MỤC LỤC
Phần 1: GIỚI THIỆU VỀCÔNG TY CỔPHẨN THỦY SẢN VIỆT THẮNG . 1/24
1.1 Quá trình hình thành và phát triển . . 1/24
1.2 Bộmáy tổchức . . . 3/24
1.3 Sản lượng sản phẩm và giá trịdịch vụcủa công ty . .7/24
Phần 2: PHÂN TÍCH - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢVÀ HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG
KINH DOANHCỦA CÔNG TY CỔPHẦN THỦY SẢN VIỆT THẮNG .8/24
2.1 Các chỉtiêu đánh giá kết quảhoạt động kinh doanh của công ty CP Thủy Sản Việt
Thắng . . . .8/24
2.1.1 Doanh thu . . .8/24
2.1.2 Chi phí . . . 9/24
2.1.3 Lợi nhuận . . .11/24
2.1.4 Vốn và nguồn vốn kinh doanh . .12/24
2.2 Các chỉtiêu đánh giá hiệu quảhoạt động kinh doanh của công ty CP Thủy Sản
Việt Thắng . . . .13/24
2.2.1 Tỷsuất lợi nhuận . . .13/24
2.2.2 Hiệu suất sửdụng chi phí . . 16/24
2.2.3 Sức sản xuất của vốn kinh doanh . .17/24
2.2.4 Khảnăng thanh toán của công ty . .18/24
Phần 3: Các nhân tốtác động vàđềxuất giải pháp . .20/24
3.1 Các nhân tốkhách quan . . .20/24
3.2 Các nhân tốchủquan . . .21/24
3.3 Đềxuất giải pháp . . . 23/24
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3524 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thủy sản Việt Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật tư, thành
phẩm…
- Bảo quản hàng hoá trong kho, thực hiện việc kiểm kê thường xuyên và định kỳ
- Giao nhận các lô hàng nhập khẩu của công ty.
- Điều chuyển nguyên liệu, thành phẩm theo yêu cầu của công ty.
Phòng Quản lý chất lượng:
- Phân tích, kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào và thành phẩm để đảm bảo quy định chung
về quản lý chất lượng.
- Kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất, dây chuyền sản xuất vận hành theo đúng quy trình.
- Thực hiện kế hoạch kiểm định hiệu chuẩn thiết bị và dụng cụ đo theo các chuẩn mực
quy định.
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường.
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 7/24
- Nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi, các phương pháp mới trong kỹ thuật nuôi
trồng thủy sản.
Phòng Bảo trì công trình mới:
- Thực hiện bảo trì vật tư, thiết bị và hệ thống máy móc sản xuất đảm bảo cho hoạt động
của Công ty .
- Đề xuất và thực hiện việc mua vật tư, thiết bị phục vụ cho công tác bảo trì.
- Giám sát thi công các công trình xây dựng của Công ty để đảm bảo tiến độ kỹ thuật và
độ an toàn.
1.3 Sản lượng sản phẩm và giá trị dịch vụ của Công ty
Sản phẩm chính của Công ty là thức ăn cho cá tra, các loại thức ăn viên nổi từ cá
giống cho đến khi xuất bán thương phẩm. Thức ăn thủy sản được sản xuất bằng
công nghệ ép đùn tiên tiến nhằm gia tăng tối đa giá trị dinh dưỡng, tăng trạng thái
bền và ổn định trong nước giúp duy trì chất lượng thức ăn khi gặp nước và chất
lượng môi trường nước. Công thức phối chế chuyên biệt cho nuôi công nghiệp,
giúp cá hấp thụ nhanh nhất, đồng thời gia tăng sức đề kháng tự nhiên chống lại bệnh
tật.
Hiện nay sản phẩm của Công ty Việt Thắng được cân đối chế biến từ các nguồn
nguyên vật liệu nhập khẩu có chất luợng cao của nước ngoài và các nguồn nguyên
liệu trong nước được tuyển chọn kỹ lưỡng. Sự tuyển chọn này tuân thủ nghiêm
ngặt các qui trình kiểm tra chất lượng, thành phần, tính chất lý hóa, nguồn gốc xuất
xứ nhằm đảm bảo tối đa chất lượng nguyên liệu đầu vào để cho ra dòng sản phẩm
tốt nhất trên thị trường hiện nay.
