Trong quá trình tính toán chỉ số, bên cạnh sự biến động về giá cổ phiếu làm thay đổi giá trị chỉ số còn có một số nhân tố khác làm thay đổi cơ cấu số cổ phiếu niêm yết như thêm, bớt, tách, gộp cổ phiếu. Trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến tính không liên tục của chỉ số, nghĩa là chỉ số ngày báo cáo không đồng nhất với ngày trước đó. Do đó cần phải đưa thêm vào sự điều chỉnh này bằng hệ số chia của công thức trên.
Hệ số chia mới = (Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu sau khi thay đổi)/(Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu trước khi thay đổi)
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3476 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích các phương pháp tính chỉ số, liên hệ thực tiễn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài 10: Phân tích các phương pháp tính chỉ số.
Liên hệ thực tiễn Việt Nam
Nhóm thực hiện:
Nhóm trưởng : Đoàn Thị Chi
Cùng các thành viên: Lê Thị Kim Dung
Đinh Thị Hương
Phan Thị Thúy Hằng
Trần Nữ Hà My
Trần Văn Thích
Nguyễn Thế Hoàng
Bùi Văn Mạnh
Nguyễn Việt Dũng
Võ Anh Dũng
Nguyễn Việt Dũng
Bài làm:
Các bạn nghe rất nhiều trên thông tin đại chúng các tin tức cập nhật hàng ngày về thị trường chứng khoán như thị trường hôm nay lên hay xuống. Thị trường lên hay xuống là gì? Khi nói đến đây thường có các thông tin kèm theo như Vnindex tăng 5 điểm phá ngưỡng hỗ trợ 450… Vâng, chỉ số Vnindex cũng như các chỉ số DJIA hay S&P 500 … là chỉ số chung của thị trường. Khi nói thị trường tăng hay giảm là nói về mức biến động của chỉ số đó. Vậy chỉ số là gì?
Chỉ số là gi?
Chỉ tiêu thống kê cung cấp một phép biểu diễn giá trị của các chứng khoán cấu tạo nên chỉ số đó. Chỉ số thường được sử dụng như một phong vũ biểu cho nền kinh tế hoặc một ngành nào đó và là một tiêu chuẩn để tính toán hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế.
Chỉ số chứng khoán là gì?
Chỉ số giá thị trường của một nhóm cổ phiếu riêng biệt.
Tác dụng của chỉ số:
Là chỉ tiêu để ước lượng sự thực hành của các chuyên gia quản lý tiền: chỉ số thị trường dùng để tính toán lợi nhuận và rủi ro trung bình của toàn thị trường từ đó tính được các chỉ tiêu khác của một danh mục đầu tư riêng để quản lý danh mục đó. Một giả định quan trọng khi đánh giá một danh mục là bất kì một nhà đầu tư nào đều có khả năng điều chỉnh tỷ lệ rủi ro tương đối so với rủi ro thị trường bằng việc chọn ngẫu nhiên một khối lượng lớn các chứng khoán trong tổng thể thị trường do đó các chuyên gia quản lý danh mục sẽ làm điều đó tốt hơn thị trường.
Tạo lập và kiểm soát 1 quĩ hỗ tương đầu tư chỉ số-quĩ đầu tư sở hữu tất cả các cổ phiếu trong 1 bảng chỉ số riêng.
Tính toán tỷ suất lợi nhuận của thị trường cho việc nghiên cứu kinh tế.
Dự đoán thị trường tương lai bởi các nhà phân tích kĩ thuật: chỉ ra và phân tích giá, khối lượng trong quá khứ của 1 chuỗi thị trường.
Dùng rủi ro danh mục thị trường để tính toán beta cho danh mục đầu tư hay là rủi ro hệ thống của 1 tài sản.
Các thành phần cấu tạo(các bước để tính chỉ số) :
Chọn mẫu:
mẫu phải đảm bảo đại diện cho tổng thể.
Có thể chọn ngẫu nhiên hoặc phi ngẫu nhiên nhưng mẫu phải có đầy đủ các tính chất mong muốn của tổng thể.
Tổng thể phải có các phân khúc mang đặc trưng khác nhau.
Tỷ trọng thành viên mẫu: có 3 cách tích:
Chuỗi tỷ trọng về giá.
Chuỗi tỷ trọng về giá trị thị trường.
