Công ty thời thời trang Việt- NINOMAXX có thể tận dụng một số điểm mạnh. Trước hết, trang thiết bị của công ty đã được đổi mới và hiện đại hóa đến 90%. Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản chấp nhận.
Bên cạnh đó, công ty đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Bản thân công ty cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng và tay nghề may tốt. Sở hữu đội ngũ thiết kế gồm những người tài trong và ngoài nước. Hệ thống nhãn hiệu độc đáo, chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn nhất Việt Nam. Chất liệu vải của thời trang Việt khá tốt, mềm và mát hình thức đẹp hợp thời trang. NINOMAXX luôn định hướng xây dựng thương hiệu là nhân tố hàng đầu. Ngoài ra việc đầu tư cho khâu thiết kế , huấn luyện nhân viên bán hàng, tiêu chuẩn trưng bày sản phẩm cũng giúp NINOMAXX tạo được bản sắc riêng cho thương hiệu mình.
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8331 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích chiến lược của Công ty thời trang Việt – Thương hiệu NINOMAXX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạnh, hệ thống nhãn hiệu độc đáo và chuỗi cửa hàng thời trang bán lẻ lớn nhất Việt Nam.
Với mạng lưới phân phối 142 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc, dự kiến sẽ tăng lên con số 216 vào năm 2011, công ty Thời Trang Việt là công ty hàng đầu trong lĩnh vực thời trang bán lẻ tại Việt Nam.
3. Sứ mạng kinh doanh:
Các mặt hàng của công ty chủ yếu đánh vào giới trẻ năng động với những thiết kế phù hợp nhất với đi làm và đi chơi, phong cách thanh lịch, trẻ trung, quyến rủ tự nhiên.Đây cũng là lứa tuổi dễ dàng thay đổi sở thích và phong cách cho phù hợp thời trang nên công ty thường xuyên cho ra nhiều mẫu thiết kế mới, đa dạng.Bên cạnh đó công ty còn co nhiều chính sách khuyến khích khách hàng tiêu dùng sản phẩm của mình như : các hoạt động khuyến mại,tặng thẻ khách hàng thân thiết, tặng các quà tặng kèm theo.
Với triết lí kinh doanh luôn mang lại sự trẻ trung năng động, thông dụng và đẹp nhất cho khách hàng, công ty không ngừng nổ lực đem lại sự thỏa mãn cao độ nhất cho khách hàng của mình.
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
1. Tốc độ tăng trưởng kinh doanh của doanh nghiệp những năm gần đây:
Chỉ tiêu
Năm
Doanh thu
(tỷ)
Tỷ lệ
(%)
2007
131
100
2008
197.81
151
2009
191.26
146
Nhận xét: Sự đa dạng các nhãn hàng và việc mở rộng mặt bằng bán lẻ trong 2 năm qua đã giúp tăng trưởng doanh số bán của Thời Trang Việt lần lượt là 51% và 46% trong năm 2008 và năm 2009 so với cùng kỳ năm 2007.
2. Giai đoạn trong chu kỳ phát triển ngành:
Năm 1998 thương hiệu Ninomaxx ra đời với mục tiêu “xây dựng thương hiệu thời trang casual wear đầu tiên cho giới trẻ Việt Nam”. Sản phẩm Ninomaxx ngày càng được giới trẻ biết đến và đang từng bước trên con đường hội nhập thế giới.
- Giai đoạn mới phát triển:
Trước năm 1998, phải nói là thị trường thời trang Việt Nam rối như một đám rừng. Hàng may mặc lúc đó khá đầy đủ so với thời bao cấp, đủ kiểu đủ loại, không tên cũng có mà có tên cũng có. Cho dù có tên thì cũng khó mà đọc được tên của nó vì xuất xứ của hàng hóa mang “quốc tịch liên hợp quốc” như cách ông Nguyễn Hữu Phụng-chủ tịch công ty Thời Trang Việt nói về thị trường lúc đó.