Sản phẩm của Việt Thắng cam kết không sử dụng các chất kháng sinh gây hại đến
mội trường mà bị cấm theo qui định của Bộ Thủy sản. Công ty tiếp tục nghiên cứu
thực hiện việc đa dạng hóa sản phẩm dành cho cá da trơn và cá có vảy với nhiều
kích cỡ, nhiều chủng loại về hàm lượng protein, đặc biệt có màu sắc và mùi vị chuẩn.
Hạt thức ăn ít bụi, giảm thiểu tối đa về ô nhiểm môi trường khi sử dụng. Công ty
Việt Thắng đã chứng minh được sự vượt trội của mình về chất lượng trong thời
gian qua.
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 8/24
PHẦN 2
PHÂN TÍCH – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN VIỆT THẮNG
2.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần
thủy sản Việt Thắng
2.1.1 Doanh thu
Bảng 2.1.1: phân tích doanh thu bán hàng của công ty từ năm 2007 đến năm 2009
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Công ty cổ phần thủy sản Việt Thắng)
Doanh thu của công ty qua các năm đều tăng, cụ thể năm 2007 tổng doanh thu công ty là
930,114 triệu đồng, năm 2008 là 1,190,489 triệu đồng, năm 2009 là 1,680,363 triệu đồng.
Như vậy doanh thu năm 2008 tăng so với năm 2007 là 260,375 triệu đồng (tương ứng
tăng 27.99%), doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008 là 489,874 triệu đồng (tương
ứng tăng 41.15%). Mức tăng trưởng doanh thu năm 2009 là vượt bậc so với các năm.
Trong đó doanh thu thức ăn cho cá chiếm tỷ trọng chủ yếu, trên 99,5% ở cả 3 năm.
Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là sản xuất thức ăn cho cá tra, cá basa. Từ khi
thành lập đến nay Công ty chỉ tập trung vào sản xuất thức ăn cho cá tra, cá basa. Doanh
thu của thức ăn cho cá cũng tăng qua các năm, năm 2007 doanh thu thức ăn cho cá là
927,181 triệu đồng, năm 2008 1,190,171 triệu đồng, năm 2009: 1,672,036 triệu đồng.
Như vậy, chỉ riêng đối với sản phẩm thức ăn cho cá, mức tăng doanh thu năm 2008 so
với năm 2007 là 262,990 triệu đồng (tăng tương ứng 28,36%); doanh thu năm 2009 tăng
tuyệt đối so với năm 2008 là 481,865 triệu đồng ( tăng tới 40,49%).
Doanh thu từ nguyên liệu chế biến năm 2007 là 2,933 triệu đồng, năm 2008 là 318 triệu
đồng, tới năm 2009, công ty không bán nguyên liệu chế biến nữa. Doanh thu nguyên liệu
chế biến giảm từ năm 2007 đến năm 2009, doanh thu về 0. Trong năm 2007 và 2008,
Công ty có doanh thu tiêu thụ nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi là do tại thời điểm
đó, một số nguyên liệu tồn kho dự trữ dư thừa so với kế hoạch sản xuất nên công ty đã
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 9/24
tiến hành bán bớt để thu hồi một phần vốn. Năm 2009, công ty mua nguyên liệu dùng để
sản xuất thành phẩm và không còn dư nên không cần bán bớt để thu hồi vốn.
Trong năm 2009, Công ty có phát sinh doanh thu gia công chế biến thức ăn thủy sản do
công suất sản xuất còn dư nên Công ty đã tận dụng để gia công sản xuất cho khách hàng.
Doanh thu gia công chế biến thức ăn thủy sản năm 2009 là 8,327 triệu đồng.
