm bảo sử dụng linh hoạt các nguồn lực và xây dựng chiến lược hậu cần hiệu quả về thời gian, không gian và phương pháp vận hành. Thông tin là căn cứ để đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời và táo bạo Chức năng của LIS: LIS liên kết các hoạt động hậu cần trong quá trình thống nhất . Sự phân phối đó được xây dựng dựa trên 3 chức năng: tác nghiệp, phân tích ra quyết định, hoạch định chiến lược. Yêu cầu đối với LIS: đáp ứng nguyên tắc đầy đú, sẵn sàng, chọn lọc, chính xác, linh hoạt, kịp thời, dễ sử dụng. 3.1.2. Hạ tầng phân phối vật chất a. Khái quát về mạng lưới cơ sở hậu cần Mạng lưới cơ sở hậu cần là tổng thể các cơ sở vật chất – kỹ thuật trực tiếp tham gia quá trình sản xuất-kinh doanh, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và phát triển theo quá trình sản xuất, lắp ráp và vận động hàng hóa. b. Các phương án thiết kế mạng lưới cơ sở hậu cần - Dự trữ tại nhà sản xuất, giao hàng thẳng tới khách hàng - Dự trữ tại nhà sản xuất, giao hàng thẳng tới KH hoặc gom hàng trực tuyến - Dự trữ tại nhà phân phối, giao hàng qua đường bưu điện - Nhà phân phối dự trữ và giao hàng - Dự trữ tại nhà sản xuất hoặc nhà phân phối, KH tới nhận hàng tại địa điểm xác định. - Dự trữ tại nhà bán lẻ, khách hàng nhận hàng tại cửa hàng c. Kho bãi trong mạng lưới phân phối vật chất Kho bãi là một bộ phận quan trọng của hệ thống hậu cần, thực hiện chức năng lưu trữ, bảo quản, trung chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm…Gồm các chức năng liên quan đến quá trình gom hàng, phối hợp hàng hóa, bảo quản và lưu trữ hàng hóa Kho hàng hóa có vai trò quan trọng đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa, góp phần giảm chi phí sản xuất và vận chuyển đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Các quyết định cơ bản trong quản trị kho hàng bao gồm các quyết định về tính sở hữu, về mức độ tập trung, bố trí không gian trong kho 3.2. Logistics đầu ra : a. Khái niệm và mục tiêu Khái niệm: Hậu cần đầu ra trong TMĐT là một bộ phận của e-logistics bao gồm các hoạt động chức năng và quá trình được tích hợp hiệu quả nhằm đảm bảo cung ứng hàng hóa tới KH từ khi nhận được đơn đặt hàng. Mục tiêu chung là phát triển doanh số trên cơ sở cung cấp trình độ dịch vụ khách hàng mong đợi có tính chiến lược với tổng chi phí thấp nhất. Để đạt được mục tiêu này chúng ta cần xét trên 2 khía cạnh: - Chất lượng dịch vụ theo yêu cầu khách hàng - Chi phí để đáp ứng mức chất lượng dịch vụ đó b. Mô hình hậu cần đầu ra trong thương mại điện tử Hậu cần đầu ra trong thương mại điện tử có thể được đáp ứng theo 2 mô hình - Mô hình hậu cần đáp ứng đơn hàng truyền thống Nhà cung ứng Nhà bán lẻ Khách hàng - Mô hình hậu cần đáp ứng đơn hàng trực tuyến Khách hàng Nhà cung ứng Nhà bán lẻ Lợi ích: + Giảm chi phí đầu tư cho dự trữ và mạng lưới cơ sở hậu cần + Giảm chi phí hậu cần nói chung và chi phí vận chuyển nói riêng nếu khai thác được lợi thế nhờ quy mô + Mở rộng cơ cấu mặt hàng kinh doanh Hạn chế: + Giảm tỷ suất lợi nhuận + Giảm khả năng kiểm soát quá trình hậu cần + Tiềm ẩn khả năng mất khách hàng 3.3.Logistics đầu vào a. Quản trị mua hàng trong hậu cần truyền thống Nghiệp vụ mua hàng là hệ thống các mặt công tác nhằm tạo nên lực lượng hàng hóa tại các cơ sở hậu cần đáp ứng các yêu cầu dự trữ cho sản xuất và bán hàng của