Tiểu luận Phân tích công ty, xác định cho trường hợp của ngân hàng thương mại SacomBank

Mục Lục

MỤC LỤC . . .1

LỜI MỞ ĐẦU . . 3

 

Chương 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CÔNG TY .5

 

1.1 Phân tích công ty và tầm quan trọng của nó trong việc đầu tư chứng khoán .5

1.1.1 Khái niệm phân tích công ty .5

1.1.2 Tầm quan trọng của phân tích công ty .5

1.2 Nội dung phân tích công ty .6

1.2.1 Các loại báo cáo tài chính chủ yếu .6

1.2.2 Phân tích các tỷ lệ tài chính . .8

1.2.2.1 Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán .8

1.2.2.2 Nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động .9

1.2.3 Nhóm tỷ lệ về phân tích rủi ro .12

1.2.3.1. Rủi ro kinh doanh . .12

1.2.3.2. Rủi ro tài chính . .13

1.2.2.3. Rủi ro thanh khoản .16

1.2.4 Phân tích khả năng tăng trưởng .16

1.2.5 Nhóm tỷ lệ về phân phối lợi nhuận .16

1.3 Một số phương pháp phân tích công ty .18

 

Chương 2

PHÂN TÍCH CÔNG TY –XÁC ĐỊNH CHO TRƯỜNG HỢP NHTMCP SACOMBANK .19

 

2.1 Giới thiệu tổng quan về NH SaComBank .19

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển . .19

2.1.2 Các sản phẩm dịch vụ của NH SaComBank . .19

2.1.3 Đối tượng khách hàng .20

2.2 Phân tích báo cáo tài chính . .21

2.2.1 Biến động doanh thu và chi phí .21

2.2.2 Phân tích các tỷ lệ tài chính .23

 

Chương 3

TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NHTM SACOMBANK .26

 