2.1.2 Chi phí
Bảng 2.1.2: Phân tích chi phí theo yếu tố
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008
Giá trị chi phí Giá trị chi phí
TT Yếu tố chi phí
Giá trị
(trđ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị (trđ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị (trđ)
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối
Tương
đối
Tuyệt đối
Tương
đối
1 Giá vốn
hàng bán
836,800 96.8% 1,097,174 93.6% 1,541,846 95.6% 260,374 131.1% 444,672 140.5%
2 Chi phí tài
chính
11,949 1.4% 55,373 4.7% 48,978 3.0% 43,424 463.4% -6,395 88.5%
3 Chi phí bán
hàng
4,287 0.5% 4,767 0.4% 5,371 0.3% 480 111.2% 604 112.7%
4 Chi phí
QLDN
11,485 1.3% 15,339 1.3% 15,032 0.9% 3,854 133.6% -307 98.0%
5 Chi phí khác 19 0.0% 133 0.0% 943 0.1% 114 700.0% 810 709.0%
Tổng chi phí 864,540 100.0% 1,172,786 100.0% 1,612,170 100.0% 308,246 135.7% 439,384 137.5%
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2007, 2008, 2009
Nhìn chung tổng chi phí của công ty tăng dần qua các năm tương ứng với sự gia tăng về
sản lượng. Cụ thể, tổng chi phí năm 2008 là 1,172,786 triệu đồng cao hơn năm 2007 là
308,246 triệu đồng (tương ứng 35.65%). Chi phí năm 2009 là 1,612,170 triệu đồng, cao
hơn chi phí năm 2008 là 439,384 triệu đồng (tương ứng là 37,46%).
Cơ cấu chi phí bao gồm 5 hạng mục (1) giá vốn hàng bán (2)chi phí tài chính (3)chi phí
bán hàng (4) chi phí quản lý doanh nghiệp (5) chi phí khác. Trong đó, tất cả các hạng
mục chi phí đều tăng mạnh trong năm 2008 so với năm 2007. Đến năm 2009 thì hạng
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 10/24
mục chi phí tài chính và chi phí QLDN đã có xu hướng giảm nhưng chi phí giá vốn hàng
bán và chi phí khác vẫn tăng. Cụ thể như sau:
(1) Chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất qua cả 3 năm trong cơ cấu tổng chi
phí của công ty (chiếm 96.8%, 93.6% và 95.6% tương ứng trong các năm 2007, 2008 và
2009). Năm 2007 chi phí giá vốn hàng bán là 836,800 triệu đồng, đến năm 2008 thì đã
tăng 260,374 triệu đồng (tương ứng 31.1%), năm 2009 thì tăng 444,672 triệu đồng so với
năm 2008 (tương ứng 40.5%). Sự gia tăng này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh
của công ty vì chi phí này chiếm tỷ trọng cao nhất.
(2) Đứng thứ 2 về tỷ trọng là chi phí tài chính (chiếm 1.4%, 4.7% và 3.0% chi phí tương
ứng qua các năm 2007, 2008 và 2009). Do chi phí lãi vay tăng vọt, chi phí này đã tăng
đột biến vào năm 2008, đạt 55,373 triệu đồng, cao hơn năm 2007 là 43,424 triệu đồng
(tương đương 363.4%). Đến năm 2009 thì công ty đã có những biện pháp kiểm soát hiệu
quả nên chi phí này đã giảm đáng kể, 6,395 triệu đồng so với năm 2008 (tương ứng
11.5%)
(3)Tiếp theo là chi phí quản lý doanh nghiệp (chiếm 1.3%, 1.3% và 0.9% trong tổng chi
phí lần lượt qua các năm 2007, 2008 và 2009). Năm 2008, chi phí QLDN là 15,339 triệu
đồng, tăng 3,854 triệu đồng so với năm 2007 (tương đương 33.6%). Sự gia tăng này chủ
yếu là từ chi phí nhân viên và dịch vụ mua ngoài tăng do nhà máy thứ 3 đi vào hoạt động
từ tháng 07/2008. Đến năm 2009 thì chi phí này đã được kiểm soát tốt và giảm 307 triệu
đồng (tương đương 2%) so với năm 2008.
(4)Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng cao thứ 3 trong các hạng mục chi phí của công ty
(chiếm 0.5%, 0.4% và 0.3% trong tổng chi phí lần lượt qua các năm 2007, 2008 và 2009).