doanh nghiệp Vai trò: tạo nguồn lực hàng hóa ban đầu để triển khai toàn bộ hệ thống logictics, tạo điều kiện để giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh. Quá trình mua hàng gồm các bước cơ bản:: phân tích nhu cầu, quyết định tự làm hay mua, xác định phương thức mua, lựa chọn nhà cung ứng, nhập hàng, đánh giá sau mua b. Mua hàng trong TMĐT Mua hàng trong TMĐT mạng lại nhiểu lợi ích: giảm chi phí tác nghiệp, giảm giá mua, đáp ứng đúng thời điểm cần nguyên liệu đầu vào… tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế về tính an toàn, xây dựng quan hệ với nhà cung ứng và độ tin cậy các phần mềm ứng dụng. Việc quản lý yếu tố đầu vào của doanh nghiệp chú trọng đến các phương thức mua hàng: Phương thúc lấy người bán làm trung tâm, phương thức lấy người mua làm trung tâm, phương thức sàn giao dịch TMĐT hoặc phương thức tích hợp chiến lược c. Quản trị dự trữ, kho, bao bì hàng hóa * Quản trị dự trữ Khái niệm: dự trữ là các hình thái kinh tế của vận động hàng hóa trong kênh hậu cần nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất, trao đổi của DN với khách hàng trên thị trường mục tiêu với chi phí hợp lí. Trên thực tế có 3 loại hình dự trữ hàng hóa: dự trữ chu kỳ, dự trữ trên đường, dự trữ bảo hiểm. * Kho, bao bì hàng hóa Nghiệp vụ kho hàng hóa là hệ thống các mặt công tác được thực hiện đối với hàng hóa trong quá trình vận động qua kho nhằm đáp ứng cho quá trình trao đổi hàng hóa qua kho với chi phí thấp nhất. Bao bì là phương tiện đi theo hàng hóa để bảo quản, bảo vệ, vận chuyển và giới thiệu hàng hóa từ khi sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa. Bao bì gồm các chức năng cơ bản sau: chức năng marketing, chức năng hậu cần, giữ gìn nguyên vẹn về số lượng và chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, tiêu dùng sản phẩm, góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện để sử dụng triệt để diện tích và dung tích nhà kho, tạo điều kiện để đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe cho nhân viên làm công tác giao nhận. PHẦN 2/ Thực trạng hoạt động hậu cần thương mại điện tử của Sannamfood 1. Giới thiệu chung về Sannamfood a. Sự thành lập và phát triển Là một thành viên trực thuộc Sannam Group (www.sannamgroup.com), công ty Cổ phần Thực phẩm Sannam ( Sannamfood ) có sứ mệnh nghiên cứu và sản xuất các loại thực phẩm và đồ uống sạch từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên phong phú của Việt nam Năm 2000, Bộ phận chế biến hoa quả & thực phẩm xuất khẩu. Năm 2003, thành lập công ty CP thực phẩm Sannam (Sannamfood) Năm 2003,2004 và 2006: nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt Giải thưởng Sao vàng đất việt 2006 (SVĐV2006) được trao cho Thương hiệu SANNAMFOOD nằm trong nhóm ngành hàng thực phẩm đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của Công ty cả về chiều rộng và chiều sâu. Năm 2009 được công nhận là Thương hiệu nổi tiếng quốc gia . Với mức tăn trưởng về doanh số trung bình 70%/năm và không ngừng mở rộng thị trường, Sannamfood đang không ngừng khẳng định mình trên thị trường. b. Ngành nghề kinh doanh Chế biến các loại hoa quả nhiệt đới; trồng & chế biến rau sạch; sản xuất đồ uống bổ dưỡng, rượu, nước khoáng; sản xuất bánh kẹo; hệ thống các nhà hàng Việt Nam (Sannamfood.com; Nuitan.com), kinh doanh thực phẩm sạch, đồ uống, nhà hàng 1. Hoa quả sấy Sannamfood: Các sản phẩm được chế biến từ quả tươi chín tự nhiên, chất lượng cao, giữ được màu sắc, mùi vị tự nhiên bao gồm: xoài, dứa, đu đủ, mận, mơ, khế, chuối...  