3.1 Triển vọng của ngành ngân hang 26

3.2 Triển vọng phát triển của ngân hàng SaComBank .27

3.2.1 Lợi thế cạnh tranh của ngân hang 27

3.2.2 Các rủi ro của nền kinh tế 29

3.3.Định hướng hoạt động của NHTMCP Sacombank 30

LỜI KẾT .32

PHỤ LỤC 33

DANH MỤC BẢNG BIỂU 37

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2090 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích công ty, xác định cho trường hợp của ngân hàng thương mại SacomBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động Hiệu suất ứng dụng tổng tài sản: Phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản nói chung. Tỷ kệ này cho biết bình quân mỗi đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. ( Tổng tài sản ròng = tổng tài sản - Khấu hao tài sản cố dịnh ) Với mỗi ngành nghề khác nhau tỷ lệ này là rất khác nhau. Chẳng hạn tỷ lệ này khoảng trên dưới 1 đối với những ngành nghề đòi hỏi nhiều vốn( như thép, ôtô) và khoảng trên 10 đối với nhưng công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Hiệu suất sử dụng TSCĐ ròng: Nếu so sánh với công ty trong ngành hay toàn bộ nền kinh tế nói chung, tỷ lệ này của công ty thấp hơn rất nhiều thì điều đó có nghĩa là vốn của công ty này đã bị ứ đọng quá nhiều trong TSCĐ. Ngược lại, nếu tỷ lệ này là quá cao so với trung bình ngành thì điều đơn giản nhất ta thấy được là Công ty đang sử dụng các TSCĐ đã khấu hao hoàn toàn, hoặc đã lạc hậu cũ kỹ, ngoài ra cũng thể hiện rằng công ty này khó có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu Vốn chủ ở đây bao gồm cả vốn góp cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường, thặng dư vốn và tổng lợi nhuận để lại. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu bị tác động bởi cơ cấu vốn của doanh nghịêp. Nhóm tỷ lệ khả năng sinh lời. Tỷ suất lợi nhuận biên. Lợi nhuận biên được đo bằng doanh thu bán hàng trừ đi vốn hàng bán. Từ đó người ta tính được tỷ suất lợi nhuận biên như sau: Cơ cấu sản phẩm và phương thức tiêu thụ có ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận biên. Một sự thay đổi nhỏ trong cơ cấu sản phẩm tiêu thụ hoặc phương thức bán hàng cũng làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận biên. Tỷ lệ lợi nhuận biên với mỗi ngành khác nhau, với mỗi ngành ở các giai đoạn tăng trưởng khác nhau cũng khác nhau. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động biên: để tính tỷ suất lợi nhuận hoạt động biên, ta xác định lợi nhuận bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi chi phí bán hàng, chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động biên được tính như sau : Sự biến động của ty suất lợi nhuận hoạt động biên qua thời gian là một trong những nguyên nhân căn bản gây nên rủi ro kinh doanh của 1 công ty. Lợi nhuận trên tổng nguồn vốn (ROA): ROA là tỷ lệ chỉ ra mối quan hệ giữa lợi nhuận thu về của công ty với tất cả lượng tài sản tham gia vào sản xuất kinh doanh , hay tổng vốn của doanh nghiệp (nợ, vốn cổ phần ưu đãi và cổ phần thường). Bởi vậy, lợi nhuận ở đây được hiểu là thu nhập ròng từ hoạt động tức thu nhập sau thuế( trước khi trả cổ tức) cộng với tổng chi phí trả lãi cho các khoản nợ. ROA bao gồm các khoản cho thuê: đối với những công ty mà có sử dụng nhiều tài sản đi thuê như các hang bán lẻ, các hãng hàng không… thì việc tính toán ROA như trên sẽ không còn chính xác. Do đó, trong trường hợp này, phải tính đến các khoản cho tài sản đi thuê và giá trị tính toán sẽ phải đưa lên