Năm 1998, một cửa hàng thời trang ra đời với biển hiệu màu đỏ khá nổi bật trên đường Nguyễn Đình Chiểu tên là MAXX. Ngoài màu sắc nổi bật ra thì trong cửa hàng này có một sự khác biệt nhỏ nhưng là một cuộc thay đổi lớn khi đó.
Cửa hàng chỉ bán sản phẩm “Made in Vietnam”. Chủ sở hữu nó là công ty Thời Trang Việt, lúc đó chỉ là một công ty bé nhỏ với 12 máy may và 20 nhân viên. Những năm sau, nhiều thương hiệu ra đời như Nino, NMSG, Ninomaxx nhưng Ninomaxx là thương hiệu được biết đến nhiều nhất.
- Giai đoạn tăng trưởng:
Thời trang là sản phẩm thay đổi nhanh chóng theo trào lưu chung của xã hội hay của các nhà thiết kế lớn trên thế giới. Vì thế, để tồn tại trong ngành thời trang không hề dễ tí nào. Phải liên tục đổi mới sáng tạo và tung ra những mẫu thời trang mới có thể tồn tại trong ngành này. Thêm vào đó, thị trường Việt Nam chưa coi trọng việc bảo vệ bản quyền. Vì thế, để đối phó với nạn hàng nhái này. Việc liên tục tung ra các mẫu thời trang là phương pháp tốt nhất. Điển hình như công ty Thời trang Việt đã phải thiết kế từng bộ sưu tập cho Ninomaxx theo mùa như ở miền Bắc thì có xuân, hạ, thu, đông; ở miền Nam thì có xuân-hạ, thu-đông và những bộ sưu tập này chỉ được tiết lộ vào giờ cuối. Tuy nhiên, do hình thức quảng bá này còn mới và chưa chuyên nghiệp cao nên kết quả không được như ý muốn. Nhưng sự mở màn của Ninomaxx đã kéo theo nhiều công ty nhảy vào kênh quảng bá này như Sanding, Hồng Ty, Nguyễn Long…
Ngoài ra, cửa hàng phân phối cũng chính là kênh quảng bá cho công ty bên cạnh chức năng đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, việc nhượng quyền của các công ty thời trang Việt Nam chưa có một tiêu chuẩn nhất định. Cộng thêm việc quy hoạch thành phố chưa tốt khiến cho nhiều cửa hiệu thời trang lạc lõng so với cảnh quan xung quanh. Chính điều này sẽ làm giảm giá trị thương hiệu của công ty. Với sự nâng cấp hệ thống phân phối, hình ảnh của Ninomaxx cũng gián tiếp được nâng lên theo cách mà các công ty thời trang quốc tế hay làm.
- Giai đoạn trưởng thành:
Có thể thấy rằng, việc định hướng xây dựng thương hiệu ngay từ đầu đã giúp Ninomaxx có vị thế như ngày nay. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho khâu thiết kế, huấn luyện nhân viên bán hàng, tiêu chuẩn trưng bày sản phẩm… cũng giúp Ninomaxx tạo được bản sắc riêng cho thương hiệu mình.
Năm 2007, NinoMaxx được Hiệp hội Dệt may VN bình chọn là doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường nội địa tốt nhất và thương hiệu mạnh nhất với doanh số bán hàng đạt hàng trăm tỉ đồng/năm (năm 2006 doanh thu công ty đạt 200 tỷ) Việc kết hợp 2 thương hiệu riêng lẻ để phục vụ cho đối tượng khách hàng không quá khác biệt nhau đã giúp nhân đôi sức mạnh thương hiệu Ninomaxx của công ty.
3. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô:
Nhân tố
Tác động
Kinh tế
- Phần lớn giá trị của ngành may Việt Nam là đến thự hoạt động về tỷ giá, lạm phát và sự ổn định hay suy thoái của nền kinh tế Mỹ có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu của ngành.
