Tiểu luận Phân tích hoạt động PR ở Việt Nam giai đoạn hiện nay

Truyền thông Việt Nam hiện có đủ bốn loại hình báo chí là báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử. Việt Nam hòa mạng internet quốc tế vào năm 1997 và hơn 10 năm nay hàng loạt báo điện tử, trang tin điện tử đã ra đời.

Tại Việt Nam, tất cả các cơ quan truyền thông, báo chí hoạt động dưới sự quản lý và giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, và dưới sự định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo luật pháp Việt Nam, hiện nay chưa cấp phép cho báo chí tư nhân hoạt động.

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9013 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích hoạt động PR ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phủ Tác nhân của sự phát triển Người bảo vệ xã hội 1.2.3 Các hoạt động PR với giới truyền thông Đường dây nóng Thư bạn đọc Trả lời phỏng vấn Thông cáo báo chí Họp báo Đưa tin về các sự kiện đặc biệt Quảng cáo công ty 1.2. 4 Truyền thông doanh nghiệp. Truyền thông doanh ngiệp là hoạt động rất cần thiết, bởi giới truyền thông ngày nay tỏ ra năng động và hay chất vấn hơn. Do đó sự cời mở và giải trình đươc công chúng đã trở thành một vấn đề vô cùng thiết yếu. Ngày nay, việc một tổ chức không thể giao tiếp thẳng thắn, cởi mở trước công chúng thì có khả năng mất uy tín trên thị trường,kéo theo là những thua lỗ tài chính do mất khách hàng thân tính và phải gánh chiu thêm nhiều hậu quả khác do điều này gây ra. Thực tế cho thấy nhiều nhà may và cơ sở sản xuất phải đóng cửa, gây nên nhiều tình trạng thất nghiệp trên địa phương và khu vực mà tất cả nguyên nhân điều bắt nguồn từ đó. Và điều này không chỉ xảy ra ở Anh, Mỹ mà còn nhiều nước khác trên thế giới. Trong truyền thông, hành động hay lời nói đều có thể đem lại những tác dụng tương tự nhau.Nếu được sử dụng thích hợp, truyền thông có thể thực hiện nhiệm vụ thông báo, giáo dục, trấn an, tạo mối cảm thông, gợi sự quang tâm, yêu thích hoặc tạo ra khả năng chẩp nhận một tình huống nào đó khi xảy ra. Truyền thông, dưới hình thức đối nội hay đối ngoại là vấn đề mà các tổ chức không thể né tranh hoặc phớt lờ. Bởi nếu làm thế thì họ phải chịu những hậu quả tai hại không chỉ la nước mắt mà còn là những ảnh hưởng đến uy tín lâu dài của tổ chức Do đó, tất cả các cấp chính quyền gìơ đây đều tỏ ra có trách nhiệm hơn; không chỉ bằng việc xuất hiện thường xuyên hơn để lắng nghe công chúng mà còn nổ lực để làm việc tốt hơn. Họ cũng phải thường xuyên cập nhập thông tin cho giới truyền thông qua các cuộc hop báo hay các bản báo cáo báo chí ngày nay là một thanh phần quang trọng trong cơ cấu tổ chức. 1.2.5 Xây dựng quan hệ với giới truyền thông Giới truyền thông cần những nguồn thông tin để có thể làm việc. Để trở thành một chuyên gia cung cấp thông tin cho giới truyền thông là một cách hay để nâng cao tầm nhìn, sự tín nhiệm, cùng với đó là khả năng diễn thuyết những ý tưởng Xuất hiện trên truyền thông, sẽ mở ra một chiến dịch mới để tiếp cần người tiêu dùng, và tiếp xúc với họ theo một cách khác. Vậy, làm thế nào để xây dựng mối quan hệ hữu ích này? Dưới đây là một vài ý kiến quan trọng giúp bạn đạt được điều bạn muốn. 1.2.5.1 Cho họ biết bạn luôn có mặt Bạn không cần một kế hoạch đắt đỏ để trở thành chuyên gia cung cấp thông tin cho các