Chuỗi không có tỷ trọng.
Phương pháp tính:
Chuỗi giá bình quân gia quyền.
Chỉ số giá trị thị trường gia quyền.
Chỉ số không có trọng số.
Các phương pháp tính chỉ số hiện nay:
Cấu trúc các phần
Cách chọn mẫu trong cách tính chỉ số này.
Cách điều chỉnh số chia hay là cách tính số chia điều chỉnh D(adj) và những nhân tố tác động đến số chia này bao gồm nhân tố từ người tính chỉ số và từ các công ty.
Ưu điểm và nhược điểm.
Nếu áp dụng để tính chỉ số của việt nam thì tại sao đc và tại sao ko đc?
I. Chuỗi giá bình quân gia quyền:
Công thức: CT: DJIA(t)= Σ Pi(t)/ D(adj)
Trong đó: DJIA(t) : giá trị của DJIA ngày t
Pi(t) : giá đóng cửa ck i ngày t
D(adj) : số chia điều chỉnh ngày t
Cách chọn mẫu:
Không có tiêu chuẩn xác định cho việc chọn lựa các công ty để tính chỉ số này.
Thông thường như DJIA, chọn 30 công ty lớn đại diện cho các nghành nghề khác nhau của nền kinh tế. Bạn sẽ ko bh thấy Dow 30 list các công ty trong cùng 1 nghành.
Thêm các công ty vào danh sách tính giá khi các công ty này phản ánh sự thay đổi chính trong nền kinh tế. ví dụ như: DJIA gần đây nhất thêm 3 công ty Microsoft, Intel, Cisco systems phản ánh ngành công nghệ cao của nền kinh tế thế kỉ 21.
Chỉ số giá được tính như thế nào:(điều chỉnh số chia)
Bằng tổng giá các ck và chia cho tổng số chứng khoán có điều chỉnh theo hệ số tách cổ phiếu.(hệ số chia tách cổ phiếu của công ty) hoặc thêm bớt các công ty.
Lý do phải điều chỉnh: nếu ko điều chỉnh thì chỉ số đóng cửa ngày hôm trc ko bằng chỉ số mở cửa ngày hôm sau(ngày xảy ra sự chia tách).
Số chia ban đầu là số công ty.
Điều chỉnh:
Trong đó: new divisor : số chia đã điều chỉnh.
Previous divisor: số chia trc khi điều chỉnh.
New sum: tổng giá ck sau điều chỉnh
Old sum: tổng giá đóng cửa trước ngày điều chỉnh.
Sử dụng 1 ví dụ để cho các bạn thấy rõ cách số chia điều chỉnh:
Để làm mọi thứ đơn giản hơn, tôi chỉ sử dụng 3 công ty cùng với giá đóng cửa ngày 20/10 là :
Arizona Aircraft 1,200Boston Bismuth 227Carolina Cable 73
Vậy chỉ số dow 3 Average sẽ đơn giản là tổng giá chia cho 3:
Average = ( 1.200+ 227+73)/ 3 = 500
Khi đóng cửa ngày kinh doanh 20/10, Arizona Aircraft quyết định chia tách cổ phiếu theo tỷ lệ 1: 4 do đó giá cổ phiếu bây giờ chỉ còn 300$. Nếu chúng ta lấy tổng giá bây giờ là 600 chia cho 3 thì average = 200. Tuy nhiên Dow average vân như cuối ngày và chỉ thay đổi dựa trên giá cổ phiếu chứ không phải hệ số tách. Hay nói cách khác, Dow 3 không thể nào đóng cửa ở 1 giá trị mà mở cửa vào ngày hôm sau lại với 1 giá trị thay đổi đột ngột.
Để tính số chia điều chỉnh ta làm như sau:
Số chia điều chỉnh mới = 3 * ( 600: 1500)= 3 * 0.4 = 1.2
Tính average mới ta lấy 600 chia cho số chia mới 1.2 được 500 đúng bằng average đóng cửa ngày hôm trước.
Từ quan điểm đó, chúng ta tiếp tục sử dụng số chia mới 1.2 này đến khi có sự chia tách khác nào xảy ra hay là thêm hoặc bớt công ty vào rổ tính average. Ví dụ sau: đến cuối phiên ngày 21/10, giá của 3 cổ phiếu như sau:
Arizona Aircraft 316Boston Bismuth 215Carolina Cable 75
Và chỉ số Dow average là ( 316+215+75)/1.2 = 505
Tiếp theo, cuối ngày 21 người tính chỉ số( editor) quyết định đưa Delaware Drilling (đóng cửa ở giá 13$/ cổ phiếu) vào thay thế Boston Bismuth.