- Hiện nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam. Sự suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ khiến cho các nhà nhập khẩu Mỹ tìm đến những nguồn hàng nhập khẩu có giá rẻ hơn. Việc này có thể sẽ khiến cho hàng xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
- Mặt khác, sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ khiến cho đồng USD bị mất giá so với đồng tiền của các nước khác. Sự giảm giá của đồng USD khiến cho doanh thu xuất khẩu - nguồn thu chính của các doanh nghiệp may mặc giảm sút. Trong khi đó, yếu tố đầu vào của ngành may hiện nay phần lớn vẫn phải nhập khẩu và chịu ảnh hưởng của sự biến động giá dầu trên thế giới. Sự tăng giá của các yếu tố đầu vào sẽ khiến cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên. Điều này cũng ảnh huởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Lạm phát cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp may. Lạm phát tăng khiến cho giá cả hàng hoá tiêu dùng trong nước tăng lên. Để đảm bảo cho cuộc sống của người lao động, các doanh nghiệp may cũng sẽ phải thực hiện tăng lương để có thể giữ chân nhân viên. Hành động này sẽ góp phần làm tăng chi phí của doanh nghiệp và tất yếu làm cho giá thành sản phẩm của doanh nghiệp tăng lên. Tuy nhiên, khi giá thành sản phẩm tăng lên thì doanh nghiệp may lại gặp khó khăn trong hoạt động xuất khẩu. Nguyên nhân là vì sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu may mặc là rất gay gắt. Nếu giá hàng may mặc của Việt Nam tăng lên thì các đối tác nhập khẩu sẽ ngay lập tức chuyển hướng sang các nước khác có giá thấp hơn, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sẽ bị giảm sút.
Chính trị luật pháp
- Trong quyết định 36/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Do đó, ngành may Việt Nam trong thời gian tới sẽ được ưu tiên phát triển.
- Dệt may vốn là một lĩnh vực khá nhạy cảm trong quan hệ thương mại của các quốc gia. Hàng may mặc của Việt Nam với ưu thế giá thành thấp vừa là yếu tố cạnh tranh so với hàng xuất khẩu của các quốc gia khác, nhưng cũng lại là một hạn chế do dễ bị các nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá.
Xã hội văn hóa
- Kinh tế càng phát triển, đời sống và thu nhập càng cao thì con người càng chú trọng đến các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trong đó có quần áo. Thêm vào đó, xu hướng và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm may mặc cũng có sự biến đổi liên tục.
Công nghệ
Năng lực sản xuất kém, công nghệ lạc hậu là một trong những hạn chế lớn của ngành may mặc Việt Nam hiện nay. Hoạt động của ngành may hiện nay phần lớn là thực hiện gia công cho nước ngoài hoặc chỉ sản xuất những sản phẩm đơn giản, còn những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao mang lại giá trị gia tăng lớn lại chưa đáp ứng được. Vì thế, nếu được đầu tư đúng mức về công nghệ thì ngành may Việt Nam có thể phát huy hết được tiềm năng về lao động và chất lượng.
4. Đánh giá cạnh tranh trong ngành:
a. Rào cảng nhập ngành, đe dọa từ các gia nhập khác:
Doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn thực hiện đơn hàng gia công xuất khẩu cho nước ngoài. Số doanh nghiệp có khả năng thiết kế và sản xuất các sản phẩm thời trang hiện vẫn chưa nhiều. Do đó, giá trị gia tăng trong các sản phẩm may mặc Việt Nam còn thấp, dẫn đến lơi nhuận thu về chưa tương xứng với khả năng cũng như giá trị xuất khẩu cao trong những năm qua. Bên cạnh đó, các DN may mặc trong nước lại chưa chú trọng đến thị trường nội địa với số dân đông đảo hiện nay. Chính vì thế, hàng may mặc Việt Nam được đánh giá khá cao tại nước ngoài thì lại không được coi trọng trong nước.