nhà báo. Bạn chỉ cần gọi điện cho họ, giới thiệu bạn là ai và đưa ra một số gợi ý cho những vấn đề nóng hổi mà bạn nắm rất rõ. Thông tin bạn đưa ra càng chi tiết, sâu sắc và có tính thời sự, lập tức bạn sẽ được họ chú ý. Và việc sau đó là bạn sẽ nằm trong danh sách những chuyên gia của phóng viên và chờ đợi cơ hội tiếp theo. 1.2.5.2 “Làm bài tập về nhà” Xây dựng mối quan hệ với giới truyền thông đòi hỏi bạn phải trau dồi kiến thức thường xuyên. Bạn phải thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về những câu chuyện, những vấn đề bạn sẽ nói. Để làm được những điều này, việc bạn cần làm là đọc, nghe, tìm hiểu, suy nghĩ, phân tích, tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Nói chung, chính xác bạn phải trở thành chuyên gia về những vấn đề bạn cần nói. 1.2.5.3 Học cách truyền đạt Mục đích của báo chí là cung cấp thông tin nhưng dưới dạng ngắn gọn. Vì vậy, hãy trình bày câu chuyện của bạn thật đơn giản, dễ hiểu. Đừng để các nhà báo, phóng viên phải mất nhiều công biên tập hay lựa chọn ý kiến cho bạn. Nói chung, nó không đơn giản chỉ là nói ra những điều bạn biết, mà còn là sự hiểu biết của bạn. Vì vậy, nói sao cho ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn là những điều bạn cần học. 1.2.5.4 Phản ứng nhanh chóng Nếu bạn làm việc với giới truyền thông, một điều bạn cần phải nắm rõ đó là cập nhật và phản hồi nhanh chóng. Bạn có thể biết rất rõ về vấn đề đó, nhưng bạn không cung cấp kịp thời cho các nhà báo, bạn cũng sẽ nhanh bị lãng quên thôi. 1.2.5.5 Trung thành với những điều bạn biết Giữ nguyên lập trường khi bị hỏi, góp ý hay những lời bàn tán. Là một chuyên gia không có nghĩa lĩnh vực nào bạn cũng biết rõ. Vì vậy, nếu bạn không biết đừng e ngại khi nói “Thực sự tôi chưa rõ về vấn đề này”. Không bịa đặt Danh tiếng là thứ quan trọng nhất đối với các phóng viên, nói đúng hơn nó được hiểu là sự an toàn trong nghề nghiệp. Tổn hại niềm tin của nhà báo đồng nghĩa với việc bạn sẽ không có những cơ hội tiếp theo được làm việc với họ. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN PR VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Thực trạng hoạt động PR tại các doanh nghiệp 2.1.1 Thực trạng chung Giá trị và hiệu quả của hoạt động PR chưa được các doanh nghiệp khai thác tối đa, và doanh nghiệp chưa gặt hái được trọn vẹn những ích lợi to lớn từ hoạt động PR mang lại. Như chúng ta đã biết thì PR có vai trò rất lớn đối với sự thành công của doanh nghiệp nhưng thực sự hoạt động PR của các doanh nghiệp nước ta thì chưa được phát huy hết lợi ích to lớn mà PR mang lại. Các doanh nghiệp nước ta cần quan tâm với chú trọng tới PR nhiều hơn để mà có thể sử dụng hết khả năng của nó. Ngân sách dành cho PR còn quá ít nhưng có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Thông thường trong những công ty thì ngân sách dành cho hoạt động PR chỉ bằng 10% so với quảng cáo, hoặc nhiều khi “nằm thấp thoáng” trong ngân sách tiếp thị chung cho doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thế giới, xu hướng này đang thay đổi khi số tiền đổ cho quảng cáo ngày càng tỏ ra không hiệu quả, trong khi hoạt động PR mang đến độ tin cậy cao hơn cho đối tượng được truyền thông. Nên các công ty nước ta cũng có xu hướng ngày càng đầu tư vào PR hơn. Theo một số chuyên gia trong ngành cho biết ngành