Giá cả sức lao động không phải là số lượng nhất định, mà nó luôn luôn thay đổi. Dưới chủ nghĩa tư bản, năng xuất lao động nâng cao là nguyên nhân chủ yếu làm cho giá trị của sức lao động hạ xuống. Mối liên hệ giữa giá trị sức lao động và tiền lương rất phức tạp. Dưới chủ nghĩa tư bản , giá cả sức của hàng hoá- sức lao động khác với giá cả của những hàng hoá thông thường ở chỗ nó không lên xuống xoay quanh giá trị, mà có xu hướng ngày càng hạ thấp hơn giá trị. Sở dĩ như vậy vì chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì tệ nạn thất ngiệp ngày càng thêm trầm trọng , nghĩa là mức cung về sức lao động vượt quá mức cầu về sức lao động. Lợi dụng tình trạng đó, giai cấp tư sản hạ thấp tiền lương của giai cấp công nhân xuống thấp hơn giá trị của sức lao động. Sự phát triển của kỹ thuật một mặt làm tăng thêm nhu cầu về công nhân lành nghề, nhưng mặt khác làm cho nhiều động tác trở lên giản đơn, công nhân lành nghề trở lên thừa, buộc phải làm những công việc không đòi hỏi nhiều khả năng chuyên môn với tiền lương rất thấp. Việc áp dụng kỹ thuật cơ khí tạo khả năng thay thế lao động của đàn ông bằng lao động của đàn bà, trẻ em, mà tiền lương của đàn bà và trẻ em thì thường thấp hơn tiền lương của đàn ông rất nhiều, ngay cả trong trường hợp họ hoàn thành một công việc như nhau.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4686 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích hiện tượng tiền lương trong chủ nghĩa tư bản thường thấp hơn giá trị sức lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Do nhu cầu bức thiết hiện nay, hoạt động sản xuất,kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải vận dụng linh hoạt các phương pháp quản lý đặc biệt là biện pháp kinh tế. Một trong những biện pháp kinh tế là vấn đề tiền lương, tiền thưởng. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của con người đều vì lợi ích kinh tế. Vì tiền lương là một yếu tố vô cùng quan trọng. Do vậy việc gắn liền với tiền lương với hiệu quả sản xuất kinh doanh đến việc nâng cao mức sống ổn định và phát triển trên cơ sở kinh tế là những vấn đề không thể tách rời.
Trong mục đích phát triển kinh tế đất nước đặc biệt là trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hiện nay, việc đảm bảo lợi ích cá nhân người lao động là một động lực cơ bản khuyến khích sự phấn đấu lỗ lực phấn đấu sáng tạo trong sản xuất. Chính vì thế công tác thanh toán tiền lương các khoản trích theo lương là một phần quan trọng không thể thiếu được trong công tác hoạch toán tốt công tác này, doanh nghiệp không chỉ điều hòa giữa lợi ích của mình với lợi ích ngươì lao động mà còn là nguyên tố góp phần cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác giúp doanh nghiệp điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình đi vào guồng máy chung xã hội trong cơ chế mới. Tuy nhiên tiền lương chỉ thực sự phát huy tác dụng của nó khi các hình thức tiền lương được áp dụng thích hợp nhất, sát thực với tình hình kinh tế của đơn vị sản xuất kinh doanh, đúng nguyên tắc qui định của Nhà nước và khả năng cống hiến của mỗi người. Đề tài: "Phân tích hiện tượng tiền lương trong chủ nghĩa tư bản thường thấp hơn giá trị sức lao động".
NỘI DUNG
I.Bản chất và vai trò của tiền lương
1.Bản chất của tiền lương.
Tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp quan trọng trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hiện nay bởi vì cái ngưòi ta mua như hàng hóa không phải là lao động mà là sức lao động,là giá cả sức lao động. Khi sức lao động trở thành hàng hóa thì giá trị của nó dược do bằng lao động cụ thể hiện và nó như là một sản phẩm xã hội cần thiết dể sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Chúng ta cần phải biết phân biệt tiền công danh nghiã và tiền công đích thực.
Như ta đã biết trong các xã hội có giai cấp bóc lột, phần thời gian lao động thặng dư là thuộc về giai cấp bóc lột. Nhưng nhìn bề ngoài ,thì ở mỗi xã hội lại một khác. Dưới chế độ nô lệ, hình như tất cả lao động của người nô lệ,kể cả lao động cần thiết và lao động thặng dư đều không được trả công. Dưới chế độ phong kiến, lao động cần thiết mà người nông nô bỏ ra trên mảnh đất của mình và lao động thặng dư mà ngưòi ấy bỏ ra trên ruộng đất của địa chủ, có ranh giới rõ rệt về thời gian và không gian. Còn dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, thì toàn bộ lao động của công nhân tựa hồ như đuợc trả công tất cả. Quan hệ hàng hóa trong xã hội tư bản đã che đậy quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa.