Do đó giá mở cửa của Dow 3 là:
Arizona Aircraft 316Delaware Drilling 13Carolina Cable 75
Chúng ta cần 1 giá trị số chia mới:
New sum is 316 + 13 + 75 = 404 Old sum is 316 + 215 + 75 = 606.New divisor = 1.2 * (404 ÷ 606) = .8
Thế đã đúng chưa? Tổng giá trị mới là 404 chia cho 0.8 đúng bằng 505 – giá trị đóng cửa tối ngày hôm trước.
Sau đó, chỉ số giá sẽ đc tính trên số chia này.
Ưu điểm:
Đơn giản, dễ tính.
Phản ánh được thị trường nếu mẫu đủ đk.
Nhược điểm:
Chọn mẫu khó.Như DJIA thì 30 công ty quá nhỏ so với 1000 công ty trên tt. Giá của 30 công ty phải tương đối đồng đều.
Không tính đến sự ảnh hưởng của khối lượng mỗi chứng khoán.
Sự tăng giá đủ lớn của 1 ck cũng làm chỉ số giá tăng chứ ko cần đến tất cả các ck=>phản ánh ko đầy đủ thị trường.
Áp dụng vào VN:
VN ko áp dụng đc chỉ số này vì :Các công ty ở VN chưa có doanh nghiệp nào vượt trội đủ để đại diện cho từng ngành.
II. chuỗi giá không trọng số:
Giả định :
NĐT đầu tư cùng 1 số tiền vào mỗi chứng khoán khi đó công thức chuỗi giá thị trường sẽ có trọng số bằng nhau.
Công thức :
Chỉ số = số chia (sau khi cân bằng lại) * chỉ số cũ.
Điều chỉnh số chia:
Số chia (sau khi cân bằng lại)= chỉ số thị trường điều chỉnh/ chỉ số cũ
Trong đó:
Chỉ số thị trường điều chỉnh được tính theo công thức rất phức tạp nên nhóm tôi xin phép ko đưa vào phần này , chỉ muốn giới thiệu tổng quan cho các bạn về phương pháp này như sau.
Ưu điểm:
Khi giá thay đổi thì trọng số sẽ thay đổi ( số tiền cố định đầu tư vào mỗi chứng khoán) do đó chỉ số không trọng số hay trọng số đều được tái thiết lập một cách liên tục để tái thành lập chính xác trọng số=> phản ánh giá chứng khoán 1 cách chính xác lớn.
Nhược điểm:
Giả định không chính xác và thực tế vì ít người đầu tư vào những chứng khoán khác nhau những số tiền giống nhau.
Công thức tính phức tạp.
Giai đoạn tính phức tạp, mất thời gian và chi phí.
Áp dụng vào VN:
Việt nam ko dùng được chỉ số này vì cách tính quá phức tạp Vn ko có đủ điều kiện về các yếu tố cấu thành nên chỉ số, về phương tiện kĩ thuật.
III. Chuỗi tỷ trọng về giá thị trường:
Dựa trên tổng giá trị thị trường = số CP lưu hành * giá thị trường.
1. Công thức:
Có 2 cách tính là phương pháp laspeyres và passcher. Trong bài này, tôi lấy chỉ số Lasspeyres làm phân tích. Cũng tương tự cho passcher.
Index = (∑Pt×Qt)/(∑Po×Qo) × 100
Trong đó: ∑Pt×Qt là tổng giá trị thị trường tại thời điểm tính toán
∑Po×Qo là tổng giá trị thị trường tại thời điểm gốc
Pt là giá thời điểm t
Po là giá thời điểm gốc
Qt là khối lượng (quyền số) thời điểm tính toán
Qo là khối lượng (quyền số) thời điểm gốc
2. Điều chỉnh hệ số chia:
Cách tiếp cận 1 giống như giá bình quân.
Mọi việc điều chỉnh đều tương tự chỉ khác là giá được thay là giá trị thị trường.
