Tiểu luận Phân tích Dự án chi tiêu công cộng của chính phủ về phòng, chống và cắt giảm hút thuốc lá

Dưới góc độ kinh tế, đại diện của Ngân hàng Thế giới nêu rõ, hút thuốc có thể làm tăng mức độ nghèo do làm giảm thu nhập nếu một phần tiền do các gia đình nghèo ở Việt Nam chi tiêu vào việc mua thuốc lá được dùng để mua thực phẩm sẽ có khoảng 11,2% vượt lên trên ngưỡng nghèo. Ngoài ra, việc giảm tiêu thụ thuốc lá còn giúp cải thiện sức khoẻ, đồng thời giảm các chi phí do bệnh tật liên quan đến thuốc lá.

Vì vậy, đối với chi tiêu của chính phủ vào việc phòng chống hút thuốc lá như hiện nay thì nếu thành công chắc chắn lợi ích sẽ chuyển dịch sang phía người tiêu dùng. Còn chính phủ vẫn đánh thuế vào mặt hàng thuốc lá, vẫn cấm mọi người hút thuốc nơi công cộng mà không thành công thì lợi ích lại dịch chuyển về phía chính phủ. Lúc này chính phủ thu được một khoản từ thuế và cả khoản mà chính phủ đáng lẽ phải bỏ ra để trợ cấp cho người già vì những người hút thuốc lá thường là tử vong sớm.

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3141 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích Dự án chi tiêu công cộng của chính phủ về phòng, chống và cắt giảm hút thuốc lá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề: Phân tích một dự án chi tiêu công cộng của chính phủ về sức khỏe, y tế. Dự án chi tiêu công cộng của chính phủ về phòng, chống và cắt giảm hút thuốc lá SỰ CẦN THIẾT ĐỂ CÓ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG HÚT THUỐC LÁ Hút thuốc lá là một hiện tượng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, nó là một vấn đề cần được giải quyết vì hầu hết người hút thuốc mặc dù biết tác hại của nó đối với sức khỏe nhưng vẫn sử dụng. Vì sao? Nó ảnh hưởng như thế nào đối với cộng đồng? Cho đến nay ảnh hưởng độc hại của thuốc lá đã được nói đến nhiều nhưng chủ yếu là nói đến ảnh hưởng trực tiếp đối với người hút thuốc. Nghiên cứu gần đây cho thấy trong khói thuốc có tới khoảng 4000 loại hóa chất và trong đó có 60 loại trực tiếp làm phát sinh bệnh ung thư. Đối với những người nghiện mặc dù biết tác hại của nó vẫn không bỏ được, vì chưa tưởng tượng được hết sự khủng khiếp của bệnh tật. Theo một kết quả nghiên cứu của Nhật cho thấy: người nghiện thuốc bị mắc bệnh phổi khi về già, cứ 5 người mắc bệnh sẽ có một người phải quằn quại nhiều năm cho đến chết vì không thở được do một phần của tế bào phổi bị rạn nức. Ngoài ra, bệnh tật gây ra do hút thuốc quá nhiều đang làm cho ngành y tế phải phụ đảm một phí tổn không đáng có, không những ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng thuốc mà khói thuốc bay khắp nơi ảnh hưởng đến người xung quanh, họ được gọi là người hút thuốc thụ động. Có nghiên cứu cho thấy đã có khá nhiều người chết hoặc mắc bệnh phổi, bệnh suyễn do tác động của khói thuốc mặc dù mình không hút. Tại Việt Nam số người hút thuốc là số đông tập trung nhiều ở Hà Nội và tp HCM, theo báo cáo của WHO cho biết, mỗi năm Việt Nam có khoảng 40000 người chết do hút thuốc lá cùng hàng ngàn người nhiễm bệnh do hít phải khói thuốc. Mổi năm người hút thuốc ở VN bỏ ra 8213 tỷ để mua thuốc lá tương đương với 2,4 triệu tấn gạo hoặc 200000 chiếc xe dream, gấn 1 tỷ đồng phải tiêu tốn hằng năm để điều trị cho 3/25 bệnh do thuốc lá gây ra. Điều quan trọng ở đây là phong cách của đa số người hút thuốc và sự thiếu quan tâm đúng mức của các cơ quan hành chính, các cơ sở công cộng, cá doanh nghiệp... đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, đến người hút thuốc thụ động. Khói thuốc bay mù mịt ở nhiều nơi công cộng đông người, tàn thuốc vung vãi bứa bãi ngoài đường phố, nhiều người bình thản hút thuốc hàng giờ trước mặt phụ nữ và trẻ em... Ngoài ra nhiều khách sạn nhà hàng, trung tâm thương mại... nếu không quản lý tốt hơn vấn đề hút thuốc lá sẽ có khả năng xảy ra hỏa hoạn. Không chỉ có người lớn hút thuốc mà còn có cả trẻ em hút thuốc, không chỉ có nam giới hút thuốc mà cả nữ giới cũng hút thuốc và điều đáng nói ở đây là: mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi đều có thể hút thuốc. Theo số liệu điều tra năm 1997, ở Việt Nam tỷ lệ nam giới hút thuốc là 50%, nữ giới là 3,4%; ước tính 10% dân số hiện nay( khoảng trên 7 triệu người sẽ chết do các bệnh có liên quan đến thuốc lá, trong đó 3,7 triệu người sẽ chết ở độ tuổi trung niên. Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới, đến năm 2020, số người chết vì thuốc lá sẽ nhiều hơn số người chết vì HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông đường bộ. Ngoài những tác hại đối với sức khoẻ, hút thuốc lá còn gây ra những tổn thất lớn về kinh tế cho từng gia đình và toàn xã hội. Ở Việt Nam, ước tính phần đóng góp của ngành công nghiệp thuốc lá cho ngân sách nhà nước chỉ chiếm 1/3 số tiền (khoảng 6.000 tỷ đồng) mà người dân dùng để hút thuốc lá. Vì vậy, dự án phòng chống hút thuốc lá của chính phủ là rất cần thiết cho tình hình Việt Nam hiện nay với mục tiêu: - Mục tiêu chung : Giảm nhu cầu sử dụng, tiến tới kiểm soát và giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá, nhằm giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh liên quan đến thuốc lá. - Mục tiêu cụ thể : a) Giảm tỷ lệ nam giới hút thuốc lá từ 50% xuống còn 20%. b) Giảm tỷ lệ nữ giới hút thuốc xuống dưới 2%. c) Giảm tỷ lệ thanh thiếu niên (từ 15 - 24 tuổi) hút thuốc từ 26% tới 7%. d) Đảm bảo quyền của những người không hút thuốc lá được sống trong bầu không khí không có khói thuốc lá. e) Giảm tổn thất do thuốc lá gây ra cho mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. CÁC THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG Đối với chương trình chi tiêu công cộng của chính phủ về vấn đề y tế thì ta thấy thất bại của thị trường thực sự không rõ ràng nhưng một chi tiêu công cộng phải thực sự trở nên cần thiết nếu nó gắn liền với một trong những thất bại thị trường. Nói đến thất bại của thị trường về vấn đề phòng chống hút thuốc lá ta có thể phân tích: Nếu hút thuốc lá, trung bình nguy cơ chết sớm sẽ là 50%. Ngoài ra, hút thuốc có thể làm hại đến sức khỏe của những người xung quanh khi họ hít phải khói thuốc. Chính vì thế đặc biệt khuyến cáo không hút thuốc lá vì có thể gây tác hại đến những người hút thuốc thụ động và tránh phí tổn chăm sóc y tế cho những người hút thuốc sau này. Biện pháp chính sách phổ biến là đánh thuế mặt hàng thuốc lá, cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, giáo dục sức khỏe, quy định cấm hút thuốc ở nơi công cộng hoặc cấm bán thuốc lá cho những đối tượng nhất định ( như trẻ chưa đến tuổi thành niên). Vậy vì sao vẫn có quá nhiều người bắt đầu hút thuốc và tiếp tục hút thuốc? Đây có phải là dẫn chứng chỉ ra rằng họ đánh giá thấp giá trị của sức khỏe? Một số giải thích có thể được diễn giải như sau: - Chất Nicotin là chất gây nghiện mạnh. - Người hút thuốc thường không được thông báo đầy đủ về nguy cơ sức khỏe của mình. - Cảm giác khoan khoái hiện thời có thể quan trọng hơn những đau đớn phải chịu đựng trong tương lai, nhất là đối với những người nghèo. - Do sự giao động của giá cả của nhu cầu về hút thuốc lá. Giá cả tăng đặc biệt tác động tới nhu cầu song quan trọng hơn giá cả tăng sẽ tăng thu nhập cho chính phủ. - Do thực hiện các biện pháp khống chế không tốt. Một phần do trình độ thấp (xét về tầm nhìn). Tồi tệ hơn là chính phủ có thể được lợi từ việc hút thuốc: * Đầu tiên lợi nhuận thu được từ thuế * Thứ 2 là do người hút thuốc có xu hướng tử vong ở độ tuổi khi họ chuyển từ giai đoạn trả tiền thuế sang giai đoạn được hưởng trợ cấp và nhu cầu sử dụng cao các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. * Cuối cùng, là các công ty sản xuất thuốc lá thường là những nhà tài trợ hào phóng đối với đảng chính trị hoặc là các cá nhân có địa vị cao trong xã hội. NHỮNG HÌNH THỨC CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ 1. Các chính sách nhằm giảm sử dụng các sản phẩm thuốc lá : Giáo dục sức khoẻ (thông tin, giáo dục và truyền thông): Xây dựng chiến lược về thông tin, giáo dục và truyền thông nhằm giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm thuốc lá. Đảm bảo cung cấp cho toàn dân các thông tin cần thiết và chính xác về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người, đối với kinh tế, các quy định của pháp luật và chuẩn mực xã hội. Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá ở cộng đồng, đặc biệt đối với lứa tuổi thanh, thiếu niên thông qua các hoạt động giáo dục trong trường học Hướng dẫn các nhân viên y tế để họ tuyên truyền cho người bệnh và người nhà bệnh nhân những thông tin cần thiết về tác hại của thuốc lá cũng như ảnh hưởng của khói thuốc lá đến sức khoẻ con người và các phương pháp cai nghiện thuốc lá. Quản lý chặt chẽ quảng cáo, khuyến mại thuốc lá và các hình thức tài trợ : Cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức, kể cả việc sự dụng tên, nhãn hiệu và biểu tượng của các sản phẩm thuốc lá với các sản phẩm và các dịch vụ không liên quan đến thuốc lá. Nghiêm cấm tổ chức các hoạt động tiếp thị, kể cả việc sử dụng hàng ngũ tiếp viên để chào hàng, in nhãn mác trên các phương tiện vận chuyển. Thực hiện nghiêm pháp luật về Thương mại, trong đó có quy định cấm khuyến mại bằng thuốc lá và các hình thức tương tự với trẻ em dưới 16 tuổi. Cấm các tổ chức trong nước nhận tài trợ để tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể thao có gắn với việc quảng cáo thuốc lá. Quy định lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ : Lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ phải được in rõ ràng, dễ nhận ra trên bao bì của các sản phẩm thuốc lá. nội dung lời cảnh báo phải gây ấn tượng mạnh, ngắn gọn; tiến tới việc phải in nồng độ các chất độc hại (đặc biệt là nicôtin, hắc ín) trên tất cả bao bì các sản phẩm thuốc lá. Thuế và giá với thuốc lá : Thuốc lá là mặt hàng độc hại, không khuyến khích dùng, do đó chính sách thuế đối với các sản phẩm thuốc lá luôn luôn cần ở mức thu cao. Nhà nước có biện pháp điều tiết giá cả thuốc lá, chống bán hạ giá thuốc lá. Hỗ trợ cai nghiện thuốc lá : Khuyến khích, tổ chức và hỗ trợ các biện pháp cai nghiện thuốc lá và nghiên cứu các phương pháp cai nghiện phù hợp với điều kiện Việt Nam. Tăng cường đào tạo, tập huấn cho các nhân viên y tế về các phương pháp cai nghiện thuốc lá phù hợp cho mọi đối tượng. Có các biện pháp nhằm nâng cao vai trò của bản thân, gia đình cộng đồng và xã hội trong việc khuyến khích cai nghiện thuốc lá. Quy định những nơi cấm hút thuốc lá : Không hút thuốc lá trong các cuộc họp, trụ sở cơ quan, các cơ sở y tế, trường học, nhà trẻ, rạp chiếu bóng, nhà hát, trên các phương tiện giao thông công cộng, những nơi tập trung đông người. Cần có quy định nơi được hút thuốc lá. Khuyến khích, vận động nhân dân không hút thuốc lá trong các lễ hội, cuộc vui gia đình, đám cưới, đám tang .... 2. Các chính sách nhằm giảm cung cấp các sản phẩm thuốc lá : Quản lý chặt chẽ việc sản xuất thuốc lá : Nhà nước độc quyền về sản xuất thuốc lá. Chỉ có những doanh nghiệp nhà nước, các liên doanh với nước ngoài đã được cấp giấy phép và có đủ điều kiện mới được sản xuất thuốc lá. Các doanh nghiệp không được phép đầu tư mở rộng hoặc đầu tư mới vượt quá tổng năng lực sản xuất thuốc lá điếu hiện tại. Ngừng các dự án mới về hợp tác, sản xuất, gia công hoặc liên doanh với nước ngoài sản xuất thuốc lá điếu, không tăng thêm nhãn mác thuốc lá nước ngoài. Bảo đảm các tiêu chuẩn thuốc lá theo các tiêu chuẩn của Việt Nam. Từng bước giảm nồng độ nicôtin và hắc ín xuống mức bằng mức của các nước phát triển trong các sản phẩm thuốc lá điếu sản xuất tại Việt Nam. Kiểm soát chặt chẽ việc in ấn nhãn, mác và bao bì thuốc lá nhằm ngăn chặn tình trạng sản xuất thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác. Bảo đảm cho công nhân nhành công nghiệp thuốc lá được làm việc trong môi trường đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Quản