Với chủ trương đổi mới, Đại hội lần thứ VI của Đảng ta đã có cống hiến to lớn, mang ý nghĩa lịch sử đối với Đảng, với dân, với nước. Đại hội tuyên bố: "Đối với nước ta, đổi mới đang là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn".
Đây quả là những chữ vàng sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam. Thực tế cho thấy, mỗi khi Đảng ta trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh trong những hoàn cảnh cách mạng gặp khó khăn, đất nước lại như từ chỗ tối bước sang chỗ sáng, từ ngõ cụt bước ra con đường lớn rộng thênh thang. Và công lao bất hủ của Đại hội VI là đã sáng suốt trở về với tư tưởng đổi mới của Hồ Chí Minh, đề xướng chủ trương đổi mới để Đảng ta lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ, bế tắc và khủng hoảng kinh tế - xã hội đã xuất hiện từ cuối những năm 70, ngay sau khi tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa theo nếp cũ, bằng những biện pháp hành chính, mệnh lệnh, chủ quan duy ý chí nhằm thực hiện việc quá độ trực tiếp lên CHXH trên phạm vi cả nước.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1768 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích diễn văn tại lễ kỷ niệm 105 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
_ _ _ _ _ * * * _ _ _ _ _
Bài tập
Bộ môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề tài:
Trong diễn văn tại lễ kỷ niệm 105 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “.....Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, là mẫu mực của tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, đổi mới và sáng tạo....”
Hãy phân tích và chứng minh nhận định trên. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hồ Chí Minh – Người cha của nhân dân Việt Nam, người lãnh tụ vĩ đại trong sự nghiệp cách mạng vô sản giải phóng dân tộc Việt Nam, giải phóng giai cấp cần lao trên thế giới, danh nhân văn hóa thế giới: “.....Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, là mẫu mực của tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, đổi mới và sáng tạo....”. Đất nước ta, con người Việt Nam ta đời đời nhớ ơn Người. Người đã ra đi nhưng tư tưởng của người vẫn còn mãi soi sáng cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam trong ngày nay và mãi mãi về mai sau.
II. GẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Phân tích, chứng minh nhận định:
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc gắn liền với CNXH có thể tóm tắt thành một hệ thống luận điểm như sau:
Một là: Cách mạng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Từ đầu những năm 20 của thế kỷ 20, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: chủ nghĩa đế quốc là một con đỉa hai vòi, một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa. Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc, phải đồng thời cắt cả hai cái vòi của nó đi, tức là phải kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa; phải xem cách mạng ở thuộc địa như là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản, mặt khác, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
Hai là: Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. NAQ đã sớm khẳng định: muốn giải phóng dân tộc thành công "trước hết phải có đảng cách mệnh", "đảng có vững cách mệnh mới thành công" "Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt" đó là chủ nghĩa Mác - Lênin.
Ba là: Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân trên cơ sở liên minh công nông.
Bốn là: Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
Năm là: Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang của nhân dân.
Tóm lại, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của Lênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống quan điểm mới mẻ, sáng tạo, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.
Bắt đầu từ mùa xuân năm 1930 dưới ngọn cờ tự do của Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã đoàn kết thành một khối kiên cường chiến đấu và xây dựng đất nước giành được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử vĩ đại và có tính thời đại sâu sắc. Chính ngọn cờ CNXH mà người đặt ra đã dẫn đường cho dân tộc Việt Nam bước qua bóng đen của thế kỷ tiến lên con đường của CNXH.
1.2. Hồ Chí Minh luôn để mọi người phải biết đến với hình tượng một con người là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ,tự lực tự cường ,đổi mới và sáng tạo...
Bác đã từng nói: chúng ta sẵn sàng hợp tác thân thiện với thực dân Pháp,chúng ta yêu chuộng hòa bình nhưng chúng ta quyết không chịu làm nô lệ. Chúng ta quyết kháng chiến đến cùng. Đó mới chỉ là một trong rất nhiều ví dụ chứng tỏ rằng tinh thần độc lập tự chủ của Bác là rất cao.
Bác không đi theo đường mòn của những người đi trước,mà một thân một mình Bác đã bôn ba bên nước ngoài đến 30 năm ở phương Tây. Nơi mà có khoa học kỹ thuật phát triển hơn nước ta rất nhiều, văn minh hơn ta nhiều, xem họ làm thế nào rồi quay lại giúp nước của mình. Khát vọng tìm đường cứu nước cộng với tinh thần tự cường lớn lao đã làm tăng ý chí cho Bác. Bác đã làm đủ mọi nghề từ đầu bếp,cào tuyết,rửa bát thuê... để có thể sống sót. Đến năm 1920,một mình Người đã tìm được luận cương các vấn đề về dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin-bảo bối để tiến đến thắng lợi. Nó là sự gợi ý cho cách giải quyết vấn đề của dân tộc ta.Để một mình tìm được ra được con đường cứu nước như Bác quả là rất khó.Nó đòi hỏi sự độc lập, tự chủ khó ai có được.