b. Quyền lực thương lượng từ nhà cung ứng:
Ngành may mặc Việt nam hiện nay vẫn phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài (chiếm 70% - 80%). Công nghiệp phụ trợ chưa thực sự phát triển, nguyên vật liệu chủ yếu nhập khẩu nước ngoài, tỷ lệ gia công cao, năng lực cạnh tranh yếu
c. Quyền lực thương lượng từ người mua:
Kinh tế càng phát triển, đời sống và thu nhập càng cao thì con người càng chú trọng đến các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trong đó có quần áo. Thêm vào đó, xu hướng và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm may mặc cũng có sự biến đổi liên tục. Nếu doanh nghiệp không chú trọng đầu tư và thiết kế sẽ nhanh chóng tụt hậu. Tuy nhiên, tâm lý người Việt Nam “ăn chắc mặc bền” nên vẫn chuộng những sản phẩm có chất lượng tốt và giá rẻ.
d. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành:
Theo thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam, phân theo nguồn vốn chủ sở hữu thì số DN ngoài quốc doanh là 1172 DN; DN nhà nước là 307 DN và DN có vốn đầu tư nước ngoài là 472 DN. Điều này cho thấy cường cạnh tranh rất lớn.
e. Đe dọa từ sản phẩm thay thế:
Hàng may mặc Trung Quốc với giá thành rẻ và mẫu mã đa dạng, thường xuyên thay đổi và khá phù hợp với thị hiếu người Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trường may mặc nội địa.
5. Mô thức EFAS Công ty thời trang Việt – Thương hiệu Ninomaxx
Các nhân tố chiến lược
Độ quan trọng
Xếp loại
Tổng điểm quan trọng
1. Cơ hội
- Việt Nam gia nhập WTO
0.16
4
0.64
- Quy mô dân số ngày càng tăng
0.08
3
0.24
- Chi phí LĐ, kỷ năng, tay nghề
0.03
2
0.06
- Hệ thống phân phối
0.1
4
0.4
- KT-XH ốn định , phát triển
0.08
1
0.08
2. Đe dọa
- Quy mô nhỏ
0.15
4
0.6
- Phụ thuộc NVL nhập khẩu
0.12
3
0.36
- Kỷ thuật, công nghệ chưa phát triển
0.06
2
0.12
- Môi trường chính sách chưa thuận lợi
0.04
1
0.04
- Thói quen tiêu dùng trong nước
0.1
2
0.2
TỔNG
1.0
2.74
Nhận xét: Theo mô thức EFAS, doanh nghiệp đạt tổng điểm quan trọng là 2.74, điều này chứng tỏ doanh nghiệp có tính thích nghi tốt. Từ đó, doanh nghiệp có thể thực hiện mục tiêu thách thức cao hơn.
III. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ BÊN TRONG:
Sản phẩm chính của công ty:
Công ty thời trang Việt bước vào thị trường với các thương hiệu có tên gọi rất Tây như Ninomaxx, Nino, Max, NMSG. Trong những năm 98 nhưng đến nay họ đã thay đổi cơ cấu và tập trung vào 3 thương hiệu chính là Ninomaxx, Max, và N&M. Ninomaxx là dòng sản phẩm thời trang đơn giản nhưng cá tính dành cho giới trẻ Việt Nam. Đặc biệt, dòng sản phẩm này còn liên tục cho ra các mẫu mới và giá thành phù hợp với nhiều đối tượng. Vào cuối năm 2008, công ty thời trang Việt cho ra đời thương hiệu N&M Beyonce Borders với phong cách công sở trẻ trung với chất liệu cotton thoáng mát cùng thiết kế gọn gàng, sang trọng, kiểu dáng nhẹ nhàng bắt mắt có màu đơn giản như trắng, đen, xanh dương.
Thị trường của công ty:
Để có được chỗ đứng giữa thị trường mà các thương hiệu thời trang nước ngoài chiếm đến 60% không phải là chuyện dễ. Nhiều công ty Việt Nam trong số 40% thị phần còn lại đã chọn nhiều cách để tồn tại và phát triển. Trong số đó, hầu như đều chọn giải pháp sáp nhập theo kiểu đứng trên vai người khổng lồ, tồn tại song song bên cạnh một tên tuổi danh tiếng khác. Trước tình hình này, công ty thời trang Việt vẫn tự tin chọn hướng đi khác, hướng đi của riêng mình.