PR/tổ chức sự kiện ở Việt Nam hàng nǎm tǎng trưởng rất lớn, ước tới 30% vì chi phí quảng cáo ngày càng tǎng. Bên cạnh một số ít doanh nghiệp hiểu và nhận thức đúng về PR thì cũng nhều doanh nghiệp còn chưa hiểu rõ về PR cũng như công tác nhân sự liên quan. Nên người chủ đạo thực hiện công tác “có liên quan đến PR” thường là đích thân giám đốc, vì có nhiều doanh nghiệp quan niệm làm PR là đi “quan hệ”, đi “ngoại giao”. Có nhiều người còn nghĩ PR với quan hệ báo chí là một. Nhưng không biết đây mới chỉ là một trong nhiều nhóm người mà doanh nghiệp phải xây dựng quan hệ. Đa số các doanh nghiệp chưa có sự đầu tư sáng tạo đúng mức để đưa ra những chương trình, hoạt động, sự kiện thật sự tạo quan tâm chú ý; chưa lưu tâm đến việc chấn chỉnh mọi qui trình trong công ty, cải thiện việc chăm sóc khách hàng, tăng chất lượng sản phẩm… Đây là mầm mống gây nên sự cố, tạo ra khủng hoảng, gây thiệt hại khá nặng nề cho hoạt động kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên có một số doanh nghiệp cũng rất chú trọng PR và đưa ra nhiều chiến dịch PR sáng tạo đạt được kết quả cao.Ví dụ các chiến dịch quảng bá bằng PR cho phim Những cô gái chân dài của hãng phim Thiên Ngân, Chương trình ánh sáng học đường của công ty Điện Quang… hàng loạt các bài báo, kênh truyền thông đưa tin đã góp phần quan trọng tạo nên thành công của các thương hiệu này. Nhân sự PR thì chưa được doanh nghiệp xem trọng cũng như phân công lao động chưa hợp lý. Thông thường các công ty trong nước thì chỉ có một người phụ trách công tác này trong bộ phận Marketing, thế nhưng “chuyện thường ngày” của người này đôi khi chỉ đơn thuần là quan hệ với giới báo chí, giúp đăng tải thông tin cho công ty. Ở những công ty khác, PR thường được xem là “quan hệ đối ngoại” và là phần việc thuộc về bộ phận hành chính – nhân sự, hoặc là việc của thư ký - trợ lý giám đốc. Nhưng những nhân sự này thường như ít thông qua đào tạo, ít có kinh nghiệm về truyền thông hay PR. Điều này còn nói lên một thực trạng phân công lao động chưa hợp lý, chưa khai thác hết năng suất của người lao động ở các công ty trong nước. Tuy nhiên cũng có một số ít công ty thực hiện tốt công tác nhân sự PR này như Việt Nam Airlines,Viettel….Nhưng nhìn chung với lượng công việc như vậy, với nền tảng đào tạo PR như vậy, khó trách trình độ và tính chuyên nghiệp của đội ngũ đang thực hiện công tác PR tại các công ty trong nước không cao, dù số này cũng rất ít ỏi. Hiện nay, các công ty mới chỉ chú ý công tác PR trong việc xây dựng hình ảnh công ty trong mắt người tiêu dùng, khách hàng, hỗ trợ cho việc kinh doanh sản phẩm/dịch vụ, mà theo phân loại của ngành PR là PR trong tiếp thị (Marketing PR). Còn những mối quan hệ (relations) với nhiều nhóm người khác (publics) như cổ đông, ngân hàng, người lao động trong công ty, các trường đại học, hội đoàn, các nhà phân phối – đại lý… lại bị bỏ quên. 2.1.2 Ví dụ hoạt động PR ở tổng công ty sữa Việt Nam Vianamilk Hoạt động từ thiện xã hội Vinanmilk đã dành hơn 17 tỷ đồng cho các hoạt động từ thiện của mình trong năm 2008. Trong đó chương trình 6 triệu ly sữa miễn phí cho trẻ em nghèo Việt Nam đã tạo điều kiện giúp các trẻ em nghèo khắp cả nước thưởng thức nguồn sữa giàu dinh dưỡng và đem lại sức khỏe mà các em từng mơ ước Năm 2008 là năm thứ 6 liên tiếp, Vinanmilk đã dành 