Cách tiếp cận thứ hai:
New divisor = old divisor + CMV/ index level
Trong đó: CMV là change in market value giá trị gia tăng của thị trường
Index level là chỉ số ngày hôm trươc và mở cửa ngày hôm sau.
Theo cách tiếp cận này có thể tính được sự biến động của từng cổ phiếu lên chỉ số chung.
3. Những nhân tố tạo nên sự cần thiết phải điều chỉnh số chia:
a. Người quản lý chỉ số:
Liên quan đến quyết định thêm bớt công ty vào rổ tính chỉ số.
Liên quan đến việc quyết định quyền số hay là % số lượng cổ phiếu của mỗi công ty được đưa vào rổ tính cổ phiếu.
b. hoạt động của DN được đưa vào rổ tính chỉ số:
- Thay đổi cổ phiếu đang lưu hành bằng việc phát hành thêm mua bán lại cổ phiếu => thay đổi tổng giá trị thị trường nên phải điều chỉnh hệ số chia.
- Tách gộp cổ phiếu: giá và khối lượng đã bù trừ cho nhau nên tổng giá trị thị trường ko thay đổi do đó ko cần điều chỉnh hệ số chia.
- Dn trả cổ tức cho cổ đông thì giá cổ phiếu giảm đúng bằng lượng cổ tức trả nên cần điều chỉnh hệ số chia để phản ánh sự sụt giảm giá trị thị trường này.
- Phát hành quyền mua làm tăng thêm giá thị trường nên cần điều chỉnh hệ số chia.
4. ưu điểm:
Chỉ số tính theo phương pháp này phản ánh sự biến động của tất cả các cổ phiếu được niêm yết, do đó nhà đầu tư có thể đánh giá và phân tích thị trường một cách tổng quát.
5. Nhược điểm
Phương pháp này khá phức tạp và tốn kém do cần phải thu thập số liệu về tất cả các loại cổ phiếu
Sự biến động của chỉ số đôi khi cũng là do 1 số cổ phiếu làm nên.
Phương pháp này được áp dụng để tính VN-Index
IV. VN-index :
1. Công thức
Index = (∑Pt×Qt)/(∑Po×Qo) × 100
Trong đó: ∑Pt×Qt là tổng giá trị thị trường tại thời điểm tính toán
∑Po×Qo là tổng giá trị thị trường tại thời điểm gốc
Pt là giá thời điểm t
Po là giá thời điểm gốc
Qt là khối lượng (quyền số) thời điểm tính toán
Qo là khối lượng (quyền số) thời điểm gốc
2. cách điều chỉnh hệ số chia:
Trong quá trình tính toán chỉ số, bên cạnh sự biến động về giá cổ phiếu làm thay đổi giá trị chỉ số còn có một số nhân tố khác làm thay đổi cơ cấu số cổ phiếu niêm yết như thêm, bớt, tách, gộp cổ phiếu. Trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến tính không liên tục của chỉ số, nghĩa là chỉ số ngày báo cáo không đồng nhất với ngày trước đó. Do đó cần phải đưa thêm vào sự điều chỉnh này bằng hệ số chia của công thức trên.
Hệ số chia mới = (Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu sau khi thay đổi)/(Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu trước khi thay đổi)
Trường hợp cổ phiếu mới đưa vào niêm yết, số chia mới được tính như sau:
Hệ số chia mới = Số chia cũ × (Tổng giá trị thị trường của cổ phiếu niêm yết cũ + Giá trị thị trường của cổ phiếu niêm yết mới)/(Tổng giá trị thị trường của cổ phiếu niêm yết cũ)
Hoặc:
Khi thị trường xảy ra trường hợp niêm yết mới hay tổ chức niêm yết tiến hành tăng vốn, hệ số chia sẽ được điều chỉnh như sau:
Dt=Vt/(Vt – AV) × D0
Trong đó: Dt: Hệ số chia mới
D0: Hệ số chia cũ Do = ∑Po.Qo
Vt: Tổng giá trị hiện hành của các cổ phiếu niêm yết Vt = ∑PtQt
AV: Giá trị điều chỉnh cổ phiếu
Khi hủy niêm yết hay tổ chức niêm yết tiến hành giảm vốn, hệ số chia mới sẽ được tính như sau:
Dt = Vt/(Vt + AV) × Do
VD:
- Tại phiên thứ nhất ngày 5/1/2010 có kết quả giao dịch tại thời điểm gốc như sau
Cổ phiếu
Giá thực hiện
Số lượng cổ phần
Giá trị thị trường
AAA
BBB
16 000
17 000
15 triệu
12 triệu
240 000 000
204 000 000
Cộng
444 000 000
Index = 444 000 000 / 444 000 000 × 100 = 100