Chi phí này tăng đều qua 3 năm, cụ thể năm 2008 chi phí này là 4,767 triệu đồng, cao
hơn năm 2007 là 480 triệu đồng (tương ứng 11.2%). Năm 2009 hơn năm 2008 604 triệu
đồng (tương ứng 12.7%). Sự gia tăng này là do chi phí nhân viên và chi phí khác (trong
chi phí bán hàng) tăng đáng kể.
(5)Cuối cùng là các chi phí khác (chiếm tỷ trong rất nhỏ trong tổng chi phí, khoảng 0%,
0.01% và 0.06% tương ứng cho các năm 2007, 2008 và 2009). Tuy nhiên, chi phí này lại
tăng đột biến qua cả 3 năm. Năm 2007, chi phí khác chỉ có 19 triệu đồng nhưng đến năm
2008 thì tăng 114 triệu đồng (tương đương 600%) và đến năm 2009 thì tăng 810 triệu
đồng (tương đương 609%) so với năm 2008. Do đó, cần đưa chi phí này vào danh mục
kiểm soát chi phí trong năm 2010 để hạn chế sự tăng trưởng này.
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 11/24
2.1.3 Lợi nhuận
Bảng 2.1.3: phân tích tình hình lợi nhuận công ty Việt Thắng năm 2007 đến năm 2009
Đơn vị: VNĐ
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2007, 2008, 2009
Tổng lợi nhuận từ năm 2007 đến năm 2009 có nhiều biến động. Năm 2008 lợi nhuận
giảm so với năm 2007, năm 2009 lợi nhuận tăng trở lại. Cụ thể như sau:
Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2007 là 48,441,720,847
đồng, năm 2008: 1,041,669,288 đồng, năm 2009: 40,658,095,918 đồng. Lợi nhuận kế
toán sau thuế năm 2008 giảm so với năm 2007 47,370,051,559 đồng (tương ứng giảm
97,85%), lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2009 so với năm 2008 tăng 39.616,426,630
đồng (tương ứng tăng 3803%).
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2007 là 52,010,978,682 đồng. Năm 2008 công ty
có lợi nhuận kinh doanh âm 66,274,589 đồng. Lợi nhuận năm 2008 giảm so với năm
2007 là 52,010,978,682 đồng. Lợi nhuận năm 2009 dương trở lại với 45,370,214,384
đồng, nghĩa là tăng so với năm 2008 là 45,370,214,384.
Lợi nhuận khác năm 2007 là 362,147,278 đồng, năm 2008 là 1,242,026,448 đồng, năm
2009 là 153,136,393 đồng. Như vậy lợi nhuận khác năm 2008 tăng so với năm 2007 là
879,879,170 đồng (tương ứng tăng 243%), tới năm 2009 lại giảm so với năm 2008 là
1,088,890,055 đồng, tương ứng giảm 88%.
Qua kết quả kinh doanh trên cho thấy năm 2007 công ty có lời. Lợi nhuận kinh doanh
năm 2008 lỗ, tuy nhiên công ty vẫn có lời do sự bù đắp của lợi nhuận khác của công ty.
Lợi nhuận năm 2009 có lời.
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 12/24
2.1.4 Vốn và nguồn vốn kinh doanh
Bảng 2.1.4: Bảng cân đối kế toán
ĐVT: VNĐ
2007 2008 2009
I. TÀI SẢN 317,799,742,062 370,306,517,911 641,255,831,056
A. Tổng tài sản ngắn hạn 215,613,099,358 226,792,454,979 493,605,104,917
B. Tổng tài sản dài hạn 102,186,642,704 143,514,062,932 147,650,726,139
II. NGUỒN VỐN 317,799,742,062 370,306,517,911 641,255,831,056
A.Tổng nợ phải trả 194,521,980,498 270,432,177,059 344,261,173,398
1. Tổng nợ ngắn hạn 176,512,876,213 243,454,743,385 325,955,792,824
2. Tổng nợ dài hạn 18,009,104,285 26,977,433,674 18,305,380,574
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 123,277,761,564 99,874,340,852 296,994,657,658
Nguồn VCSH+Nợ dài hạn-Tài sản
dài hạn
39,100,223,145 -16,662,288,406 167,649,312,093
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2007, 2008, 2009
Từ bảng 2.1.4, có thể thấy năm 2007 có tổng nguồn VCSH và Vay dài hạn lớn hơn Tài
sản dài hạn là 39,100,223,145 đồng. Nghĩa là tình hình tài chính của công ty khá tốt, vốn
chủ sở hữu và vốn vay dài hạn đủ để đầu tư cho tài sản dài hạn thậm chí còn dư để đầu tư
một phần cho tài sản ngắn hạn.