Ở nước ta trong thời kỳ bao cấp,một phần thu nhập quốc dân được tách ra làm quỹ lương và phân phối cho người lao động theo kế hoạch .Tiền lương chỉ chịu sự chi phối trực tiếp của Nhà nước thông qua các chế độ, chính sách do Hội đồng Bộ trưởng ban hành tiền lưong chủ yếu gồm 2 phần: phần trả bằng hệ thống thang lương, bảng lương và phần trả bằng hiện vật thông qua tem, phiếu. Theo chế độ này tiền lương đã không gắn chặt với số lượng và chất lượng lao động, không phản ánh đúng giả trị lao động của người lao động, chính vì thế nó chưa tạo được động lực phát triển sản xuất.
Trong cơ chế mới,tiền lương cũng phải tuân thủ qui luật của thị trường sức lao động và chụi sự điều tiết của Nhà nước,đồng thời nó phải được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Dựa trên số lượng và chất lượng lao động, tiền lương là phần giá trị mới sáng tạo ra doanh nghiệp để trả cho người lao động. Bởi vậy,trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiền lương đã trở thành một phương tiện quan trọng,đòn bẩy kinh tế để khuyến kích, thúc đẩy người lao động hăng say sản xuất,tìm tòi sáng tạo và có trách nhiệm với công việc.
2.Các hình thức trả lương.
a)Tiền lương theo thời gian:
Cần phân biệt tổng số tiền lương của một ngày,một tuần, một tháng với tiền trả công cho một giờ lao động. Chẳng hạn một công nhân một ngày làm việc 8 giờ, lĩnh 40 xu như vậy mỗi giờ được trả 5 xu. Nhưng nếu nhà tư bản bắt làm 10 giờ và trả 45 xu, thì như vậy là giá cả một ngày lao động đã giảm từ 5 xu xuống 4 xu rưỡi.
Như vậy với hình thức tiền lương theo thời gian này, nhà tư bản có thể kéo dài ngày lao động để hạ thấp tiền lương của công nhân.Nâng cao cường độ lao động cũng có ý nghĩa như thế. Cũng ngày lao động 8 giờ, nhưng nếu nhà tư bản cho tăng tốc độ hoạt động của máy móc lên gấp rưỡi, thì 8 giờ lao độngcủa công nhân thực tế bằng 12 giờ, nhưng tiền lương thì vẫn là lương ngày như cũ hoặc có tăng, nhưng tăng chậm hơn mức tăng của cường độ lao động. Nhà tư bản có sẵn cả một hệ thống đốc công, cai, ký, để bắt công nhân phải tuân theo kỷ luật lao động và tăng cường độ lao động.
Hình thức trả lương theo thời gian có lợi cho nhà tư bản ở chỗ: khi hàng hóa tiêu thụ dễ dàng,thì nhà tư bản kéo dài thêm ngày lao động, dù cho lương ngày của công nhân có được tăng lên,nhưng hàng hóa sản xuất cũng được nhiều hơn do đó giá trị thặng dư cũng sẽ nhiều hơn. Ngược lại,nếu tình hình thị trường không tốt,thì nhà tư bản rút ngắn ngày lao động, trả công theo giờ.Thế là công nhân không đủ việc làm rơi vào thất nghiệp bộ phận. Như vậy trong các trường hợp này,tiền lương tụt hẳn xuống.Như vây, công nhân không những bị thiệt thòi khi ngày lao động bị kéo dài quá độ, mà còn bị thiệt thòi cả những khi phải làm việc ít giờ hơn.
Ở Mỹ trong những năm gần đây,5-6% tổng số công nhân làm việc mỗi tuần từ 1 đến 14 giờ,3-4% từ22-29 giờ,3-4%từ 30-34 giờ ,1/5 làm việc không đủ ngày.
b)Tiền lương theo sản phẩm:
Tiền lương theo thời gian là cơ sở để định tiền lương theo sản phẩm. Khi qui định đơn giá của sản phẩm nhà tư bản đã tính đến tiền lương theo thời gian của công nhân trong một số ngày và số lương sản phẩm mà công nhân làm ra trong một ngày(thường thấy mức sản xuất làm tiêu chuẩn).Ví dụ: công nhân ở xưởng A lĩnh lương ngày trung bình là 2 đồng và làm được 10 sản phẩm một ngày; nếu áp dụng chế độ tiền lương theo sản phẩm ,thì nhà tư bản sẽ qui định đơn giá một sản phẩm là 2 hào. Cho nên ,tiền lương theo sản phẩm thực ra chỉ là hình thức biến tướng của tiền lương theo thời gian. Có điều là tiền lương theo sản phẩm làm cho quan hệ bóc lột tư bản chủ nghiã càng bị che dấu.Công nhân làm được nhiều sản phẩm thì càng lĩnh được nhiều tiền lương ,tình hình đó khiến người ta lầm tưởng là lao động đã được trả công đầy đủ.
Với tiền lương theo sản phẩm, nhà tư bản không cần có bộ máy đốc công hàng ngày kiểm tra và đôn đốc làm việc, mà công nhân vẫn phải lo làm việc nhiều và tốt cho nhà tư bản.Công nhân phải đem hết sức mình , đua nhau làm ngày, làm đêm,tăng cường độ lao động, mong được nhiều lương hơn chút ít. Nhưng khi số công nhân đã đạt đến mức cường độ lao động mới cao hơn, thì nhà tư bản lại hạ thấp đơn giá xuống.Kết quả là công nhân làm việc càng nhiều ,thì tiền lương càng giảm xuống. Mác viết: “Để giữ vững khối lượng tiền công của mình, người công nhân tìm cách làm việc nhiều hơn,hoặc làm thêm giờ, hoặc sản xuất nhiều hơn trong cùng một giờ…Kết quả là anh ta càng làm việc nhiều thì càng lĩnh được ít tiền công.”
Hiện nay cùng với sự phát triển của cơ khí hoá và tự động hoá,tiền lương theo thời gian lại thành phổ biến.ở Mỹ,tỷ trọng công nhân được trả lương theo sản phẩm giảm xuống: trong ngành chế tạo máy móc từ 32% năm1926 xuống25% năm1952, trong ngành hoá chất và dược phẩm từ35% năm 1926 xuống 3-16% năm1957, tronh ngành nướng bánh mỳ từ 37%năm 1926 xuống 0,5% năm 1958.Trong những ngành còn nhiều lao động thủ công, thì tỉ trọng công nhân được trả lương theo sản phẩm cao hơn nhiều: trong ngành làm đường và may mặc có tới gần 2/3 công nhân được trả lương theo sản phẩm
3)Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế:
Tiền lương danh nghiã là số tiền mà công nhân lĩnh được do bán sức lao động cho nhà tư bản.Tiền lương thưc tế là tiền lương bằng số lượng và chất lượng tư liệu sinh hoạt mà công nhân mua được bằng tiền lương của mình. Tiền lương danh nghĩa là giá cả sức lao động, nên nó có thể tăng lên hay giảm xuống tuỳ thuộc vào quan hệ cung – cầu về hàng hoá sức lao động trên thị trường.Lượng giá trị sức lao động chụi ảnh hưởng của các nhân tố tác động ngược chiều nhau.Tiền lương danh nghĩa không vạch rõ được đầy đủ mức sống của công nhân.Ví dụ:tiền lương danh nghĩa vẫn như cũ, nhưng nếu giá vật phẩm tiêu dùng và thuế má tăng thêm, thì mức sống sẽ hạ xuống.Tiền lương danh nghĩa có thể tăng thêm, nhưng nếu trong thời gian đó giá sinh hoạt lại tăng nhanh hơn thì mức sống cũng vẫn bị hạ xuống.
Muốn xác định tiền lương thực tế của công nhân, một mặt phải tính đến mức tiền lương danh nghĩa, mặt khác phải tính đến mức giá cả vật phẩm tiêu dùng, tiền trả các khoản phục vụ và thuế.
Thống kê tư bản chủ nghĩa thường xuyên tạc sự thật về tiền lương bằng cách: xếp cả thu nhập của những tầng lớp lãnh đạo về công việc, tài chính (như nhân viên quản lý xí nghiệp, giám đốc xí nghiệp…) vào tổng số tiền lương của công nhân, cùng với mức lương thấp nhất của đông đảo công nhân không lành nghề, công nhân nông nghiệp, không tính đến tình trạngđắt đỏ của vật phẩm tiêu dùng và thuế má nặng nề mà công nhân phải đóng góp. Trong các nước tư bản chủ nghĩa, nhất là trong các nước thuộc địa và phụ thuộc,tiền lương không đủ đảm bảo mức sống tối thiểu cho phần lớn công nhân, vì giá sinh hoạt đắt đỏ và nạn thất nghiệp nặng nề.ở Mỹ, tiền lương tháng trung bình của một công nhân công nghiệp chế biến từ 3.280 đô-la tăng lên 4.842 đô-la, nhưng cũng trong thời gian đó, nhu cầu tối thiểu của gia đình họ từ 3.750 đô-la, tăng lên 5.832 đô-la.Do đó đời sống của họ ngày một thiếu thốn thêm. Đó là chưa kể tinh trạng vật giá tăng cao, thất nghiệp thường xuyên đã ảnh hưởng đến đời sống của họ.
