Tiểu luận Phân tích các khái niệm: Tổ chức sản xuất, Tổ chức quản lý và sự thể hiện trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

Nội dung 2

A. Cơ sở lý luận về tổ chức sản xuất theo dây chuyền 2

I. Khái niệm 2

II. Các phương pháp tổ chức sản xuất 2

1. Phân công tổ chức 2

2. Nguồn quản lý nhân lực 3

3. Hệ thống tiền lương 4

B. Sơ lược về cơ cấu tổ chức quản lý 5

I. Khái niệm 5

II. Cơ cấu tổ chức 5

* Cơ cấu chính thức 6

** Cơ cấu không chính thức 6

Kết luận 8

Tài liệu tham khảo 9

 

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3659 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích các khái niệm: Tổ chức sản xuất, Tổ chức quản lý và sự thể hiện trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong giai đoạn hiện nay , với một đất nước đang trên đà phát triển như Việt Nam thì phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp Ngày nay việc quản lý một công ty sản xuất đang đặt ra một thách thức vô cùng to lớn . Người quản lý tối cao của một công ty luôn đứng trước một chuỗi vô hạn những vấn đề nảy sinh , từ lạm phát kéo dài , thuế má cao , những quy định của chính phủ , tình trạng thiếu vốn và sự bất mãn của công nhân……. Nếu doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức sản xuất hợp lý thì doanh nghiệp đó sẽ kinh doanh có lãi , có điều kiện để tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất , tăng khả năng đóng góp vào ngân sách Nhà nước Nhận thức được tầm quan trọng trên chính vì thế nên em đã mạnh dạn chọn đề tài “Phân tích các khái niệm: "Tổ chức sản xuất, Tổ chức quản lý" và sự thể hiện trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp". Trong phạm vi bài tiểu luận này em xin trình bày một số vấn đề sau: Nội dung a. Cơ sở lý luận về tổ chức sản xuất theo dây chuyền I. Khái niệm Sản xuất hàng hoá theo dây chuyền là sản xuất liên tục với một tốc độ định trước .Phương pháp dây chuyền đòi hỏi sản phẩm chuyển động không ngừng từ công đoạn này sang công đoạn khác, không dừng lại để kiểm tra tại một điểm nào đó trong quá trình sản xuất II. Các phương pháp tổ chức sản xuất Trong kinh doanh cũng như trong mọi lĩnh vực khác thì khâu tổ chức vẫn là mục tiêu hàng đầu mà người lãnh đạo cần quan tâm. Khi mà máy móc, nhà xưởng đã được trang bị đầy đủ thì người lãnh đạo cần phải quan tâm rất lớn đến vấn đề tổ chức cơ cấu sản xuất trong xí nghiệp của mình. Một trong những vấn đề đó là: 1. Phân công tổ chức -Bố trí ca kíp hợp lý, phân công thời gian làm việc khác nhau giữa các mùa, giữa ban ngày và ban đêm trong một ngày - Trong mỗi ca nên có một trưởng ca và 1 đến 2 thợ chính. Những người này thường có trình độ tay nghề cao và có trách nhiệm bao quát toàn bộ hoạt động của dây chuyền -Thường xuyên tổ chức những buổi họp trong toàn công ty nhằm đánh giá khen thưởng và rút kinh nghiệm. -Sau mỗi lần máy tạm dừng hoạt động công nhân phải có trách nhiệm dọn dẹp nhà xưởng , kho tàng, bảo dưỡng máy móc -Công nhân phải làm công tác giao ban sau mỗi lần đổi ca và báo cáo tình trạng máy móc cho ca sau -Ngoài các điều luật về lao động do Nhà nước ban hành, cần phải có một số điều luật khác áp dụng cho toàn thể công nhân viên trong công ty -Đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh và phòng chống hoả hoạn, cần sử dụng nhân viên bảo vệ gác ở tất cả các cổng nhà máy để đảm bảo chỉ những người có phận sự mới được vào -Cũng cần những người bảo vệ đi tuần tra trong nhà máy vào những gìơ không sản xuất nhằm chống trộm cắp và phòng cháy nổ . Một số công ty có nhiều nguy cơ bị cháy đã sử dụng những người phòng cháy chuyên trách và duy trì những thiết bị cứu hoả riêng của mình -Trú trọng môi trường xung quanh công ty -Ưng dụng KHKT vào việc sản xuất kinh doanh 2.Quản lý nguồn nhân lực Mục tiêu hàng đầu của quản lý nguồn nhân lực là giúp công ty lựa chọn số người phù hợp vào đúng vị trí và đúng thời điểm nhằm hoàn thành các mục tiêu của công ty. -Cần phải tuyển dụng công nhân