3,1 tỷ đồng cho quỹ học bổng truyền thống của mình “Vinanmilk ươm mầm tài năng trẻ” năm học 2007–2008, đây là hoạt động nhằm tạo điều kiện và động viên các em phấn đấu trở thành nhân tài phục vụ cộng đồng và xã hội Ngoài ra Vinanmilk đã nhận phụng dưỡng suốt đời 20 bà mẹ Việt Nam anh hung ở hai tỉnh Bến Tre và Quảng Nam. Từ năm 2010, trên cơ sở Quỹ 6 triệu ly sữa do Vinamilk kết hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam thực hiện vào năm 2008, 2009 và mong muốn xã hội hóa chương trình, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã cho phép Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam triển khai Chương trình Quỹ Sữa “Vươn Cao Việt Nam” để huy động thêm nhiều nguồn lực trong xã hội cùng đóng góp. Hưởng ứng Ngày Sữa thế giới 2010, Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 tháng 6, Vinamilk đã ủng hộ gần 12 tỷ đồng cho Quỹ Sữa “Vươn Cao Việt Nam. Hoạt động hỗ trợ đào tạo và giáo dục: Sáng 21-1, tại Hà Nội, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chương trình Quỹ học bổng "Vinamilk - Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam" năm học 2009-2010. Vinamilk tài trợ cho 1.000 em học sinh tiểu học, với mỗi suất học bổng trị giá 1.000.000 đồng. Trong năm 2010 này công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tài trợ 20 suất học bổng toàn phần du học tại trường đại học tổng hợp Công nghệ sinh học ứng dụng Moscow (Nga) trong năm năm, với điều kiện sau khi học xong phải phục vụ lâu dài tại các đơn vị thuộc công ty này. Hoạt động thể dục thể thao Vinamilk đã tài trợ cho Cúp bóng đá thiếu Niên- Nhi Đồng toàn quốc mang tên “cúp Vinamilk” để tạo sân chơi giúp cho các em có thể tham gia vui chơi nâng cao sức khoẻ tinh thần đoàn kết. Tham gia các chương trình truyền hình: “vui cùng Hugo”, “vượt lên chính mình” , “chuyện không phải của riêng ai” , “hãy chọn giá đúng”, “tam sao thất bản”, “Phim Việt cuối tuần”….. Quan hệ với báo chí Vinamilk quan hệ tốt với nhiều tờ báo như báo gia đình và tiếp thị, báo phụ nữ , báo sức khoẻ và gia đình.……để thường xuyên đăng tải nhiều bài viết tạo dư luận tốt trước khi tung ra sản phẩm mới. Như các tờ báo đều thông tin cho người tiêu dùng Việt Nam về Vinamilk sữa tươi tiệt trùng ,sữa tươi Vinamilk nguyên chất 100%..... 2.2 Sự phát triển của giới truyền thông ở Việt Nam Hiện nay, hệ thống phương tịên truyền thông của Việt Nam so với thế giới khá đầy đủ, phong phú và đa dạng. Có thể kể tên những phương tiện chủ yếu sau 2.2.1 Đài truyền hình Tổng số các Đài truyền hình Trung ương và địa phương lên đến 65 đài: Đài quốc gia: 01 (VTV) Đài khu vực: 04 (thuộc VTV) Đài địa phương: 60 Tổng số kênh: hơn 110, các kênh được nhiều khán giả đón xem đài như: VTV(1,2,3), Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng (Khu vực Miền Bắc); Đà Nẵng, Khánh Hoà, Huế (Khu vực Miền Trung); HTV (7,9), Bình Dương, Vĩnh Long, Cần Thơ (Khu vực Miền Nam). Trong đó, đứng đầu và có số lượng khán giả nhiều nhất là Đài truyền hình Việt Nam VTV, với số lượng kênh phủ sóng qua vệ tinh lên đến 6 kênh (VTV1,2,3,4,6,9). Bên cạnh đó, hệ thống truyền hình Cáp và DTH của Đài THVN đã thu hút được một số lượng lớn thuê bao và đang hướng tới thuê bao thứ 2.000.000, hiện tại hệ thống DTH đang phát 21 kênh chương trình. Đánh giá đúng vai trò của mỗi kênh truyền hình và khai thác tốt phương tiện này sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác truyền thông. Điểm mạnh của truyền thông trên phương tiện truyền hình là nhiều khán giả biết tới, mức độ phổ biến nhanh và rộng, thông điệp của chiến dịch được truyền tải sinh động, dễ hiểu, có ý nghĩa chiều sâu (bằng cả hình ảnh và âm thanh). 