bảng cân đối kế toán như là tài sản cố định hay nợ dài hạn. Cách dự tính giá trị chiết khấu của các khoản phải trá cho tài sản thuê trong tương lai được chia làm 2 cách: Bộ số các khoản thuê phải trả tối thiểu sắp tới. Chiết khấu giá trị tương lai của các khoản phải trả tối thiểu được cung cấp tại mục nợ dài hạn trên báo cáo thường niên. Với phương pháp thứ nhất ta sử dụng “ quy tắc 8 lần”, tức là để tính toán ước lượng khoản thuê tối thiểu phải trả trong tương lai ở thời điểm hiện tại , cần nhân số liệu của năm t+1 với 8. Với phương pháp thứ hai, trước tiên phải dự tính chi phí nợ dải hạn của công ty. Sau đó, phải xem là trong bao nhiêu năm thì khoản nợ cộng dồn đó sẽ trả hết. Giá trị khoản thuê sẽ được xác định bằng cách chiết khấu đồng tiền về thời điểm hiện tại với tỷ lệ chiết khấu là chi phí nợ dài hạn. Giá trị này sẽ được cộng thêm vào giá trị của TSCĐ và được xem như nợ dài hạn của công ty… - Khấu hao các tài sản đi thuê: Mức khấu hao đối với tàn sản đi thuê được xác định bằng cách chia giá trị khoản thuê cho thời hạn thuê. Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Nếu một nhà đầu tư nào đó chỉ quan tâm đến vốn của chủ túc là chỉ quan tâm đến vốn của các cổ đông thường, tỷ lệ được tính như sau : 1.2.3 Nhóm tỷ lệ về phân tích rủi ro 1.2.3.1 Rủi ro kinh doanh Rủi ro kinh doanh là sự không chắc chắn về thu nhập của doanh nghiệp do bản chất của hoạt động kinh doanh. Sự không ổn định hay không chắc chắn này bắt nguồn từ những khó khăn trong các khâu khác nhau trong quá trình sản suất kinh doanh: chi mua nguyên vật liệu đầu vào, tiêu thụ sản phẩm, quan hệ với khách hàng và cả cách thức mà doanh nghiệp sản xuất sản phẩm. Đặc biệt, thu nhập hoạt động của doanh nghiệp không ổn định là bởi hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng như chi phí nguyên vật liệu đầu vào biến đổi một cách thường xuyên và rất khó lường trước. Rủi ro kinh doanh của một doanh nghiệp sẽ được đo lường bằng các sai lệch của các dòng thu nhập qua thời gian. Tức là chúng ta sử dụng độ lệch chuẩn của một chuỗi các bộ sổ liệu về thu nhập của doanh nghiệp trong quá khứ: Trong đó : OEi là thu nhập từ hoạt động kinh doanh của công ty năm thứ i và n là số năm. Độ lệch chuẩn của các luồng thu nhập hoạt động cho phép chúng ta so sánh rủi ro kinh doanh giữa các hãng với quy mô khác nhau. Để tính toán được chỉ số này, chúng ta cần một bộ số liệu từ 5 đến 10 năm. Nếu ít hơn 5 năm, việc phân tích sẽ không có ý nghĩa còn nếu qúa 10 năm thì kết quả tính toán sẽ bị coi là lỗi thời. Bên cạnh việc tính toán rủi ro kinh doanh tổng thể chúng ta cũng rất cần phải tính đến 2 nhân tố tác động đến sự biển đổi thu nhập hoạt động đó là : mức biến đồi sản lượng và đòn bẩy hoạt động. Mức biến đổi sản lượng: Mức biến đổi sản lượng được đo lường như sau: = Trong đó : S là sản lượng tiêu thụ, n là số năm Đòn bẩy hoạt động: dùng để chỉ mức độ chi phí cố định mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Nếu chi phí cố định trong tổng chi phí càng cao thì cũng cú nghĩa là mức độ đòn bẩy hoạt động cửa doanh nghiệp càng cao. Khi các nhân tố khác không đổi mức độ đòn bẩy càng cao thì một sự thay đổi nhỏ trong khối lượng bán hàng sẽ dẫn đến một sự thay đổi lớn trong thu nhập trước thuế và trả lãi vay. Đòn bẩy hoạt động = 1.2.3.2 Rủi ro tài chính Rủi ro tài chính là loại rủi ro mà công ty phải đối mặt khi huy động vốn từ các khoản nợ để tải trợ cho hoạt động của công ty. Mức độ rủi ro tài chính có thể chấp nhận được của một công ty phụ thuộc rất nhiều vào rủi ro kinh doanh. Với một công ty nào đó có mức độ rủi ro kinh doanh thấp (thu nhập từ hoạt động ổn định), các nhà đầu tư sẽ chấp nhận một mức rủi ro tài chính cao hơn. Trong phân tích rủi ro tài chính, chúng ta sẽ sử dụng 3 chỉ tiêu tài chính: thứ nhất là tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu, thứ hai là các tỷ lệ so sánh giữa thu nhập với chi phí cố định và chi phí trả lãi, thứ ba là các tỷ lệ so sánh đồng tiền với chi phí tài chính hoặc so sánh các đồng tiền với giá trị sổ sách của các khoản nợ chưa trả. Tỷ lệ nợ :Là các tỷ lệ so sánh tỷ trọng của các khoản nợ với các nguồn vốn khác như cổ phần ưu đãi, vốn cổ phần ưu đãi, vốn cổ phần thường và lợi nhuận để lại. - Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu Vốn Chủ sở hữu là giá trị sổ sách bao gồm vốn cổ phần ưu đãi, vốn cổ phần thường và lợi nhuận để lại. - Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn Tổng vốn dài hạn bao gồm tổng nợ dài hạn và tổng vốn cổ phần thường. - Tỷ lệ nợ: Trong nhiều trường hợp chúng ta rất cần phải so sánh tổng nợ với tổng nguồn vốn: Trên thực tế, cũng có một số nhà phân tích cho rằng quan điểm tính toán này tương đối bảo thủ bởi vì nó chưa tính đến các khoản nợ không phải trả lãi. Tổng nợ phải trả lãi trên tổng quỹ vốn = Tổng nợ phải trả lãi Tổng vốn + nợ không phải trả lãi Tỷ lệ đo lường các luồng thu nhập Ngoài các tỷ lệ đo lường tỷ trọng của các khoản nợ trên báo cáo tài chính, các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến những tỷ lệ liên quan đến dòng.thu nhập để có thể thoả mãn nhu cầu thanh toán của các khoản trả lãi, tiền thuế, v.v. . . Khả năng đáp ứng các gánh nặng tài chính cố định càng cao thỉ rủi ro tài chỉnh cảng thấp, chẳng hạn khả năng thanh toán lãi vay: Tỷ lệ này cho biết công ty sử dụng bao nhiêu phần trăm trong tổng số thu nhập của mình để trang trải các gánh nặng nợ nần. Ví dụ, một tỷ lệ thanh toán nợ bằng 5 có nghĩa là tồng số thu nhập của công ty chỉ còn lại 80% do công ty phải trích 20% (một phần năm) để chi trả các khoản nợ tài chính cố định. Nếu tính đến các hợp đồng thuê tài sản, ta có công thức như sau : Các tỷ lệ đo lường dòng tiền mặt: Các tỷ lệ chi phí tài chính bằng tiền mặt: các tỷ lệ này khác với tỷ lệ trang trải từ thu nhập ở trên. Động cơ sâu sa ở đấy là thu nhập và dòng tiền của 1 công ty sẽ không giống nhau về cơ bản . Chú ý rằng những thay đổi của yếu tố” thuế nộp chậm” có thể làm tăng dòng tiền mặt khi số thuế nộp chậm tăng và ngược lại. Tỷ lệ dòng tiền mặt trên các khoản nợ dài hạn Tỷ lệ dòng tiền mặt trên tổng nợ 1.2.2.3 Rủi ro thanh khoản Là một nhà đầu tư bạn phải biết được tính chất thanh khoản của các chứng khoán mà bạn đang sở hữu hoặc có dự định mua vì khả năng thanh khoản là rất quan trọng nếu như bạn muốn thay đổi cấu trúc danh mục đầu tư của mình. 1.2.4 Phân tích khả năng tăng trưởng. Phân tích khả năng tăng trưởng là nội dung quan trọng trong phân tích và định giá doanh nghiệp. Sự tăng trưởng của một doanh nghiệp cũng giống như sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung, nó phụ thuộc vào: (1) Tổng khối lượng tài sản giữ lại và tái đầu tư (2) Tỷ lệ thu nhập trên tài sản giữ lại và tái đầu tư Tỷ lệ lợi nhuận (thu nhập) để lại càng cao thì tiềm năng tăng trưởng của công ty càng lớn. Nói cách khác, với một mức lợi nhuận tái đầu tư cho trước, công ty nào có tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản để lại cao thỡ cú mức tăng trưởng cao hơn. Bởi vậy, tỷ lệ tăng trưởng g = % lợi nhuận để lại x ROE = b x ROE Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại (b) được quyết định bởi Hội đồng quản trị dựa trên cơ hội đầu tư tiềm năng của công ty. Một công ty có thể giữ lại thu nhập và tái đầu tư miễn là tỷ lệ thu nhập dự tính từ các khoản đầu tư đủ bù đắp chi phí vốn của công ty. Như chúng ta đó nghiên cứu ở phần trước, sử dụng phương pháp phân tích tài chính Dupont cho thấy ROE được cấu thành từ ba bộ phận: Tỷ suất lợi nhuận biên; Hiệu suất sử dụng tồng tài sản; đồn bẩy tài chính. Công ty có thể tăng giá trị ROE bằng cách tăng tỷ suất lợi nhuận biên, tăng cường hiệu quả hoạt động, hoặc bằng cách tăng đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, việc tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính có thề làm tăng rủi ro tài chính. 1.2.5 Các tỷ lệ về phân phối lợi nhuận Các tỷ lệ về phân phối lợi nhuận là các chỉ tiêu rất được các nhà đầu tư quan tâm. Các chỉ tiêu này bao gồm: Thu nhập của một cổ phiếu: EPS là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ.Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông. EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net income) trong công thức tính trên. Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các chỉ số khác. EPS = Lợi nhuận sau thuế/số cổ phiếu lưu hành. Giá trên thu nhập (P/E) Đây là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính như sau: P/E = P/EPS Trong đó giá thị trường P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất.P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí.Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao. Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử người đầu tư có cổ phiếu AAA không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Lúc đó cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu AAA, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu AAA. Ngoài ra ta còn quan tâm đến một số tỷ lệ khác như: Cổ tức = Lợi nhuận đem chia/số lượng cổ phiếu lưu hành. Tỷ lệ chi trả cổ tức = lợi nhuận đem chia/lãi sau thuế = Cổ tửc/ESP Tuy nhiên, trong thực tế, tỷ lệ chi trả cổ tức được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa cổ tức được trả so với mệnh giá của cổ phiếu = D/FV Tỷ lệ chi trả cổ tức so với giá trị sổ sách = D/BV Các phân tích trên nhằm đánh giá thực trạng tài chính của công ty, trong đó, hai nhân tố quan trọng nhất là thu nhập và rủi ro, trên cơ sở đó, định lượng nhằm: xác định giá chứng khoán; xác định hay đánh giá mức độ rủi ro cửa cổ phiếu; xếp hạng nợ của doanh nghiệp; đánh giá khả năng phá sản doanh nghiệp. 1.3 Một số phương pháp phân tích công ty -Phương pháp phân tích so sánh -Phương pháp phân tích tỷ lệ -Phương pháp phân tích tài chính Dupont -Phương pháp phân tích taì chính Dupont mở rộng -Phương pháp phân tích kỹ thuật Chương 2 Phân tích công ty và lựa chọn cổ phiếu – Xác định cho trường hợp của NHTM SaComBank 2.1 Giới thiệu tổng quan về NH SaComBank 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 21/12/1991 trên cơ sở chuyển thể ngân hàng Phát triển kinh tế Gò Vấp và sáp nhập 3 Hợp tác xã tín dụng Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia. Vào thời điểm đó cả 4 đơn vị này đều trong giai đoạn cực kỳ khó khăn về tài chính. Khởi đầu với số vốn điều lệ chỉ có 3 tỷ đồng, mạng lưới hoat động chủ yếu ở các