Đến năm 2008, tình hình tài chính của công ty xấu đi do ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính với lãi vay tăng mạnh, sự biến động tỷ giá. Điều này dẫn đến tổng nguồn VCSH và
Vay dài hạn nhỏ hơn Tài sản dài hạn đến 16,662,288,406 đồng. Công ty đã phải sử dụng
cả nợ ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn. Việc dùng vốn vay sai mục đích như vậy
dẫn đến tình hình xấu về tài chính năm 2008
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 13/24
Năm 2009, nguồn VCSH của công ty tăng mạnh, một phần là nhờ công ty đã chào bán
thành công 8.600.000 cổ phần cho nhà đầu tư lớn và cổ đông hiện hữu. Do đó, tổng
nguồn VCSH và vốn vay dài hạn cao hơn tài sản cố định rất nhiều, đến 167,649,312,093
đồng, củng cố năng lực tài chính đã mạnh hơn năm 2008 và 2007
Nhìn chung, tình hình tài chính của công ty năm 2009 là tốt nhất.
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ
phần thủy sản Việt Thắng
2.2.1 Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận được đánh giá dựa vào 3 chỉ tiêu sau:
a) Lợi nhuận thuần/Doanh thu
Bảng 2.2.1a: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu theo cơ cấu
Lợi nhuận/ doanh thu
Sản phẩm
2007 2008 2009
So sánh
2008/2007
So sánh
2009/2008
Thức ăn cho cá 0.05627 0.00000 0.02624 -0.05627 0.02624
Nguyên liệu chế biến thức
ăn chăn nuôi
0.00004 0.00000 0.00000 -0.00004 0.00000
Gia công chế biến thức ăn 0.00000 0.00000 0.00085 0.00000 0.00085
Tổng cộng 0.056308 0.000001 0.027091 -0.05631 0.02709
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2007, 2008, 2009
Nhìn chung tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty biến động mạnh qua các năm.
Năm 2007, 1 đồng doanh thu sẽ kiếm được 0.05631 đồng lợi nhuận. Đến năm 2008 thì
hầu như công ty không có lợi nhuận trên doanh thu. Đến năm 2009, công ty đã có những
biện pháp kiểm soát chi phí hiệu quả nên 1 đồng doanh thu thì kiếm được 0.02709 đồng
lợi nhuận.
Lợi nhuận công ty đi từ 3 loại sản phẩm/dịch vụ chính sau (1) thức ăn cho cá (2)Nguyên
liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và (3) gia công chế biến thức ăn. Cụ thể:
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 14/24
(1) Lợi nhuận từ sản phẩm thức ăn cho cá chiếm tỷ trọng cao nhất và đem lại lợi nhuận
cao năm 2007 (1 đồng doanh thu kiếm được 0.05627 đồng) nhưng đến năm 2008 thì
giảm mạnh do chi phí tăng, hầu như không có lợi nhuận. Năm 2009, tình hình đã cải
thiện hơn, 1 đồng doanh thu thì kiếm được 0.02624 đồng. Cần có những biện pháp để
tăng lợi nhuận của sản phẩm này để cải thiện tổng lợi nhuận của công ty.
(2) Nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, 1 đồng doanh thu năm 2007 chỉ kiếm được
0.00004 đồng, đến năm 2008 và 2009 thì không thu được lợi nhuận từ sản phẩm này.
Nguyên nhân là do năm 2007 và 2008, công ty có một số nguyên liệu thừa so với kế
hoạch sản xuất nên công ty bán bớt để thu hồi 1 phần vốn. Đến năm 2009, công ty mua
nguyên liệu dùng để sản xuất nên không cần phải bán nguyên liệu dự trữ.