có sức khoẻ có trình độ tay nghề cao đủ để có thể đứng máy - Nâng cao mức độ khích lệ làm cho công nhân viên vui vẻ chấp nhận sự cải cách - Tăng cường tinh thần tập thể - Khuyến khích sự sáng tạo của cá nhân công nhân viên -Mở lớp đào tạo ngắn hạn nhằm tiếp nhận kỹ thuật , công nghệ mới -Công nhân cần phải có thời gian nghỉ ngơi thích đáng trong ca làm việc - Tạo điều kiện để công nhân có thể trao đổi ý kiến với nhau, trao đổi ý kiến với giám đốc làm cho công nhân không cảm thấy cô độc và thấy rằng họ có trách nhiệm với công ty - Cải thiện điều kiện làm việc của công nhân như chế độ ăn uống , nghỉ ngơi không gian làm việc và điều kiện sinh hoạt -Đề bạt tăng lương, nâng bậc thợ đối với những cán bộ và công nhân giỏi 3.Hệ thống tiền lương và tiền công: Là một bộ phận then chốt của các thông lệ quản lý nguồn nhân lực công bằng và thống nhất. Khi có một hệ thống tiền lương và tiền công tốt , các nhân viên và những người quản lý được trả lương một cách công bằng theo tầm quan trọng của công việc họ tiến hành và trong mối tương quan với nhau. -Trả lương theo khối lượng và chất lượng sản phẩm , do đó tạo nên sự gắn bó , đoàn kết giữa công nhân với nhau , nâng cao năng suất lao động Năm 1895, Laylor đã phát biểu luận văn nổi tiếng chế độ trả lương theo số lượng sản phẩm trong đó đã trình bày tư tưởng mới của ông về “chế độ trả lương chênh lệch theo số lượng sản phẩm” => Sự đổi mới này đã thúc đẩy công nhân nâng cao năng suất lao động bởi vì mặc dầu số tiền phải chi trả để trả lương tăng lên nhưng mức tăng của sản xuất cao hơn mức tăng của tiền lương nên vẫn có lợi cho nhà quản lý - Trả lương theo cấp bậc giữa cán bộ quản lý, thợ phụ và thợ chính -Thường xuyên khen thưởng công nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc cũng như xử phạt nghiêm khắc những người vi phạm điều lệ của công ty và thiếu tinh thần trách nhiệm làm việc - Chế độ tiền lương phải rõ ràng. B. Sơ Lược Về Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý 1/Khái Niệm: Tổ chức hiện diện trong các sự vật tự nhiên và xã hội,từ đơn giản đến phức tạp,từ vi mô đến vĩ mô.Nói chung nó mang một ý nghĩa rất rộng nhưng ở đây chúng ta chú ý đến một định nghĩa sát hơn với khái niệm Tổ Chức Quản Lý:Tổ chức là một cơ cấu(bộ máy hoặc hệ thống bộ máy)được xây dựng có chủ định về vai trò và chức năng(được hợp thức hoá),trong đó các thành viên của nó thực hiện từng phần việc đựơc phân công với sự liên kết hữu cơ nhằm đạt tới mục tiêu chung Tổ chức quản lý gồm 3 yếu tố tạo thành: -Chức năng là lý do hình thành và tồn tại của một tổ chức được khái quát từ các nhiệm vụ chính phải làm thường xuyên để thực hiện mục tiêu của tổ chức -Cơ cấu là phương tiện để thực hiện chức năng,bao gồm các bộ phận hợp thành tổ chức -Cơ chế vận hành là phương thức vận hành để cơ cấu hoạt động đúng chức năng. Hiệu quả hoạt động của tổ chức hoặc hiệu lực điều hành của tổ chức quản lý phụ thuộc cả 3 yếu tố nói trên.Chức năng không rõ sẽ không phục vụ đúng mục tiêu,cơ cấu không hợp lý sẽ không thực hiện tốt chức năng,cơ chế không phù hợp sẽ gây rối loạn sự vận hành của cơ cấu 2/Cơ Cấu Tổ Chức Mỗi hệ thống tổ chức dù được xây dựng theo loại hình nào cũng bao gồm cơ cấu chính thức và cơ cấu không chính thức,bởi lẽ chỉ riêng cơ cấu chính thức không thể thực hiện được đầy đủ các chức năng và các mối quan hệ đa dạng trong quản lý.Trong đó cơ cấu chính thức là bộ khung của tổ chức làm nền móng cho hoạt động quản lý */Cơ cấu chính thức: -Cơ cấu chính thức của tổ chức là cơ cấu được ghi nhận chính thức trong các văn bản pháp lý,điều lệ tổ chức của doanh nghiệp;cũng có trường hợp không được ghi thành văn bản song được hợp thức hoá theo truyền thống,được mọi người ghi nhận như là một thể chế -Cơ cấu chính thức xác định rõ vai trò,vị trí của mỗi bộ phận và mỗi người trong tổ chức;với các mối quan hệ quyền lực trong nội bộ tổ chức(bao gồm quyền hạn,trách nhiệm,chế độ làm việc)để thực hiện sự phân công,phân cấp và