Chiến lược về nhãn hiệu của Pepsi :Đầu tiên,Pepsi là cái tên dễ nhớ.Thứ 2,về màu sắc,màu xanh là màu đầy sức sống, thể hiện niềm tin tưởng vào chiến thắng trước mọi khó khăn. Nửa đỏ phần trên logo thể hiện lòng khát khao mãnh liệt vào chiến thắng. Sự kết hợp giữa hai màu xanh, đỏ tạo sức thu hút thị giác lớn. Sự đối lập giữa 2 màu xanh-đỏ đã được làm dịu bởi màu trắng ở giữa.Hình tròn trong logo của pepsi tượng trưng cho thị phần của pepsi sẽ xâm chiếm trên toàn trái đất.Kiểu chữ cách tân, trẻ trung, năng động.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8484 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích chiến lược sản phẩm và chiến lược phân phối của Pepsico Việt Nam trong phân khúc hàng tiêu dùng nước giải khát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VẠN XUÂN
KHOA KINH TẾ
BẢN THẢO BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: MARKETING CĂN BẢN
Đề tài:Phân tích chiến lược sản phẩm và chiến lược phân phối của Pepsico Việt Nam trong phân khúc hàng tiêu dùng nước giải khát.
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Duy Thành
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Hồng Thảo
Lớp: ĐHKT 2
Nước là một phần thiết yếu của cuộc sống,con người ta không thể sống mà lại không có nước.Trước đây con người chỉ biết đến những loại nước uống dân dã,đươc chế biến thủ công đơn giản.Kể từ khi khoa học-công nghệ phát triển thì người ta bắt đầu biết đến khái niệm nước giải khát.Nổi tiếng nhất trong làng nước giải khát hiện nay chính là 2 người khổng lồ Coca-cola và Pepsi.Pepsi tuy là người đến sau nhưng lại là đối thủ đáng gờm và nặng kí của Coca-cola.Được như thế là do Pepsi đã có những chiến lược Marketing hợp lí,đúng đắn trong từng thời điểm khác nhau.
Tập đoàn Pepsi thành lập năm 1898, trụ sở chính tại thành phố Purchase, bang New York, Mỹ. Năm 1965, Pepsi sáp nhập với tập đoàn Frito-Lay thành tập đoàn PepsiCo. Tập đoàn Pepsi-co hoạt động kinh doanh trong ba phân khúc hàng tiêu dùng chính: nước giải khát (Pepsi-Cola), chuỗi nhà hàng (Taco Bell, gà rán hiệu KFC, và Pizza Hut), đồ ăn nhẹ (snack food như Frito-Lay).
Năm 1991, Tập đoàn Pepsi lần đầu tiên đến Việt Nam với sản phẩm chất lượng cao và khẩu vị có thay đổi chút ít để phù hợp hơn với người tiêu dùng Việt Nam.Công ty nước giải khát quốc tế Pepsi-co Việt Nam được thành lập theo quyết định số 291/GP ngày 24/12/1991 của Uỷ ban Nhà Nước về hợp tác và đầu tư. . Trải qua gần 15 năm hoạt động, Công ty Pepsi Việt Nam đã trở thành một thương hiệu quen thuộc với người dân Việt Nam
Trong bài viết này xin được giới hạn phân tích về chiến lược sản phẩm và chiến lược phân phối của Pepsi trong phân khúc hàng tiêu dùng nước giải khát.
Theo khảo sát thì cứ trong 4 sản phẩm nước uống có gas được bán trên thế giới thì có một sản phẩm của Pepsi, tổng cộng là một ngày Pepsi bán được hơn 200 triệu sản phẩm và con số này còn tiếp tục tăng. Tính trên toàn thế giới thì khách hàng chi khoảng 32 tỉ đô la cho các mặt hàng nước giải khát của Pepsi-Cola. (Nguồn:Trang điện tử Chính phủ nước CHXHCN VN)) .Các sản phẩm của Pepsi-Cola đều có chất lượng và giá trị tuyệt hảo do có quy trình sản xuất chặt chẽ,tiêntiến
Trong kinh doanh , đối với mỗi doanh nghiệp thì chiến lược về sản phẩm là điều được quan tâm đến đầu tiên vì nó ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của người tiêu dùng về thương hiệu sản phẩm củadoanh nghiệp.Và Pepsi cũng xây dựng cho riêng mình những chiến lược về sản phẩm để tạo nền tảng cho các chiến lược khác của công ty.