2. Eropa: Sản xuất các loại bánh kẹo cao cấp đặc biệt là các loại bánh làm từ bột rau rừng có bản quyền của Sannamfood.  3. Nhà hàng Núi Tản: Hệ thống các nhà hàng phục vụ các món ăn Việt nam, đặc biệt là các loại Rau Rừng & Đặc sản.  4. Rượu Mơ Núi Tản: Loại rượu được trồng, lên men, đóng chai tại chân Núi Tản, Ba Vì, không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn chứa đựng giá trị văn hóa, tâm linh của người Việt.  5. Rau Xanh - Rau Rừng: Các loại rau rừng có bản quyền, có giá trị dinh dưỡng cao, được trồng, sơ chế, bảo quản và giao hàng theo quy trình khép kín.  6. Nước uống đóng chai SanVi: Được khai thác từ mạch nước ngầm tại chân Núi Tản, Ba Vì, xử lý bằng công nghệ hiện đại. Nước uống đóng chai SanVi với hàm lượng khoáng nhẹ sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho sức khỏe người tiêu dùng.  7. Rượu MenLa: Loại rượu đặc biệt được nấu từ Lúa, Ngô, Khoai, Sắn sau khi ủ bằng loại men tự nhiên được làm 100% bằng lá rừng Ba Vì, theo cách thức tổ tiên ta nấu rượu hàng trăm năm nay.  Sannamfood áp dụng nghiêm ngặt Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và hệ thống kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc tế HACCP trong toàn bộ quy trình sản xuất. Các sản phẩm của Sannamfood được phân phối tại Việt nam và xuất khẩu đi nhiều nước: Ba Lan, Tiệp Khắc, Nhật bản, Singapore, Đài loan, Trung quốc… 2. Thực trạng hầu cần thương mại điện tử ở Sannamfood a. Hạ tầng cơ sở kĩ thuật hậu cần TMĐT của Sannamfood - Số máy tính: 20 chiếc - Các phần mềm ứng dụng: + Phòng kế toán: Phần mềm kế toán ACS của công ty Sinnova và phần mềm FAST + Phòng Marketing: Phần mềm lập kế hoạch kinh doanh: Business Plan Pro, Marketing Plan Pro + Phòng Kinh doanh: Phần mềm FAST Trong thời gian tới, công ty có kế hoạch triển khai ứng dụng phần mềm CRM để nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng. Website công ty : www.sannamfood.com được xây dựng lần đầu vào năm 2004 với tính năng chủ yếu là đưa thông tin giới thiệu về doanh nghiệp, về sản phẩm, liên hệ. Công ty đảm nhận việc thiết kế và xây dựng là Global-itd. + Năm 2008 website được thiết kế và xây dựng lại. Việc thiết kế và xây dựng lại vẫn do công ty Global-itd thực hiện. + Mặt hàng trên website là những sản phẩm của công ty: Rượu mơ Núi Tản, hoa quả sấy Sunsfarm, Rau Xanh – Rau Rừng, bánh ngọt Eropa, nhà hàng Núi Tản. Màu sắc chủ đạo của website là màu xanh lá cây, màu vàng quả chín và màu nâu của bánh. Các sản phẩm được mô tả đầy đủ, hình ảnh rõ nét. - Đầu tư hệ thống máy tính hiện đại phục vụ công việc,đảm bảo nhân viên nào cũng thao tác công việc trên máy tính - Hệ thống phần mềm bản quyền phục vụ kinh doanh của công ty - Bên cạnh đó hệ thống văn phòng làm việc,các dụng cụ cần thiết, hệ thống kho bãi hàng hóa, hệ thống các phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu của thương mại điện tử. b. Hoạt động Elogistics đầu ra * Quy trình xử lý đơn hàng : qua trình tổng hợp và xử lý đơn hàng ( 4 hình thức đặt hàng): - Khách hàng có thể đặt hàng qua website www.senmart.com sau khi đã đăng ký thành viên - Đặt hàng