(3) Từ năm 2009, công ty có phát sinh doanh thu gia công chế biến thức ăn thủy sản do
công suất sản xuất còn dư nên công ty đã tận dụng để gia công sản xuất. Do đó chỉ có
năm 2009, công ty thu được lợi nhuận từ dịch vụ gia công với 1 đồng doanh thu thì kiếm
được 0.00085 đồng
b) Lợi nhuận thuần/Chi phí kinh doanh
Bảng 2.2.1b: tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh theo cơ cấu
Lợi nhuận/chi phí KD
Sản phẩm
2007 2008 2009
So sánh
2008/2007
So sánh
2009/2008
Thức ăn cho cá 0.06054 0.00099 0.02736 -0.05955 0.02637
Nguyên liệu chế biến thức
ăn chăn nuôi
0.00004 0.00001 0.00000 -0.00003 -0.00001
Gia công chế biến thức ăn 0.00000 0.00000 0.00089 0.00000 0.00089
Tổng cộng 0.060581 0.001003 0.028254 -0.05958 0.02725
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2007, 2008, 2009
Từ bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh trên, ta nhận thấy năm 2007
nếu bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được 0.06058 đồng lợi nhuận, cao nhất trong cả 3 năm.
Đến năm 2008 thì tỷ lệ này sụt giảm nghiêm trọng do chi phí kinh doanh tăng, 1 đồng chi
phí bỏ ra chỉ kiếm được 0.001 đồng lợi nhuận, giảm 0.05958 đồng so với năm 2007. Năm
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 15/24
2009, tỷ lệ này đã tăng lên so với năm 2008, 1 đồng chi phí bỏ ra thì kiếm được 0.02825
đồng lợi nhuận, tăng 0.02725 đồng.
Lợi nhuận công ty đi từ 3 loại sản phẩm/dịch vụ chính sau (1) thức ăn cho cá (2)Nguyên
liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và (3) gia công chế biến thức ăn. Cụ thể như sau:
(1) Đối với sản phẩm thức ăn cho cá, nếu bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được 0.06054 đồng
năm 2007, tỷ lệ này sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2008, chỉ còn 0.00099 đồng do chi
phí tăng. Đến năm 2009 thì công ty đã áp dụng có hiệu quả những biện pháp kiểm soát
chi phí và tăng doanh thu nên tỷ lệ LN/chi phí đã tăng đáng kể, đạt 0.02636 đồng năm
2009 nhưng vẫn chưa bằng năm 2007
(2) Nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, 1 đồng chi phí bỏ ra thì kiếm được 0.00004
đồng và 0.00001 đồng năm 2007 & 2008, đến năm 2008 & 2009 thì không thu được lợi
nhuận từ sản phẩm này. Nguyên nhân là do năm 2007 và 2008, công ty có một số nguyên
liệu thừa so với kế hoạch sản xuất nên công ty bán bớt để thu hồi 1 phần vốn. Đến năm
2009, công ty mua nguyên liệu dùng để sản xuất nên không cần phải bán nguyên liệu dự
trữ.
(3) Từ năm 2009, công ty có lợi nhuận từ gia công chế biến thức ăn thủy sản do công suất
sản xuất còn dư nên công ty đã tận dụng để gia công sản xuất. Do đó chỉ có năm 2009,
công ty thu được lợi nhuận từ dịch vụ gia công với 1 đồng chi phí bỏ ra thì kiếm được
0.00089 đồng
c) Lợi nhuận thuần/Vốn chủ sở hữu
Bảng 2.2.1c: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (VCSH) theo cơ cấu
Lợi
nhuận/vốn
chủ sở hữu
So sánh
2008/2007
So sánh
2009/2008 Sản phẩm
2007 2008 2009
Thức ăn cho cá 0.72418 0.01233 0.24459 -0.71185 0.23226
Nguyên liệu chế biến thức
ăn chăn nuôi
0.00051 0.00014 0.00000 -0.00037
-
0.00014
Gia công chế biến thức ăn 0.00000 0.00000 0.00796 0.00000 0.00796
Tổng cộng 0.724687 0.012474 0.252550 -0.71221 0.24008
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2007, 2008, 2009
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 16/24
Nhìn chung thì công ty hoạt động có hiệu quả trong 2 năm 2007 và 2009 với tỷ suất lợi