2.2.2 Báo và tạp chí Tại Việt Nam hiện có đến hơn 150 đầu báo, 261 tạp chí chuyên ngành và 18 tạp chí - báo tiếng nước ngoài khác nhau, mỗi đầu báo lại có đối tượng độc giả riêng. Tuy nhiên khác với phương tiện Đài truyền hình, báo chí thường bị giới hạn về số lượng độc giả và có tính chất kén chọn độc giả hơn. Ưu điểm của việc tuyên truyền trên báo chí có tính bền vững vì tuổi thọ của thông tin tuyên truyền sẽ theo kỳ phát hành cũng như tính lưu lại của các tờ báo là khá cao. Cùng với trên 20 web báo điện tử lớn thuộc các báo viết đây sẽ là phương tiện bổ trợ cho chương trình truyền thông. 2.2.3 Phương tiện khác Đài phát thanh: Với 62 đài và tổng số kênh lên đến hơn 200 kênh. Hệ thống Pano ngoài trời, bandrol, Video (nhà, rạp chiếu phim..), Internet. Tất cả các phương tiện này sẽ góp vai trò quan trọng trong công tác truyền thông. Truyền thông đa phương tiện là xu thế phát triển tất yếu trong thời đại hội tụ công nghệ số. VOV đã có các sản phẩm báo nói, báo in, báo điện tử, chúng tôi cần có thêm một kênh PTCH để tận dụng hết hạ tầng kỹ thuật hiện có nhằm phát huy sức mạnh của truyền thông hiện đại. VOV là cơ quan báo chí điện tử được hình thành sớm nhất ở nước ta, chúng tôi đã phối hợp với các đài truyền hình khác ứng dụng nhiều công nghệ truyền dẫn hiện đại để phát sóng phát thanh. Ví dụ, phát sóng theo công nghệ analog, số mặt đất, phát qua vệ tinh, phát thanh trên Internet, trên điện thoại di động... Với PTCH sẽ đưa VOV trở thành một trung tâm truyền thông đa phương tiện tập hợp tất cả các loại hình truyền thông. Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT đã tạo động lực cho sự ra đời của loại hình báo chí điện tử, nhưng chính những phóng viên, với những nỗ lực không ngừng của mình là những nhân tố quan trọng nhất đưa báo điện tử trở thành một loại hình truyền thông ưu việt như hiện nay. Web hiện đang là phương tiện truyền thông thống trị tại văn phòng. Nhưng nó chỉ đứng thứ 2 tại môi trường gia đình.Web cũng là phương tiện truyền thông được sử dụng phổ biến nhất trong thời gian ban ngày 2.3 Tương lai của PR giới truyền thông tại Việt Nam trong thời gian tới Truyền thông Việt Nam hiện có đủ bốn loại hình báo chí là báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử. Việt Nam hòa mạng internet quốc tế vào năm 1997 và hơn 10 năm nay hàng loạt báo điện tử, trang tin điện tử đã ra đời. Tại Việt Nam, tất cả các cơ quan truyền thông, báo chí hoạt động dưới sự quản lý và giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, và dưới sự định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo luật pháp Việt Nam, hiện nay chưa cấp phép cho báo chí tư nhân hoạt động. Theo đó, ngành truyền thông quảng cáo và PR phát triển rất mạnh mẽ với nhiều kênh hơn, nhiều sáng tạo hơn và nhiều sự lựa chọn hơn. Bên cạnh các kênh quảng cáo hiện đại, quảng cáo truyền thống trên tivi, báo chí vẫn tiếp tục tăng trưởng. Quảng cáo số Khảo sát của Neilsen trên toàn cầu vừa công bố cho thấy, dù