Tiểu luận Phân tích các yếu tố cấu thành và con đường hình thành tập quán quốc tế

Từ nửa sau thế kỷ XX, xuất hiện các tập quán quốc tế được hình thành từ Nghị quyết của tổ chức quốc tế, đặc biệt là tổ chức Liên Hợp Quốc. Đa phần, các quy phạm tập quán hình thành từ con đường này, là trong lĩnh vực duy trì hòa bình và an ninh quốc tế cũng như trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Ví dụ: Trong vụ Nicaragoa kiện Mỹ năm 1986, Tòa đã quyết định rằng việc các bên đồng tình với Nghị quyết 2625(XXV) của Liên Hợp Quốc: “Tuyên bố về các nguyên tắc của Luật quốc tế” là thể hiện sự công nhận hiệu lực pháp lý đối với các nguyên tắc này. Trong đó có nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực với tư cách là nguyên tắc của luật tập quán quốc tế.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4193 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích các yếu tố cấu thành và con đường hình thành tập quán quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o Ì BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI š***› BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN 1 MÔN : CÔNG PHÁP QUỐC TẾ Đề tài số 15 : Phân tích các yếu tố cấu thành và con đường hình thành tập quán quốc tế Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Mai Khoa : Pháp luật kinh tế Lớp : KT32E MSSV: KT32E031 Hà Nội, 09/2009 ˜™ Trong thực tiễn quan hệ quốc tế tồn tại rất nhiều quy tắc xử sự được các quốc gia áp dụng. Tuy nhiên, không phải quy tắc nào cũng được coi là tập quán quốc tế. I/ Tập quán quốc tế Theo khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án công lý quốc tế quy định: “Các tập quán quốc tế như là một chứng cứ thực tiễn chung được thừa nhận là một tiêu chuẩn pháp lý”. Có thể hiểu tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng các quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể luật quốc tế thừa nhận là luật. Tập quán pháp được thừa nhận rộng rãi với tư cách là một loại nguồn luật bất thành văn của Luật quốc tế. Có nội dung chứa đựng các quan hệ pháp luật quốc tế trực tiếp điều chỉnh quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế. II/ Các yếu tố cấu thành tập quán quốc tế Căn cứ vào định nghĩ trên, có thể thấy rằng, tập quán quốc tế có hai yếu tố cấu thành: yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần. Thứ nhất, Yếu tố vật chất (còn gọi là yếu tố khách quan) là sự tồn tại của thực tiễn quốc tế. Tức là phải có quy tắc xử sự được tồn tại của thực tiễn quốc tế. Tức là phải có quy tắc xử sự được hình thành trong thực tiễn quan hệ của các quốc gia. Trong thực tiễn, đây chỉ là quy tắc xử sự, mà chưa phải là quy phạm pháp lý, nhưng được các quốc gia tự nguyện thực hiện theo. Theo quan niệm truyền thống, thực tiễn được hiểu là sự lặp đi lặp lại nhiều lần, trải qua quá trình dài lâu của các sự kiện và hành vi pháp lý một cách thống nhất trong sinh hoạt quốc tế. Lúc đầu, tập quán quốc tế được thể hiện thành những quy tắc xử sự chung, do một hay một số quốc gia đưa ra, có thể thông qua tuyên bố của các cơ quan nhà nước hoặc những người lãnh đạo cao nhất của quốc gia. Sau đó được các quốc gia cùng áp dụng, cùng thừa nhận và trở thành tập quán pháp lý quốc tế. Luật quốc tế không có quy định cụ thể là cần phải có bao nhiêu quốc gia cùng áp dụng, thừa nhận quy tắc xử sự ấy. Và cũng không có một quy định nào là khoảng thời gian cần thiết là bao lâu thì quy tắc xử sự ấy có thể được coi là tập quán quốc tế. Còn theo cách hiểu hiện đại, tồn tại hai loại quy phạm tập quán quốc tế. Đó là loại theo quan niệm truyền thống và những quy tắc hình thành từ thực tiễn ký kết, thực hiện điều ước quốc tế hay các thực tiễn khác (giải quyết tranh chấp, áp dụng nghị quyết của tổ chức quốc tế, hành vi pháp lý đơn phương của các chủ thể luật quốc tế). Quan điểm của em là đồng tình với quan điểm tiếp cận hiện đại, vì theo cách hiểu này mới có thể hiểu chính xác và đầy đủ về tập quán quốc tế. Ngoài yếu tố vật chất nêu trên thì cần phải có yếu tố tinh thần (yếu tố chủ quan) thì một quy tắc xử sự mới có thể được công nhận là tập quán quốc tế. Đó là sự thừa nhận của chủ thể luật quốc tế đối với các quy tắc xử sự đã hình thành là quy phạm luật quốc tế. Các quốc gia thừa nhận hiệu lực pháp lý ràng buộc