nhuận trên VCH đều cao tương ứng 72.47% và 25.255%, cao hơn lãi xuất huy động của
ngân hàng. Tuy nhiên, năm 2008 thì tỷ suất này sụt giảm nghiêm trọng so với năm 2007
do chi phí tăng, chỉ còn 1.247%, có nghĩa là công ty hoạt động không hiệu quả trong năm
2008
Lợi nhuận công ty đi từ 3 loại sản phẩm/dịch vụ chính sau (1) thức ăn cho cá (2)Nguyên
liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và (3) gia công chế biến thức ăn. Cụ thể như sau:
(1) Đối với sản phẩm thức ăn cho cá, nếu bỏ ra 1 đồng VCSH thì thu được 0.72418 đồng
lợi nhuận năm 2007, tỷ lệ này sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2008, chỉ còn 0.01233
đồng do chi phí tăng. Đến năm 2009 thì công ty đã áp dụng có hiệu quả những biện pháp
kiểm soát chi phí và tăng doanh thu nên tỷ lệ này đã tăng đáng kể, đạt 0.24459 đồng năm
2009 nhưng vẫn chưa bằng năm 2007
(2) Nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, 1 đồng chi phí bỏ ra thì kiếm được 0.00051
đồng và 0.00014 đồng lợi nhuận năm 2007 & 2008, đến năm 2009 thì không thu được lợi
nhuận từ sản phẩm này. Nguyên nhân là do năm 2007 và 2008, công ty có một số nguyên
liệu thừa so với kế hoạch sản xuất nên công ty bán bớt để thu hồi 1 phần vốn. Đến năm
2009, công ty mua nguyên liệu dùng để sản xuất nên không cần phải bán nguyên liệu dự
trữ.
(3) Từ năm 2009, công ty có lợi nhuận từ gia công chế biến thức ăn thủy sản do công suất
sản xuất còn dư nên công ty đã tận dụng để gia công sản xuất. Do đó chỉ có năm 2009,
công ty thu được lợi nhuận từ dịch vụ gia công với 1 đồng VCSH bỏ ra thì kiếm được
0.00796 đồng lợi nhuận
2.2.2 Hiệu suất sử dụng chi phí
Bảng 2.2.2: Hiệu suất sử dụng chi phí theo cơ cấu
Doanh thu/chi phí KD
Sản phẩm
2007 2008 2009
So sánh
2008/2007
So sánh
2009/2008
Thức ăn cho cá 1.07243 1.01247 1.03769 -0.05996 0.02523
Nguyên liệu chế biến thức
ăn chăn nuôi
0.00344 0.00274 0.00000 -0.00070 -0.00274
Gia công chế biến thức ăn 0.00000 0.00000 0.00521 0.00000 0.00521
Tổng cộng 1.075872 1.015210 1.042909 -0.06066 0.02770
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2007, 2008, 2009
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 17/24
Nhìn chung, hiệu suất sử dụng chi phí biến động qua 3 năm. Năm 2007, 1 đồng chi phí
bỏ ra thì thu được 1.075872 đồng doanh thu nhưng đến năm 2008 thì tỷ lệ này giảm còn
1.01521 đồng. Đến năm 2009, tỷ lệ này tăng trở lai, đạt 1.042909 đồng nhưng vẫn chưa
bằng năm 2007
Doanh thu của công ty đi từ 3 loại sản phẩm/dịch vụ chính sau (1) thức ăn cho cá
(2)Nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và (3) gia công chế biến thức ăn. Cụ thể như
sau:
(1) Đối với sản phẩm thức ăn cho cá, nếu bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được 1.07243 đồng
doanh thu năm 2007, tỷ lệ này giảm mạnh trong năm 2008, chỉ còn 1.01247 đồng doanh
thu do chi phí tăng. Đến năm 2009 thì công ty đã áp dụng có hiệu quả những biện pháp
tăng doanh thu nên tỷ lệ này đã tăng trở lại, đạt 1.03749 đồng năm 2009 nhưng vẫn chưa
bằng năm 2007
(2) Nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, 1 đồng chi phí bỏ ra thì kiếm được 0.00344
đồng và 0.00274 đồng doanh thu năm 2007 & 2008, đến năm 2009 thì không thu được
lợi nhuận từ sản phẩm này. Nguyên nhân là do năm 2007 và 2008, công ty có một số
nguyên liệu thừa so với kế hoạch sản xuất nên công ty bán bớt để thu hồi 1 phần vốn.