mới phổ biến gần đây nhưng quảng cáo trên các kênh hiện đại như website, điện thoại di động… tăng trưởng mạnh. Chẳng hạn, với nước giải khát, dù mới phổ biến gần đây nhưng quảng cáo trên các website đã tăng trưởng 32%, trên phim ảnh trực tuyến tăng 20% và trên điện thoại di động tăng 9%. Với ngành hàng mỹ phẩm và các sản phẩm liên quan đến sức khỏe thì quảng cáo trên báo chí tăng 61%, ngoài trời tăng 39%, đồng thời quảng cáo trên các trang web tăng vọt lên 45%, phim trực tuyến lên 34% và trên điện thoại di động tăng trưởng 14%. Phát biểu tại hội thảo “Tương lai kỹ thuật số” diễn ra trong khuôn khổ Liên hoan quảng cáo Việt Nam 2010 (9 – 11/12), đại diện Neilsen Vietnam cho rằng, ngày nay, người tiêu dùng rất am hiểu điện thoại di động. Không chỉ sử dụng với hai chức năng: thoại và nhắn tin như trước, người ta vào điện thoại để chơi game, truy cập internet, chat, nghe radio… Theo Tổng cục Thống kê, năm 2009, trong những người quan tâm đến công nghệ, độ tuổi trên 30 chiếm 45% và dưới 30 tuổi chiếm đến 55%. Trong đó, người dưới 30 tuổi thì số lượng người quan tâm đến công nghệ từ 13 – 30 tuổi là 35%, độ tuổi dưới 13 chiếm đến 20%. Các kênh quảng cáo truyền thống như tivi, báo chí vẫn tăng trưởng tốt và song hành với các kênh hiện đại. Nếu như quảng cáo trực tuyến, quảng cáo trên điện thoại di động, các website phát triển mạnh thì quảng cáo trên tivi vẫn tăng trưởng đến 75%, trên báo chí tăng 45%, ngoài trời tăng 49%. Quảng Cáo Truyền Thống Nếu như quảng cáo trực tuyến, quảng cáo trên điện thoại di động, các website phát triển mạnh thì quảng cáo trên tivi vẫn tăng trưởng đến 75%, trên báo chí tăng 45%, ngoài trời tăng 49%.Các chuyên gia cho rằng, hiện nay tivi vẫn chiếm vị trí rất vững chắc và luôn nổi trội. Truyền hình là một kênh truyền thống, nhưng với công nghệ mới như hiện nay, mức độ tích hợp ngày càng cao hơn. Người ta có thể sử dụng màn hình tivi như màn hình máy vi tính để vào internet… và các chương trình tivi cũng có thể xem được trên điện thoại di động. Hơn nữa, mọi người vẫn thích nghe âm thanh, thích xem hình ảnh thì không gì có thể thay thế được. Và một khi kênh truyền thống phát triển thì đương nhiên, quảng cáo trên kênh này cũng sẽ tăng theo. Số liệu thống kê của của Neilsen Vietnam cũng cho thấy, quảng cáo trên truyền hình chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 50%, báo chí 20%, ngoài trời chiếm 10% và một số hình thức khác. Mỗi năm kinh phí dành cho các kênh này chiếm khoảng 1 tỷ USD. Và chỉ riêng truyền hình không thôi thì mỗi năm đã có đến hơn 3.000 phim quảng cáo được phát sóng. Như vậy có thể thấy rằng với 99% dân số xem truyền hình thì hình thức quảng cáo này vẫn sẽ là hình thức PR hiệu quả và được ưa chuộng nhất trong thời gian tới. 2.4 PR ở Việt Nam và những hạn chế Thực tế cho thấy rất ít doanh nghiệp Việt Nam sử dụng PR chuyên nghiệp trong xây dựng thương hiệu. PR không được đầu tư thích đáng bởi các doanh nghiệp trong nước.,mặc dù họ có thể chi rất nhiều tiền cho quảng cáo đại trà. Nếu “ghé mắt” qua ngân sách tiếp thị, hay chỉ cần ngân sách cho quảng cáo thôi, thì người làm PR sẽ “thèm thuồng”. Ngay cả ở những công ty đã xem trọng PR thì ngân sách dành cho hoạt động này chỉ bằng 10% quảng cáo, hoặc nhiều khi “nằm thấp thoáng” trong ngân sách tiếp thị chung cho doanh nghiệp. Thiếu