4) Lương trước CNTB thường thấp hơn giá cả sức lao động:
Giá cả sức lao động không phải là số lượng nhất định, mà nó luôn luôn thay đổi. Dưới chủ nghĩa tư bản, năng xuất lao động nâng cao là nguyên nhân chủ yếu làm cho giá trị của sức lao động hạ xuống. Mối liên hệ giữa giá trị sức lao động và tiền lương rất phức tạp. Dưới chủ nghĩa tư bản , giá cả sức của hàng hoá- sức lao động khác với giá cả của những hàng hoá thông thường ở chỗ nó không lên xuống xoay quanh giá trị, mà có xu hướng ngày càng hạ thấp hơn giá trị. Sở dĩ như vậy vì chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì tệ nạn thất ngiệp ngày càng thêm trầm trọng , nghĩa là mức cung về sức lao động vượt quá mức cầu về sức lao động. Lợi dụng tình trạng đó, giai cấp tư sản hạ thấp tiền lương của giai cấp công nhân xuống thấp hơn giá trị của sức lao động. Sự phát triển của kỹ thuật một mặt làm tăng thêm nhu cầu về công nhân lành nghề, nhưng mặt khác làm cho nhiều động tác trở lên giản đơn, công nhân lành nghề trở lên thừa, buộc phải làm những công việc không đòi hỏi nhiều khả năng chuyên môn với tiền lương rất thấp. Việc áp dụng kỹ thuật cơ khí tạo khả năng thay thế lao động của đàn ông bằng lao động của đàn bà, trẻ em, mà tiền lương của đàn bà và trẻ em thì thường thấp hơn tiền lương của đàn ông rất nhiều, ngay cả trong trường hợp họ hoàn thành một công việc như nhau.
Tiền lương ngày càng thấp hơn giá trị sức lao động là một trong những nguyên nhân làm cho tiền lương thực tế giảm xuống. Ngoài ra tiền lương thực tế giảm xuống còn do những nguyên nhân sau đây :
Thứ nhất, dưới chủ nghĩa tư bản giá cả sinh hoạt tư liệu cần thiết cho công nhân ngày càng đắt đỏ.
Thứ hai dưới chủ nghĩa tư bản, thuế má và lạm phát ngày trở thành gánh nặng đè lên đầu quần chúng lao động. Trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, do ảnh hưởng của chính sách quân sự hoá nền kinh tế và xâm lược của bọn đế quốc ,thuế má ngày càng nặng, lạm phát ngày thêm trầm trọng. Đó cũng là nguyên nhân làm cho tiền lương giảm xuống.
Căn cứ vào sự phân tích trên, chúng ta thấy dưới chủ nghĩa tư bản tiền lương có xu hướng hạ thấp. Bên cạnh những nhân tố hạ thấp tiền lương lại có những nhân tố hoạt động chống lại xu hướng hạ thấp tiềh lương, trong đó cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân cho quyền lợi sinh sống và làm việc là nhân tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng .
Tuy nhiên, C.Mác đã vạch ra rằng xu hướng chung của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là nâng cao mức tiền công trung bình mà hạ thấp mức tiền công ấy. Bởi lẽ trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, tiền lương danh nghĩa có xu hướng tăng lên, nhưng mức tăng của nó nhiều khi không theo kịp mức tăng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ; đồng thời thất nghiệp là hiện tượng thường xuyên, khiến cho cung về lao động làm thuê vượt quá mức cầu về lao động, điều đó cho phép nhà tư bản mua sức lao động dưới giá trị của nó, vì vậy tiền công thực tế của giai cấp công nhân có xu hướng hạ thấp. Nhưng sự hạ thấp của tiền công thực tế chỉ diễn ra như một xu hướng, vì có những nhân tố chống lại sự hạ thấp tiền công. Một mặt, đó là cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi tăng tiền công. Mặt khác, trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản ngày nay, do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ nên nhu cầu về sức lao động có chất lượng cao ngày càng tăng đã buộc giai cấp tư sản phải cải tiến tổ chức lao động cũng như kích thích người lao động bằng lợi ích vật chất. .Chỉ có cuộc đấu tranh chính trị , đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân mới có thể hoàn toàn giải phóng giai cấp công nhân khỏi sự bóc lột tư bản chủ nghĩa, mới xoá bỏ được nguyên nhân căn bản gây ra tình trạng bị áp bức và nghèo khổ của giai cấp công nhân . Đó cũng là một nhân tố cản trở xu hướng hạ thấp tiền lương.