Không chỉ có thế, ở Bác còn toát lên sự sáng tạo và đổi mới của con đường cứu nước lãnh đạo nhân dân. Tuy luận cương của Lê nin đã vạch ra cơ sở đúng đắn cho vấn đề dân tộc Việt Nam nhưng nó không phù hợp hoàn toàn. Đó là vì hoàn cảnh nước Nga không thể giống hoàn toàn với nước ta. Do đó cần một sự sáng tạođột phá trong suy nghĩ để áp dụng cho hợp lý với nước ta. Ta hãy xét hoàn cảnh của nước Nga thế kỷ XX: có chủ nghĩa đế quốc,tích tụ không đều,xã hội sẽ tồn tại những khâu của nhất của dây chuyền chủ nghĩa tư bản. Giữa Sa Hoàng mâu thuẫn với nông dân dẫn tới cách mạng tháng 10 Nga. Chủ nghĩa đế quốc không ngừng mở rộng thuộc địa dẫn tới cách mạng vô sản xảy ra và thắng lợi khi có sự ủng hộ của chính quốc. Bác cho rằng cách mạng phải chủ động,sáng tạo. Cách mạng vô sản theo Lê nin vẫn phụ thuộc chính quốc. Theo đó tự nước mình phải giải phóng dân tộc nhưng phải xác định đường lối đúng đắn, thời cơ chính xác.
Xét một ví dụ khác về sự sáng tạo đổi mới của Bác.Đó là trong 2 bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp đều chỉ dừng lại ở quyền con người.Theo Bác,tiêu chí đó tuy tiến bộ nhưng không phải là tiêu chí cao nhất.Tiêu chí cao nhất phải là quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên thế giới.Sự nhận xét đó của Bác thật ngắn gọn nhưng nó mang đầy trí sáng tạo và đổi mới trong đó.
Và thực tế trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Hồ Chi Minh nêu cao tinh thần tự lực tự cường, chính ta giải phóng cho ta. Còn trong xây dựng xã hội chủ nghĩa Hồ Chí Minh yêu cầu: trước đây nhân dân ta đã nêu cao tình thần tự lực cánh sinh, trường kỳ kháng chiến thì ngày nay chúng ta cần phải nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh cần kiệm xây dựng nước nhà”. Tuy có tinh thần tự lực tự cường cao nhưng Bác vẫn sáng suốt chỉ ra rằng: không được tách mình ra khỏi cộng đồng quốc tế, sự hợp tác với các nước có lợi là rất cần thiết.
Qua nhưng luận cứ trên chúng ta hoàn toàn có thể nhận ra sự sáng tạo và đổi mới trong tư duy của Bác thật vĩ đại. Nhưng tất cả những điều Bác sáng tạo và đổi mới cũng chỉ vì một mục đích cao cả duy nhất đó là sự ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
Thực hiện được sự đoàn kết toàn dân là sự nghiệp to lớn trên con đường tranh thủ độc lập của dân tộc Việt Nam. Đó là một yếu tố quyết định sự thắng lợi của cuộc kháng chiến ngày nay, sự thành công của cuộc kiến quốc ngày mai. Nhìn ngược lại lịch sử 80 năm mất nước, chúng ta thấy ngay sau khi quân Pháp xâm lược bờ cõi ta, dân tộc ta đã đứng lên chống giặc, nhưng lúc dân đương đánh thì vua quỳ gối đầu hàng. Vua đầu hàng, vua làm tay sai cho giặc, dân vẫn chống và dùng mọi phương pháp để chống, nhưng chỉ biết mạnh ai nấy chống, mạnh đâu đấy chống, toàn quốc, toàn dân không đồng tâm nhất trí đã đành, tại nơi chống, trong hàng ngũ người chống cũng thiếu đồng tâm nhất trí nữa. Đó là tình trạng của thời kỳ Cần Vương, trước cuộc Chiến tranh đế quốc (1914-1918). Từ lúc Hồ Chủ tịch đứng ra hoạt động và lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, Hồ Chủ tịch chăm lo việc đoàn kết, tổ chức lực lượng nhân dân để chiến đấu, rồi Hồ Chủ tịch tiến dần đến việc đoàn kết toàn dân, tổ chức lực lượng toàn dân để chiến thắng.