liên kết trong tổ chức,bảo đảm kỷ cương và hiệu lực tổ chức,phục vụ mục tiêu của doanh nghiệp -Trong cơ cấu chính thức,thực hiện chế độ thủ trưởng và chế độ bổ nhiệm cán bộ bằng quyền lực hành chính.Giữa người phụ trách và ngưòi thừa hành có quan hệ điều khiển-phục tùng theo chức vụ,bằng phương pháp cưỡng chế chấp hành.Mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận cùng cấp được quy định rõ ràng,không tuỳ tiện theo cảm tính và cũng phải chịu trách nhiệm khi thiếu phối hợp dẫn đến hậu quả xấu **/Cơ cấu không chính thức: -Cơ cấu không chính thức là những hình thức tổ chức"phi hình thể"nhằm thực hiện những mối liên hệ"mềm"trong nội bộ tổ chức giữa các cá nhân và giữa các nhóm người có đặc điểm,lợi ích riêng cần được điều hoà để phục vụ mục tiêu chung.Nó bổ sung cho cơ cấu chính thức để thực hiện đầy đủ và có hiệu quả cao chức năng của tổ chức mà không sử dụng quyền lực hành chính -Cơ cấu không chính thức cũng có người chủ trì hoạt động do các thành viên cử ra trên cơ sở uy tín,không có quyền hạn hành chính mà chỉ dựa vào trình độ hiểu biết và khả năng điều chỉnh các mối quan hệ không chính thức,tạo được sự đồng thuận về ý chí,tình cảm.Hoạt động của cơ cấu không chính thức giúp ích nhiều cho việc giải quyết các vấn đề phức tạp,tế nhị trong quản lý -Cơ cấu không chính thức không được thể hiện trên sơ đồ tổ chức;cũng có trường hợp được ghi nhận như một phân hệ bổ sung.Thường đó là các Hội đồng tư vấn về từng lĩnh vực,các tiểu ban,các nhóm chuyên gia......Các tổ chức đó không cần biên chế chuyên trách,mà sử dụng những người trong bộ máy làm kiêm nhiệm;hoạt động thường xuyên theo định kỳ hoặc tồn tại có thời gian.Kết quả hoạt động của cơ cấu không chính thức được người điều hành tổ chức quản lý tham khảo,tiếp nhận để bổ sung,hoàn thiện các quyết định quản lý Sự đan chéo vào nhau các quan hệ chính thức và các quan hệ không chính thức tạo thành một cơ cấu tổ chức quản lý gồm 2 hệ,giúp cho các nhiệm vụ quản lý được thực hiện một cách toàn diện và có kết quả cao.Trong quản lý,điều cực kỳ quan trọng là phải xác định được mức độ tối ưu để kết hợp hoạt động của cơ cấu tổ chức không chính thức và của cơ cấu tổ chức chính thức.Đó cũng chính là việc kết hợp sự hài hoà giữa việc thể chế hoá và việc xã hội hoá hoạt động quản lý. kết luận Thế kỷ XX vừa khép lại như một trang vừa rực rỡ , vừa kinh hoàng trong lịch sử nhân loại . Còn quá sớm để có thể tổng kết về bất cứ một lĩnh vực nào của thế kỷ này . Song trong một số lĩnh vực sẽ còn là quá muộn nếu ngay từ bây giờ , những con người của thế kỷ mới không kế thừa , chọn lọc và ứng dụng những bài học mà những đại diện lỗi lạc của TK trước đã trải nghiệm và đúc kết Trong lĩnh vực kinh tế cũng vậy , phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền cũng đòi hỏi người lãnh đạo phải có nghệ thuật quản lý công ty , lãnh đạo trong các khâu tổ chức Tất cả những điều em đã trình bày ở trên cũng một phần nhờ vào kinh nghiệm kinh doanh của gia đình và một số tài liệu của chương trình phát triển MêKông MPDF do nhà xuất bản trẻ phát hành Trong quá trình nghiên cưú , tìm tòi tài liệu cũng không tránh khỏi nhưng sai xót mắc phải trong cách lập luận và trình bày vấn đề. Một lần nũa , em xin cảm ơn thầy Đoàn Hữu Xuân và các thầy cô trong Khoa đã giúp em hoàn thành đề tài này. tài liệu tham khảo 1. Giáo trình tổ chức quản lý. 2. Giáo trình quản trị kinh doanh. 3. Tổ chức sản xuất quản trị doanh nghiệp E2.09 4. Tổ chức và điều hành doanh nghiệp nhỏ E2.14 mục lục Lời mở đầu 1 Nội dung 2 A. Cơ sở lý luận về tổ chức sản xuất theo dây chuyền 2 I. Khái niệm 2 II. Các phương pháp tổ chức sản xuất 2 1. Phân công tổ chức 2 2. Nguồn quản lý nhân lực 3 3. Hệ thống tiền lương 4 B. Sơ lược về cơ cấu tổ chức quản lý 5 I. Khái niệm 5 II. Cơ cấu tổ chức 5 * Cơ cấu chính thức 6 ** Cơ cấu không chính thức 6 Kết luận 8 Tài liệu tham khảo 9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74001.DOC
Tài liệu liên quan