đối với mình, tuân thủ và áp dụng một cách tự nguyện. Có thể là sự mặc thị, các chủ thể luật quốc tế thấy quy tắc này hợp lý và thừa nhận nó. Các chủ thể nhận thấy nếu thực hiện theo đó thì phù hợp với Luật quốc tế. Như vậy, không phải mọi quy tắc xử sự đều trở thành tập quán quốc tế mà nó phải chứa đựng cả 2 yếu tố trên. III/ Con đường hình thành tập quán quốc tế Tập quán quốc tế có thể được hình thành từ thực tiễn hoạt động của chủ thể Luật quốc tế cũng như từ sự đồng tình với các nghị quyết mà nội dung của nó tuyên bố về sự tồn tại thực tế của quy phạm luật quốc tế. Có nhiều con đường hình thành tập quán quốc tế khác nhau như từ điều ước quốc tế, từ phán quyết của tòa án quốc tế Liên hiệp quốc….Dưới đây là một số con đường hình thành tập quán quốc tế. Hình thành từ thực tiễn thực hiện các nghị quyết của tổ chức quốc tế Từ nửa sau thế kỷ XX, xuất hiện các tập quán quốc tế được hình thành từ Nghị quyết của tổ chức quốc tế, đặc biệt là tổ chức Liên Hợp Quốc. Đa phần, các quy phạm tập quán hình thành từ con đường này, là trong lĩnh vực duy trì hòa bình và an ninh quốc tế cũng như trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Ví dụ: Trong vụ Nicaragoa kiện Mỹ năm 1986, Tòa đã quyết định rằng việc các bên đồng tình với Nghị quyết 2625(XXV) của Liên Hợp Quốc: “Tuyên bố về các nguyên tắc của Luật quốc tế” là thể hiện sự công nhận hiệu lực pháp lý đối với các nguyên tắc này. Trong đó có nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực với tư cách là nguyên tắc của luật tập quán quốc tế. Hình thành từ một tiền lệ duy nhất Khi có những thay đổi cơ bản và xuất hiện những vấn đề mới mẻ đòi hỏi phải có ngay những quyết định thì quy phạm tập quán có thể được hình thành từ tiền lệ duy nhất. Ví dụ: Năm 1957, Liên Xô phóng tàu vào vũ trụ là một tiền lệ khởi điểm và duy nhất, trở thành quy phạm tập quán quốc tế trong quan hệ quốc tế về quyền bay qua không gây hại trong vũ trụ bên trên khoảng không của lãnh thổ các quốc gia khác. Hình thành từ điều ước quốc tế Tập quán quốc tế có hai cách hình thành khác nhau từ điều ước quốc tế. Cách thứ nhất là hình thành từ điều ước quốc tế được pháp điển hóa. Có nhiều quốc gia không tham gia và không ràng buộc về mặt pháp lý với điều ước này. Nhưng nếu những điều ước đó thể hiện quy phạm tập quán của luật quốc tế chung thì nó lại trở thành bắt buộc đối với mọi quốc gia. Cách thứ hai, các điều ước quốc tế phổ cập gồm các quy phạm của luật quốc tế chung, có sự tham gia của đại đa số các quốc gia trên thế giới như Công ước Viên 1969… Các quốc gia không phải là thành viên thì thường áp dụng như là quy phạm tập quán. Hình thành từ hành vi đơn phương của quốc gia Tuyên bố của các quốc gia là xuất phát điểm, cơ sở ban đầu để hình thành một tập quán quốc tế. Sau đó, có nhiều quốc gia áp dụng và công nhận về những quyền và nghĩa vụ nêu trong nội dung tuyên bố. Khi đó tập quán trở thành quy phạm của luật tập quán quốc tế, được áp dụng rộng rãi. Ví dụ: Tuyên bố về độ cao vùng trời, về chiều rộng lãnh hải, vùng nội thủy. Phán quyết của tòa án Liên Hợp Quốc. Trên thực tế thực hiện các phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế - các phán quyết cho từng vụ việc cụ thể. Sau đó các quốc gia khác nhận thấy sự hợp lý của phán quyết này và áp dụng đối với quốc gia mình. Ví dụ: Vụ Nauy – Anh về vấn đề xác định đường cơ sở thẳng. Trước khi có vụ tranh chấp này, thì sử dụng đường cơ sở thông thường. Nhưng việc sử dụng phương pháp này sẽ làm cho lãnh thổ Nauy hẹp đi. Nên Nauy đã lựa chọn phương pháp áp dụng đường cơ sở thẳng. Anh – Nauy đưa ra tòa án quốc tế thì cách xác định này của Nauy được Tòa án chấp nhận. Sau này, các quốc gia áp dụng cách xác định này như một tập quán quốc tế. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế , Hà Nội, năm 2004 Nxb CAND. Lê Mai Anh và Trần Văn Thắng, Luật quốc tế - Lí luận và thực tiễn, Nxb. Giáo dục. Hà Nội, năm 2001. Lê Mai Anh, Luật biển quốc tế hiện đại, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, năm 2005. Các văn bản công pháp quốc tế và văn bản pháp luật Việt Nam có liên quan, Nxb. CTQG, Hà Nội, năm 2006.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích các yếu tố cấu thành và con đường hình thành tập quán quốc tế.doc
Tài liệu liên quan