Tiểu luận Phân tích các nội dung pháp lý và thực tiễn về phát triển con người trong Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN

Thực tiễn về phát triển con người trong ASCC: Một là, ở Đông Nam Á có hai tổ chức hợp tác giáo dục cùng hoạt động là: tổ chức các Bộ trưởng giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO) được thành lập1965, với tôn chỉ là tăng cường sự hiểu biết, hợp tác hòa hợp về mục đích giữa các nước thành viên để đạt được cuộc sống có chất lượng hơn, cung cấp một diễn đàn trí tuệ cho các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách, phát triển các trung tâm khu vực chất lượng cao, góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực bền vững; và Tiểu ban Giáo dục ASEAN (ASCOE) – được cơ cấu trong Ủy ban phát triển xã hội của ASEAN, phụ trách các hoạt động hợp tác về giáo dục đào tạo. Hai là, các dự án về xây dựng cộng đồng đối với các cấp tiểu học và trung học cơ sở đã được khởi xướng trong những năm qua, hướng tới sự phổ cập giáo dục tiểu học và phát triển một khung chương trình giảng dạy chung trong ASEAN để các giáo viên tham khảo;

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2261 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích các nội dung pháp lý và thực tiễn về phát triển con người trong Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Cộng đồng ASEAN (ASCC) - một cộng đồng trong đó lấy con người làm trung tâm - luôn hướng tới phục vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống và sự phát triển của con người. Tăng cường phúc lợi và bảo trợ xã hội, bảo đảm công bằng xã hội và các quyền cơ bản của con người, bảo đảm tính bền vững và thân thiện với môi trường”. Với phương châm ấy, ASCC đã đề ra mục tiêu chiến lược và các biện pháp thực hiện nhằm phát triển con người. Và nội dung bài viết sẽ “Phân tích các nội dung pháp lý và thực tiễn về phát triển con người trong Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN”. “Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN là liên kết văn hóa – xã hội của ASEAN trên cơ sở một hệ thống các thể chế và thiết chế pháp lý, nhằm xây dựng ASEAN trở thành một xã hội chia sẻ, đùm bọc và đoàn kết trong một bản sắc chung, nơi mà cuộc sống, mức sống và phúc lợi của người dân được nâng cao”. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 (10/2003) tổ chức ở Bali, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua “Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II” (Tuyên bố Bali II) quyết định thành lập ASCC – một trong ba trụ cột của AC lấy con người làm trung tâm và có trách nhiệm xã hội nhằm xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc ASEAN, có sự liên hệ chặt chẽ với hai cộng đồng còn lại trong định hướng phát triển bền vững của ASEAN, tạo nên một ASEAN thịnh vượng. Với nội dung về phát triển con người, mục tiêu chiến lược mà ASEAN đề ra là “sẽ nâng cao đời sống của các dân tộc trong khu vực thông qua việc cung cấp cho họ những cách tiếp cận công bằng các cơ hội để phát triển con người bằng cách thúc đẩy và đầu tư vào giáo dục và học tập lâu dài, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng năng lực, khuyến khích đổi mới và khả năng kinh doanh, thúc đẩy sử dụng tiếng Anh, công nghệ thông tin truyền thông và khoa học công nghệ ứng dụng trong những hoạt động phát triển kinh tế - xã hội”. Từ đó, ASCC đã đưa ra những nội dung pháp lý về phát triển con người trong ASCC, cụ thể là: Thứ nhất, về thúc đẩy và ưu tiên phát triển giáo dục: bảo đảm lồng ghép các ưu tiên giáo dục vào chương trình nghị sự phát triển của ASEAN và xây dựng một xã hội dựa trên tri thức; đạt phổ cập giáo dục tiểu học trong toàn ASEAN vào năm 2015 với những mục tiêu như xóa mù chữ, đảm bảo phổ cập giáo dục tiểu học cho mọi người dân trong khu vực cũng như đảm bảo vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục thông qua tuyên truyền vận động; cải thiện chất lượng và khả năng thích ứng của giáo dục bao gồm cả việc giáo dục đào tạo các kỹ năng nghề trong khu vực ASEAN; thúc đẩy phát triển và chăm sóc trẻ thơ; và nâng cao nhận thức về ASEAN của thanh niên thông qua giáo dục và các hoạt động nhằm xây dựng bản sắc ASEAN. Thứ hai, về phát triển nguồn nhân lực: Nâng cao và cải thiện năng lực của nguồn nhân lực ASEAN thông qua các chương trình chiến