Năm 1998, một cửa hàng thời trang ra đời với biểu hiện màu đỏ khá nổi bật trên đường Nguyễn Đình Chiểu tên là MAXX. Ngoài màu sắc nổi bật ra thì trong cửa hàng này có một sự khác biệt nhỏ nhưng là một cuộc thay đổi lớn khi đó. Không chỉ dừng lại ở MAXX, năm 1999 thương hiệu Nino ra đời và hợp nhất trở thành NINOMAXX như ngày nay với sự có mặt cả ở thị trường ở nhiều nước như Úc, Hoa Kỳ… Vào tháng 10/2008, công ty đã cho khai trương cửa hàng tại đường Nguyễn Huệ với chiến lược tiếp thị mới của công ty, thông qua cửa hàng này khách hàng sẽ có sự thoải mái khi lựa chọn và được sự chăm sóc tư vấn tận tình của nhân viên bán hàng. Hiệu NINOMAXX đang sở hữu một hệ thống phân phối rất lớn cả trong và ngoài nước. Các sản phẩm của thời trang Việt được phân bố rộng khắp 142 cửa hàng trên toàn quốc. Dự kiến, con số này sẽ tăng lên 216 cửa hàng trong năm tới và còn mở rộng ra nhiều nước trên thế giới.
3. Đánh giá nguồn lực của công ty:
Hoạt động cơ bản:
+ Hậu cần đầu vào: nguyên vật liệu chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài
+ Sản xuất: trên qui mô rộng lớn với công suất 30%.
+ Marketing và bán hàng: cửa hàng phân phối rộng khắp “phủ sóng” thương hiệu trên cả 64 tỉnh thành trong cả nước. Công ty có chiến lược P.R rất tốt, có nhiều mẫu quảng cáo trên báo và các pano, áp phích.
Hoạt động bổ trợ:
+ Cơ sở hạ tầng: công ty có hệ thống và qui mô lớn.
+ Quản trị nguồn nhân lực: sở hữu một đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp khả năng sáng tạo cao. Có nhiều chương trình đào tạo huấn luyện nhân viên bán hàng tạo nên bản sắc riêng cho thương hiệu của mình.
+ Phát triển kỹ năng và công nghệ: trang thiết bị của công ty đã được đổi mới và hiện đại hóa tới 90%. Công ty luôn có nhiều mẫu mã đa dạng phong phú về chủng loại.
4. Năng lực cạnh tranh của công ty:
Dựa vào những năng lực cốt lõi, ta thấy được năng lực cạnh tranh của công ty là phát triển kỹ năng và công nghệ, marketing và bán hàng. Do công ty đã đổi mới và hiện đại hóa trang thiết bị cho ra năng suất lao động cao.
R&D đã tạo ra các sản phẩm đẹp, hợp thời trang, mềm và mát. Có hệ thống phân phối rộng khắp nên khách hàng có thể lựa chọn và mua bất kỳ sản phẩm công ty ở mọi nơi và mọi lúc. Có đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp và tận tình.
5. Vị thế cạnh tranh của công ty:
Công ty thời thời trang Việt- NINOMAXX có thể tận dụng một số điểm mạnh. Trước hết, trang thiết bị của công ty đã được đổi mới và hiện đại hóa đến 90%. Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản chấp nhận.
Bên cạnh đó, công ty đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Bản thân công ty cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng và tay nghề may tốt. Sở hữu đội ngũ thiết kế gồm những người tài trong và ngoài nước. Hệ thống nhãn hiệu độc đáo, chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn nhất Việt Nam. Chất liệu vải của thời trang Việt khá tốt, mềm và mát hình thức đẹp hợp thời trang. NINOMAXX luôn định hướng xây dựng thương hiệu là nhân tố hàng đầu. Ngoài ra việc đầu tư cho khâu thiết kế , huấn luyện nhân viên bán hàng, tiêu chuẩn trưng bày sản phẩm… cũng giúp NINOMAXX tạo được bản sắc riêng cho thương hiệu mình.