- Tại phiên thứ hai 10/1/2010, giá cổ phiếu AAA là 16 300 và BBB là 17 200
Index = (16 300×15tr + 17 200×12tr)/444 000 000 × 100 = 101,55
- Tại phiên thứ 3 ngày 15/1/2010 có thêm 2 cổ phiếu nữa là CCC và DDD
Tên cổ phiếu
Giá đóng cửa
Số lượng niêm yết
Giá trị thị trường
AAA
BBB
CCC
DDD
16 900
17 800
16 000
14 000
15tr
12tr
1,008tr
2,2tr
253 500 tr
213 600 tr
16 128 tr
30 800 tr
Cộng
514 028 tr
Hệ số chia mới
D = Tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu/Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu cũ × Hệ số góc
= 514 028 tr / (16 900 × 15 tr + 17 800 × 12 tr) × 444 000 000
= 488607,2 tr
Index = 514028 tr / 488607,2 tr × 100 = 105,2
Như vậy phiên giao dịch ngày 15/1/2010 Index đã tăng 3,65 (= 105,2 – 101,55) điểm tương đương với 3,59% (3,65/101,55) so với phiên trước
3. Vnindex và nền kinh tế
Đó là sự tương tác giữa chỉ số và tất cả các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán. Tuy nhiên nhóm tôi chia làm 4 đối tượng chính tương tác với chỉ số như bên dưới. Các đối tượng khác đã được phân tích lồng ghép vào các phần hoặc sự tác động quá mờ nhạt nên không được đưa vào.
a. Vnindex và kinh tế thị trường:
Chỉ số chứng khoán là phong vũ biểu cho nền kinh tế - phản ánh sức khỏe của nền kinh tế. Tất nhiên, Vnindex cũng vây. Tuy nhiên Vnindex đôi khi lại không phản ánh đúng tình hình kinh tế Việt Nam. Các bạn có thể thấy rõ khi theo dõi chỉ số trong tháng 8, 9. Trong khi các chỉ số kinh tế vĩ mô vẫn trong trạng thái tích cực thì chỉ số Vnindex lại vẫn lình xình ở mức 500 điểm. Các chỉ số kinh tế vĩ mô tốt như: GDP 6 tháng đầu năm đạt 6,7% cao hơn mức dự báo là 6,5%; lạm phát cũng kiềm chế ở mức mục tiêu là 8%... không đủ sức để kéo Vnindex vực dậy. Tâm lý dè chừng đè nặng thị trường, các kết quả kinh tế vĩ mô này đã được phản ánh vào các tháng đầu năm, trong tháng 6,7 thị trường chờ đợi một sự đột biến của nền kinh tế chứ không phải một kết quả đã được dự đoán trước.
Mặt khác chỉ số cũng đã không phản ánh đúng tình hình thị trường do sự làm giá các cổ phiếu có vốn hóa lớn như VNM, VIC, BVH…Việc "nắn" VN-Index, "làm giá" cổ phiếu khiến chỉ số thị trường méo mó, các nhà đầu tư nhìn vào Index đánh giá sai tình hình thị trường. Như một sự cố gắng giả tạo, diễn biến này không thể kéo dài, sớm hay muộn cũng phản ánh vào thị trường. Hệ quả của việc thị trường giảm ồ ạt ảnh hưởng đến dòng tiền, tác động tới việc nhà đầu tư phải xử lý đòn bẩy và dòng tiền tiếp tục hụt đi. Kết quả là thị trường chứng khoán sẽ ảm đạm => DN sẽ không huy động được mức vốn tối ưu qua thị trường chứng khoán kéo theo DN sẽ thiếu vốn sản xuất kinh doanh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. DN cũng có thể tài trợ vốn qua các thị trường nợ=> tăng nợ=> tăng mức độ rủi ro của DN=> ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Yếu tố thứ ba làm nên sự phản ánh không đúng diễn biến nền kinh tế của chỉ số Vnindex là thời điểm điều chỉnh hệ số chia của Vnindex. Thông thường khi các cổ phiếu đã giao dịch trên sàn phải được tính vào Vnindex nhưng với Vnindex lại khác khi cổ phiếu chính thức giao dịch ngày hôm nay thì đến ngày hôm sau cổ phiếu đó mới được đưa vào list. VCB là một ví dụ điển hình. Vào ngày 30/6/2009 VCB giao dịch lần đầu trên sàn Hose với mức giá 50000VNĐ/cổ phiếu nhưng ngày hôm đó VCB chưa được tính vào rổ Vnindex do đó làm Vnindex giảm tới 12,13 điểm – mức giảm giả tạo. Thực chất thì VCB hôm đó dư mua trần 6 triệu cổ phiếu giá trần 60000đồng.
