Theo Điều 165 Bộ luật dân sự quy định Nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu, theo đó “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”. Như vậy khi có thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, thì điều đầu tiên người ta nghĩ đến chính là nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc tôn trọng và bảo vệ lợi ích chung, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Bởi vậy mà trách nhiệm bồi thường trước hết được đặt ra cho chủ sở hữu, trừ trường hợp chủ sở hữu chứng minh được trách nhiệm thuộc về người khác. Ở đây ta xem xét một số trường hợp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2547 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích các vấn đề liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oặc không hành động.
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật: trách nhiệm bối thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi thiệt hại là hậu quả, hành vi trái pháp luật là nguyên nhân.
- Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại, trừ một số trường hợp đặc biệt pháp luật qui định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh ngay cả khi người gây thiệt hại không có lỗi.
1.3 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Theo Điều 605 BLDS 2005 thì việc bồi thường thiệt hại phải tuân theo 3 nguyên tắc sau:
- Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường nhiều lần hoặc một lần, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác.
- Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
1.4 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Bất cứ chủ thể nào cũng có thể thực hiện hành vi gây thiệt hại, tuy nhiên không phải bất cứ chủ thể nào khi gây thiệt hại cũng có khả năng thực hiện việc bồi thường thiệt hại.
BLDS 2005 qui định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân tại Điều 606 như sau:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường, người từ đủ 18 tuổi là những cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên, khi gây thiệt hại cần chú ý:
+ Người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường thiệt hại bằng toàn bộ tài sản của mình, nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.
+ Người chưa thành niên dưới 15 tuổi mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì các tổ chức này phải bồi thường thiệt hại nếu không chứng minh được là mình không có lỗi
+ Người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần tài sản còn thiếu đó.
2. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
2.1 Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ, trách nhiệm bối thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và các loại nguồn nguy hiểm cao độ
Trong cuộc sống, sản xuất, sinh hoạt có rất nhiều sự vật như máy móc, phương tiện, hệ thống điện, dây chuyền sản xuất trong nhà máy… mà bản thân hoạt động của nó luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho con người và môi trường xung quanh. Mặc dù con người luôn tìm mọi cách kiểm soát, vận hành nó một cách an toàn nhưng vẫn có những thiệt hại khách quan bất ngờ có thể xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát đó. Trong khoa học pháp lý xuất hiện thuật ngữ “nguồn nguy hiểm cao độ” để chỉ những sự vật tiềm ẩn nguy cơ gây ra thiệt hại.
Vậy nguồn nguy hiểm cao độ chính là: những vật chất nhất định do pháp luật qui định luôn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho con người mà con người không thể kiểm soát nó một cách tuyệt đối để đảm bảo an toàn cho chính mình và các chủ thể khác.
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách nhiệm đặc biệt bởi lẽ thiệt hại xảy ra không phải do hành vi và do lỗi của con người mà do hoạt động của những sự vật mà hoạt động của chúng luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại. Mặc dù chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ có thể không có lỗi đối với thiệt hại nhưng để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người bị thiệt hại, pháp luật vẫn buộc họ có trách nhiệm bồi thường. Pháp luật dân sự thế giới cũng như Việt Nam không có bất kỳ một khái niệm đầy đủ nào về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nhưng có thể hiểu một cách khái quát, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là: loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, phát sinh đối với người sở hữu, chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ khi hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho môi trường và những người xung quanh.
Theo qui định tại Điều 623 BLDS 2005 thì có các loại nguồn nguy hiểm cao độ sau:
- Phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động có nghĩa là có sự vận hành của các loại tài sản này, nếu các tài sản đó đang trong trạng thái tĩnh thì không thể gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
- Vũ khí là tất cả các vật dụng có thể dùng vào việc chiến đấu, bao gồm vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn, công cụ hỗ trợ ...
- Chất cháy, chất nổ ở các dạng rắn, lỏng, khí dễ gây ra cháy nổ
- Chất độc là những chất có độc tính cao gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của con người, động vật cũng như với môi trường xung quanh.
- Chất phóng xạ ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt động phóng xạ riêng lớn hơn 70k Bq/kg gây bệnh hoặc gây nhiễm xạ với con người, động vật và môi trường.
- Thú dữ là những động vật bậc cao có lông mao, có tuyến vú, nuôi con bằng sữa, to lớn, hung dữ có khả năng làm hại con người. Thú dữ gây thiệt hại để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải đang chịu sự quản lý của một chủ thể nhất định, nếu không có sự quản lý (ở môi trường tự nhiên, thiên nhiên hoang dã) thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại mặc dù tài sản này thuộc sở hữu nhà nước.
- Các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật qui định.
2.2 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
a. Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Thiệt hại liên quan đến các loại nguồn nguy hiểm rất phong phú, đa dạng và bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ áp dụng khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu thứ nhất: Những sự vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ phải đang trong tình trạng vận hành, hoạt động như: phương tiện giao thông vận tải cơ giới đang tham gia giao thông trên đường; cháy, chập hệ thống tải điện; nhà máy công nghiệp đang hoạt động… Trường hợp thiệt hại xảy ra khi nguồn nguy hiểm cao độ đang ở trạng thái “tĩnh” – không hoạt động thì không thể coi là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, ví dụ: cột điện bị đổ trong lúc đang thi công, chưa có điện; thú dữ chết thối rữa gây dịch bệnh…
- Dấu hiệu thứ hai: thiệt hại phải do chính sự tác động của bản thân nguồn nguy hiểm cao độ hoặc do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra, ví dụ: xe ô tô đang chạy với tốc độ cao đột nhiên mất phanh, mất lái hoặc nổ lốp gây ra thiệt hại; cháy nổ trong nhà máy do trục trặc kỹ thuật; thú dữ đang biểu diễn xiếc thì nhảy ra lao vào gây thiệt hại cho khán giả ... Nếu thiệt hại liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ mà không phải do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh thông thường.
Có hai điểm cần lưu ý đó là:
- Hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ phải có tính trái pháp luật. Hoạt động của xe cần trục, xe ủi… khi phá dỡ các công trình xây dựng trái phép không thể coi là trái pháp luật. Có nhiều trường hợp do đặc tính của nguồn nguy hiểm cao độ mà việc gây thiệt hại của những phương tiện này không bị coi là trái pháp luật. Ví dụ, để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, những thiệt hại trên đường sắt do tàu hỏa gây ra cho các chủ thể khác không bị coi là trái pháp luật và ngành đường sắt không có trách nhiệm bồi thường.
- Loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nếu xuất hiện một trong hai lý do đó là thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết (Theo Điều 623 Bộ luật dân sự).
Tóm lại, có thể khẳng định như sau: trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm đối với sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ chứ không phải thiệt hại do hành vi của con người.
b. Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho “người xung quanh”.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ chỉ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho những “người xung quanh”- tức là những người khi xảy ra thiệt hại không có quan hệ lao động hoặc sở hữu liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhằm để bảo vệ quyền được bồi thường cho những người này.
Do đặc điểm của nguồn nguy hiểm cao độ là những loại tài sản có khả năng gây ra thiệt hại trong quá trình vận hành, sử dụng chúng, nên những thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm (là những thiệt hại chỉ có thể phát sinh do hành vi của con người) không thuộc phạm vi tác động của nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ có những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe mới thuộc phạm vi tác động của nguồn nguy hiểm cao độ.
c. Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra
Điều kiện này đòi hỏi hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ chính là nguyên nhân tất yếu, khách quan có ý nghĩa quyết định dẫn đến thiệt hại trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra phải là kết quả của hoạt động từ nguồn nguy hiểm cao độ. Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, quan trọng nhất là xác định được thiệt hại đó do nguyên nhân mà gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được áp dụng khi có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật do tự bản thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà không có sự tác động về hành vi của con người.
d. Điều kiện lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Một người sẽ phải bồi thường thiệt hại do lỗi cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ. Cơ sở để người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường là họ phải chứng minh lỗi của người gây thiệt hại. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều trường thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của ai cả, như vậy nếu buộc người bị thiệt hại dẫn chứng lỗi thì không khác gì chối bỏ quyền được đền bù thiệt hại của nạn nhân. Vì vậy, mà pháp luật đã qui định trong một số trường hợp đặc biệt khi có thiệt hại xảy ra, người bị thiệt hại được bảo đảm bồi thường ngay cả trong trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi.