Bên cạnh những điểm mạnh công ty thời trang Việt vẫn còn tồn tại những điểm yếu như khả năng huy động vốn đầu tư thấp. Chất lượng nguyên vật liệu của sản phẩm còn phụ thuộc vào nhập khẩu ở các nước, sản phẩm vẫn còn bị phai màu và nhanh giãn. Ngoài ra giá của sản phẩm vẫn còn cao so với các công ty khác cùng ngành.
Thông qua việc đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty thời trang Việt ta thấy vị thế cạnh tranh của công ty so với các đối thủ khác chỉ nằm ở mức trung bình. Bởi vì trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay thì khả năng cạnh tranh của các công ty cùng lĩnh vực rất cao đòi hỏi các công ty phải luôn luôn đổi mới về công nghệ trang thiết bị nhưng công ty thời trang Việt vẫn còn huy động vốn đầu tư thấp nên chưa đáp ứng được tối đa yêu cầu về công nghệ hiện nay. Nguyên vật liệu phụ thuộc vào nhập khẩu nên công ty chưa thể chủ động trong việc cung ứng nguồn hàng cho khâu sản xuất và làm cho giá của sản phẩm cao hơn so với các sản phẩm khác cùng lĩnh vực chưa đáp ứng hết được tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.
Mặt khác, thời trang Việt đang sở hữu một đội ngũ thiết kế lành nghề, khả năng sáng tạo cao nên sản phẩm của công ty luôn đa dạng, phong phú về chủng loại và mẫu mã. Bên cạnh đó với kiến trúc mới độc đáo với hai màu chủ đạo là trắng và xám đã tạo ra sự khác biệt so với các nhãn hiệu khác, ngoài ra với hệ thống bán lẻ lớn nhất Việt Nam là điều kiện để sản phẩm của công ty tiếp cận tối đa đến người tiêu dùng.
6. Mô thức IFAS:
Nhân tố bên trong
Độ quan trọng
Xếp loại
Tổng điểm quan trọng
1. Điểm mạnh:
Thương hiệu mạnh
0.08
4
0.32
Ban lãnh đạo có kinh nghiệm trong quản lý
0.11
3
0.33
Hệ thống phân phối
0.13
3
0.39
Marketing
0.08
2
0.16
Thiết kế sáng tạo
0.1
3
0.3
2. Điểm yếu:
Năng lực tài chính
0.09
2
0.18
Công nghệ
0.08
2
0.16
Chất lượng sản phẩm
0.1
2
0.2
Cường độ cạnh tranh trong ngành
0.09
2
0.18
Giá cả
0.14
2
0.28
Tổng
1.00
2.5
Nhận xét: Kết quả của mô thức IFAS cho chúng ta biết được khả năng sử dụng một cách linh hoạt các nhân tố môi trường bên trong của công ty nhằm thích ứng với các điều kiện môi trường bên ngoài chỉ ở mức trung bình.
7. Mô thức TOWS:
Ma trận TOWN
Công ty thời trang Việt
STRENGTHS
- S1: Tiềm lực tài chính
- S2: Được sự hẫu thuẫn của tập đoàn dệt may Việt Nam.
- S3: Sản phẩm đa dạng
WEAKNESSES
- W1: Hệ thống bộ máy tổ chức, nhân sự chưa hoàn thiện.
- W2: Hoạt động của các chi nhánh, cửa hàng chưa đạt chuẩn hóa.
- W3: Hệ thống công nghệ thông tin chưa đảm bảo hoạt động phát triển của công ty.
OPPORTUNITIES
- O1: Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao.
- O2: Chính sách của nhà nước trong việc tạo điều kiện cho thị trường may mặc phát triển.
- O3: VN gia nhập WTO, tạo điều kiện liên kết và mở rộng thị trường.
- O4: Thị trường may mặc Việt Nam hứa hẹn nhiều cơ hội mới
SO Strategies
- S1O1O4: Chiến lược thâm nhập thị trường trong nước.
- S1O3: Chiến lược xâm nhập thị trường nước ngoài.
WO Strategies
- W1W3O3O4: Chiến lược tích hợp hóa.
THREATS
- T1: Việt Nam gia nhập WTO.
- T2: Thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các công ty may mặc trong nước.