Nền kinh tế tác động đến chỉ số như thế nào? Quá rõ ràng vì chứng khoán là phong vũ biểu của nền kinh tế do đó nó phản ánh tình hình biến động của nền kinh tế. Có thể nhận thấy điều đó trong thời gian qua. Năm 2008 khi lạm phát lên mức phi mã 22% cùng các tình hình kinh tế vĩ mô bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thì Vnindex giảm từ mức đỉnh trên 1000 xuống còn 366 điểm. Hay đến việc thị trường vàng cháy bỏng thời gian gần đây cũng thu hút nguồn vốn làm giảm vốn vào chứng khoán khiến chỉ số ko bật lên được.
Trước tình hình trên, các nhà tạo lập chỉ số cần xem xét và thiết lập 1 tiêu chuẩn tính chỉ số sao cho phù hợp hơn phản ánh được tình hình thị trường và không cho các nhà đầu tư có cơ hội bóp méo thị trường. cách điều chỉnh có thể là điều chỉnh khối lượng cổ phiếu của 1 mã trong list tính chỉ số. Hoặc có thể giám sát tình hình diễn biến biến động giá cổ phiếu để phát hiện sự tăng giá bất thường và kiểm soát…Làm được điều trên 1 cách chặt chẽ sẽ góp phần giúp Vnindex phản ánh đúng hơn tình hình thị trường.
b. Vnindex và nhà đầu tư:
Vnindex phản ánh đúng tình hình thị trường sẽ đưa cho NĐT cái nhìn chính xác về cơ hội đầu tư. Nếu không NĐT sẽ mất phương hướng, dè chừng gây ra sự lình xình của thị trường hoặc NĐT sẽ bị thua lỗ do thông tin ảo gây ra hiệu ứng domino hàng loạt dòng tiền bị rút ra khỏi thị trường. Đặc biệt là các NĐT phân tích kĩ thuật chủ yếu đưa ra quyết định dựa trên sự phân tích bảng biểu lấy chỉ số index làm kim chỉ nam sẽ bị tác động rất lớn. Hơn nữa, các NĐT VN chủ yếu là NĐT free-rider nên khi các nhà phân tích kĩ thuật lớn đưa ra các quyết định sai lầm ( do dựa vào index không phản ánh được chính xác thị trường) sẽ kéo theo nhiều nhà đầu tư free-rider khác sai lầm theo. Một điều chú ý cho các nhà phân tích kĩ thuật. Giả định của các nhà phân tích kĩ thuật là giá phản ánh tất cả và đi theo xu thế nhưng Vnindex lại có trọng số là khối lượng nên nó không phản ánh được chính xác sự tăng giảm giá của thị trường.
Khi nghiên cứu về sự tương tác giữa Vnindex và nhà đầu tư điều quan trọng nhất là phân tích hành vi của nhà đầu tư và chiến lược giao dịch. Vấn đề này nhóm tôi xin nhớ nhóm 11 phân tích về diễn biến Vnindex sẽ nói kĩ hơn.
Thời gian vừa qua trong khi 80% cổ phiếu giảm giá thì Vnindex vẫn đi lên. Đó là nhờ các NĐT nước ngoài “chăm sóc” kĩ lưỡng các cổ phiếu có vốn hóa lớn trong rổ tính index của VN. Điều này giúp các NĐT nước ngoài giữ cho NAV không bị sụt giảm mạnh và tăng lợi nhuận cho quĩ đầu tư theo chỉ số của họ.