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong những trường hợp đặc biệt đó, trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được phát sinh mà không cần xem xét đến điều kiện lỗi, cụ thể tại Khoản 3 Điều 623 Bộ luật dân sự quy định như sau: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi". Có thể thấy yếu tố lỗi không phải là một trong các điều kiện tiên quyết làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, bởi vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra không dựa trên sự suy đoán lỗi như các trường trường hợp bồi thường thiệt hại thông thường khác, mà dựa trên sự suy đoán trách nhiệm đối với người có nghĩa vụ quản lý nguồn nguy hiểm cao độ.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được áp dụng khi hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ nằm ngoài khả năng kiểm soát, điều khiển của người chiếm hữu, vận hành và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại. Dấu hiệu quan trọng nhất để xác định trách nhiệm này là hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ chính là nguyên nhân trực tiếp, là yếu tố quyết định dẫn đến thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng không loại trừ khả năng thiệt hại cũng có thể có một phần lỗi của người quản lý, trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ nhưng hành vi của người trông giữ, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ không phải nguyên nhân có tính quyết định đến thiệt hại. Hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ có thể hoàn toàn không có lỗi của con người (như xe đang chạy trên đường bất ngờ nổ lốp trước dẫn đến đổi hưởng đột ngột gây thiệt hại) hoặc cũng có thể có một phần lỗi của người quản lý, điều khiển, tuy nhiên lỗi ở đây chỉ đóng vai trò thứ yếu đối với thiệt hại (như trước khi xuống dốc, lái xe không kiểm tra lại phanh; lốp mòn nhưng chưa thay do chủ quan nghĩ rằng xe vẫn vận hành tốt…). Tuy nhiên ngay cả khi chủ sở hữu, người đang chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ nếu chứng minh được mình không có lỗi trong việc trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ thì cũng không được miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại; còn nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi, do hành vi của người điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ thì không áp dụng trách nhiệm này.
2.3 Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Căn cứ vào khoản 2 Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có thể được áp dụng với các chủ thể sau:
- Chủ sở hữu;
- Người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ;
- Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ.
Theo Điều 165 Bộ luật dân sự quy định Nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu, theo đó “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”. Như vậy khi có thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, thì điều đầu tiên người ta nghĩ đến chính là nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc tôn trọng và bảo vệ lợi ích chung, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Bởi vậy mà trách nhiệm bồi thường trước hết được đặt ra cho chủ sở hữu, trừ trường hợp chủ sở hữu chứng minh được trách nhiệm thuộc về người khác. Ở đây ta xem xét một số trường hợp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
a. Trường hợp 1: Chủ sở hữu đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu là người có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây tổn hại tới lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Vì vậy, nếu nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác trong trường hợp chủ sở hữu đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ.
b. Trường hợp 2: chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác chiếm hữu, sử dụng theo ý chí của chủ sở hữu
Ở trường hợp này chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ vẫn có quyền kiểm soát về mặt pháp lý (chiếm hữu pháp lý) đối với tài sản. Tuy nhiên, BLDS 2005 lại có quy định: “nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Vậy có phải là khi chủ sở hữu đã chuyển giao tài sản mang tính chất nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác thì chủ sở hữu sẽ hoàn toàn hết trách nhiệm và trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó thuộc về người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ? Theo em trong trong trường hợp này cần phân biệt ra làm 2 trường hợp cụ thể hơn:
* Trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động.
Trong trường hợp này, giữa chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ và người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có mối quan hệ lao động, được xác lập qua tuyển dụng hoặc ký kết hợp đồng lao động. Mặc dù người lao động là người đang thực tế chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ nhưng hoàn toàn dưới sự quản lý, điều hành của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ và vì lợi ích của chủ sở hữu nên phải coi đây giống như trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng, theo đó, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm khi tài sản của mình gây thiệt hại cho người khác.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số trường hợp biệt lệ sau:
- Người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động nhưng thiệt hại xảy ra không phải trong lúc người đó thực hiện nhiệm vụ mà người sử dụng lao động giao cho thì người đó sẽ phải bồi thường. Ví dụ: A là lái xe theo hợp đồng của trường X, có nhiệm vụ đưa đón học sinh đến trường và về nhà vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 7. Ngày chủ nhật, A không phải đưa đón học sinh, nên tranh thủ lái xe đi thăm bạn ốm tại bệnh viện. Xe bị mất lái trong lúc A điều khiển xe trên đường đến bệnh viện dẫn đến gây thiệt hại. Trong trường hợp này, thiệt hại xảy ra không phải trong lúc A đang thực hiện nghĩa vụ lao động vì lợi ích của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ. Vì vậy, A là người đang thực tế chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
- Giữa người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận người lao động phải chịu mọi trách nhiệm khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại. Ví dụ: B là lái xe Taxi của Công ty X. B đóng cổ phần vào Công ty X 40 000 000 (bốn mươi triệu) hàng tháng đóng một khoản tiền để được sử dụng bộ đàm, logo của công ty, được điều hành đón khách, còn mọi chi phí, trách nhiệm liên quan đến xe cũng như lợi nhuận thu được do B được hưởng. Giữa B và Công ty có ký thỏa thuận B phải chịu mọi trách nhiệm khi xe của mình gây thiệt hại. Trong trường hợp này B là chủ sở hữu, đồng thời trực tiếp khai thác, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ nên khi B gây thiệt hại thì phải tự chịu trách nhiệm là hoàn toàn hợp lý.
* Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ được chuyển giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng theo một giao dịch dân sự.