qua điện thoại: 04 37920 888/ 37920 999 - Fax: 04 30 792 0809 - Đơn hàng trực tiếp Bộ phận xử lý đơn hàng ( phòng khách hàng + thu mua) Khách hàng Nhà cung cấp Đơn vị giao hàng Dòng sản phẩm Dòng thông tin Quy trình xử lý đơn hàng của khách hàng: thông tin về đơn hàng của khách hàng sẽ được chuyển đến bộ phận xử lý đơn hàng của Senmart.com. Sau đo bộ phận xử lý đơn hàng sẽ chuyển thông tin về đơn hàng của khách hàng tới nhà cung cấp. Nếu nhà cung cấp đồng ý thì một dòng thông tin phản hồi sẽ được chuyển đến bộ phận xử lý đơn hàng và chuyển đến khách hàng, đông thòi với quá trình này sản phẩm sẽ được chuyển từ nhà cung cấp tới đơn vị giao hàng và cận chuyển tới nhà khách hành kết thúc qua trình. Đối với các sản phẩm ngoài rau thì thời gian xử lý đơn hàng là 24 giờ kể từ khi khách hàng đặt hàng thành công * Giao hàng: hiện nay Sannamfood đang sủ dụng hế thống giao hàng của công ty mà chưa thuê các đơn vị vận chuyển ngoài - Sản phẩm Rau xanh – rau rừng: Hiện Sannamfood dụng đang sủ dụng hệ thống ô tô lạnh trong việc vận chuyển mặt hàng này từ nhà cung cấp tới trực tiếp nhà khách hàng. Thời gian vận chuyển 2 lần một tuần vào các buổi chiều thứ 3 và thứ 6 hàng tuần Chi phí cho việc duy trì cách thức vận chuyển này là khá lớn và việc bảo quản hàng hóa là khá khó khăn - Các sản phẩm còn lại thì Sannamfood vận chuyển bằng xe máy. Có 2 hình thức vận chuyển là chuyển phát nhanh và chuyển phát thường Chuyển phát nhanh: thời gian đáp ứng đơn hàng trước 3 tiếng kể từ khi đơn hàng hoàh thành Chuyển phát thường: thời gian đáp ứng đơn hàng trong vòng 24 h Phí vận chuyển được định mức là 20.000 VNĐ với tất cả các đơn hàng cógiátrị=200.000 VNĐ đựợc miễn phí vận chuyển. Bảng phí chuyển phát nhanh: ( Trong nội thành Hà Nội)  - Quy định về chuyển phát nhanh: Nếu khách hàng yêu cầu chuyển hàng trong vòng 1 đến 3 tiếng kể từ khi đơn hàng được chấp nhận. Nếu khách hàng không yêu cầu chuyển phát nhanh thí sẽ chuyển hàng trong vòng 24 giờ kể từ khi đơn đặt hàng được chấp nhận ( không tính cước phí chuyển phát nhanh). b. Hậu cần đầu vào Hiện nay tập khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới: nhà hàng, tổ chức và cá nhân có nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng mà doanh nghiệp phân phối * Sannamfood hiện có duy nhất một nhà cung cấp do đó việc ứng dụng quản trị mua hàng trong thương mại điện tử hầu như chưa có. Qua trình mua hàng của Sannamfood được thực hiện một cách truyền thống từ nhà cung ứng của mình, việc so sánh về giá và chất lượng sản phẩm chỉ được tiến hành đối với các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp Khách hàng Nhà cung cấp Senmart.com Thông tin về đơn hàng của khách hàng Thông tin về sản phẩm cung ứng từ nhà cung cấp * Kế hoạch dự trữ hàng hóa: hiện nay Sannamfood xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa dựa trên tình hình phát triển thực tế từ doanh nghiệp và tình hình của thị trường ( do những mặt hành kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp). Đối với mặt hàng rau thì việc xây dựng kế hoạch sản xuất là tương đối khó khăn. * Kho hàng và bao bì sản phẩm: nói chung vẫn chủ yếu dựa trên hậu cần truyền thống Đối với sản phẩm Rau xanh – Rau rừng: hiện nay doanh nghiệp lựa chọn cách thức vận chuyển trực tiếp từ nhà cung cấp đến nhà khách hàng bằng