Đến năm 2009, công ty mua nguyên liệu dùng để sản xuất nên không cần phải bán
nguyên liệu dự trữ.
(3) Từ năm 2009, công ty có lợi nhuận từ gia công chế biến thức ăn thủy sản do công suất
sản xuất còn dư nên công ty đã tận dụng để gia công sản xuất. Do đó chỉ có năm 2009,
công ty thu được lợi nhuận từ dịch vụ gia công với 1 đồng chi phí bỏ ra thì kiếm được
0.00521 đồng doanh thu
2.2.3 Sức sản xuất của vốn kinh doanh
Bảng 2.2.3: tỷ lệ doanh thu trên vốn kinh doanh qua các năm
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Tổng DT/Vốn KD 2.93 3.23 2.63 0.30 -0.60
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2007, 2008, 2009
Như đã phân tích ở phần 2.1.4 (vốn và nguồn vốn kinh doanh), năm 2008 thì tình hình tài
chính của công ty tệ nhất trong 3 năm. Tuy nhiên, khi dựa vào bảng 2.2.3 thì năm 2008
có sức sản xuất kinh doanh tốt nhất , bỏ ra 1 đồng vốn thì thu được 3.23 đồng doanh thu,
cao hơn năm 2007 là 0.3 đồng và năm 2009 là 0.6 đồng. Điều này cho thấy, doanh thu
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 18/24
của công ty năm 2008 tăng trưởng mạnh so với năm 2007 nhưng vốn đầu tư không đủ để
đáp ứng sự phát triển đó.
2.2.4 Khả năng thanh toán của công ty CP Thủy Sản Việt Thắng
Bảng 3.2.4: các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty CP Thủy Sản Việt
Thắng
Hạng mục đánh giá 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Tỷ suất tự tài trợ (%) 38.79% 26.97% 46.31% -11.82% 19.34%
Tỷ suất thanh toán ngắn hạn 1.222 0.932 1.514 -0.290 0.583
Tỷ suất thanh toán bằng tiền 0.144 0.103 0.098 -0.041 -0.005
Tỷ suất thanh toán ngay 0.413 0.297 0.739 -0.116 0.442
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2007, 2008, 2009
Tỷ suất tự tài trợ: năm 2009 công ty độc lập về tài chính nhất trong các năm vì có tỷ suất
tự tài trợ cao nhất với 46.31%, tiếp đến là năm 2007 với 38.79% và tệ nhất là năm 2008
với 26.97%. Tuy nhiên, nhìn chung cả 3 năm công ty có mức độ độc lập về tài chính chưa
tốt vì đều có tỷ suất tự tài trợ thấp hơn 50%.
Tỷ suất thanh toán ngắn hạn: Nhìn chung, tỷ suất thanh toán ngắn hạn của công ty tốt
nhất trong năm 2009 với 1.514 (rất cao so với mức an toàn là 1), kế đến là năm 2007 với
mức 1.222 và tệ nhất là năm 2008 với 0.932. Điều đó cho thấy năm 2009 công ty đã có
những biện pháp hiệu quả để cải thiện rất tốt tình hình thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
bằng tiền và tài sản ngắn hạn
Tỷ suất thanh toán bằng tiền: tỷ suất bình thường là 0.10.5. Năm 2007, công ty có tỷ
suất thanh toán bằng tiền là tốt nhất với 0.144, kế đến là năm 2008 với 0.103 và cuối
cùng là năm 2009 với 0.098. Năm 2009 có tỷ suất thanh toán bằng tiền thấp nhất nhưng
cũng xấp xỉ ngưỡng an toàn là 1. Tuy nhiên, công ty cần có những biện pháp phù hợp để
tăng tổng vốn bằng tiền trong năm tiếp theo
Tỷ suất thanh toán ngay: Năm 2009, công ty có tỷ suất thanh toán bằng tiền là tốt nhất
với 0.739, kế đến là năm 2007 với 0.413 và cuối cùng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 126.pdf