lược và phát triển một lực lượng lao động chất lượng, có năng lực và được chuẩn bị kỹ càng. Lực lượng lao động này sẽ hưởng lợi cũng như sẽ đối phó với thách thức nảy sinh trong hội nhập khu vực. ba, tăng cường việc làm tốt cho người lao động: Đưa các nguyên tắc việc làm bền vững vào văn hóa làm việc của ASEAN, an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc và bảo đảm rằng việc thúc đẩy kỹ năng kinh doanh trở thành một phần không tách rời của chính sách việc làm của ASEAN nhằm thực hiện chiến lược việc làm tiên tiến. Thứ tư, thúc đẩy công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) bằng việc thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực hỗ trợ việc thực hiện các sáng kiến công nghệ thông tin và truyền thông khu vực. Thứ năm, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận khoa học và công nghệ ứng dụng (S&T) qua việc phát triển các chính sách và cơ chế hỗ trợ hợp tác tích cực về nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, chuyển giao và thương mại hóa công nghệ và thiết lập mạng lưới vững chức giữa các cơ sở khoa học và công nghệ với sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân và các tổ chức có liên quan khác. Thứ sáu, xây dựng năng lực tham gia kinh doanh cho phụ nữ, thanh niên, người già và người tàn tật: tăng cường sự tham gia của phụ nữ, thanh niên, người già, người khuyết tật, nhóm người bị tổn thương và bị gạt ra bên lề xã hội vào lực lượng lao động, có hiệu quả thông qua nâng cao kỹ năng kinh doanh cho họ, đặc biệt nâng cao đời sống xã hội của họ và góp phần vào phát triển đất nước và hội nhập kinh tế. Thứ bảy, xây dựng năng lực công vụ: xây dựng hệ thống công chức có năng lực, hiệu quả, minh bạch, có trách nhiệm và phản ứng nhanh thông qua tăng cường xây dựng năng lực, nâng cao năng lực của nguồn nhân lực trong khu vực công ASEAN và tăng cường hợp tác về công vụ giữa các quốc gia thành viên. Thực tiễn về phát triển con người trong ASCC: Một là, ở Đông Nam Á có hai tổ chức hợp tác giáo dục cùng hoạt động là: tổ chức các Bộ trưởng giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO) được thành lập1965, với tôn chỉ là tăng cường sự hiểu biết, hợp tác hòa hợp về mục đích giữa các nước thành viên để đạt được cuộc sống có chất lượng hơn, cung cấp một diễn đàn trí tuệ cho các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách, phát triển các trung tâm khu vực chất lượng cao, góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực bền vững; và Tiểu ban Giáo dục ASEAN (ASCOE) – được cơ cấu trong Ủy ban phát triển xã hội của ASEAN, phụ trách các hoạt động hợp tác về giáo dục đào tạo. Hai là, các dự án về xây dựng cộng đồng đối với các cấp tiểu học và trung học cơ sở đã được khởi xướng trong những năm qua, hướng tới sự phổ cập giáo dục tiểu học và phát triển một khung chương trình giảng dạy chung trong ASEAN để các giáo viên tham khảo; nhiều diễn đàn cấp đại học như Diễn đàn giáo dục AUN, Diễn đàn văn hóa thanh niên ASEAN,…Điều đáng ghi nhận là việc các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua “Tuyên bố Cha – Am Hua Hin về Tăng cường Hợp tác trong giáo dục tiến tới một Cộng đồng ASEAN quan tâm và chia sẻ”. Ba là, quá trình hoạt động hợp tác S&T trong ASEAN được tiến hành ở nhiều cấp khác nhau, khá phong phú và có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào khu vực. Bốn là, các hoạt động khác như Tuần lễ Khoa học công nghệ ASEAN, Hội nghị lương thực – thực phẩm ASEAN, với sự tham gia của các nhà quản lý, các cán bộ S&T cũng như đông đảo quần chúng. Năm là, ASEAN đã thiết lập Mạng lưới về An toàn và Vệ sinh lao động ASEAN tạo ra sự trao đổi thông tin rộng rãi giữa các nước thành viên ASEAN cũng như việc hài hòa các hướng dẫn và các tiêu chuẩn lao động trong khu vực. Sáu là, ASEAN tăng cường hợp tác các bên Đối thoại của mình cũng như với các tổ chức quốc tế khác trên thế giới như Tổ chức lao động quốc tế và các tổ chức xã hội dân sự quốc tế… Tóm lại, phát triển con người là một trong những mục tiêu chiến lược, có vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ASCC nói riêng và AC nói chung.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích các nội dung pháp lý và thực tiễn về phát triển con người trong Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN.doc
Tài liệu liên quan