bộ phận nhân sự PR chuyên nghiệp. Hầu như các doanh nghiệp Việt Nam không có riêng bộ phận PR trong tổ chức trong khi con số này có thể lên đến hàng chục người trong các công ty nước ngoài.Nếu doanh nghiệp nào có xem trọng PR lắm thì cũng chỉ có 1 người phụ trách công tác này trong bộ phận Marketing, thế nhưng thường nhân sự này không qua đào tạo, ít có kinh nghiệm về truyền thông hay PR. Thiếu một hành lang pháp lý để phát triển ngành PR Băn khoăn lớn nhất của các doanh nghiệp PR chân chính trong nước là pháp luật Việt Nam chưa có một quy định và nguyên tắc cụ thể hướng dãn các doanh nghiệp làm PR. Pháp lệnh quảng cáo Việt Nam khi ra đời dù đã có ý kiến đề xuất nhưng đã không kịp cập nhật hoạt động này. Thiếu một hành lang pháp lý cụ thể dẫn đến hoạt động PR trong nước hiện tại rất khó kiểm soát và chất lượng không cao bởi vì nhu cầu lợi nhuận, tốc độ sản sinh ra các công ty làm dịch vụ PR ở Việt Nam (chủ yếu là Hà Nội và TP.HCM) đang ở mức báo động, nhiều công ty đăng kí kinh doanh dịch vụ khác nhưng cũng nhảy sang làm PR., làm ăn kiểu chụp giật, kém hiệu quả làm cho chất lượng PR chưa kịp phát triển lại giảm xuống. Có một thực trạng khá phổ biến trong các doanh nghiệp Viêt, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, nhân sự PR thường được bổ nhiệm cho các bộ phận còn “rảnh việc” trong tổ chức bởi họ quan niệm công việc PR chỉ đơn thuần là quan hệ với giới báo chí, giúp đăng tải thông tin cho công ty. Với nền tảng PR như thế này, khó trách trình độ và tính chuyên nghiệp của đội ngũ đang thực hiện công tác PR tại các công ty trong nước không cao, dù số này rất ít. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PR VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG Ở VIỆT NAM 1. Doanh nghiệp phải có bộ phận PR chuyên nghiệp Việt Nam đang “sở hữu” khoảng trên 500 nghìn doanh nghiệp, tuy nhiên, chưa có thống kê nào “đo” được mức độ thiếu nhân viên chuyên trách về PR trong doanh nghiệp, đó là chưa nói đến độ chuyên nghiệp của những cán bộ này. Chỉ một số doanh nghiệp lớn là có bộ phận PR riêng hoặc sử dụng dịch vụ PR – truyền thông của các các công ty chuyên nghiệp. Khi phát sinh vụ việc liên quan đến thương hiệu hay những thông tin “rắc rối” bị đưa lên mặt báo, không ít doanh nghiệp mới giật mình nhận ra sự thiếu hụt đội ngũ nhân viên PR chuyên nghiệp để đối phó với khủng hoảng truyền thông và quan hệ công chúng… Vì vậy doanh nghiệp cần thiết phải có bộ phận PR chuyên nghiệp với những cá nhân được đào tạo chuyên môn thì mới dễ dàng duy trì và áp dụng thường xuyên hoạt động này một cách hiệu quả. Không có nhân sự hoạch định kế hoạch, không có người soạn thông cáo báo chí, không có nhân sự đứng ra tổ chức sự kiện, giải đáp khiếu kiện của khách hàng…thì không thể có hoạt động PR tồn tại. Đành rằng “không làm được thì thuê” (quan điểm phổ biến của những người làm marketing) nhưng thuê công ty PR bên ngoài không phải không tốn kém, chưa kể các công ty PR dù có chuyên nghiệp đến mấy cũng không thể lập chiến lược PR thay cho doanh nghiệp. Hơn nữa, những hoạt động như giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, hay phát ngôn PR của công ty không thể cứ phải để chủ doanh nghiệp đứng ra lo liệu. Bộ phận PR chuyên nghiệp hoạt động phải mang tính dài hạn, có mục tiêu rõ ràng nhằm xây dựng sự