xe lạnh mà không qua bất ký một địa điểm trung chuyển nào cả Đối với các sản phẩm khác thì hiện nay Sannamfood có kho hàng tại Hà nội nhưng với quy mô nhỏ: diện tích sử dụng chỉ vào khoảng 30 m2, với các trang thiết bị đơn giảm như kệ để hàng, bàn ghế thông thường, hệ thống điên nước. 3. Ứng dụng CNTT vào Elogistics của Sannamfood * Hệ thống mạng, băng thông - Trong hoạt động thương mại điện tử thì hệ thống mạng và băng thông là khá quan trọng. Nó quyết định khá lớn đến nhiều vấn đề trong kinh doanh - Ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian tiếp nhận và xử lý đơn hàng của khách hàng, việc quản lý hàng từ nhà cung cấp. - Hiện nay Sannamfood đã tìm cho mình một nhà cung cấp đường truyền mạng ổn đinh, đầu tư máy chủ cho vấn đề hoạt động ổn định của website. * Triển khai một website bán hàng chuyên nghiệp: www.senmart.com Sannamfood đã xây dựng một website bán hàng vừa kết hợp thương mại điện tử và thương mại truyền thống vào kinh doanh. Với website này khách hàng có thể đặt hàng qua mạng đối với các mặt hàng có trên website, thanh toán trực tuyến với thời gian đáp ứng đơn hàng nhanh và chính xác nhất. Hiện nay website bán hàng này mới đi vào hoạt động nhưng đã mang lại hiệu quả cho công ty Sannamfood * Doanh nghiệp đã xây dựng cho mình hệ thống máy tính hiện đai, ứng dụng các phần mềm vào vận hành. Các nhân viên trong doanh nghiệp truyền tải thông tin qua email, outlook, skype.... Các phần mềm được ứng dụng vào kinh doanh như CRM, Fas, sales, ....... Đường truyền internet tốc độ cao, hệ thống bảo mật đảm bảo an toàn thông tin của khách hàng cũng như đơn hàng và thông tin của nhà cung ứng. 4. Các vấn đề còn tồn tại Hệ thống phần mềm đáp ứng yêu cầu đối với một doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử chưa hoàn thiện. Nhà cung cấp đường truyền internet chưa ổn định. Kho hàng và nghiệp vụ quản lý kho chưa đáp ứng được quy mô doanh nghiệp. Chưa có một phương án vận chuyển tối ưu Không thống nhất quy trình xử lý đơn hàng và giao hàng đối với các sản phẩm hiện nay phân phối Vấn đề lớn nhất tồn tại hiện nay đối với Sannamfood là vấn đề đến từ nhà cung cấp, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề của Sannamfood là làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng mặt hàng hiện nay công ty đang kinh phân phối cụ thể ở đâu là mặt hàng Rau sạch Tồn tại lớn với doanh nghiệp đôi khi đến từ chính việc chưa có định hướng phát triển rõ ràng, chưa hệ thống hóa được nguồn lực hiện có trong việc phát triển thương mại điện tử. Cũng giống với các doanh nghiệp thương mại điện tử khác ở Việt Nam thì Sannamfood gặp khó khăn về môi trường kinh doanh thương mại điện tử cũng như hệ thống pháp luật, hệ thống thanh toán, hệ thống giao thông. 5. Kiến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Sannamfood - Sử dụng các phần mềm quản lý vào hệ thống của Sannamfood Hiện nay tuy kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử nhưng Sannamfood hầu như không sủ dụng các phần mềm hỗ trợ kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Trong thời đại internet kinh doanh Thương mại điện tử phải gắn liền với các phần mềm hỗ trợ kinh doanh: phần mềm quản lý bán hàng, quản trị nguồn nhân lực, quản trị quan hệ khách hàng, quản trị nhà cung ứng.... Để mua một phần mềm thích hợp hiện nay