Tiểu luận Phân tích hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội

MỤC LỤC

 

I, ĐẶT VẤN ĐỀ 1

II, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1

1, Khái quát chung : 1

a : Vị trí của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban thường trực của Quốc hội 1

b : Nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội 2

c : Thực trạng hoạt động của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội 2

d :Giải pháp 6

III / KẾT THÚC VẤN ĐỀ : 9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2423 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I, ĐẶT VẤN ĐỀ Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội là các cơ quan của Quốc hội giữ một vai trò hết sức quan trọng trong vấn điề giúp việc cho Quốc hội .Và các cơ quan này ngày càng khẳng định được vai trò,vị trí của mình trong cơ quan quyền lực cao nhất của cả nước_Quốc hội.Thông qua các hoạt động của mình các cơ quan này đã phát huy được hết sức mạnh cũng như vai trò cua mình.Để làm rõ hơn vấn đề này nhóm chúng em xin phân tích : “hoạt động của Hội đồng dan tộc và các Uỷ ban của Quốc hội ” II, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1, Khái quát chung : a : Vị trí của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban thường trực của Quốc hội Theo đó, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội là các cơ quan thường trực của Quốc hội, làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Hội đồng dân tộc các Uỷ ban của Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì có nhiệm vụ báo cáo công tác trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Các thành viên của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban thường trực của Quốc hội do Quốc hội quyết định số lượng thành viên và bầu trong số các đại biểu Quốc hội. Quốc hội có quyền bãi nhiệm miễn nhiệm đối cới các thành viên của Hội đồng dân tộc và các thành viên của ban Thường trực Quốc hội. Từ góc độ pháp lý, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội hoạt động thường xuyên, liên tục trong suốt nhiệm kì của mình và đóng vai trò của các cơ quan chuyên môn, tư vấn và giúp việc cho Quốc hội trong các lĩnh vực thuộc chức năng của Quốc hội. Tóm lại, với vị trí là cơ quan thường trực do Quốc hội thành lập, hội đồng dân tộc và các Uỷ ban giữ vai trò như một cơ quan giúp việc b : Nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội Trước hết về nhiệm vụ của Hội đồng dân tộc là nghiên cứu và kiến nghị,với Quốc hội về vấn đề dân tộc.Thực hiện việc giám sát thi hành chính sách dân tộc,các trương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi,và vùng có đồng bào đân tộc thiểu số.Chủ tịch Hội đòng dân tộc được tham dự các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.Được mời tham dự các phiên họp của chính phủ,bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc.Khi ban hành các chính sách về dân tộc Chính phủ phải tham khảo ý kiến của Hội đồng dân tộc. Còn đối với các Uỷ ban của Quốc hội có nhiệm vụ quyền hạn giúp Quốc hội thực hiện tốt nhiệm vụ quyền hạn của mình.Các Uỷ ban Quốc hội làm việc khi Quốc hội họp và cả khi Quốc hội không họp.Các Uỷ ban của Quốc hội nghiên cứu thẩm tra,và đề xuất những ý kiến,giúp Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải quyết tốt vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của mình.Đồng thời cồn thu hút các đại biểu vào việc thực hiện công tác chung của Quốc hội. c : Thực trạng hoạt động của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội Đối với việc thực hiện chức năng thẩm tra của Hội đồng và Ủy ban Trong hoạt động thẩm tra dự án dự thảo thực tế hoạt động của Hội đồng dân tộc và các ủy ban Quốc hội thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận .Số lượng các dự án luật pháp lệnh nghị quyết,mà Hội đồng dân tộc và Uỷ ban thẩm tra ngày càng tăng lên “riêng nhiệm kỳ quốc hội khóa XI thông qua 8 bộ luật , luật 15 nghị quyết có chứa quy phạm xem xét thông qua 34 pháp lệnh.”