Hồ Chủ tịch thành công trong sự nghiệp to lớn này vì Hồ Chủ tịch tiêu biểu cho nước Việt Nam, cho dân Việt Nam. Nguyện vọng tối cao của nước, nguyện vọng thiết tha nhất của dân là nguyện vọng của Người, là lẽ sống, đời hoạt động của Người. Chính sách, chủ trương chính trị của Người là để thực hiện nguyện vọng ấy: tranh thủ độc lập cho nước, tự do, hạnh phúc cho dân. Nhìn vào chính sách và chủ trương ấy, quốc dân hoàn toàn tín nhiệm và tin tưởng. Uy tín của Hồ Chủ tịch căn bản là ở chỗ đó. Nhưng giữa Hồ Chủ tịch và dân tộc Việt Nam, mối quan hệ còn mật thiết nồng nàn hơn: đó là mối quan hệ tình cảm, lòng tương thân tương ái của Hồ Chủ tịch đối với dân tộc Việt Nam và của dân tộc Việt Nam đối với Hồ Chủ tịch.
Nước Việt Nam, cũng như các nước trên thế giới có người giàu, kẻ nghèo, có đảng phái, tôn giáo, dân tộc khác nhau, nhưng nước Việt Nam ngày nay, nước Việt Nam kháng chiến của Hồ Chủ tịch không có hiện tượng đảng phái đấu tranh, tôn giáo xung đột, dân tộc cừu thị, không có hiện tượng nội bộ mâu thuẫn để quân thù lợi dụng chia rẽ, nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn. Được thế không phải chỉ vì chính sách, chủ trương của Hồ Chủ tịch thích hợp với ý nguyện của dân tộc, không phải chỉ vì con đường Hồ Chủ tịch là con đường sống duy nhất của dân tộc trước nguy cơ diệt vong ngày nay, được thế cũng là vì lòng Hồ Chủ tịch rộng như biển cả, bao dung, cảm hoá tất cả mọi người, dìu dắt mọi người đoàn kết chiến đấu.
2. Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay:
2.1. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh việc vận hành, tổ chức đất nước:
Với chủ trương đổi mới, Đại hội lần thứ VI của Đảng ta đã có cống hiến to lớn, mang ý nghĩa lịch sử đối với Đảng, với dân, với nước. Đại hội tuyên bố: "Đối với nước ta, đổi mới đang là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn".
Đây quả là những chữ vàng sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam. Thực tế cho thấy, mỗi khi Đảng ta trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh trong những hoàn cảnh cách mạng gặp khó khăn, đất nước lại như từ chỗ tối bước sang chỗ sáng, từ ngõ cụt bước ra con đường lớn rộng thênh thang. Và công lao bất hủ của Đại hội VI là đã sáng suốt trở về với tư tưởng đổi mới của Hồ Chí Minh, đề xướng chủ trương đổi mới để Đảng ta lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ, bế tắc và khủng hoảng kinh tế - xã hội đã xuất hiện từ cuối những năm 70, ngay sau khi tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa theo nếp cũ, bằng những biện pháp hành chính, mệnh lệnh, chủ quan duy ý chí nhằm thực hiện việc quá độ trực tiếp lên CHXH trên phạm vi cả nước.
Nhìn vào quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ thấy rất rõ đó là một quá trình đổi mới liên tục trong nhận thức tư tưởng, cũng như trong hoạt động thực tiễn của Người. Có thể nói, Hồ Chí Minh là con người đổi mới, là một người đổi mới bẩm sinh, một thiên tài đổi mới. Ngay từ năm 1927, trong Đường cách mệnh, Người đã viết:
"Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tất".
"Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân".
Bốn năm sau, trong bài nói chuyện trong buổi khai mạc lớp chỉnh huấn cán bộ Đảng chính ở cơ quan trung ương, ngày 6/2/1953, Người đã đưa ra luận điểm bất diệt:
“Xã hội bây giờ ngày một phát triển. Tư tưởng hành động cũng phát triển. Nên cứ giữ lấy cái kẹp giấy cũ không thay đổi là không đi đến đâu cả”
Và, nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện, "Chống lại những gì cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi" là nhiệm vụ mà Hồ Chí Minh đã xác định trong Di chúc của Người. Có thể nói, đổi mới chính là linh hồn của tư tưởng Hồ Chí Minh. Kết luận này được rút ra từ những sự kiện lịch sử.