- T3: Thị trường may mặc Việt Nam còn non trẻ.
- T4: Cạnh tranh mạnh từ các tập đoàn may mặc nước ngoài khác
ST Strategies
- S1T1T2T4: Chiến lược tích hợp hóa hàng ngang.
WT Strategies
- W3T2T4: Chiến lược liên minh liên kết.
IV. CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP:
Trên thị trường hiện nay các công ty may mặc mọc lên như nấm để dứng vững trên thị trường trước sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ cạnh tranh là một vấn đề nan giải cho các công ty trong ngành may mặc,cũng như các công ty khác Công ty thời trang Việt cũng không nằm ngoài vòng xoáy trên.
Để tồn tại và phát triển thời trang Việt phải cần tìm cho mình một chiến lược mới,một đường đi mới đó là tìm ra sự khác biệt mới đối với từng phân đoạn thị trường khác nhau đó là chiến lược tập trung hóa dựa vào khác biệt hóa. Nội dung cốt lõi của chiến lược này là tập trung vào giới trẻ với phong cách trẻ trung để tạo ra sự khác biệt và hấp dẫn của sản phẩm với đối thủ cạnh tranh như mẫu mã ,kiểu dáng,chất lượng…..
Với chiến lược này thời trang NiNoMaxx tập trung vào sự trẻ trung và năng động kiểu dáng đơn giản không quá cầu kỳ.Mỗi mặt hàng điều có size và kích cỡ khác nhau,giá cả cũng có phần đắt hơn thay vì lựa chọn chiến lược dẫn đạo chi phí thấp như các hãng thời trang khác nhưng vẫn được khách hàng chấp nhận và lựa chọn.
Bên cạnh đó để giúp thương hiệu NiNoMaxx đứng vững và lâu dài trên thị trường,Thời trang Việt phải có chính sách và chiến lược phát triển riêng đó là chiến lược khác biệt trên thị trường nội địa,khi sản phẩm NiNoMaxx ra đời đã được đông đảo khách hàng lựa chọn có thời điểm hàng làm ra không kịp bán vì thời điểm sản phẩm ra đời chưa có công ty nào có một phong cách phá cách như NiNoMaxx,mặc dù NiNoMaxx có ưu thế về sản phẩm uy tín,chất lượng cao,mẫu mã phong phú,có hệ thống phân phối rộng khắp,đội ngũ thiết kế năng động sáng tạo,dễ dàng tiếp cận nguồn nguyên liệu từ nước ngoài và đặc biệt là thời trang Việt có các cửa hàng phân với không gian rộng lớn thoáng mát lịch sự đó là điểm nổi bật của thời trang Việt,nhưng đi kèm với những lợi thế trên Thời trang Việt nói chung và sản phẩm NiNoMaxx nói riêng không phải lúc nào cũng bằng phẳng có giai đoạn NiNoMaxx cũng đã nếm mùi thất bại đó là sau khi bán hàng xong đã có “một tỷ lời than phiền từ khách hàng”,bên cạnh đó nước ta đang trong thời kỳ hội nhập sự cạnh tranh với các công ty thời trang nước ngoài ngày càng khốc liệt,trước tình hình và sự thất bại trên đã giúp NiNoMaxx hoạch định hẳn cho mình một chiến lược phát triển cho thị trường nội địa thông qua việc cải tổ bộ máy điều hành,sắp xếp lại hệ thống bán hàng …..
Ngoài việc lựa chọn một chiến lược phù hợp cho mình Thời Trang Việt còn xác định cho mình một hệ thống chính sách triển khai cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cụ thể:
+ Đối với chính sách marketing :
*Phân đoạn thị trường:Thời trang viêt đã chọn cho mình một phân đoạn thị trường riêng đó là tập trung vào tầng lớp trẻ năng động từ đó tạo cho mình những dòng sản phẩm với những đặc thù riêng như về mẫu mã,chất liệu,kiểu dáng thiết kế tinh xảo,hấp dẫn hơn cho tùng sản phẩm cũng như cho từng nhãn hiệu
*Định vị sản phẩm;tạo sản phẩm có phong cách dành cho giới trẻ.