Về chiến lược phát triển sản phẩm:công ty nước giải khát Pepsi-Cola sản xuất và bán ra thị trường đa dạng các loại nước giải khát, bao gồm: Pepsi-Cola, Mountain Dew, và Slice. Các sản phẩm dán nhãn của Pepsi-Cola là: Pepsi, Pepsi dành cho người ăn kiêng (Diet Pepsi), Mountain Dew, 7UP.Pepsi đã nắm bắt được tâm lý của những khách hang sợ béo để cho ra đời Diet Pepsi.Với mục đích mở rộng thị trường,sau này Pepsi còn cho ra đời Twister,Mirinda ,Sting làm phong phú thêm chủng loại mặt hàng,tạo nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng.Làm như thế sẽ tạo được dấu ấn với người tiêu dùng ở bất cứ chủng loại mặt hàng nào.Nhưng với nhiều chủng loại như vậy thì sẽ không tạo được hương vị đặc trưng đặc biệt cho từng loại nước giải khát vì công thức pha chế và dây chuyền sản xuất là gần giống nhau,và như vậy sẽ làm cho khách hàng cảm thấy số tiền mình bỏ ra để thưởng thức loại nước mới là không xứng đáng.Và các loại nước trên đều là loại nước có gaz-chỉ phù hợp với giới trẻ và 1 bộ phận tuổi trung niên.Hiện nay Pepsi vẫn chưa có loại nước giải khát nào dành cho người cao tuổi
Chiến lược về nhãn hiệu của Pepsi :Đầu tiên,Pepsi là cái tên dễ nhớ.Thứ 2,về màu sắc,màu xanh là màu đầy sức sống, thể hiện niềm tin tưởng vào chiến thắng trước mọi khó khăn. Nửa đỏ phần trên logo thể hiện lòng khát khao mãnh liệt vào chiến thắng. Sự kết hợp giữa hai màu xanh, đỏ tạo sức thu hút thị giác lớn. Sự đối lập giữa 2 màu xanh-đỏ đã được làm dịu bởi màu trắng ở giữa.Hình tròn trong logo của pepsi tượng trưng cho thị phần của pepsi sẽ xâm chiếm trên toàn trái đất.Kiểu chữ cách tân, trẻ trung, năng động.
Về bao bì ,thì đóng thùng Pepsi bao gồm chai thủy tinh,chai nhựa, lon với các dung tích khác nhau.Trên bao bì,pepsi đã ghi đầy đủ các thông tin về NSX-HSD,các thành phần nguyên liệu,địa chỉ nơi sản xuất.Đây là những yếu tố mà khách hàng thường rất quan tâm đến trước khi họ quyết định mua.
Về dịch vụ khách hàng:Nắm bắt được tâm lí của người Việt hay mua sắm nhiều vào các dịp lễ tết và ngại phải di chuyển xa với hàng hóa nặng nên Pepsi đã tổ chức các quầy hàng gần nơi để phương tiện của các siêu thị để khách hàng không phải vác từ trong siêu thị ra tận chỗ để xe.Làm như vậy tuy có tốn kém về nhân lực và phí vận chuyển nhưng so với lợi nhuận kiếm được thì những chi phí đó không đáng là bao.Ngoài ra Pepsi còn tổ chức các chương trình vui chơi,khuyến mãi để kích thích sức mua của khách hàng.
Các chiến lược về sản phẩm của Pepsi là bước đầu để xây dựng hình ảnh và thương hiệu sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng và đã đạt được những kết quả như mong muốn.