2.2. Quan hệ ngoại giao, giao lưu, hợp tác cùng phát triển với các nước trên thế giới:
Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, Việt Nam đã hòa nhập, hợp tác cùng bạn bè năm châu nhưng không hòa tan. Nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị. Thực hiên tâm nguyện của chủ tịch Hồ Chí Minh, đất nước ta dưới sự lành đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đang chuyển mình đổi mới mang theo niềm tự hào niềm tin: “ ...Sánh vai cùng các cường quôc năm châu...” cùng với sự chuyển mình đó là không ít những khó khăn thử thách đặt ra cho đất nước. Với chử trương, tinh thần ngoại giao: .... Cùng giữ gìn hoà bình, cùng tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, cùng đối thoại bình đẳng, cùng hiểu biết nhau, cùng thành thực tin cậy nhau, cùng nhân nhượng, cùng thỏa thuận và hợp tác cũng có lợi.... Với sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh và chũ nghĩa Mác – Lenin vào thực tiễn đã toát lên: "Thời đại của chúng ta là thời đại mới, thời đại cách mạng thắng lợi...". "Thời đại mới khiến cách mạng Việt Nam phải là cách mạng dân chủ mới". Và, "tuỳ theo hoàn cảnh mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau để đi đến CHXH.
Việt Nam giờ đây đã có vị thế nhất định trên cả mặt trận chính trị và kinh tế của thế giới. Quan hệ ngoại giao của nước ta liên tục có những bước phát triển đáng kể với việc thừa nhận, khẳng định những ý kiến đề xuất, công báo của hầu hết các nước trên thế giới. Sang thiên niên ký mới thế giới đã bắt đầu phải kinh ngạc, nể phục với những bước tiến vượt bậc của Việt Nam vói tốc độ phát triển của nền kinh tê trung bình 8% / năm cùng với nó là những chính sách kinh tế linh hoạt kiềm chế lạm phát, gia tăng phát triển cho đất nước. “Ngoại giao và kinh tế có ảnh hưởng lẫn nhau”, "nếu mình có một chương trình kinh tế có lợi cho người ngoại quốc, họ có thể giúp mình" đến thực hiện chính sách mở cửa", mở rộng “lưu thông trong ngoài" để phát triển nền kinh tế "theo hướng chủ nghĩa xã hội" của đất nước. Thị trường Việt Nam đã trở nên sôi động, hứa hẹn nhiều tiềm năng thu hút nhà đầu tư nước ngoài sau khi chúng ta tổ chức thành công một loạt sự kiện mang tầm cớ thế giới: hội nghị thượng đỉnh các nước châu Á Thái Bình Dương APEC, ASEM,..... Đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 đã đánh dấu một bước phát triển đáng nhớ của nền kinh tế, sự nỗ lực trong các chiến dịch ngoại giao và cải thiện vị thế của Việt Nam trên vũ đài chính trị.
III. KẾT LUẬN:
Hồ Chí Minh – Người là hiện thân của cả một dân tộc, cả một tư tưởng vĩ đại ..... Sống và làm việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh giống như đưa con người ta đến với một chân lý. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống lý luận cơ bản của Cách Mạng Việt Nam, là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, là sự kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc ta, tiếp thu các giá trị tinh hoa của nhân loại.Tư tưởng sáng suốt đó luôn là kim chỉ nam cho đường lối lãnh đạo của chính phủ.Đảng cộng sản Việt Nam đã đang và sẽ phát huy những gì tốt đẹp nhất trong tư tưởng để hướng tới một cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân như Bác hằng mong.
Với bản thân, hiện tại đang là một sinh viên trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, những con người mang trong mình trọng trách tương lai của nền kinh tế đất nước, câu hỏi đặt ra: “ Ta phải làm gì?” Chúng ta không thể đặt vấn đề ấy một cách máy móc. Điều đó tuỳ hoàn cảnh của mỗi dân tộc chúng ta. Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: bước trên con đường đã chọn dưới lá cờ của Đảng, bước đi với những bước chân mang theo tư tưởng của Người.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ:
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Phân tích, chứng minh nhận định
1.1. Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
1.2. Là mẫu mực của tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường. Đổi mới và sáng tạo.
Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay.
2.1. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh việc vận hành, tổ chức đất nước:
2.2. Quan hệ ngoại giao, giao lưu, hợp tác cùng phát triển với các nước trên thế giới:
KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
DANH MỤC THAM KHẢO
1. Giáo trình: Tư Tưởng Hồ Chí Minh – NXB Chính Trị Quốc Gia
2. Tạp Chí: Đảng Cộng Sản Việt Nam
3. Và các ấn phẩm liên quan tới chủ đề đã được đọc và tìm hiểu.......
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25368.doc