quận ngoại thành, Sacombank bắt tay vào xử lý các khoản nợ khó đòi, mở rộng mạng lưới, phát hành kỳ phiếu, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh. Sacombank đã có sự tham gia góp vốn của 3 cổ đông nước ngoài: Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ đầu tư Dragon Financial Holdings (Anh Quốc), Ngân hàng ANZ. Ngoài 3 cổ đông nước ngoài nói trên và các cổ đông là các nhà kinh doanh trong nước,Sacombank là Ngân hàng Thương mại Cổ phần có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam với hơn 9000 cổ đông. Sacombank cũng là 1 trong những ngân hàng thu được nhiều thành công trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời luôn chú trọng đến dòng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng là cá nhân. Điều mà Sacombank hướng tới là luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất với mong muốn trở thành 1 trong những Ngân hàng Thương Mại Cổ phần hàng đầu và là Ngân Hàng bán lẻ hiện đại đa năng nhất tại Việt Nam. 2.1.2 Các sản phẩm dịch vụ của NH SaComBank Giống như các ngân hàng thương mại khác,Sacombank cũng chủ yêu cung cấp các sản phẩm truyền thống của ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó , ngân hàng cũng đang cố gắng tạo ra sự khác biệt về sản phẩm qua thay đổi phong cách phục vụ,phát triển cho vay tiêu dung,cho vay bất động sản, cho vay đi làm việc ở nước ngoài ,cho vay cán bộ - công nhân viên , cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay góp chợ, cho vay du học, cho vay nông nghiệp,cho vay thấu chi. Sacombank cũng phát hành các thẻ thanh toán,thẻ tín dụng nội địa, thẻ quốc tế và phát triển dịch vụ phone-banking. Các sản phẩm của Sacombank thể hiện mục tiêu của ngân hàng là phát triển dịch vụ bán lẻ, nhằm vào đối tượng khách hàng cá nhân có thu nhập cao và ổn định. Giống như các ngân hàng thương mại Việt Nam,thu nhập của Sacombank chủ yếu là thu nhập từ hoạt động tín dụng. Trong 3 năm, thu nhập từ lãi ròng luôn chiếm từ 50% đến gần 75% trong tổng thu nhập của ngân hàng. Trong khi đó, các khoản thu nhập từ phí dịch vụ chỉ chiếm 10% thu nhập của ngân hàng. Phần còn lại trong cơ cấu tổng doanh thu được đóng góp bởi các hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động khác. Đối tượng khách hàng. STB tập trung vào khối SME và khách hàng cá nhân. Có thể thấy rõ rằng khối doanh nghiệp nhà nước không phải là thế mạnh của STB khi nhóm này chỉ chiếm khỏang 6% trong cơ cấu tín dụng của ngân hàng.Sacombank tập trung khai thác thế mạnh của mình ở khối doanh nghiệp vừa và nhỏ với tỷ trọng xấp xỉ 50% và khối khách hàng cá nhân (tương đương 41.72%). Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường là các doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng,do vậy nhu cầu tiếp cận vốn để mở rộng cơ sở sản xuất,nâng cấp máy móc và nhà xưởng cũng như quay vòng vốn lưu động là rất lớn.Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các ngân hàng đều nhắm tới việc khai thác mạnh hơn nữa mảng bán lẻ. Với đặc thù của một nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng của nhóm khách hàng cá nhân ngày càng lớn.Với chiến lược hoạt động tập trung vào hai mảng này, chúng tôi tin rằng tiềm năng phát triển trong tương lai của STB vẫn còn rất lớn Khách hàng chủ yếu tập trung ở miền Nam và ĐB sông Cửu Long Chỉ tính riêng tp Hồ Chí Minh đã chiếm tới xấp xỉ phân nửa dư nợ tín dụng của Sacombank, có thể thấy độ phủ thương hiệu của ngân hàng rất