*chính sách sản phẩm:nguyên vật liệu có chất lượng cao được nhập khẩu từ nước ngoài.
*chính sách giá;Định giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh
*chính sách phân phối:kênh phân phối gián tiếp
*chính sách xúc tiến thương mại:quảng bá sản phẩm,thục hiện các hoạt động P$R ……..
+ Về chính sách nhân sự : để phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình thời trang Việt có một đội ngũ nhân viên thiết kế sáng tạo và có đông đảo lực lượng công nhân lành nghề,mặc dù phương châm của công ty là làm thế nào để bán được nhiều sản phẩm nhất thì bên cạnh đó thời trang Việt cũng không quên đi việc thực hiện các chính sách dành cho đội ngũ nhân viên và công nhân với nhiều chính sách khen thưởng khác nhau để tạo một môi trường làm việc nghiêm túc thân thiện và hiệu quả nhất,ngoài ra công ty thời trang Việt cũng có nhiều ưu đãi đố với các đại lý,các cửa hàng phân phối để tạo 1 kênh phân phối hiệu quả nhất.
+ Chính sách R$D của công ty là luôn luôn nghiên cứu để đổi mới sản phẩm,nghiên cứu nhu cầu ,thị hiếu và sự thay đổi trong nhu cầu thời trang của khách hàng từng bước hoàn thiện sản phẩm,đưa ra sản phẩm với phong cách mới lạ,công nghệ luôn luôn được cải tiến.
+ Chính sách tài chính của công ty:huy động vốn từ các nhà đầu tư,hợp tác với các công ty thời trang nổi tiếng ở nước ngoài………
V. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP:
* Loại hình cấu trúc tổ chức của công ty: Để thuận lợi trong quá trình quản lý cũng như quản lý có hiệu quả nhất.Công ty TNHH TVTK Thời Trang Việt đã áp dụng cơ cấu tổ chức DN theo chức năng.Với cách thức tổ chức quản lý này đã đem lại cho DN nhiều ưu điểm cũng như nhược điểm khác nhau.
*Ưu điểm:
+ Tạo điều kiện tuyển dụng nhân viên với các kỹ năng với từng bộ phận chức năng. + Có sự chuyên môn hóa sâu sắc hơn,cho phép các thành viên tập trung vào chuyên môn của mình hơn.
*Nhược điểm: Khi hoạt động của công ty tăng lên về quy mô & số lượng sp thì sự tập trung của người quản lý đối với lĩnh vực chuyên môn của mình sẽ bị dàn mỏng,do đó sẽ làm giảm mối quan tâm tới các phân đoạn sp cụ thể & nhóm khách hàng của từng sp.
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG TC_HC
PHÒNG KT_TC
PHÒNG KDOANH
PHÒNG THỦ QUỸ
PHÓ GIÁM ĐỐC
CÁC CỬA HÀNG PHÂN PHỐI
CÁC PHÒNG BAN
Khu vực khác
Miền Nam
Miền Bắc
Miền Trung
- Tổng GĐ:Là người giữ vai trò quan trọng nhất trong DN.Sự sống còn của
Dnghiệp đều phụ thuộc vào sự linh hoạt,nhạy bén của người đứng đầu DN này.
- Phó GĐ:Là người tham mưu cho GĐ trong mọi vấn đề hoạt đông của DN.Thay mặt GD giải quyết những vấn đề khi GĐ vắng mặt. - Phòng tổ chức hành chính(TC_HC):Đảm nhiệm vai trò trong việc tổ chức các hoạt đọng của DN. - Phòng kinh doanh:Có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm. -- Phòng kế toán tài chính(KT_TC):Theo dõi tình hình tài chính của DN. - Phòng thủ quỹ:Đảm nhận vai trò theo dõi tinh hình các khoản thu chi tài chính trong DN.
- Các cửa hàng phân phối: Là nơi trưng bày,giới thiệu và trực tiếp tiêu thụ sản phẩm.
* Phong cách lãnh đạo chiến lược của công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qtcl_5936.docx