Để giải quyết vấn đề này, ngoài việc những giải pháp ở phần a cần được thực hiện, nhà đầu tư cần nâng cao khả năng nhận thức của mình về chỉ số và các phương pháp phân tích và đầu tư chứng khoán để sử dụng có hiệu quả chỉ số và các công cụ phân tích, giúp thị trường phát triển bền vững hơn.
c. Vnindex với các doanh nghiệp:
Các DN dựa vào chỉ số để xem xét tình hình thị trường và đưa ra các quyết định phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn hay niêm yết trong thời gian nào để thành công (bán hết cổ phần và đạt thặng dư vốn lớn). Lấy ví dụ điển hình là sự phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng IPO của Vietcom bank tháng 12/2007. Tại sao Vietcombank lại chọn thời điểm này để phát hành? Lúc này thị trường đang ở mức 925 điểm ( chỉ số này rất cao so với con số 550-600 điểm của năm 2009 – thời điểm mà cổ phiếu Vietcombank chính thức giao dịch trên thị trường chứng khoán. Chỉ số Vnindex đang thể hiện sự nóng bỏng của thị trường , sự tham lam của những nhà đầu tư, thời điểm mà người ta chỉ biết đến sự tăng giá của chứng khoán với quan niệm “cứ mua là lãi”. Lợi dụng đặc điểm này và dựa trên sự soát xét về xu thế của thị trường( trong trường hợp này các nhà lãnh đạo Vietcombank đã nhận ra đây là vùng đỉnh của thị trường), IPO của Vietcombank đã được tiến hành. Tất nhiên là một sự thành công đã đến với Vietcombank khi thị trường đã hấp thụ được hết số cổ phiếu mà Vietcombank đưa ra với mức giá trung bình khoảng 107.000 đồng /cổ phiếu. Mệnh giá cổ phiếu vẫn là 10000 đồng do đó thặng dư vốn Vietcombank đạt được là hơn 10000 tỷ. Nếu VCB để đến thời điểm 30/6/2009 – thời điểm VCB giao dịch lần đầu trên sàn giao dịch mới IPO thì mức giá lúc đó chỉ là 50000( giá giao dịch khởi đầu của VCB trên sàn). Một sự so sánh khá ngang bằng để thấy rõ hơn về tác động của việc xem xét chỉ số từ đó nhìn ra được xu hướng của thị trường vào quyết định của doanh nghiệp là so sánh VCB và CTG. VCB và CTG là hai ngân hàng có mức vốn điều lệ như nhau, qui mô bằng nhau, ROE cũng tương đương như nhau. CTG phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng vào ngày 25/12/2008 khi đó thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn ảm đạm, chỉ số Vnindex ở mức 302 điểm. Tuy được xem là cuộc IPO khá thành công nhưng giá đấu giá bình quân của CTG chỉ ở mức trên 20000VNĐ/cổ phiếu – mức rất thấp so với 100000VNĐ/ cổ phiếu của VCB.
Ngược lại, các DN cũng tác động không nhỏ đến chỉ số chứng khoán. Khi các doanh nghiệp làm ăn có lãi, có thông tin tốt công khai lên thị trường sẽ làm niềm tin nhà đầu tư tăng lên và lực cầu tăng, giá chứng khoán được đẩy lên cao=> chỉ số tăng. Hay việc niêm yết trên thị trường ( giống như trường hợp VCB trên) sẽ làm gia tăng số lượng công ty tính trong rổ Vnindex hoặc việc phát hành thêm cổ phiếu mới cũng khiến các trọng số của công thức thay đổi cùng thái độ nhà đầu tư với chứng khoán thay đổi=> ảnh hưởng đến chỉ số chứng khoán.