.Hoạt động thẩm tra dự án dự thảo ngày càng có chất lượng tuy nhiên vẫn bộc lộ một số tồn tại cần khắc phục : Thứ nhất,các Ủy ban quốc hội đang phải dứng trước một thực trạng khối lượng các dự án luật phải thẩm tra ngày càng lớn nội dung vấn đề xem xét ngày càng phức tạp . Theo kết quả nghiên cứu mới đây của trung tâm thông tin thư viện và nghiên cứu khoa học cho thấy đang có tình trạng quá tải trong hoạt đồng quốc hội…riêng nhiệm kì quốc hội khóa XII,quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật pháp lệnh 140 luật,pháp lệnh.Nhu cầu về sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ,sự phát triển đa dạng quan hệ xã hội đòi hỏi quốc hội ban hành dự án luật có tính chuyên sâu. Thứ hai,trong quy trình làm việc của quốc hội giai đoạn xem xét dự án tại ủy được đặt trước giai đoạn xem xét tại phiên họp toàn thể đay là một lợi thế của ủy ban tuy nhiên vai trò của hội đồng dân tộc và ủy ban quốc hội chỉ được coi như cơ quan tư vấn cho Quốc hội. Ủy ban và hội đồng chưa có thẩm quyền quyết định trình hay không trình trước quốc hội.Bên cạnh đó nhiều dự án được cơ quan soạn thảo chuẩn bị chậm chỉ gửi cho ủy ban khi bắt đầu thẩm tra khiến các thành viên ủy ban không có thời gian nghiên cứu sâu nên chất lượng thẩm tra hạn chế. Thứ ba, thành phần tham gia thẩm tra thường chỉ là thành viên Ủy ban mà thiếu vắng các nhà khoa học, các chuyên gia am hiểu về luật. Mặt khác, thành viên Ủy ban thường được cơ cấu từ các đại biểu công tác từ các cơ quan hành chính địa phương nên khi thẩm tra báo cáo thường ít nhận được ý kiến đóng góp của các thành viên này. Thứ tư, luật chưa quy định cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm của cơ quan đại diện, trách nhiệm của cơ quan thẩm tra hoặc Thường trực cơ quan thẩm tra khi phát biểu ý kiến của cơ quant ham gia thẩm tra, trình tự, nguyên tắc, phương thức tiến hành thẩm tra dự án, đề án của cơ quan tham gia thẩm tra. Trên thực tế năng lực Ủy ban dự kiến những vấn đề Quốc hội thảo luận tại phiên toàn thể vẫn còn hạn chế. Đối với việc thực hiện chức năng giám sát Theo nhận xét chung, sau khi Luật hoạt động giám sát của Quốc hội có hiệu lực, các cơ quan của quốc hội thực hiện quyền giám sát chủ động, tích cực đầy đủ hơn, có nề nếp hơn, theo chương trình, kế hoạch, có kết quả và thực sự có chuyển biến. Trong quá trình cải cách và nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Quốc hội nói chung, hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban đang đứng trước đòi hỏi là yêu cầu nội dung giám sát ngày càng phải mang tính chuyên môn, hoạt động giám sát phải theo chương trình được phê duyệt có kế hoạch. Ví dụ như tại kì họp thứ 6 Quốc hội khóa 12, Quốc hội đã biểu quyết thông qua chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2010 tại kì họp thứ 7 trong đó có giám sát chuyên về thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học. Trước yêu cầu đó, nhìn chung hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội còn bộc lộ một số hạn chế sau: Thứ nhất, hoạt động giám sát chưa được tiến hành thường xuyên toàn diện: nội dung, hình thức và số lượng các cuộc giám sát đã được đưa vào chương trình, kế hoạch hằng năm nhiều hơn hẳn so với trước, nhưng vẫn còn ít và chưa cân đối so với hoạt động lập pháp; việc giám sát các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa làm được nhiều. bên cạnh đó, lĩnh vực được giao giám sát lại quá rộng nên chưa thể bao quát hết nội dung mà chương trình giám sát của Ủy ban đã đề ra. Theo báo cáo công tác và thực tiễn hoạt động của Quốc hội hiện nay thì các nội dung giám sát lớn, quan trọng chưa được phân công, bố trí hợp lí, còn tập trung nhiều vào một số Ủy ban. Một số nội dung giám sát quan trọng chưa làm được nhiều, như giám sát việc quản lí, sử dụng ngân sách, công tác cải cách hành chính, giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ… Thứ hai, hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban còn nhiều điểm chưa phân định rạch ròi với hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội. ví dụ như Ủy ban thường vụ quốc hội, Ủy