mạnh mẽ tại khu vực này. Sacombank cũng là ngân hàng duy nhất có chi nhánh phục vụ khách hàng bằng tiếng Hoa tại khu vực Sài gòn—Chợ Lớn.Tp Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước,tập trung rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ—nhóm khách hàng vốn là thế mạnh của STB.Có thể nói đây là lợi thế so sánh rất lớn của STB so với các ngân hàng TMCP khác. Tuy nhiên mức độ tập trung quá cao vào một khu vực ẩn chứa tiềm tàng rủi ro địa lý.Chính vì vậy ngân hàng đang có chiến lược một mặt giữ vững thị trường có sẵn, một mặt tập trung hướng tới thị trường miền Bắc nhằm chiếm lĩnh thị phần và đa dạng hóa trong phân vùng địa lý, giảm thiểu rủi ro kinh doanh. Bảng 2.2 : Cơ cấu tín dụng theo vùng địa lý. 2.2 Phân tích báo cáo tài chính. Để có cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động cốt lõi của ngân hàng, bước đầu chúng tôi sẽ đi vào phân tích cơ cấu doanh thu và chi phí của STB cùng những biến động của chúng nhằm hiểu rõ hơn tình hình hoạt động ngân hàng Sacombank đồng thời tạo cơ sở cho việc dự báo tình hình hoạt động của Sacombank trong thời gian sắp tới 2.2.1 Biến động doanh thu và chi phí. Với tỷ trọng doanh thu từ lãi chiếm 60% và chi phí lãi xấp xỉ khoảng 70%, rõ ràng hoạt động cốt lõi của Sacombank vẫn là ngân hàng truyền thống tập trung vào huy động và cho vay Bảng 2.3 : Biến động doanh thu và chi phí STB là một trong số ít các ngân hàng TMCP đạt được mục tiêu ổn định tỷ lệ thu nhập lãi thuần ở mức 60% và tỷ lệ lãi thuần từ hoạt động dịch vụ xấp xỉ 30%. Dịch chuyển cơ cấu doanh thu theo xu hướng tăng dần tỷ trọng hoạt động dịch vụ và giảm tỷ trọng tín dụng là mục tiêu mà khá nhiều ngân hàng nhắm tới. Điểm tối trong cơ cấu doanh thu nửa đầu năm 2010 là khoản lỗ khá lớn đến từ hoạt động kinh doanh ngoại hối. Đối với ngân hàng, chi phí lãi và chi phí hoạt động là hai khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí và do đó ảnh hưởng khá lớn đến doanh thu. Tuy nhiên chi phí lãi lại phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến thị trường và các ngân hàng khó có thể đưa ra biểu lãi suất quá chênh lệch so với mức chung của thị trường. Bên cạnh đó, phần lớn chi phí hoạt động thuộc nhóm chi phí cố định, như vậy tỷ lệ này thấp đi đồng nghĩa với việc hiệu suất sử dụng chi phí cố định được cải thiện.Do vậy tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng doanh thu thấp hơn mặt bằng chung thường được đánh giá theo chiều hướng tốt.Nhìn vào biểu đồ dưới đây ta có thể thấy Sacombank đã rất nỗ lực trong việc giảm tỉ lệ này và đã đạt được những kết quả đáng kể. Bảng 2.4 : Tỷ lệ chi phí hoạt động / Tổng chi phí. Tỷ lệ đã liên tục giảm qua các năm từ 2005-2008, đáng chú ý có năm 2008 khi chi phí hoạt động chỉ chiếm 17% tổng chi phí. Các năm sau đó tỷ lệ này tăng lên phản ánh xu hướng chung của thị trường là doanh thu không khả quan cộng với chi phí tập trung nguồn lực cho quá trình chuyển đổi v à nâng cấp hệ thống ngân hàng lãi (đã hoàn thành trong năm 2009), đặt nền tảng cơ bản để nâng cao chất lượng và chuẩn hóa hoạt động dựa trên công nghệ hiện đại. Đặc biệt, do yếu tố công nghệ giúp giảm gần 76% chi phí hoạt động (Thủy Nguyên, báo Đầu tư chứng khoán online) nên việc đi sâu đầu tư hơn cho công nghệ của Sacombank được chúng tôi đánh giá là sẽ làm giảm chi phí hoạt động của ngân hàng này trong tương lai 2.2.2 Phân tích các tỷ lệ tài chính Tỷ suất sinh lời không thật sự cao nhưng khá ổn