hiểu biết cho các đối tượng cần hướng đến, xây dựng nhận thức trong đầu các đối tượng một cách có khoa học, bài bản thông qua các kênh thông tin phù hợp. Nhiều hoạt động PR rất đa dạng, phải được hoạch định bằng những chiến lược cụ thể, bao gồm nhiều yếu tố như phân tích tình huống trước khi triển khai, cách tiếp cận, mục tiêu, đối tượng, thông điệp… một cách xuyên suốt từ đầu đến cuối. 2. Thiết lập mục tiêu của các chương trình PR phải dựa vào tình hình thực tại của công ty Dĩ nhiên sẽ rất thoả mái khi khi được hoạch định mà không phải để tâm đến bất kỳ hình thức ràng buộc nào cả. Nhưng thông thường sẽ xuất hiện nhiều yếu tố cần được xem xét cẩn thận. Đặc biệt trước khi thiết lập một mục tiêu chương trình PR nào thì cũng cần phải dựa trên tình hình thực tại của công ty, công ty mình hiện nay như thế nào trên thị trường? Tình hình kinh doanh ra sao? Thương hiệu công ty được công chúng biết đến như thế nào?….Từ đó mới xây dựng và thiết lập các mục chương trình PR. -Phải phù hợp với mục tiêu của tổ chức: Các chương trình và chiến dich PR phải hỗ trợ các mục tiêu của tổ chức , nếu không thì PR của doanh nghiệp sẽ lãng phí nỗ lực vào những công việc không vô ích không quan trọng và chỉ mang tính chiến thuật.Khuynh hướng của những chuyên viên PR là thiết lập nhưngc mục tiêu mà chính hoạt động PR không thể hoàn thành.Thật không hợp lý khi cho răngd PR nên tìm cách để tăng doanh số bán thêm 20%. Điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta và không thể hứa hẹn như thế được.Vậy lên kế hoạch PR phải dựa vào tình hình thực tại của công ty. -Tôn trọng phạm vi ngân sách của công ty. Hoạt đọng trong phạm vi ngân sách là điều không phải bàn.Thật chẳng hay tí nào nếu nghĩ mình sẽ thật sáng tạo mà không quan tâm đến tiền bạc.Một người hoạt định PR giỏi phải là người biết chính xác công việc mình tốn kém bao nhiêu và tình hình thực tại ngân sách của công ty dành cho PR la bao nhiêu.Từ đó mới lên kế hoạch PR được. 3. Quản lý các phương tiện truyền thông và sử dụng truyền thông hiệu quả: - Xây dựng thông điệp để đăng tải trên phương tiện truyền thông nào thì cần phải phân tích và cân nhắc kỹ lưỡng vì nó tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động PR. Một số các kênh thông tin thường được sử dụng như họp báo, tổ chức sự kiện, trả lời phỏng vấn,… Tùy vào đối tượng mà doanh nghiệp muốn nhắm đến sẽ quyết định việc lựa chọn kênh thông tin thích hợp và đem lại hiệu quả cao. Nếu doanh nghiệp chọn sai kênh truyền thông thì sẽ gây thiệt hại rất lớn lãng phí nguồn tài chính không đạt được mục tiêu thryên thông….Xác định đúng lúc với đủ liều lượng – tần suất các thông điệp được đăng tải sẽ tối đa hiệu quả của PR. - Ngoài việc tổ chức họp báo để cung cấp thông tin cho những phương tiện đại chúng, việc phát tán hình ảnh về sản phẩm hay dịch vụ trên mạng là cần thiết. Doanh nghiệp có thể hướng đến đúng các webmaster cụ thể và những nhà biên tập trực tuyến, sử dụng các dịch vụ truyền tin trực tiếp để gửi thông tin của mình đến các newsroom (phòng tin tức trực tuyến) lẫn các email cá nhân. Người ta đã bắt đầu quen dần với công việc đọc báo trên mạng và mua sắm online, nên việc đăng các bài viết online sẽ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động PR ở Việt Nam giai đoạn hiện nay (2011).doc
Tài liệu liên quan