Công ty Elmacco là một doanh nghiệp do nhà nước quả lý cho nên việc tính toán quỹ lương của công ty phải căn cứ vào doanh thu theo tỷ lệ thực tế. Với cách tính lương theo doanh thu sẽ khắc phục được những tồn tại của cách tính lương trước đó .Đây là động lực mạnh mẽ để kích thích sản xuất kinh doanh phát triển và cũng là một hình thức tính toán quỹ lương thích hợp trong điều kiện hiện nay. Đây là bộ phận không trực tiếp tạo ra nguồn lương cũng như quĩ lương nên:
Thứ nhất , biện pháp đầu tiên là công ty nên diều chỉnh lại bộ máy quản lý và đặc biệt là nên sát nhập lại một số phòng ban mà hiệu quả cao.
Thứ hai, ban lãnh đạo công ty cần chú ý bố trí đúng người, đúng việc, sắp xếp hợp lý để phát huy tài năng của từng người.
Thứ ba,để tạo nguồn, tăng thu nhập cho cán bộ CNV trong toàn công ty thì trước tiên công ty phải mở rộng qui mô sản xuất, tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ (cả về chủng loại hành hoá cũng như chất lượng hàng hoá). Bên cạnh đó công ty phải luôn đẩy mạnh sản xuất kinh doanh mặt hàng tiêu thụ trên thị trường trong và nước ngoài với mụch đích là tăng doanh thu cho lợi nhuận cao.
Thứ tư, tận dụng triệt để chính sách thuế có lợi nhuận thiếu xuất khẩu= 0 vì hiện nay Nhà nước đang khuyến khích xuất khẩu hạn chế nhập khẩu để tăng doanh thu một cách đáng kể , góp phần dẩy mức lương cho người lao động để dần dần từng bước cải thiện đời sống cán bộ CNV.
Thứ năm, công ty phải cố gắng sử dụng có hiệu quả phương thức kinh tế về tiền lương và phân phối hợp lý quĩ lương trong nội bộ nhân viên vừa đảm bảo, vừa kích thích sản xuất phát triển bằng cách:
+Lợi nhuận kinh tế về doanh nghiệp được xác định là hiệu quả doanh thu trừ chi phí và coi đó là giải pháp hữu hiệu nhất mang tính chất chiến lược trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+Hoàn thiện thêm công tác định mức lao động từ đó để có căn cứ xác định số lượng lao động tiêu thụ hợp lý có một sản phẩm trong sản xuất kinh doanh để trên cơ sở xây dựng định mức tiền lương hợp lý.
+Tổ chức tốt việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho cán bộ CNV.
+Hàng tháng xét lương thưởng một cách chính đáng vì tiền lương, tiền thưởng là một đòn bẩy kinh tế, là phần giá trị mới sáng tạo ra, là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động .
KẾT LUẬN
Tiền lương là các khoản tính trích theo lương có một vai trò đặc biệt quan trọng và là trọng tâm công tác kế toán ở tất cả các doanh nghiệp.
Do nhu cầu bức thiết hiện nay, hoạt động sản xuất , kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải vận dụng linh hoạt các phương pháp quản lý đặc biệt là các biện pháp kinh tế. Một trong những biện pháp kinh tế và vấn đề tiền lương, tiền thưởng.
Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của con người đều vì lợi ích kinh tế. Vì thế, tiền lương là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với hiệu quả sản xuất. Do vậy, việc gắn liền với tiền lương , với hiệu quả sản xuất, kinh doanh đến việc nâng cao mức sống ổn định và phát triển trên cơ sở kinh tế là những vấn đề không thể tách rời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo trình kinh tế chính trị Mác- LêNin
- Sách hạch toán kinh tế vừa và nhỏ
- Tập bài giảng kinh tế chính trị Mác-Lênin
- Và các tài liệu khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiện tượng tiền lương trong chủ nghĩa tư bản thường thấp hơn giá trị sức lao động.docx