Ngày nay hầu hết các doanh nghiệp đều phân phối sản phẩm của mình đến người tiêu dùng thông qua trung gian phân phối vì nhiều lí do như về hạn chế tài chính,tiết kiệm chi phí,….Và Pepsi cũng như vậy.Dù là 1 đại gia khổng lồ trong nghành giải khát với tiềm lực lớn về tài chính nhưng Pepsi cũng không tự tay mang sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng mà đã xây dựng cho mình 1hệ thống phân phối.
Theo ông Lâm Văn Hải,phó tổng giám đốc kinh doanh Pepsico Việt Nam thì việc xây dựng hệ thống phân phối phải xuất phát từ người tiêu dùng.Tổ chức kênh phân phối chủ yếu của Pepsi đó là :kênh marketing truyền thống-sản phẩm sẽ được chuyển đến tay người tiêu dùng thông qua những trung gian bán hàng,đó là các nhà bánsỉ và bán lẻ vì những người tiêu dùng thường chọn mua nước giải khát tại những nơi thuận tiện,dễ dàng,tốn ít thời gian chờ đợi với số lượng ít và không cần phải có dịch vụ hỗ trợ;còn những tổ chức-đại lý thường mua với số lượng lớn,thời gian vận chuyển là không quá dài và cần có các dịch vụ hỗ trợ.Pepsi xây dựng 1 hệ thống phân phối rộng khắp cả nước sẽ làm giảm những thiệt hại ngoài ý muốn như bể,vỡ trong khi di chuyển,ngoài ra còn tạo được hình ảnh quen thuộc với khách hàng và không phải mất nhiều tiền cho chi phí vận chuyển mặc dù chi phí cho xây dựng ban đầu rất lớn.
Trong chiến lược quản trị kênh phân phối,các nhà quản lí Pepsi rất quan tâm đến việc động viên khích lệ các trung gian phân phối vi họ biết rằng “Không thể tạo ra lòng trung thành của các nhà phân phối bằng lời nói”.Đây là 1 chiến lược rất khôn ngoan vì nó sẽ tạo ra sự gắn kết lâu dài giữa nhà sản xuất với nhà phân phối,một khi nhà phân phối trung thành.đứng về phía nhà sản xuất thì nhà sản xuất đã thành công rất nhiều.
Ngoài ra Pepsi còn sử dụng chiến lược phân phối theo hệ thống marketing ngang: Pepsi đang hợp tác với nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh KFC,tức là khách hàng ở đây ăn fast food và chỉ được uống Pepsi- hạn chế là nhà kinh doanh đã ép buộc khách hàng, làm như vậy sẽ phần nào làm mất thiện cảm của khách hàng với nhà kinh doanh. Sáng 07/09/2009, công ty Pepsico Việt Nam đã cùng công ty cổ phần Kinh Đô kí kết thỏa thuận hợp tác kinh doanh, mở đầu cho sự hợp tác kinh doanhgiữa công ty nước giải khát thuộc tập đoàn quốc gia và công ty thực phẩm bánh kẹo có uy tín tại nội địa. Đây là hình thức hợp tác dựa vào kênh phân phối của nhau để mở rộng mạng lưới bán hàng và phát triển thị trường.(Nguồn Việt báo.vn)
Với các chiến lược về phân phối sản phẩm,Pepsi đã mở rộng được thị trường trên cả nước, đặc biệt là phát triển mạnh ở khu vực phía nam và đang dần chiếm lĩnh thị trường ở miền bắc.
Mục tiêu của Pepsico Việt nam là “Trở thành công ty hàng đầu về sản xuất hàng tiêu dùng, tập trung chủ yếu vào thực phẩm tiêu dùng và nước giải khát”.Như vậy chiến lược về sản phẩm và chiến lược về phân phối của Pepsi đã đóng góp 1 phần vào việc hoàn thành mục tiêu của công ty, giúp công ty tăng thêm về số lượng, doanh thu và lợi nhuận.
http;//vuonsaoba ngonline.wapego.comhttp;//vuonsaoba ngonline.wapego.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_tieu_luan_marketing_8763.doc