d. Vnindex với nhà nước:
Sự tác động của Vnindex với Nhà nước rất dễ nhận thấy thông qua sự điều chỉnh của nhà nước đối với thị trường chứng khoán. Khi thị trường giảm điểm hay tăng mạnh do một số cổ phiếu nào đó “bất ổn” thì nhà nước phải đưa ra các biện pháp giải quyết để đưa thị trường phát triển bền vững. Sự bất ổn đó có thể là sự giao dịch nội gián của cổ đông nội bộ. Như trường hợp của bà Nguyễn Thị Nhung giao dịch cổ phiếu KSH với thông tin công ty này sẽ khai thác mỏ vàng Sa Khoáng trước khi thông tin này được công bố. Sự bất ổn còn là sự giao dịch của cổ đông nội bộ không công bố thông tin. Điển hình là trường hợp bà Nguyễn Kim Phượng đã bán hết 557.800 cổ phiếu VTV đang sở hữu để có được lợi nhuận trên 8 tỷ góp phần làm Vnindex giảm 1,2 điểm vào ngày 31/12 xuống còn khoàng 499 điểm…Từ sự bất ổn đó mà nhà nước đưa ra các chính sách các chế tài đối với trường hợp vi phạm để đem lại sự công bằng cho nhà đầu tư. Tuy nhiên từ thực tế cho thấy các chế tài của nhà nước còn quá nhẹ cho nên tình trạng này chưa chấm dứt. Phạt vài chục triệu so với con số lợi nhuận khủng 8 tỷ có là gì cho nên người ta biết sẽ bị phạt nhưng vẫn vi phạm. Nhà nước cần có chế tài khắt khe hơn và sự giám sát chặt chẽ hơn.
Một khía cạnh nữa cần xem xét đó là việc sử dụng các công cụ chứng khoán do CTCK đưa ra. Cuối năm 2009 khi thị trường lên xuống bấp bênh do nhà đầu tư lạm dụng tỷ lệ đòn bẩy quá lớn cũng như việc sử dụng tỷ lệ bán khống. Biểu hiện ở việc Vnindex giảm từ 625 điểm xuống còn hơn 400 điểm sau thời kì bùng nổ của “tiền ảo”. Trước tình hình đó cuối năm 2009, ủy ban chứng khoán nhà nước quyết định kiểm tra việc sử dụng đòn bẩy tài chính tại CTCK để đưa thị trường về sự phát triển đúng bằng thực lực và giảm thiểu rủi ro.
Như đã nói ở phần đầu, đây là sự tương tác tức là sự tác động qua lại. Vậy nhà nước có tác động thế nào đến chỉ số ck Vnindex. Sự tác động ấy là sự tác động thông qua các chính sách trực tiếp như Luật chứng khoán, các qui định về giao dịch và tỷ lệ đòn bẩy cùng các công cụ khác của CTCK … tác động trực tiếp đến dòng tiền vào chứng khoán=>tác động đến lực cung cầu=> tác động đến việc hình thành giá=> tác động đến chỉ số. Sự tương tác ấy còn thể hiện qua việc điều hành chính sách vĩ mô của chính phủ. Ví như sự điều hành chính sách tiền tệ. Thời gian vừa qua đã cho thấy sự chao đảo của thị trường chứng khoán khi chính phủ thắt chặt tiền tệ, hay đưa ra các chính sách cho NHTM như Thông tư 13 đã làm cho Vnindex giảm sàn bao phiên…
Vậy nhà nước cần hoàn chỉnh hơn bộ luật chứng khoán về các tình huống, chế tài và các cơ chế giám sát công bố thông tin hay hoạt động của các CTCK một cách chặt chẽ và nghiêm minh để thị trường chứng khoán phải tăng trưởng bền vững về mặt chất và lượng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nói chung.
V. Kết luận:
Mỗi phương pháp tính chỉ số đều có những ưu điểm và nhược điểm cùng những điều kiện áp dụng riêng. Việc khó khăn là phải biết chọn lựa phương pháp nào cho từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Việc Việt Nam chọn phương pháp tính chỉ số giá thị trường như thế đã phù hợp chưa? Câu trả lời đến nay là phù hợp, phù hợp với tất cả các điều kiện kĩ thuật, nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên cần phải giải quyết những bất cập còn tồn tại trong việc tính chỉ số và những tác động tới chỉ số để sử dụng chỉ số sao cho hiệu quả lớn nhất. Đó là câu hỏi khó cho những người điều hành và lập chỉ số. Nhóm tôi xin mạnh dạn đề ra 2 giải pháp như sau:
Thứ nhất: Điều chỉnh tỷ trọng số cổ phiếu của từng doanh nghiệp trong công thức tính theo số lượng cổ phiếu thực sự được giao dịch. Nâng cao kĩ thuật tính toán chỉ số để áp dụng các phương pháp tiên tiến trên thế giới.
Thứ hai: Tăng cường công tác quản lý và kiểm tra đối với thị trường chứng khoán đồng thời không ngừng hoàn chỉnh Luật pháp để đưa thị trường vào hoạt động phát triển ổn định, vững chắc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_13_chi_so_3241.doc