lý kinh doanh thuốc lá điếu : Thuốc lá là mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ : Nhà nước thực hiện kiểm soát lưu thông, tiêu thụ thuốc lá trên thị trường, từng bước nắm độc quyền trong bán buôn, quản lý chặt chẽ việc bán lẻ các sản phẩm thuốc lá. Cấm bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi. Tăng cường các biện pháp ngăn chặn và sử lý nghiêm việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá giả và thuốc lá nhái nhãn mác. Cấm nhập khẩu thuốc lá : Tiếp tục thực hiện chỉ thị số 278/CT ngày 3 tháng 8 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc cấm nhập khẩu và lưu thông thuốc lá điếu của nước ngoài trên thị trường nước ta. Chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá : Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm. Xây dựng phong trào toàn dân tự giác tham gia chống buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh và tiêu thụ thuốc lá nhập lậu. Có các hình thức khuyến khích về vật chất để động viên phong trào chống buôn lậu và kinh doanh thuốc lá nhập lậu. Tăng cường các giải pháp về kinh tế, tạo công ăn việc làm có thu nhập ổn định cho các cư dân biên giới, để người dân tự nguyện không tham gia vận chuyển và tiếp tay cho việc buôn lậu thuốc lá. 3. Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá: Đẩy mạnh trao đổi kinh nghiệm với các nước trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực, trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách, chiến lược nhằm giảm nhu cầu sử dụng và giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá. Tranh thủ sự hỗ trợ về chuyên môn, kĩ thuật và tài chính của các nhà tài trợ song phương, đa phương của các nước và các tổ chức phi chính phủ cho chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá. NHỮNG HẬU QUẢ MANG TÍNH HIỆU QUẢ Những phản ứng của khu vực tư nhân đối với chính phủ. Khi chính phủ đánh thuế vào việc sản xuất thuốc lá thì làm cho khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn. Khu vực tư nhân có thể tìm mọi cách có thể để kinh doanh sao cho có lợi như nhập khẩu thuốc lá lậu, thuốc lá giả mạo chủ yếu là từ bên Trung Quốc sang… Bởi vì, họ luôn đặt ra mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận chứ họ không nghĩ cho sức khỏe của người dân. Chính phủ nước ta tăng thuế đối với thuốc lá cao nhất là 45% trong khi các quốc gia khác đánh thuế thuốc lá từ 65% đến 80% cho nên tư nhân vẫn sản xuất thuốc lá ngày càng tăng và người hút vẫn ngày càng nhiều. NHỮNG HẬU QUẢ CỦA VIỆC PHÂN PHỐI Dưới góc độ kinh tế, đại diện của Ngân hàng Thế giới nêu rõ, hút thuốc có thể làm tăng mức độ nghèo do làm giảm thu nhập…nếu một phần tiền do các gia đình nghèo ở Việt Nam chi tiêu vào việc mua thuốc lá được dùng để mua thực phẩm sẽ có khoảng 11,2% vượt lên trên ngưỡng nghèo. Ngoài ra, việc giảm tiêu thụ thuốc lá còn giúp cải thiện sức khoẻ, đồng thời giảm các chi phí do bệnh tật liên quan đến thuốc lá. Vì vậy, đối với chi tiêu của chính phủ vào việc phòng chống hút thuốc lá như hiện nay thì nếu thành công chắc chắn lợi ích sẽ chuyển dịch sang phía người tiêu dùng. Còn chính phủ vẫn đánh thuế vào mặt hàng thuốc lá, vẫn cấm mọi người hút thuốc nơi công cộng mà không thành công thì lợi ích lại dịch chuyển về phía chính phủ. Lúc này chính phủ thu được một khoản từ thuế và cả khoản mà chính phủ đáng lẽ phải bỏ ra để trợ cấp cho người già vì những người hút thuốc lá thường là tử vong sớm. ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH Với chương trình như trên thì chính phủ vẫn có thể đạt được mục tiêu nhưng ở mức độ không cao. Để phương hướng chương trình phòng chống hút thuốc lá được hoàn thiện hơn thì chính phủ phải có biện pháp thuyết phục và khả thi và tất nhiên phải có chế tài nghiêm khắc. Vì: ví dụ như nhiều cơ quan, vẫn dán các biển “Cấm hút thuốc”- có mức phạt, và theo tinh thần Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ, nhưng người ta vẫn hút, bất chấp mọi người, kể cả trong những phòng kín điều hòa và có phụ nữ mang thai mà không bị phạt gì cả không có sự phân trách nhiệm, khen thưởng và kỷ luật với người kiểm soát cũng như cơ quan có hiện tượng hút thuốc. Điều này dẫn đến thái độ coi thường kỷ cương, coi thường quy định của Thủ tướng và Chính phủ, nếp sống vô văn hóa ở ngay cả những cơ quan văn hóa. Khi chính phủ muốn mục tiêu về chương trình phòng chống hút thuốc lá có hiệu quả thì chính phủ cần phải ban hành những quy định rõ ràng đối với khu vực tư nhân vì nếu không rõ ràng thì tư nhân dựa vào đó mà chỉ theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình. Còn vấn đề kinh phí: Chính phủ cấp bao nhiêu cho hoạt động này để có hiệu quả nhất lại là vấn đề khác. QUÁ TRÌNH CHÍNH TRỊ Chương trình phòng chống hút thuốc lá ở trên là hữu hiệu. Khi chính phủ tăng thuế thuốc lá lên, hỗ trợ cai nghiện ở từng vùng địa phương trên địa bàn cả nước, quản lý sản xuất thuốc lá, giáo dục sức khỏe cho người dân, đặc biệt là tuyên truyền đầy đủ thông tin về vấn đề khói độc của thuốc lá đến người dân thì chắc chắn sẽ làm giảm tỷ lệ hút thuốc xuống. Nhưng phần lớn các công ty sản xuất thuốc lá thường là những nhà tài trợ hào phóng đối với đảng chính trị hoặc là các cá nhân có địa vị cao trong xã hội cho nên việc quản lý sản xuất thuốc lá cũng như là áp dụng chính sách của chính phủ đối với việc nhập khẩu thuốc lá từ bên ngoài vào là khó tránh khỏi làm sai. Chương trình này chịu ảnh hưởng bởi sức ép chính trị rất lớn. Bởi vì, trên làm sai mà bảo dưới thì dưới sẽ không nghe. Từ đó, nhà nhà hút thuốc, người người hút thuốc. Để phòng chống thuốc lá có hiệu quả thì chúng ta phải quán triệt ngay từ đầu, ngày từ những người quản lý cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện rồi đến xã phường. Vì thế, theo Nghị quyết của Chính phủ về " Chính sách quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá" trong giai đoạn 2001 – 2010 như sau: Tổ chức thực hiện các chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2000 - 2010 : Xây dựng Chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá để tổ chức thực hiện các chính sách quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Các cấp chính quyền có trách nhiệm hướng dẫn và giám sát việc thực hiện các chính sách quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội vận động nhân dân, đặc biệt là đối với đối tượng thanh thiếu niên không hút thuốc lá và khuyến khích những người đang hút thuốc lá giảm và bỏ hút thuốc lá. Triển khai Chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá : Bộ trưởng Bộ Y tế là Chủ nhiệm Chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá. Bộ phận thường trực của Chương trình đặt tại văn phòng Bộ Y tế. Lãnh đạo các Bộ, ngành sau đây tham gia vào Ban Chủ nhiệm Chương trình: Bộ Thương mại, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Uỷ ban bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam cử người tham gia Ban Chủ nhiệm Chương trình. Ban Chủ nhiệm Chương trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2000 - 2010. Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thục hiện tốt chính sách quốc gia về phòng chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2000 - 2010: Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp với ngành Y tế và các cơ quan nhà nước có liên quan vận động nhân dân trong cả nước hưởng ứng và tham gia tích cực vào các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Chính phủ phải làm gắt gao ngay từ đầu, phải có sự công bằng thì mới có thể giảm tình trạng người người hút thuốc lá như hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Kinh tế học công cộng – Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Kinh tế y tế cho các nước đang phát triển – Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Webside:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích một dự án chi tiêu công cộng của chính phủ về sức khỏe, y tế.doc
Tài liệu liên quan