là không khó nhưng việc sủ dụng nó thế nào cho hợp lý và hiệu quả nhất thì lại là một vấn đề khá phức tạp đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán hợp lý đề không lãng phí nguồn lực không cần thiết - Hoàn thiện quy trình đặt hàng và xử lý đơn hàng của doanh nghiệp Hiện nay thì quy trình xử lý đơn hàng của Sannamfood đối với từng sản phẩm đã là khá hoàn chỉnh và hợp lý tuy nhiên doanh nghiệp cũng nên có những thay đổi và rút ngắn thời gian xử lý đơn hàng Khách hàng hiện nay có thể đặt hàng với Sannamfood qua 4 hình thức: qua mạng, điện thoại, fax, đơn hàng trực tiếp. Doanh nghiệp cần hướng khách hàng của minh lựa chọn hình thức đặt hàng qua mạng nhiều hơn vì hiện nay hình thức đặt hàng chủ yếu vẫn là qua điện thoại. Cần định hướng khách hàng hướng tới website, tập cho họ thói quen đặt hàng qua mạng cũng như việc sử dụng các dịch vụ khác như thanh toán, khuyến mại........... Để làm được điều này trước tiên doanh nghiệp cần xem xét và rút ngắn các khâu đặt hàng qua mạng tạo điều kiện cho khách hàng. Giảm các điều kiện đặt hàng đối với khách hàng cụ thể là đối với mặt hàng rau. Hoàn thiện đơn hàng trên mạng đối với khách hàng đặt nhiều mặt hàng cùng một lúc - Xây dựng phát triển hệ thống kho bãi. + Đối với các sản phẩm hoa quả sấy, rượu, nước, bánh thì Sannamfood nên xây dựng cho mình một kho hàng chuyên nghiệp hơn về quy mô kho hàng thì cần được mở rộng. Các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là hệ thống dây truyền tự động hóa và phần mềm quản lý kho hàng. Cần xây kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh hiện nay của doanh nghiệp, kho hàng cần đảm bảo đầy đủ các điều kiện về không gian, nhiệt độ, các thiết bị, hệ thống quản lý.... + Riêng đối với mặt hàng rau do đây là mặt hàng đặc biệt và hiện nay được vận chuyển trực tiếp từ nhà cung cấp tới khách hàng. Sannamfood nên có kế hoạch về kho hàng đối với mặt hàng này Phương án một: xây dựng kho lạnh trong khu vực Hà nội, kho lạnh đảm bảo đủ điều kiện về bảo quản thực phẩm đông lạnh về nhiệt độ, không gian Phương án hai: thuê kho lạnh bảo quản Trong hai phương án trên thì doanh nghiệp nên lựa chọn phương án hai vì đây là phương án có nhiều ưu điểm tuy khó khăn trong việc quản lý nhưng bù lại chi phí bỏ ra đề đầu tư không lớn, không tốn chi phí quản lý kho. Vói việc có kho hàng ở tại Hà Nội sẽ giúp doanh nghiệp có thể phân phối sản phẩm rau tại mọi thời điểm, đáp ứng đơn hàng của khách hàng linh hoạt hơn, giảm chi phí vận chuyển Phương án thuê kho lạnh: doanh nghiệp tìm một đối tác có kho lạnh cho thuê và quản lý kho. Đây là mặt hàng thưc phẩm nên yêu cầu về kho hàng là khá quan trọng, sản phẩm đến tay khách hàng có được đảm bảo đúng chất lượng hay không tùy thuộc vào tiêu chuẩn kho hàng, nghiệp vụ quản lý kho. - Đối với hệ thống vận chuyển Cần đầu tư đội ngũ nhân viên vận chuyển và phương tiện vận chuyển, các dụng cụ hỗ trợ. Tối ưu hóa chi phí vận chuyển bằng cách tập trung khách hành vào các tuyến đường và vận chuyển theo điểm. Hiện nay Sannamfood gặp nhiều khó khăn trong việc vận chuyển mặt hàng Rau sạch tới nhà khách hàng bằng xe lạnh, do dó việc tập trung khách hàng vào các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích các hoạt động hậu cần thương mại điện tử (Elogistics) của Sannamfood.doc
Tài liệu liên quan