Chủ sở hữu có thể chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cho chủ thể khác thông qua hợp đồng: mượn, thuê, cầm cố, gửi giữ… tài sản hoặc ủy quyền cho người khác quản lý tài sản của mình. Đây là những hợp đồng dân sự được xác lập trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trước tiên căn cứ vào sự thỏa thuận đó. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thì áp dụng nguyên tắc chung của pháp luật. Bên mượn, thuê, nhận cầm cố, nhận gửi giữ, được ủy quyền quản lý tài sản là những người chiếm hữu, sử dụng tài sản có căn cứ pháp luật, vì vậy họ có nghĩa vụ trông coi, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, không để tài sản mình quản lý gây thiệt hại cho người khác. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại khi đang thuộc quyền chiếm hữu, quản lý của họ, họ bị coi là có lỗi trong việc quản lý, sử dụng và phải chịu trách nhiệm bồi thường.
c. Trường hợp 3: nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật, Bộ luật dân sự 2005 phân định thành 2 trường hợp.
- Nếu chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ hoàn toàn không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật và họ chứng minh được đã tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ trong việc bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trong trường hợp trên người chủ sở hữu, người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ sẽ được giải trừ khỏi trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người nguy hiểm cao độ gây ra.
- Trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường cùng người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật.
d. Trường hợp 4: ngoài những trường hợp pháp luật đã quy định, trong thực tế có trường hợp chủ sở hữu bắt buộc phải chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác theo quy định của pháp luật
Ví dụ: người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước trưng dụng tài sản của các cá nhân, tổ chức khi cần thiết để bảo vệ lợi ích chung; hoặc tạm thu giữ tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền … Trong những trường hợp này, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ bắt buộc chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, họ không còn trực tiếp chiếm hữu, sử dụng tài sản đó nữa vậy họ có phải chịu trách nhiệm do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không?
Hiện nay BLDS của chúng ta cũng chưa qui định cụ thể về trường hợp kể trên, theo quan điểm riêng của cá nhân em thì khi chủ sở hữu bắt buộc phải chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác theo quy định của pháp luật, thì họ sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, bởi họ đã không còn là người trực tiếp chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cũng không có quyền định đoạt tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ đó nữa; mà trách nhiệm này sẽ thuộc về bên được chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ.
e. Trường hợp 5: nguồn nguy hiểm cao độ trong tự nhiên gây thiệt
Theo quy định hiện nay, những tài sản như vậy là một loại tài nguyên thiên nhiên và là tài sản thuộc sở hữu nhà nước, thuộc sự quản lý của bộ, ngành có liên quan. Nhưng trên thực tế chưa có văn bản nào quy định cơ quan quản lý Nhà nước phải bồi thường, vì vậy trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ trong tự nhiên gây thiệt hại thì không ai phải chịu trách nhiệm bồi thường.
3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
Mặc dù Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành bộ luật này (như Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP) đều dành ra những quy định riêng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, tuy nhiên vẫn còn nhiều quy định bất cập, gây ra những tranh cãi, quan điểm khác nhau trên thực tế áp dụng. Sau đây là một số quy định bất cập, cần sửa đổi, hoàn thiện:
3.1 Về khái niệm thế nào là nguồn nguy hiểm cao độ
Tại Khoản 1 Điều 623 BLDS 2005 là một sự liệt kê các loại nguồn nguy hiểm cao độ, nên không đầy đủ và cũng không thống nhất với các quy định trong các văn bản pháp luật khác. Vì vậy, nên có một khái niệm hay các tiêu chí chung để xác định các tài sản nào là nguồn nguy hiểm cao độ chứ không cần đưa ra một khái niệm theo hường liệt kê tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ.
3.2 Về điều kiện áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Hiện nay pháp luật chưa có quy định nào phân định cụ thể: khi nào áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và khi nào áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra dẫn đến có những cách hiểu và áp dụng không thống nhất trên thực tế. Thực tiễn cho thấy khi xét xử, nhiều trường hợp cứ thấy thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ là áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, bất kể nguyên nhân gây thiệt hại là do con người hay do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Thậm chí, Nghị quyết 03/2006 còn đưa ra ví dụ để hướng dẫn cho trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp: “Xe ô tô đang tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật thì bất ngờ có người lao vào xe để tự tử và hậu quả là người này bị thương hoặc bị chết”. Ví dụ này có thể dẫn đến cách hiểu loại trừ trường hợp người bị thiệt hại cố ý lao vào xe ô tô tự tử thì mọi thiệt hại do xe ô tô gây ra đều áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Cách hiểu này đã qui mọi trách nhiệm b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài học kì Luật Dân Sự 2 - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - 8 điểm.doc