định Bảng 2.5 : Tỷ suất sinh lời ROA, ROE giai đoạn 2005 – 2009. ROE của STB không thuộc nhóm cao nhất nhưng khá ổn định qua các năm và thường xuyên ở mức xấp xỉ gấp đôi trung bình ngành (8.57%). Tương tự như vậy, nếu so với ROA trung bình ngành là 1.32% (nguồn: Vietnam Credit, 2009) thì chỉ số này của STB qua các năm luôn ở mức chấp nhận được và khá ổn định.Khi đánh giá chất lượng lợi nhuận thì tiêu chí ổn định được chúng tôi đặt lên hàng đầu do chúng tôi tin rằng STB vẫn sẽ tiếp tục tạo ra giá trị thặng dư cho nhà đầu tư trong một thời gian dài. Tỷ lệ nợ xấu thấp chứng tỏ chất lượng tài sản cao. Tỷ lệ này của STB luôn ở mức thấp ấn tượng (dưới 1%) trong khi tỷ lệ nợ xấu trung bình ngành thường xuyên dao động ở mức trên 2% (2.17% và 2.52% tương đương cho các năm 2008 và 2009, nguồn: Ngân hàng nhà nước). Nhìn vào biểu đồ có thể thấy sư chênh lệch khá lớn giữa tỷ lệ nợ xấu của STB và một ngân hàng lớn khác là VCB. Chúng tôi cho rằng khả năng quản trị tài sản mà đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng của Sacombank là khá tốt.Tỷ lệ nợ xấu là tiêu chí cơ bản để xem xét chất lượng tài sản của một ngân hàng.Đặc thù ngành này có tới 80-90% tổng tài sản là tài sản sinh lời, như vậy có thể thấy chất lượng tài sản tốt là tiêu chí hàng đầu đảm bảo chất lượng lợi nhuận của một ngân hàng. Bảng 2.6 : Tỷ lệ nợ xấu của STB so với VCB giai đoạn 2006 – 2009 An toàn vốn liên tục ổn định ở mức cao Có một thực tế không thể đảo ngược là còn rất nhiều ngân hàng bao gồm cả quốc doanh và các NHTM cổ phần khó có thể đảm bảo hệ số CAR 9% từ thời điểm đầu tháng 10-2010 theo như thông tư 13.Chưa kể tới việc mới đây đại diện các ngân hàng trung ương nhóm họp tại Thụy Sĩ đã toàn vốn trong Basel III. Như vậy quy định về tỷ lệ CAR sẽ có khả năng còn tăng cao khi Việt Nam muốn tiệm cận dần với các tiêu chuẩn thế giới.Sacombank là một trong số ít các ngân hàng hiện tại đã đạt yêu cầu về tỉ lệ này.Không những thế, đồ thị minh họa còn cho ta thấy trong các năm gần đây, hệ số an toàn vốn của STB chưa xuống dưới 10% và thường xuyên ở mức 11- 12%. Trong bối cảnh nền kinh tế thời hậu suy thoái và chúng ta chưa hoàn toàn loại trừ được khả năng sẽ có suy thoái thoái kép thì việc quản trị rủi ro và an toàn vốn là điều tối quan trọng đối với mỗi ngân hàng.Điều này cũng có quan hệ mật thiết tới lợi nhuận và sự phát triển bền vững của ngân hàng các giai đoạn về sau. Bảng 2.7 : Tỷ lệ an toàn vốn của Sacombank giai đoạn 2003 – 2009 Chương 3 Triển vọng phát triển của NH SaComBank 3.1.Triển vọng của ngành ngân hàng Lợi thế về mặt quy mô: Ngành ngân hàng là ngành có lợi thế theo quy mô, quy mô của ngân hàng, hệ thống chi nhánh và độ rộng của sản phẩm dịch vụ càng lớn, chi phí trung bình sẽ có xu hướng giảm xuống.Sự tồn tại của các ngân hàng lớn trong ngành có lợi thế về quy mô sẽ là rào cản cho các đối thủ tiềm năng.Nhưng đồng thời, tiềm ẩn nguy cơ do phải tăng chi phí quản lý và điều hành.Mức độ chuyên môn hoá càng cao, mô hình tổ chứ càng phức tạp, chi phí quản lý càng gia tăng.Đây là thực tế mà các ngân hàng thương mại nhà nước, một số ngân hàng thương mại cổ phần đang phải đối mặt.Lợi thế về quy mô và bất lợi về quy mô là yếu tố khá quan trọng trong việc xác định cấu trúc ngành. Điều này giải thích tại sao những thị trường khổng lồ như thị như trường Mỹ,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích công ty - xác định cho NHTM CP SACOMBANK.doc
Tài liệu liên quan