ban tư pháp đều có nhiệm vụ, quyền hạn giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp. Nhưng nhiệm vụ, phương thức và phạm vi thẩm quyền giám sát của mỗi cơ quan này chưa được quy định cụ thể. Thứ ba, hoạt động giám sát chỉ dừng lại ở việc nghe báo cáo để nắm tình hình. Hiệu lực và hiệu quả của giám sát chưa cao, nhất là đối với vấn đề trong lĩnh vực kinh tế - xã hội,đấu tranh chống tham nhũng,văn hóa-xã hội,môi trường.Các ủy ban của quốc hội vẫn đi nhiều,xuống địa phương,cơ sở làm việc nhiều và báo cáo gửi Quốc hội,gửi các cơ quan hữu quan cũng nhiều nhưng không thấy rõ hiệu quả và không biết,các cơ quan hữu quan có đọc báo cáo đó không? Về phía mình báo cáo gửi rồi cũng không theo dõi sâu sát yêu cầu trả lời. Như vậy công tác giám sát của các Uỷ ban Quốc hội có tình trạng giám sát rồi, kiến nghị rồi, nhưng lại không theo ý kiến ấy đến cùng, không buộc được việc chấp hành đến cùng. Thứ tư, trình tự thủ tục giám sát còn chưa hợp lý. Hiện nay trình tự thủ tục giám sát còn chung chung chưa có trình tự thủ tục riêng cho những lĩnh vực đặc thù, ví dụ như vấn đề giám sát ngân sách, giám sát tư pháp. Mặt khác các chủ thể tham gia giám sát thực hiện thủ tục này còn mang tính qua loa hình thức. Việc chưa công khai minh bạch hoạt động giám sát cùng với việc chưa huy động được các chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực này khiến cho hoạt động giám sát không đi được đến tận cùng của nội dung giám sát. Thứ năm, sự phối hợp giữa các ủy ban và các cơ quan khác chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng cùng lúc có nhiều đoàn giám sát của các cơ quan của Quốc hội tiến hành giám sát tại địa phương, khiến cho địa phương khó khăn trong việc tiếp đón, sắp xếp chương trình làm việc. Hoặc một địa phương phải tiếp cùng lúc ba, bốn đoàn giám sát của các ủy ban hoặc lại có những tỉnh, cả nhiệm kì không có đoàn giám sát nào về, nhưng có tỉnh thì các đoàn giám sát của Quốc hội về rất nhiều. Đối với việc thực hiện chức năng kiến nghị Cho đến nay, Hội đồng dân tộc và Uỷ ban của Quốc hội rất ít khi thực hiện quyền kiến nghị độc lập vì chưa có quyết định cụ thể về trình tự, thủ tục, cơ chế thực hiện thẩm quyền này. Ví dụ Hội đồng dân tộc và Uỷ ban rất ít khi thực hiện quyền kiến nghị, Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Nguyên nhân là do hoạt động giám sát của Uỷ ban và Hội đồng chỉ là một khâu trong hoạt động giám sát của Quốc hội, quyết định của Hội đồng và Uỷ ban không mang tính quyết định cuối cùng. Nên Hội đồng và Uỷ ban không có cơ sở chắc chắn để thực hiện quyền này. Hầu hết các trường hợp Hội đồng và các Uỷ ban của Quốc hội chỉ thực hiện quyền này sau khi kết thúc hoạt động thẩm tra và giám sát. d :Giải pháp Về tổng thể cần nâng cao hơn nữa vị trí, vai trò, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, của cơ quan chuyên môn của Quốc hội trong co cấu tổ chức Quốc hội. các Ủy ban của Quốc hội cần chủ động tham gia một cách đầy đủ, sâu rộng trên các lĩnh vực chuyên môn do Quốc hội phân công. Hạn chế dần việc giao các lĩnh vực chuyên môn này cho các cơ quan khác, bộ phận khác. Sau đây, chúng tôi đưa ra một số phương hướng nhằm đổi mới phương thức hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban thương trực của Quốc hội. Trong hoạt động thẩm tra dự án, dự thảo Thứ nhất, cần tăng cường hơn nữa thẩm quyền và nâng cao trách nhiệm của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban trong quá trình lập pháp. Ủy ban phải là cơ quan có tiếng nói độc lập trong hoạt động thẩm tra dự án, dự thảo và phải quyết định có đưa một dự án luật ra trình Quốc hội hay không. Những dự Luật, pháp lệnh gửi sang không đúng thời hạn, chất lượng kém cơ quan thẩm tra có quyền từ chối. Qua đó nâng cao vai trò của Hội đồng dân tộc và Ủy ban Quốc hội. đồng thời, cũng phải biết phê bình, khiển trách cơ quan thẩm tra trước Quốc hội khi xảy ra tình trạng báo cáo không đạt yêu cầu. tiếp đến cần quy định cụ thể hơn nữa về trình tự nội dung thẩm tra các vấn đề không phải dự án pháp lệnh. Thứ hai, các phiên họp thẩm tra của Ủy ban phải tuân theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số, theo hình thức mở. nguyên tắc hoạt động tập thể quyết định theo đa số là nguyên tắc luật định, xuất phát từ bản chất cơ quan chuyên môn của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Thứ ba,trách nhiệm của cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan tham gia thẩm tra trong phối hợp thẩm tra cần được quy định cụ thể.Hình thức phối hợp thẩm tra là họp liên tịch giữa toàn thể Ủy ban chủ trì thẩm tra và toàn thể Ủy ban tham gia thẩm tra. Thứ tư,nghiên cứu các phiên điều trần lập pháp của Ủy ban nghị viện các nước để áp dụng trong quá trình thẩm tra dự án luật của các Ủy ban.Trong quá trình thẩm tra,các Ủy ban của Quốc hội Việt Nam thường tiến hành thủ tục lấy ý kiến nhân dân về dự án luật, Tuy nhiên việc lấy ý kiến nhân dân chưa có một quy trình thống nhât, chưa có cơ chế để huy động chuyên gia các nhà khoa học vào quá trình này. Theo các nước thì phiên điều trần cũng là hình thức lấy ý kiến của nhân dân trong quá trình thẩm tra. Phiên điều trần được tổ chức là để các Ủy ban trưng cầu ý kiến, thu thập chứng cứ, taì liệu và thông tin khác phục phụ cho hoạt động thẩm tra. Thứ năm, xác định lại mối quan hệ giữa các Ủy ban của Quốc hội với Ủy ban thường vụ trong hoạt động lập pháp. Hiện nay mối quan hệ giữa Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội chưa được xác định rõ. Chính vì vậy đối với dự án luật của Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ nên dừng lại ở mức độ về quy trình, thủ tục trình dự án chứ không nên xem xét về nội dung. Ủy ban phải là cơ quan chủ trì thẩm tra, chỉnh lý dự án. Trong hoạt động giám sát kiến nghị Thứ nhất,đề cao vị thế của Ủy ban trong lĩnh vực giám sát Nghiên cứu tăng thẩm quyền cho Ủy ban trong hoạt động giám sát bằng các sửa đổi, bổ sung Luật hoạt động giám sát của Quốc hội trong đó quy định Ủy ban giám sát có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật, khiển trách đối với tổ chức cá nhân không chấp hành yêu cầu của đoàn giám sát. Quy định trình tự, thủ tục giám sát một cách có hiệu quả, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong hoath động giám sát. Kết quả hoạt động giám sá phải công khai minh bạch. Cần huy động các chuyên gia giỏi về lĩnh vực được giám sát tham gia vào thành đoàn giám sát. Thứ hai, nâng cao chất lương các văn bản luật và cơ sở pháp lý để thực hiện quyền giám sát. Để triển khai hoạt động giám sát có hiệu quả, Quốc hội phải đẩy mạnh công tác lập pháp. Hệ thống pháp luật phải thực sự là phương tiện quản lý nhà nước, có tính khả thi cao. Thứ ba, xác định rõ hơn pham vi, nội dung, cơ chế thực hiện quyền giám sát của các Ủy ban của Quốc hội với hoạt động của cơ quan khác. Thứ tư, có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các Ủy ban khi tổ chức các đoàn giám sát về địa phương. Thời gian và địa điểm, nội dung chương trình giám sát cần thiết xác định rõ ràng, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Ủy ban và Hội đồng dân tộc. Thứ năm, tăng cường giám sát văn bản và giám sát việc thi hành văn bản, giám sát văn bản quy pham pháp luật và việc thi hành pháp luật, giám sát hoạt động của Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao là một lĩnh vực cần được quan tâm đẩy mạnh. III / KẾT THÚC VẤN ĐỀ : Trên đây là một số giải pháp và thực trạng về hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban thường trực của Quốc hội .Qua đó chúng ta thấy được những việc đã làm được và những việc chưa làm được của các cơ quan này từ đó dể nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhệm cũng như phát huy hết khả năng của các cơ quan này trong việc giả quyết tốt các vấn đề được Quốc hội giao cho. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam - NXB Bộ Công An 2. chinhphu.vn 3. Báo Dân trí MỤC LỤC MMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập luật hiến pháp - hoạt động của Hội đồng dan tộc và các Uỷ ban của Quốc hội bài tập lớp k36.doc
Tài liệu liên quan